Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

22 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 66516)
Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

 

 

     Họp mặt nhóm Tứ 2 tại Du Long 2006

                            PP Phan Kim Phẩm

                                Phan kim Phẩm

 

Rời Việt Nam đã lâu và đã đón bao nhiêu Tết tha hương nhưng đây là lần đầu tiên tôi và Lynh quyết định về quê ăn Tết Bính Tuất với hy vọng tìm lại hương vị Tết của ngày xưa. Về quê ăn Tết mà không gặp lại Thầy Cô cùng bạn bè cũ của lớp Tứ 2 là một điều thiếu sót rất lớn lao nên chúng tôi đã lên chương trình trước khi đi và hẹn với các bạn bên nhà về một buổi họp mặt Tứ 2 trong thời gian chúng tôi ở Biên Hoà.

Tứ 2 là lớp gì mà lại có nhiều liên hệ, nhiều kỷ niệm với chúng tôi như thế, các bạn hỏi?  Ngô Quyền có bao nhiêu lớp Tứ 2 và có bao nhiêu bạn bè thành công cũng từ nhiều lớp Tứ 2 khác nhau thì cái gì đặc biệt cho lớp Tứ 2 của tôi? Các bạn có thể nghĩ là tôi đây quá lẩm cẩm khi cứ nhắc đi, nhắc lại cái lớp Tứ 2 nầy. Hay là vì bà xả cũng từ lớp Tứ 2 với tôi nên tôi thường đề cập đến lớp nầy chăng? Thật ra thì lớp Tứ 2 của tôi có một cái đặc biệt mà có lẽ không một lớp Tứ 2 nào của trường Ngô Quyền có được. Đó là ở lớp nầy, con trai và con gái học chung với nhau và oái ăm thay, con trai lại là “dân tộc” thiểu số!

 

Vào thời ấy, Anh Văn hình như rất là hiếm hoi nên những học trò ghi danh học Anh ngữ rất ít. Vì lý do ấy, số lượng học sinh ban Anh Văn không đủ để có thể chia ra lớp nam và nữ như những lớp Pháp Văn khác. Thế là chúng tôi đành an phận chấp nhận quyết định của trường mà học chung với nhau dù rằng trong lúc ấy, có lẽ chả có đứa nào thích học chung với các bạn khác phái. Tuy nhiên, với thời gian, với tâm tình vô tư của tuổi học trò, với sinh hoạt học đường, văn nghệ, báo chí, luyện thi cử và những buổi đi chơi dã ngoại với nhau đã mang chúng tôi đến gần với nhau hơn. Sau khi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp xong thì bạn bè của Tứ 2 tản lạc, người thì học ban Toán, kẻ học Vạn Vật, người thì về quê lấy chồng, kẻ thì gia nhập quân đội. Dù hoàn cảnh như thế nào nhưng lớp Tứ 2 nầy vẫn còn trong tiềm thức của từng chúng tôi dù là có xa cách nhau vì hoàn cảnh sinh sống hay bối cảnh chính trị. Dù cách xa nhau nghìn trùng, dù không gặp nhau hơn 30 hay 40 năm đi nữa, chúng tôi vẫn là bạn bè Tứ 2 1964-1965 của ngày xưa. Chính vì tình bạn thắm thiết ấy mà chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi nhau, tìm đến với nhau mỗi khi có cơ hội. 

 

Khi đuợc biết là chúng tôi có mặt ở Việt Nam, các bạn Tứ 2 đã quyết định tổ chức cuộc hội ngộ không những dành cho bạn bè mà còn Thầy Cô của lớp Tứ 2 nữa. Anh Việt, anh Lùng cùng chị Hiệp đã sốt sắng tổ chức tiệc hội ngộ tại quán ăn Du Long, gần núi Bửu Long còn phần anh  Hội thì tổ chức xe đưa rước Thầy Cô từ Sài Gòn về Biên Hòa.

Khi chúng tôi vừa tới bến xe đò Biên Hòa thì anh Lùng, anh Việt, chị Hiệp cùng chị Đặng thị Bạch Tuyết đã có mặt để cùng đưa chúng tôi đến quán ăn. Chị Tuyết cũng là một Tứ 2, từ Canada, về Việt Nam nhân dịp Tết và cũng đến tham dự buổi họp mặt nầy. Ngày họp mặt được tổ chức vào ngày 14 tháng 2, trùng với ngày lễ Tình Yêu mà theo tôi nghĩ cũng là ngày rất thích hợp để gặp gở Thầy và trò, để trao nhau những tình cảm của thời Trung Học.

Khi đến nơi tôi xúc động khi một bảng đón chào Thầy Trò Tứ 2 rất trang trọng được dựng trước cửa tiệm. Một điểm son tặng cho Ban Tổ Chức vì các bạn ấy đã không quên một chi tiết nào, dù rất là nhỏ nhặt.

 

Bạn bè tuần tự đến tiệm mà tôi nhận thấy có chị Kim Quang, chị Đầm, chi Kim Huê, chị Lượm, chị Bé, chị Tường Thậm, chị Hiền rồi đến anh An, anh Bổn. Như đã nói trên, lớp Tứ 2 nầy trai thiếu, gái thừa mà! Sau bao năm xa cách, dung nhan và hình hài các bạn đều thay đổi rất nhiều tuy nhiên có một cái không thay đổi là tình cảm bạn bè với nhau.  Thấp thoáng từ đằng xa, cô Đào Thị Nga kiêu hùng cỡi xe gắn máy chở cô Khương thị Bàn đến cùng một lượt thì ô tô của phái đoàn từ Sài Gòn đến. Trong xe, mà tôi nhận thấy có thầy Nguyễn Thế Văn, cô Hà Bích Loan, cô Hòa cùng thầy Tân. Ngoài ra, còn có chị Hạnh và anh Hội.

 

Thầy trò gặp nhau, chuyện trò không dứt, bạn bè níu kéo với nhau dù là giờ ăn đã đến và đầu bếp đã sẵn sàng trổ tài ẩm thực từ lâu rồi! Cuối cùng thì tất cả ngồi bàn và tiệc bắt đầu với lời chào mừng ngày họp mặt Tứ 2 của chi Hiệp. Sau đó thì các bạn tuần tự giới thiệu chính mình cũng như chia xẻ những kỷ niệm lúc còn đi học hay những “vấn đề ấm ức” từ lâu với Thầy hoặc Cô mà chưa có dịp giải bày.

 

 Các bạn bắt đầu chia sẻ kỷ niệm mình có với Thầy Cô mà nhiều khi những câu chuyện ấy quá xúc tích đến nỗi Cô Hòa đã buột miệng nói “chúng nó tố khổ mình rồi!”. Trong lúc bạn bè thao thao bất tuyệt thì những món ngon vật lạ cũng đã được đem ra để chiêu đãi quan khách. Thức ăn tôi nhận thấy có cua lột chiên, chả đùm, lẩu cá và nhiều món ăn khác nữa rất là hấp dẩn. Thức ăn ngon hoà lẩn với  men rượu và tình cảm với nhau đã làm buổi tiệc kéo dài không muốn dứt. Chị Kim Quang thì đề nghị là “nếu một ngày nào đó mà lớp Tứ 2 toàn thế giới họp mặt tại Biên Hoà thì không gì vui hơn nữa!”. Đề nghị của chị Kim Quang một lần nữa biểu lộ tình bạn thắm thiết giữa bạn bè Tứ 2 mà tôi hy vọng ước nguyện ấy sẽ thực hiện được trong tương lai.

Sau phần tâm sự của học trò thì đến lượt Thầy Cô phát biểu ý kiến. Tuy Thầy Cô đã từ bỏ trường từ lâu nhưng phong độ của các giáo sư trung học Ngô Quyền vẫn còn biểu hiện rõ ràng như trong thập niên 1960, 1970 qua các phát biểu hay tâm sự của Thầy Cô đến học trò. Một điểm đặc biệt vừa khám phá được là thầy Tân có biệt tài vừa đặt nhạc và hát nữa. Những bài hát của Thầy mang tính cách rất là thời sự như bài “em là cô gái Oshin” diển tả tâm trạng của Oshin của thời đại “thị trường mở cửa” khi cô có nhiều “job offer” tại Oshin “job fair” mà chả biết phải chọn chủ nào! Thầy Văn thì có biệt tài thuyết trình rất văn chương và rất là có duyên. Thầy cũng có tài ngâm thơ rất là chuyên nghiệp. Cô Hòa có nói một câu mà tôi nhớ mãi. Cô cám ơn Ban Tổ Chức và học trò đã tạo dịp để Thầy Cô đến với nhau và “khi nào các em có những cuộc vui như vậy thì cho Cô đi với vì vui quá và mang Cô đến những kỷ niệm của ngày xưa!”. Cô Loan thì bảo là “bây giờ Thầy trò đều đầu bạc trắng, mà nhiều khi trò còn nhiều tóc bạc hơn là Thầy, nhưng hãy nghĩ đến thời còn ở trường để chúng ta có thể trẻ mãi với thời gian”.

 

Tiệc vui rồi đến lúc tàn. Thầy trò chụp hình lưu niệm và cùng nhau hứa hẹn là sẽ cùng đến với nhau khi có dịp vì “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa”. 

           

                                                            Ghi nhận 02/14/06 tại Du Long.

 

 

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69962)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69870)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18463)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37704)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86900)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37549)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32674)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67455)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67554)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77611)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74856)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81943)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37182)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64193)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70308)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68012)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 87998)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70032)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65375)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66287)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71922)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67515)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67337)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69449)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71643)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67268)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66053)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69253)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...