Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lâm Sĩ Đắt - Kỷ Niệm Đệ Tứ Bốn Ngô Quyền.

22 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 69090)
Lâm Sĩ Đắt - Kỷ Niệm Đệ Tứ Bốn Ngô Quyền.

 

Kỷ niệm Đệ Tứ Bốn Ngô Quyền

 

(1963-1968)

 

Nhận được email của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa tại California thông báo về ngày Đại Hội Trùng Phùng kỷ niệm 50 năm thành lập trường Ngô Quyền với Tập san “Tuyển Tập Ngô Quyền 2006”, thành thật mà nói, lòng tôi bồi hồi, chộn rộn như lúc còn ngồi ở trường học cũ, khi Thầy Cô Hướng Dẫn kêu gọi học sinh lo tổ chức tiệc tất niên, làm bích báo cho lớp và trường vậy.

 

Thời gian qua nhanh quá! Đã hơn 30 năm, bây giờ ngồi ôn lại những kỷ niệm xa xưa và hình ảnh cũ, tất cả hiện ra như thật trước mắt mình. Các bạn còn nhớ lớp “Đệ Tứ Bốn” không? Tôi thì nhớ và nhớ rất nhiều đến cái lớp quậy nổi đình nổi đám nầy. Nào là Cô Lan dạy Pháp văn, Thầy Mẫn dạy vẽ…rất hiền, một thuở nào đã khóc khi bị đám “nhất quỷ nhì ma thứ ba là…” phá phách, báo hại trưởng lớp cứ phải cúi đầu xin lỗi, điểm danh từng thằng ghi vô sổ bìa đen. Bao nhiêu là ngổ nghịch! Làm sao quên được tình thương bao la và rộng lượng thứ tha của Thầy Cô!

Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sửa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu. Bây giờ, cho trưởng lớp Lâm Sĩ Đắt điểm danh các bạn trong trí nhớ còn sót lại, với những hình ảnh các bạn học trên túi áo đính phù hiệu Ngô Quyền, đến trường học rất xuất sắc mà khi quậy phá xuất chiêu nhiều màn thật hết lời phê phán!

Các bạn ráng nhớ, nghĩ cùng tôi bổ túc thêm tên các bạn học cũ chung trường, chung lớp đã cùng mài đủng quần trên ghế ngày nào nhé:

         Này Mai Trọng Ngãi (CA), chuyển trường về nhập bọn; Nguyễn Từ Tâm, Nguyễn Văn Khánh (VN, con thầy Thoại) giỏi toán: Nguyễn Trọng Đệ (VN) hoạ sĩ Bắc Kỳ; Nguyễn Mai (TX) với tài ấn loát; Nguyễn Ngọc Điền (VN) được gọi “Điền Con”; Phạm Dung (CA, tiệm chụp hình Phạm Lung) chuyên thụt bi da đánh cá bò viên ở khu rạp hát Biên Hùng; Phan Thành Tâm (MA, con tiệm vàng Kim Hưng) “dân cậu”; Kennedy Nguyễn Kim Thế (?); Nguyễn Hữu Điền (VN) tự “Điền Đô”; Trần Văn Hải (CA) “Hải mặt đỏ”; Ngô Tấn Phước (WA) dân Cù Lao Phố nhà gần Nguyễn Thị Thùy Linh; Trần Trung Thu (cháu thầy Sái, hiện đang ở Biên Hòa, bán thuốc tây); Dương Minh Hoàng (?) con thầy Tổng Giám thị); Phạm Lê Việt Quốc (CA); Phạm Thế Dũng (CA); Nguyễn Hữu Dũng (CA)…

Và nhớ đến các bạn đã xa lìa chúng ta như Trần Văn Thành (VN, con Cô Giàu); Nguyễn Hoàng Long (VN); Phạm Văn Trước (VN); Võ Hoàng Hùng (Hùng Cận, VN); Hồ Văn Lưu (VN);…Một chút ngẩn ngơ thương tiếc đến linh hồn các bạn đã ra đi về miền an lạc, cõi thiêng liêng!

Các bạn nhớ không? Nổi tiếng gan lì, quậy nhất là Dương Minh Hoàng với bao trò nghịch phá phách làm ô uế ghế bàn, thế là cả lớp được nghỉ học đi lang thang. Một màn bắn “bi giấy cuộn tròn” do đám thằng Nhân “chợ Đồn”, bên trái dãy bàn cuối, bắn nhóm “Điền Đô” bên phải, khi thầy cô quay lưng viết bài trên bảng. Đạn bi giấy bay tứ phía, trúng đầu trúng cổ, đứa vô tội phải cố ngậm miệng chịu đau, đứa hụp đầu dưới bàn “tìm đường lánh nạn”. Một bài viết của Nguyễn Kháng Huỳnh đăng trên bích báo đả kích, kết quả cả đám gọi là “Ban Báo Chí” phải lên trình diện thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo. Cả đám đã đồng lòng không nhận tội, mà tội đó lại là của Lâm Sĩ Đắt. Bài viết của Lâm Sĩ Đắt! Nhớ quá đi thôi! Nhớ cái tuổi mới vừa nứt mắt, thích hào hùng, thích ra vẻ bảnh bao, đòi tập tành làm thơ với thẩn như con chim non vừa mọc cánh đã muốn bay cao, lòng đã biết mơ mộng nhưng chưa có anh nào dám mang họ Thích Làm Quen. Gặp các cô em Ngô Quyền thì ấp a ấp úng, miệng như ngậm hột thị, tay chân lúng túng không biết cất chổ nào, phải không các bạn?

 

Tôi còn nhớ một kỷ niệm cuối năm Tứ Bốn. Tiệc Tất Niên ở lớp xong, cả đám theo Võ Hoàng Hùng (Hùng Cận) về nhà bên cạnh dòng Đồng Nai. Gia đình Hùng Cận có nhà hàng Tuyết Hồng nổi tiếng với các món ăn đặc biệt ở Biên Hòa như xôi chiên phồng, gà hấp rau răm, đầu cá bánh canh…ngoài ra còn lãnh thầu giao thức ăn cho Trường Sĩ Quan Thủ Đức. Ngày đó, đám chúng tôi đến đúng lúc nhà bếp làm các thức ăn rất nhiều, sắp xếp mang ra xe giao cho quân trường.

Thấy Hùng Cận dẫn đám bạn về nhà, Bác Tư Thạnh, má Hùng Cận kêu tất cả ở lại ăn cơm, chúng tôi cảm thấy quá sung sướng, híp cả mắt, nở cả mủi! Bác kêu nhà bếp mang cho cả đám bọn tôi ăn đủ thứ, cái gì chứ ăn thì tha hồ nếm thử, tôi nhớ và thích nhất món sườn “cốt lết”. Món ăn quá ngon rất bắt mắt. Màu vàng tươm mật thơm phưng phức, quyến rủ cái miệng, cái mũi, cái mắt của tôi mãi. Tuổi trẻ mà, đang sức ăn nên cứ thực như hổ vậy! Bây giờ viết cho các bạn, vị giác của tôi theo thời gian “điểm danh” mất vài gai lưởi mà miếng sườn kia tôi vẩn còn thòm thèm ...

 

Giã từ tuổi học trò tôi theo đường binh nghiệp. Rồi thời cuộc đổi thay, bất đắc dĩ tôi phải ra đi, rời xa quê nhà, tổ quốc, lang thang trên xứ lạ quê người. Qua bao cảnh vui cười, buồn chán, lòng cứ ước ao gặp lại các bạn cũ chung trường, chung lớp để cùng nhắc lại kỷ niệm, xem ai còn ai mất. Đôi khi trên bước đường đời, biết tin tức một số các bạn:

- Có Bạn nên duyên vợ chồng, hạnh phúc - VUI

- Có Bạn đã học thành tài, công thành danh đạt, an cư lạc nghiệp - MỪNG

- Có Bạn còn lận đận cuộc sống vất vã - BUỒN

- Và có Bạn đã ra đi như “Thành-Hùng-Lưu…” - THƯƠNG TIẾC

Với Võ Hoàng Hùng (Hùng Cận), sau khi chia tay các bạn, năm 1972, Hùng Cận được gia đình cho đi du học ở Nhật, ra trường đậu rất cao (Kỹ sư Hoá học) được mời ở lại  làm tại Nhật. Sau đó được phái sang Canada làm Giám đốc một chi nhánh của  hảng Nhật tại đây. Năm 1981, Hùng có sang Houston thăm gia đình, nhưng rất tiếc lúc đó tôi còn ở Hawaii nên không gặp được bạn xưa. Gia đình muốn Hùng ở lại làm việc tại Mỹ nhưng Hùng có lý tưởng riêng, chí hướng đã quyết định, nên gia đình không cản được nhiệt tình tranh đấu của Hùng, đường lối của Hùng thật đáng ngưỡng mộ. Hùng đã rất nồng nhiệt giúp đở đồng bào ta trong các trại tị nạn ở Nhật. Hùng mất đột ngột năm 1988, còn trẻ mới 37 tuổi, mang theo giấc mộng đấu tranh không thành! Thuở ấy, trong cảnh phân ly, di tản, Hùng đã được kiều bào ở Nhật thiêu xác, tro để tại chùa ở Nhật, đến năm 1994 thì được đem về Việt Nam, thờ ở chùa gần cầu Mương Sao, Biên Hoà. Một nén hương lòng tưởng niệm đến bạn: Võ Hoàng Hùng (Hùng Cận)!

 

Vài hàng cảm tạ Thầy Cô đã một thời dạy dỗ tôi, để ngày nay được nên danh nên phận với đời. Cảm ơn tất cả các bạn đã cho tôi được chia xẻ những kỷ niệm vui, buồn, thương nhớ đến các Thầy, Cô cùng những người bạn học cũ của tôi.

Cảm ơn đời đã dành cho tôi những ngày sung sướng được sống với bao kỷ niệm trường xưa Ngô Quyền mà tên gọi của một thời: Tứ Bốn. Không bao giờ quên!

 

Lâm Sĩ Đắt

(Trưởng lớp Đệ Lục-Đệ Tam)

                                                                                                                             

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76776)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73093)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73827)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73925)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72653)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81041)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72004)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73854)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75327)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75524)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74065)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75832)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69321)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73724)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71397)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69335)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66505)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36048)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72078)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34801)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70174)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74358)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73065)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42149)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65422)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73671)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.