Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Đức Tùng - TÌNH ĐẦU ĐỜI

01 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 159745)
Bùi Đức Tùng - TÌNH ĐẦU ĐỜI

 Tình Đầu Đời

 

 tinh_dau-large-content

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngăn nắp, nề nếp. Bố tôi là một công chức tại tòa hành chánh tỉnh. Mẹ tôi là một bà nội trợ, lo lắng việc gia đình, nuôi nấng bà Nội và mười một đứa con ăn học, thật khổ cực, chật vật với đồng lương cố định của bố tôi.Với nếp sống chừng mực, tằn tiện, anh chị lớn giúp Mẹ chăm sóc những đứa em nhỏ và thỉnh thoảng cũng có mướn thêm bà người ở giúp việc. Ngày qua ngày, mọi việc cũng êm đềm trôi.Và cứ thế, tôi lớn lên. Một học sinh ngoan và giỏi của bậc tiểu học trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình, tình thân của xóm giềng chung quanh.

 

Sự yên bình của xã hội đã bắt đầu giao động vì cuộc chiến đã leo thang ở những năm 60-62. Người anh cả của chúng tôi học ở Chu Văn An, Sài Gòn, sau khi đâu tú tài 2 và học ở Đại Học Văn Khoa được một năm, thay vì ghi danh vào trường Y Khoa vì lúc đó chưa có thi tuyển, anh tôi lại chọn tình nguyện gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chọn đời binh nghiệp, trước là thỏa mộng đời trai, đáp lời kêu gọi của đất nước, sau là để giúp đỡ Bố tôi vì hoàn cảnh gia đình chật vật, đồng lương không đủ sống với mười bốn miệng ăn mà chỉ có một mình ông đi làm. Bố tôi đã không đồng ý nhưng ý anh tôi đã quyết nên cũng phải chiều, tuy rất lo và buồn. Và anh đã vào trường Võ Bị năm 62 cho một khóa học hai năm. Trong suốt hai năm trời anh là một sinh viên sĩ quan mồ côi vì gia đình tôi đã không có khả năng đi thăm anh một ngày nào hết. Rồi biến cố 63 đưa đến sự thay đổi lãnh đạo đất nước và cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, quân đội Mỹ đã ào ạt đổ vào Việt Nam năm 65, mang theo nhiều tệ đoan cho xã hội. Lúc đó, tôi cũng đã chập chững bước vào ngưỡng cửa trung học và đã thi đậu vào trường trung học công lập Ngô Quyền, với những bạn bè mới và sự giao động của tâm hồn. Không hiểu vì sao, vào buổi học đầu tiên, tôi lại chọn ngồi ở dãy bàn cuối, chung với những học sinh lớn tuổi hơn tôi, thường lo nghịch ngợm, phá phách nhiều hơn học hành, và từ đó, từ một học sinh giỏi bậc tiểu học (trong kỳ thi tuyển vào Ngô Quyền, tôi đã đậu hạng năm, và trên tôi là bốn cô gái ) tôi đã trở thành một học sinh bình thường vào những năm đầu của bậc trung học. Vì chơi với những bạn bè lớn tuổi hơn, nên sự trưởng thành, phát triển tự nhiên của tôi đã bị gián đoạn, trở ngại vì những tâp tành, đua đòi và quen với những thói ăn chơi, trác táng hơn là học hỏi và chú tâm vào những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, có lẽ vì sự thông minh sẵn có, và nền tảng vững chắc của gia đình tôi, nên sự sa sút của tôi chỉ mới thấy rõ vào những năm tôi học đệ tứ và đệ tam (lúc đó đã đổi thành lớp 9 và lớp 10). Cuộc chiến lúc đó lại càng khốc liệt hơn, anh cả tôi bấy giờ đã là đại úy thuộc binh chủng thiết giáp trong quân đội, rồi một ngày đau buồn vào mùa Hè 71, anh đã hy sinh nơi chiến trường Cam bốt, để lại tôi, gia đình và bao người thân quen nỗi tiếc thương cho đời người trai trẻ kiêu hùng. Ông anh kế đang học tại ĐHKH và được trường Ngô Quyền nhận dạy bán thời gian cũng đang chuẩn bị gia nhập quân đội vì bị động viên sau khi rớt năm thứ ba đại học. Vì trường Ngô Quyền đang mở mang và cần giáo sư nên bà chị thứ ba của tôi đang học tại ĐH Dược Khoa cũng được gọi về dạy phụ cho những lớp cần thầy cô. Cuối cùng, ông anh thứ tư của tôi vì rớt năm đầu tại ĐHKH nên cũng đã đến tuổi bị động viên. Những biến cố đó đem lại tôi sự chán nản việc học hành vì những suy nghĩ trước sau gì cũng phải đi lính. Khi đó tôi đã ở tuổi thành niên, cơ thể và tâm hồn đang phát triển với sức sống mãnh liệt, tuy nhiên tôi đã không sử dụng nó đúng cách, tôi ngày càng xa lánh những người bạn tốt thuở ấu thơ và tìm cho mình những người bạn mới của thời đại, lao đầu vào những cuộc ăn chơi trác táng với lối sống không cần đến ngày mai. Tôi đã trở thành con người với hai nếp sống, vẫn cố gắng là đứa con ngoan khi ở nhà, nhưng sẽ tìm đủ cách để ra ngoài đường, sống một lối sống buông thả, bất cần đời.

 

Học đường chiếm một phần lớn cuộc đời son trẻ của tôi, những kỷ niệm tốt xấu đều có, vì hư hỏng, đùa nghịch và phá phách nên tôi bị nhiều kỷ luật của thầy Hiệu Trưởng. Tuy cũng sợ nhưng chứng nào tật nấy, làm thầy cũng điên đầu. Gia đình tôi và gia đình thầy Hiệu Trưởng quen biết khá thân nên nhiều khi đem lại sự khó xử cho thầy. Tuy nhiên, cái bản tính hiền và tốt của tôi vẫn tồn tại nên mọi việc cũng trôi qua và những lỗi lầm của tôi cũng đã được tha thứ nhiều lần.

 

Ở tuổi ấy, tâm sinh lý của tôi cũng đã thay đổi, tôi đã biết ăn diện và biết để ý đến những cô gái chung quanh. Khi tôi học đệ tam (lớp 10) trong lớp đã có khoảng trên mười cô bạn nữ sinh cùng lớp, trong đó có một cô là em của bạn chị tôi, nhưng tôi rất rụt rè, mắc cở và không dám nói chuyện. Tôi biết tôi là một đứa con trai rất nhát gái, nhưng cũng cảm thấy thích và muốn có một cô bạn gái cho mình, tôi đã bắt đầu biết để ý và đã cảm nhận được sự tìm kiếm của mình cho một đối tượng để đáp ứng lại tâm hồn bắt đầu biết rung động.

 

Một buổi trưa đầu Hè gần cuối niên học, dưới bầu trời nắng gắt và khô ráo của một sân trường ít bóng cây, tôi và một vài người bạn trong giờ chơi đang tụ họp tại một xe bán nước giải khát và những loại chè lạnh ở cuối dãy thư viện bên hông trường, đây là nơi tụ họp của những học sinh trai, gái có chút tiền dư rủng rỉnh đến để giải tỏa cái nóng bức của đầu mùa Hè vào những giờ chơi, đổi lớp. Tôi đang ngồi uống gần hết một ly thạch xanh ( loại rẻ tiền nhất ) mát lạnh, khi tôi ngửng mặt lên thì thấy từ xa, phía dãy lầu trước của trường học, có ba cô gái đang tung tăng , đùa giỡn tiến về xe nước giải khát chúng tôi đang ngồi. Từ xa, tôi để ý thấy một cô gái dáng người thon nhỏ, làn da ngâm đen, mái tóc tém gọn gàng, trông rất ngỗ nghịch, đi giữa hai cô bạn, đang huyên thuyên nói cười cùng hai bạn. Cả ba bước vội vàng đến hàng chè cạnh đó để thưởng thức những ly chè đá mát lạnh sắp được gọi. Lúc đó đã đủ gần để tôi sững sờ trước một khuôn mặt thật đẹp và duyên dáng. Tim tôi như ngừng đập. Tôi liếc nhìn cô ngây dại, đã đủ gần để tôi nghe được giọng nói Bắc kỳ thánh thót, líu lo từ đôi môi cười đùa duyên dáng với một nốt ruồi duyên trông thật hay hay. Lòng tôi như chùng xuống và tôi tự cảm nhận được một cảm giác rạo rực, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi biết thế nào là tình yêu, thế nào là sự rung động của con tim. Những người bạn tôi lúc đó cũng có đôi lời bàn tán về ba cô nữ sinh, nhưng tôi hình như không nghe thấy gì cả. Ba cô hình như cũng cảm nhận được điều đó, một đôi chút e dè, nhưng vẫn thản nhiên nói cười, nhỏ nhẹ hơn bớt đùa giỡn hơn, và có vẻ ý tứ hơn. Tôi cố ý lắng nghe ba cô nói những gì, thay vì góp chuyện với bạn bè chung quanh.Tôi đã biết được cô gái tôi để tâm đến tên là Hạnh, hai cô kia một cô tên Hà và một cô tên Hồng. Rồi giờ chơi cũng qua đi, đã bắt đầu giờ vào lớp. Ba cô đã bắt đầu trở lại lớp học. Bọn tôi cũng thế, nhưng tôi vẫn chần chờ để xem Hạnh học lớp nào. Tôi nấn ná ngồi lại cho đến khi ba cô bước vào một lớp học ở cuối dãy lầu trước, sau tôi biết đó là môt lớp đệ tứ (lớp 9) con gái, lúc đó tôi mới lẩn thẩn bước về lớp dù rằng đã trễ hết năm, mười phút.

 

Những ngày đầu mùa Hè, vài cây Phượng ở sân trường hoa đã chớm nở, lòng tôi cũng chớm nở như hoa Phượng.Tôi đã bắt đầu biết yêu, tim tôi đã in đậm một hình bóng của buổi đầu đời. Từ đó, tôi hằng ngày ngồi học ở dãy lầu sau, vẫn thẩn thờ nhìn về phía lớp học của Hạnh trong dãy lầu trước và mơ mộng những ý nghĩ mông lung. Tôi tìm đủ mọi cách để được nhìn thấy Hạnh trong và ngoài giờ học mỗi ngày, cả những lúc tan học khi về đến nhà, hình bóng Hạnh vẫn luẩn quẩn quanh tôi . Mối tình đầu đời trong tôi!

 

Từ thuở bắt đầu đi học, tôi vẫn thường yêu thích mùa Hè, hằng ngày tôi không phải dậy sớm để đi học, không phải lo lắng học bài hoặc chuẩn bị bài vở cho ngày hôm sau. Dù có xa và nhớ vài người bạn thân trong lớp, nhưng bù đắp, tôi vẫn có những người bạn thân lối xóm, hoặc những người bạn gần nhà để rong chơi ngày tháng, tôi được Bố Mẹ dắt đi thăm bà con họ hàng ở xa, hoặc có họ hàng từ xa đến thăm . Cho dù ở mỗi lứa tuổi, mỗi mùa Hè có khác nhau đôi chút, nhưng chung qui vẫn đem đến tôi những thoải mái, thư giãn cần thiết sau một niên học dài. Mùa Hè ấy, tâm trạng tôi hoàn toàn khác với những mùa Hè đã qua, tôi đã không mong đợi trước khi nó đến. Ngày cuối cùng của niên học, thay vì hân hoan, rạo rực trong ngày đó như những năm đã qua, hoặc như nhiều người bạn học chung quanh, lòng tôi buồn man mác, nghĩ đến những ngày tháng dài sắp sửa phải xa Hạnh . Tôi sẽ không còn hằng ngày được ngắm nhìn Hạnh trong tà áo trắng tung tăng nô đùa, cười nói dưới sân trường, sẽ không còn cơ hội lẽo đẽo bước theo Hạnh một quãng đường sau những giờ tan học…

 

Mùa Hè cũng đã tới, lần đầu tiên tôi đã phải xa Hạnh ba tháng, tôi lòng buồn rười rượi với đầy nỗi nhớ, tương tư ray rứt và lại tìm quên với những bạn bè tôi hằng lêu lỏng. Qua một người bạn có quen biết với Hà bạn Hạnh, suy nghĩ của tôi lúc đó là sẽ cố gắng làm quen với Hà để tìm hiểu thêm về Hạnh. Tôi đã thành công trong ý định đó. Tôi quen được Hà, đã tìm đến Hà để tâm sự trong những buổi chiều Hè nhớ Hạnh trong cô đơn… Nhưng Hạnh vẫn chỉ là một ấn tượng, một bí ẩn, một tình yêu còn nằm trong yên lặng. Đó là khởi điểm của mối tình đầu trong cuộc đời tôi!

 

Rồi từng mùa Hè trôi qua, mối tình tôi dành cho Hạnh càng đậm sâu trong yên lặng, cho đến tháng 4/75, khi tôi rời xa quê hương cho một cuộc sống mới, cuộc tình đó đã chìm lắng với thời gian… Cứ tưởng rằng… đã quên!

 

 Bùi Đức Tùng

 

 

 

 

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91430)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97220)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67342)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82000)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91491)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94640)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210289)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100377)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100842)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95962)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69529)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71330)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66916)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68726)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68078)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69493)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68892)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65631)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73169)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82255)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66285)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87504)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34726)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 66720)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 69907)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69124)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66490)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.
28 Tháng Bảy 2009(Xem: 70915)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa