Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Đức Tùng - TÌNH ĐẦU ĐỜI

01 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 159737)
Bùi Đức Tùng - TÌNH ĐẦU ĐỜI

 Tình Đầu Đời

 

 tinh_dau-large-content

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngăn nắp, nề nếp. Bố tôi là một công chức tại tòa hành chánh tỉnh. Mẹ tôi là một bà nội trợ, lo lắng việc gia đình, nuôi nấng bà Nội và mười một đứa con ăn học, thật khổ cực, chật vật với đồng lương cố định của bố tôi.Với nếp sống chừng mực, tằn tiện, anh chị lớn giúp Mẹ chăm sóc những đứa em nhỏ và thỉnh thoảng cũng có mướn thêm bà người ở giúp việc. Ngày qua ngày, mọi việc cũng êm đềm trôi.Và cứ thế, tôi lớn lên. Một học sinh ngoan và giỏi của bậc tiểu học trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình, tình thân của xóm giềng chung quanh.

 

Sự yên bình của xã hội đã bắt đầu giao động vì cuộc chiến đã leo thang ở những năm 60-62. Người anh cả của chúng tôi học ở Chu Văn An, Sài Gòn, sau khi đâu tú tài 2 và học ở Đại Học Văn Khoa được một năm, thay vì ghi danh vào trường Y Khoa vì lúc đó chưa có thi tuyển, anh tôi lại chọn tình nguyện gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chọn đời binh nghiệp, trước là thỏa mộng đời trai, đáp lời kêu gọi của đất nước, sau là để giúp đỡ Bố tôi vì hoàn cảnh gia đình chật vật, đồng lương không đủ sống với mười bốn miệng ăn mà chỉ có một mình ông đi làm. Bố tôi đã không đồng ý nhưng ý anh tôi đã quyết nên cũng phải chiều, tuy rất lo và buồn. Và anh đã vào trường Võ Bị năm 62 cho một khóa học hai năm. Trong suốt hai năm trời anh là một sinh viên sĩ quan mồ côi vì gia đình tôi đã không có khả năng đi thăm anh một ngày nào hết. Rồi biến cố 63 đưa đến sự thay đổi lãnh đạo đất nước và cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, quân đội Mỹ đã ào ạt đổ vào Việt Nam năm 65, mang theo nhiều tệ đoan cho xã hội. Lúc đó, tôi cũng đã chập chững bước vào ngưỡng cửa trung học và đã thi đậu vào trường trung học công lập Ngô Quyền, với những bạn bè mới và sự giao động của tâm hồn. Không hiểu vì sao, vào buổi học đầu tiên, tôi lại chọn ngồi ở dãy bàn cuối, chung với những học sinh lớn tuổi hơn tôi, thường lo nghịch ngợm, phá phách nhiều hơn học hành, và từ đó, từ một học sinh giỏi bậc tiểu học (trong kỳ thi tuyển vào Ngô Quyền, tôi đã đậu hạng năm, và trên tôi là bốn cô gái ) tôi đã trở thành một học sinh bình thường vào những năm đầu của bậc trung học. Vì chơi với những bạn bè lớn tuổi hơn, nên sự trưởng thành, phát triển tự nhiên của tôi đã bị gián đoạn, trở ngại vì những tâp tành, đua đòi và quen với những thói ăn chơi, trác táng hơn là học hỏi và chú tâm vào những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, có lẽ vì sự thông minh sẵn có, và nền tảng vững chắc của gia đình tôi, nên sự sa sút của tôi chỉ mới thấy rõ vào những năm tôi học đệ tứ và đệ tam (lúc đó đã đổi thành lớp 9 và lớp 10). Cuộc chiến lúc đó lại càng khốc liệt hơn, anh cả tôi bấy giờ đã là đại úy thuộc binh chủng thiết giáp trong quân đội, rồi một ngày đau buồn vào mùa Hè 71, anh đã hy sinh nơi chiến trường Cam bốt, để lại tôi, gia đình và bao người thân quen nỗi tiếc thương cho đời người trai trẻ kiêu hùng. Ông anh kế đang học tại ĐHKH và được trường Ngô Quyền nhận dạy bán thời gian cũng đang chuẩn bị gia nhập quân đội vì bị động viên sau khi rớt năm thứ ba đại học. Vì trường Ngô Quyền đang mở mang và cần giáo sư nên bà chị thứ ba của tôi đang học tại ĐH Dược Khoa cũng được gọi về dạy phụ cho những lớp cần thầy cô. Cuối cùng, ông anh thứ tư của tôi vì rớt năm đầu tại ĐHKH nên cũng đã đến tuổi bị động viên. Những biến cố đó đem lại tôi sự chán nản việc học hành vì những suy nghĩ trước sau gì cũng phải đi lính. Khi đó tôi đã ở tuổi thành niên, cơ thể và tâm hồn đang phát triển với sức sống mãnh liệt, tuy nhiên tôi đã không sử dụng nó đúng cách, tôi ngày càng xa lánh những người bạn tốt thuở ấu thơ và tìm cho mình những người bạn mới của thời đại, lao đầu vào những cuộc ăn chơi trác táng với lối sống không cần đến ngày mai. Tôi đã trở thành con người với hai nếp sống, vẫn cố gắng là đứa con ngoan khi ở nhà, nhưng sẽ tìm đủ cách để ra ngoài đường, sống một lối sống buông thả, bất cần đời.

 

Học đường chiếm một phần lớn cuộc đời son trẻ của tôi, những kỷ niệm tốt xấu đều có, vì hư hỏng, đùa nghịch và phá phách nên tôi bị nhiều kỷ luật của thầy Hiệu Trưởng. Tuy cũng sợ nhưng chứng nào tật nấy, làm thầy cũng điên đầu. Gia đình tôi và gia đình thầy Hiệu Trưởng quen biết khá thân nên nhiều khi đem lại sự khó xử cho thầy. Tuy nhiên, cái bản tính hiền và tốt của tôi vẫn tồn tại nên mọi việc cũng trôi qua và những lỗi lầm của tôi cũng đã được tha thứ nhiều lần.

 

Ở tuổi ấy, tâm sinh lý của tôi cũng đã thay đổi, tôi đã biết ăn diện và biết để ý đến những cô gái chung quanh. Khi tôi học đệ tam (lớp 10) trong lớp đã có khoảng trên mười cô bạn nữ sinh cùng lớp, trong đó có một cô là em của bạn chị tôi, nhưng tôi rất rụt rè, mắc cở và không dám nói chuyện. Tôi biết tôi là một đứa con trai rất nhát gái, nhưng cũng cảm thấy thích và muốn có một cô bạn gái cho mình, tôi đã bắt đầu biết để ý và đã cảm nhận được sự tìm kiếm của mình cho một đối tượng để đáp ứng lại tâm hồn bắt đầu biết rung động.

 

Một buổi trưa đầu Hè gần cuối niên học, dưới bầu trời nắng gắt và khô ráo của một sân trường ít bóng cây, tôi và một vài người bạn trong giờ chơi đang tụ họp tại một xe bán nước giải khát và những loại chè lạnh ở cuối dãy thư viện bên hông trường, đây là nơi tụ họp của những học sinh trai, gái có chút tiền dư rủng rỉnh đến để giải tỏa cái nóng bức của đầu mùa Hè vào những giờ chơi, đổi lớp. Tôi đang ngồi uống gần hết một ly thạch xanh ( loại rẻ tiền nhất ) mát lạnh, khi tôi ngửng mặt lên thì thấy từ xa, phía dãy lầu trước của trường học, có ba cô gái đang tung tăng , đùa giỡn tiến về xe nước giải khát chúng tôi đang ngồi. Từ xa, tôi để ý thấy một cô gái dáng người thon nhỏ, làn da ngâm đen, mái tóc tém gọn gàng, trông rất ngỗ nghịch, đi giữa hai cô bạn, đang huyên thuyên nói cười cùng hai bạn. Cả ba bước vội vàng đến hàng chè cạnh đó để thưởng thức những ly chè đá mát lạnh sắp được gọi. Lúc đó đã đủ gần để tôi sững sờ trước một khuôn mặt thật đẹp và duyên dáng. Tim tôi như ngừng đập. Tôi liếc nhìn cô ngây dại, đã đủ gần để tôi nghe được giọng nói Bắc kỳ thánh thót, líu lo từ đôi môi cười đùa duyên dáng với một nốt ruồi duyên trông thật hay hay. Lòng tôi như chùng xuống và tôi tự cảm nhận được một cảm giác rạo rực, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi biết thế nào là tình yêu, thế nào là sự rung động của con tim. Những người bạn tôi lúc đó cũng có đôi lời bàn tán về ba cô nữ sinh, nhưng tôi hình như không nghe thấy gì cả. Ba cô hình như cũng cảm nhận được điều đó, một đôi chút e dè, nhưng vẫn thản nhiên nói cười, nhỏ nhẹ hơn bớt đùa giỡn hơn, và có vẻ ý tứ hơn. Tôi cố ý lắng nghe ba cô nói những gì, thay vì góp chuyện với bạn bè chung quanh.Tôi đã biết được cô gái tôi để tâm đến tên là Hạnh, hai cô kia một cô tên Hà và một cô tên Hồng. Rồi giờ chơi cũng qua đi, đã bắt đầu giờ vào lớp. Ba cô đã bắt đầu trở lại lớp học. Bọn tôi cũng thế, nhưng tôi vẫn chần chờ để xem Hạnh học lớp nào. Tôi nấn ná ngồi lại cho đến khi ba cô bước vào một lớp học ở cuối dãy lầu trước, sau tôi biết đó là môt lớp đệ tứ (lớp 9) con gái, lúc đó tôi mới lẩn thẩn bước về lớp dù rằng đã trễ hết năm, mười phút.

 

Những ngày đầu mùa Hè, vài cây Phượng ở sân trường hoa đã chớm nở, lòng tôi cũng chớm nở như hoa Phượng.Tôi đã bắt đầu biết yêu, tim tôi đã in đậm một hình bóng của buổi đầu đời. Từ đó, tôi hằng ngày ngồi học ở dãy lầu sau, vẫn thẩn thờ nhìn về phía lớp học của Hạnh trong dãy lầu trước và mơ mộng những ý nghĩ mông lung. Tôi tìm đủ mọi cách để được nhìn thấy Hạnh trong và ngoài giờ học mỗi ngày, cả những lúc tan học khi về đến nhà, hình bóng Hạnh vẫn luẩn quẩn quanh tôi . Mối tình đầu đời trong tôi!

 

Từ thuở bắt đầu đi học, tôi vẫn thường yêu thích mùa Hè, hằng ngày tôi không phải dậy sớm để đi học, không phải lo lắng học bài hoặc chuẩn bị bài vở cho ngày hôm sau. Dù có xa và nhớ vài người bạn thân trong lớp, nhưng bù đắp, tôi vẫn có những người bạn thân lối xóm, hoặc những người bạn gần nhà để rong chơi ngày tháng, tôi được Bố Mẹ dắt đi thăm bà con họ hàng ở xa, hoặc có họ hàng từ xa đến thăm . Cho dù ở mỗi lứa tuổi, mỗi mùa Hè có khác nhau đôi chút, nhưng chung qui vẫn đem đến tôi những thoải mái, thư giãn cần thiết sau một niên học dài. Mùa Hè ấy, tâm trạng tôi hoàn toàn khác với những mùa Hè đã qua, tôi đã không mong đợi trước khi nó đến. Ngày cuối cùng của niên học, thay vì hân hoan, rạo rực trong ngày đó như những năm đã qua, hoặc như nhiều người bạn học chung quanh, lòng tôi buồn man mác, nghĩ đến những ngày tháng dài sắp sửa phải xa Hạnh . Tôi sẽ không còn hằng ngày được ngắm nhìn Hạnh trong tà áo trắng tung tăng nô đùa, cười nói dưới sân trường, sẽ không còn cơ hội lẽo đẽo bước theo Hạnh một quãng đường sau những giờ tan học…

 

Mùa Hè cũng đã tới, lần đầu tiên tôi đã phải xa Hạnh ba tháng, tôi lòng buồn rười rượi với đầy nỗi nhớ, tương tư ray rứt và lại tìm quên với những bạn bè tôi hằng lêu lỏng. Qua một người bạn có quen biết với Hà bạn Hạnh, suy nghĩ của tôi lúc đó là sẽ cố gắng làm quen với Hà để tìm hiểu thêm về Hạnh. Tôi đã thành công trong ý định đó. Tôi quen được Hà, đã tìm đến Hà để tâm sự trong những buổi chiều Hè nhớ Hạnh trong cô đơn… Nhưng Hạnh vẫn chỉ là một ấn tượng, một bí ẩn, một tình yêu còn nằm trong yên lặng. Đó là khởi điểm của mối tình đầu trong cuộc đời tôi!

 

Rồi từng mùa Hè trôi qua, mối tình tôi dành cho Hạnh càng đậm sâu trong yên lặng, cho đến tháng 4/75, khi tôi rời xa quê hương cho một cuộc sống mới, cuộc tình đó đã chìm lắng với thời gian… Cứ tưởng rằng… đã quên!

 

 Bùi Đức Tùng

 

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73091)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73924)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72646)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81041)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71998)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73845)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75324)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75522)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74200)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80490)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74060)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75829)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69317)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69089)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73720)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71394)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69332)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66499)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36047)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72073)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34798)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70170)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74354)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73058)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42146)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65420)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73667)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.