Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

22 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 66504)
Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

 

 

     Họp mặt nhóm Tứ 2 tại Du Long 2006

                            PP Phan Kim Phẩm

                                Phan kim Phẩm

 

Rời Việt Nam đã lâu và đã đón bao nhiêu Tết tha hương nhưng đây là lần đầu tiên tôi và Lynh quyết định về quê ăn Tết Bính Tuất với hy vọng tìm lại hương vị Tết của ngày xưa. Về quê ăn Tết mà không gặp lại Thầy Cô cùng bạn bè cũ của lớp Tứ 2 là một điều thiếu sót rất lớn lao nên chúng tôi đã lên chương trình trước khi đi và hẹn với các bạn bên nhà về một buổi họp mặt Tứ 2 trong thời gian chúng tôi ở Biên Hoà.

Tứ 2 là lớp gì mà lại có nhiều liên hệ, nhiều kỷ niệm với chúng tôi như thế, các bạn hỏi?  Ngô Quyền có bao nhiêu lớp Tứ 2 và có bao nhiêu bạn bè thành công cũng từ nhiều lớp Tứ 2 khác nhau thì cái gì đặc biệt cho lớp Tứ 2 của tôi? Các bạn có thể nghĩ là tôi đây quá lẩm cẩm khi cứ nhắc đi, nhắc lại cái lớp Tứ 2 nầy. Hay là vì bà xả cũng từ lớp Tứ 2 với tôi nên tôi thường đề cập đến lớp nầy chăng? Thật ra thì lớp Tứ 2 của tôi có một cái đặc biệt mà có lẽ không một lớp Tứ 2 nào của trường Ngô Quyền có được. Đó là ở lớp nầy, con trai và con gái học chung với nhau và oái ăm thay, con trai lại là “dân tộc” thiểu số!

 

Vào thời ấy, Anh Văn hình như rất là hiếm hoi nên những học trò ghi danh học Anh ngữ rất ít. Vì lý do ấy, số lượng học sinh ban Anh Văn không đủ để có thể chia ra lớp nam và nữ như những lớp Pháp Văn khác. Thế là chúng tôi đành an phận chấp nhận quyết định của trường mà học chung với nhau dù rằng trong lúc ấy, có lẽ chả có đứa nào thích học chung với các bạn khác phái. Tuy nhiên, với thời gian, với tâm tình vô tư của tuổi học trò, với sinh hoạt học đường, văn nghệ, báo chí, luyện thi cử và những buổi đi chơi dã ngoại với nhau đã mang chúng tôi đến gần với nhau hơn. Sau khi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp xong thì bạn bè của Tứ 2 tản lạc, người thì học ban Toán, kẻ học Vạn Vật, người thì về quê lấy chồng, kẻ thì gia nhập quân đội. Dù hoàn cảnh như thế nào nhưng lớp Tứ 2 nầy vẫn còn trong tiềm thức của từng chúng tôi dù là có xa cách nhau vì hoàn cảnh sinh sống hay bối cảnh chính trị. Dù cách xa nhau nghìn trùng, dù không gặp nhau hơn 30 hay 40 năm đi nữa, chúng tôi vẫn là bạn bè Tứ 2 1964-1965 của ngày xưa. Chính vì tình bạn thắm thiết ấy mà chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi nhau, tìm đến với nhau mỗi khi có cơ hội. 

 

Khi đuợc biết là chúng tôi có mặt ở Việt Nam, các bạn Tứ 2 đã quyết định tổ chức cuộc hội ngộ không những dành cho bạn bè mà còn Thầy Cô của lớp Tứ 2 nữa. Anh Việt, anh Lùng cùng chị Hiệp đã sốt sắng tổ chức tiệc hội ngộ tại quán ăn Du Long, gần núi Bửu Long còn phần anh  Hội thì tổ chức xe đưa rước Thầy Cô từ Sài Gòn về Biên Hòa.

Khi chúng tôi vừa tới bến xe đò Biên Hòa thì anh Lùng, anh Việt, chị Hiệp cùng chị Đặng thị Bạch Tuyết đã có mặt để cùng đưa chúng tôi đến quán ăn. Chị Tuyết cũng là một Tứ 2, từ Canada, về Việt Nam nhân dịp Tết và cũng đến tham dự buổi họp mặt nầy. Ngày họp mặt được tổ chức vào ngày 14 tháng 2, trùng với ngày lễ Tình Yêu mà theo tôi nghĩ cũng là ngày rất thích hợp để gặp gở Thầy và trò, để trao nhau những tình cảm của thời Trung Học.

Khi đến nơi tôi xúc động khi một bảng đón chào Thầy Trò Tứ 2 rất trang trọng được dựng trước cửa tiệm. Một điểm son tặng cho Ban Tổ Chức vì các bạn ấy đã không quên một chi tiết nào, dù rất là nhỏ nhặt.

 

Bạn bè tuần tự đến tiệm mà tôi nhận thấy có chị Kim Quang, chị Đầm, chi Kim Huê, chị Lượm, chị Bé, chị Tường Thậm, chị Hiền rồi đến anh An, anh Bổn. Như đã nói trên, lớp Tứ 2 nầy trai thiếu, gái thừa mà! Sau bao năm xa cách, dung nhan và hình hài các bạn đều thay đổi rất nhiều tuy nhiên có một cái không thay đổi là tình cảm bạn bè với nhau.  Thấp thoáng từ đằng xa, cô Đào Thị Nga kiêu hùng cỡi xe gắn máy chở cô Khương thị Bàn đến cùng một lượt thì ô tô của phái đoàn từ Sài Gòn đến. Trong xe, mà tôi nhận thấy có thầy Nguyễn Thế Văn, cô Hà Bích Loan, cô Hòa cùng thầy Tân. Ngoài ra, còn có chị Hạnh và anh Hội.

 

Thầy trò gặp nhau, chuyện trò không dứt, bạn bè níu kéo với nhau dù là giờ ăn đã đến và đầu bếp đã sẵn sàng trổ tài ẩm thực từ lâu rồi! Cuối cùng thì tất cả ngồi bàn và tiệc bắt đầu với lời chào mừng ngày họp mặt Tứ 2 của chi Hiệp. Sau đó thì các bạn tuần tự giới thiệu chính mình cũng như chia xẻ những kỷ niệm lúc còn đi học hay những “vấn đề ấm ức” từ lâu với Thầy hoặc Cô mà chưa có dịp giải bày.

 

 Các bạn bắt đầu chia sẻ kỷ niệm mình có với Thầy Cô mà nhiều khi những câu chuyện ấy quá xúc tích đến nỗi Cô Hòa đã buột miệng nói “chúng nó tố khổ mình rồi!”. Trong lúc bạn bè thao thao bất tuyệt thì những món ngon vật lạ cũng đã được đem ra để chiêu đãi quan khách. Thức ăn tôi nhận thấy có cua lột chiên, chả đùm, lẩu cá và nhiều món ăn khác nữa rất là hấp dẩn. Thức ăn ngon hoà lẩn với  men rượu và tình cảm với nhau đã làm buổi tiệc kéo dài không muốn dứt. Chị Kim Quang thì đề nghị là “nếu một ngày nào đó mà lớp Tứ 2 toàn thế giới họp mặt tại Biên Hoà thì không gì vui hơn nữa!”. Đề nghị của chị Kim Quang một lần nữa biểu lộ tình bạn thắm thiết giữa bạn bè Tứ 2 mà tôi hy vọng ước nguyện ấy sẽ thực hiện được trong tương lai.

Sau phần tâm sự của học trò thì đến lượt Thầy Cô phát biểu ý kiến. Tuy Thầy Cô đã từ bỏ trường từ lâu nhưng phong độ của các giáo sư trung học Ngô Quyền vẫn còn biểu hiện rõ ràng như trong thập niên 1960, 1970 qua các phát biểu hay tâm sự của Thầy Cô đến học trò. Một điểm đặc biệt vừa khám phá được là thầy Tân có biệt tài vừa đặt nhạc và hát nữa. Những bài hát của Thầy mang tính cách rất là thời sự như bài “em là cô gái Oshin” diển tả tâm trạng của Oshin của thời đại “thị trường mở cửa” khi cô có nhiều “job offer” tại Oshin “job fair” mà chả biết phải chọn chủ nào! Thầy Văn thì có biệt tài thuyết trình rất văn chương và rất là có duyên. Thầy cũng có tài ngâm thơ rất là chuyên nghiệp. Cô Hòa có nói một câu mà tôi nhớ mãi. Cô cám ơn Ban Tổ Chức và học trò đã tạo dịp để Thầy Cô đến với nhau và “khi nào các em có những cuộc vui như vậy thì cho Cô đi với vì vui quá và mang Cô đến những kỷ niệm của ngày xưa!”. Cô Loan thì bảo là “bây giờ Thầy trò đều đầu bạc trắng, mà nhiều khi trò còn nhiều tóc bạc hơn là Thầy, nhưng hãy nghĩ đến thời còn ở trường để chúng ta có thể trẻ mãi với thời gian”.

 

Tiệc vui rồi đến lúc tàn. Thầy trò chụp hình lưu niệm và cùng nhau hứa hẹn là sẽ cùng đến với nhau khi có dịp vì “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa”. 

           

                                                            Ghi nhận 02/14/06 tại Du Long.

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76776)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73093)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73827)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73925)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72653)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81041)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72004)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73854)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75327)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75524)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74065)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75832)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69321)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69090)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73724)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71397)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69335)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36048)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72078)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34801)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70174)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74358)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73065)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42149)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65422)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73671)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.