Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

29 Tháng Mười Hai 20179:39 CH(Xem: 8929)
GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)


blankLê Phụng đã nằm xuống. Sự ra đi của ông làm tôi trăn trở tới số phận một con người làm văn học. Một con người hầu như để cả nửa cuộc đời từ sau 1975 đọc và nghiên cứu, rồi cầm bút để nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mọi người.

Nghĩ xa hơn thay vì chỉ nghĩ tới cá nhân Lê Phụng. Tôi đang phải đối mặt với một cái chết — không phải của chế độ miền Nam — mà nghĩ tới một sự chấm dứt một dòng văn học đã có một thời làm cho người miền Nam nói chung thấy hãnh diện.

Sự hãnh diện ấy thật chính đáng mà không có gì phải lấy làm hổ thẹn. Sự hãnh diện ấy tôi đã nhiều lần bày tỏ công khai trên các diễn đàn báo chí hải ngoại trong nhiều năm nay. Nhưng nay đến lúc phải nhìn ra sự thực

Trước đây, có lúc tôi còn vương vấn và còn gọi gián tiếp là một dòng văn học bị “nghẽn mạch”. Nhưng nghẽn là tạm thời rồi vẫn có cơ hội thông suốt.

Nhưng nay phải gọi cho đúng tên của nó. Một dòng văn học đã chấm dứt.

Thật vậy. Nay mất một người là mất một người. Chiếc ghế trống để lại không ai thay thế. Mai Thảo mất thì không có Mai Thảo thứ hai. Đơn giản như vậy bởi vì không có kế thừa. Chỉ vài năm nữa một vài người còn sống sót trong bóng tối lẻ loi như một Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ cũng sẽ không còn nữa.

Hoàn cảnh nào đã đấy người cầm bút đến chỗ như thế? Tất cả là do thay đổi hoàn cảnh xã hội; họ như bị bứng gốc đi trồng ở một nơi khác. Nhãn Hưng Yên, Bưởi Biên Hòa trồng ở California hẳn có điều gì khác, huống chi một con người?

Phải chăng, nếu còn VNCH thì chỗ đứng của Lê Phụng cho một người cầm bút có tầm vóc như ông sẽ như thế nào? Thật ra, suy cho cùng, số phận người cầm bút như Lê Phụng cũng là số phận dành cho đa số người cầm bút trước 1975 và cả sau 1975.

Câu trả lời của tôi là cách đây đã lâu — khoảng hơn 20 năm — tôi có viết một bài nhan đề như một lời cảnh báo về tương lai Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Nhan đề bài viết của tôi là “Hiện trạng lão hóa trong văn học Việt Nam Hải ngoại”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “Lão hóa kép” chẳng những về phía tác giả như về đề tài, về sức viết, về khả năng sáng tạo, v.v.. Và “lão hóa” cả về phía người đọc như tính trì trệ, tính thờ ơ “tính không đọc sách”, hay thiếu một vốn văn hóa đọc.

Nói như thế chẳng có ý trách ai hoặc nhắm vào người nào. Trách ai cũng là một cách gián tiếp trách chính mình.

Một xã hội người di tản vốn là thiểu số, lại thiếu một gốc gác văn hóa “truyền thống”, thường chỉ có một thứ văn hóa vay mượn từ nước Tàu mà tưởng là của mình. Hãy chỉ cho tôi có cái gì thuộc di sản thuần túy Việt Nam? 20 năm văn học miền Nam là một thành tựu đáng nể, nhưng chưa đủ cắm sào ở bất cứ bến Văn Học nào thì quy luật của đa số sẽ “ nuốt trửng” cái thiểu số đó và ngày một ngày hai sẽ nó sẽ bị tan loãng trong cái đa số theo luật “melting pot”.

Cuộc di cư năm 1954 là một bài học khác hẳn về môi trường xã hội, văn học cũng như chính trị. Thay vì nó bị “hóa lỏng, hòa tan” thì nó trở thành một dòng chảy văn học từ một dòng sông nhỏ biến thành dòng sông lớn. Dòng chảy này đẹp biết là bao vì nó bao gồm được tính nhân bản, khai phá, sáng tạo và đa dạng, tính kế thừa. Mà mỗi chữ tôi dùng là một nét đẹp và nói mãi không hết. Mà nhắc đến nó là nước mắt lưng tròng. Mà nó nhỏ hay nó lớn thì chưa chắc đã quan trọng bằng cái nó là của người dân miền Nam đã nuôi dưỡng và tạo ra nó.

Nó mất đi và nay nó không còn nữa chỉ vì có cuộc đổi đời. Một cuộc đổi đời thô bạo nhất mà chỉ người trong cuộc mới thấm đẫm cái đau của nó.

Vẫn biết rằng sự hội nhập và công việc giữ gìn bản sắc luôn là một thử thách, một cái không dễ gì, mà vẫn cố trì kéo, cố níu nó lại, giữ gìn bản sắc để cái “tôi là” trước áp lực của cái “tôi sẽ là”. Một quy luật xã hội cho mọi cộng đồng, mọi sắc dân, một va chạm cọ sát với đầy những huyền thoại và thực tế.

Sụ biến chất do cọ sát hàng ngày làm ta thay đổi đến chính ta cũng không nhận ra những thay đổi ấy. Nhưng nếu có dịp về lại Việt Nam hôm nay, ta sẽ ngỡ ngàng về sự “biến chất” từ cái văn hóa vật thể thấy được bề ngoài như cách ăn mặc, cử chỉ , điệu bộ, ngôn ngữ đến cả cái văn hóa phi vật thể là tinh thần, tâm linh, cách suy nghĩ, nền tảng đạo đức đến cả tôn giáo nữa.

Đối với mọi người, ta chỉ còn có cái tên gọi, hai chữ Việt Nam và mầu da vàng đối với người ngoại quốc. Còn thực sự ta không thể chính thức là người Việt Nam hoặc người bản xứ dù đã hơn nửa đời người sống ở xứ người. Ta là “nửa người nửa ngợm” chăng? Và này dân số trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chiếm phân nửa, ít nói tiếng Việt, làm sao bắt chúng chia sẻ cái phần gia tài văn hóa, cái căn cước Việt như tiếng nói, bài ca, tình tự đất nước, hay nỗi vinh nhục của một lá cờ hay những hội chứng sau một cuộc chiến? Bình Giả hay Pleime, Đức Cơ là nghĩa quái gì cơ chứ?

Sự mâu thuẫn có tính nội tại, phi thực nằm ngay trong chính chúng ta, sống phi thực, sống giữa một huyền thoại quá khứ đã sói mòn và áp đặt một cách “xuẩn ngốc” lên người khác, lên giới trẻ.

Đến lúc nào cho phép chúng ta nói lên được câu: Giã từ quá khứ?

Mặc dầu lý lẽ thì như vậy, người Việt di tản vẫn cố gắng tìm cho mình một căn cước Việt tính như một lẽ sống còn, như một chỗ trú ẩn. Căn cước Việt tính ấy không cần tìm đâu xa xôi như trong truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v..

Nó rất gần, còn như sôi sục. Đó là cuộc chiến tranh và sự thua cuộc còn như vết thương nhức nhối. Nó trở thành một cái “trung tâm văn hóa và kỷ niệm” phi vật thể như một trục xoay mà người ta chỉ nhận thấy và nhận ra nhau trong các buổi hội họp, trong các buổi văn nghệ hay trong lúc trà dư tửu hậu.

Hơn lúc nào hết, cái ta hiện hữu được phô trương rõ rệt và muốn được mọi người nhìn nhận. Phô trương là một trong những nét cá tính của người Việt di tản.

Không lạ gì, nếu vứt bỏ cái quá khứ đó đi thì còn lại gì?

Nhiều người sẽ buồn chán đến phát điên. Theo nghĩa xã hội học, người ta gọi cái đó là Hội chứng sau 1975, hội chứng thua cuộc. Hội chứng di tản hay còn bi kịch hơn, “Hội chứng lưu vong”.

Tất cả mọi người có mặt trong đám đông đó chỉ muốn vực dậy, làm sống lại quá khứ đó mà nay nhiều khi nó chỉ còn là sự tô hồng quá khứ, như một huyền thoại. Nó mắc sinh một sự quá đà là căn bệnh nói phét.

Ở một mặt khác, người ta nhận ra rằng, càng có một truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo truyền thống ăn sâu vào tâm thức người dân thì sự hội nhập vào một xã hội càng trở nên khó khăn. Hành lý càng nặng nề thì sự hội nhập càng khó khăn theo tỉ lệ thuận.

Trong nhiều sắc dân như Do Thái, người da đen, dân Hồi giáo, dân Palestine với một truyền thống lâu đời và một nền văn minh cố cựu bám rễ cho thấy sự đụng chạm giữa các nền văn minh càng trở thành một bi kịch của xã hội trong việc hội nhập. Như ta thấy hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Trong một cuốn sách nhan đề: “Juifs&Noirs, Du Mythe à la réalité”, nxb In Presse, dưới sự điều hợp của Shmuel Trigano, do nhiều tác giả cộng tác cho thấy sự mất còn của căn cước người tỵ nạn là những nhan đề gây những mối căng thẳng, đi đến kết quả là sự kỳ thị chủng tộc, sự căng thẳng đối đầu, sự cưỡng chế và khuất phục hầu như không tránh khỏi.

Nghĩ như thế, để nhìn lại căn cước người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại là một cuộc hội nhập tương đối êm dịu và có thể chưa hề bùng nổ một cuộc va chạm “nảy lửa và sắt máu” nào với dân bản địa.

Cho nên, không lạ gì, người Việt sinh sống tại Pháp thì dễ dàng ăn mừng lễ Noel và thói quen uống rượu vang. Trong khi người Việt tại Mỹ thì nay lại ăn mừng trọng thể ngày lễ Tạ ơn. Đây không còn là giai đọan thích ứng, hội nhập mà là đồng hóa rồi.

Ngay các đồng hương ở Ba Lan, mặc dầu chính phủ hiện nay có khuynh hướng siết chặt cánh cửa cho tỵ nạn, vậy mà người Việt ở đây xem ra vẫn ung dung, thoải mái. (Vẫn xả thịt chó ngay trong “ấp” với tiết canh, rựa mận và dồi chó.)

Bởi vì họ biết thích ứng tương đối dễ dàng, bởi vì.. bởi vì thiếu vốn “văn hóa…truyền thống” mặc dầu giữa người Việt với nhau thì “ăn thua đủ”. Ăn thịt chó, chửi tục, “ăn thua đủ” là “nếp sống” văn hóa chứ không phải truyền thống văn hóa.

Như thế thì chúng ta nên mừng hay nên lo?

Nghĩ thế, có lẽ chỉ có một nhà văn Việt Nam ở Hải ngoại là Mai Thảo xem ra có bản sắc, có “căn cước Việt tính” rõ nét và ông không dễ dàng chịu hội nhập vào xã hội mới là Hoa Kỳ. Xin trích dẫn bài viết của Nguyễn Mộng Giác về Mai Thảo:

“Anh là hiện thân trọn vẹn hai tiếng “lưu vong”, hơn thế nữa, trong khi những bạn văn khác tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới, Mai Thảo khăng khăng sống y như cũ, từ chối tất cả những thay đổi cần thiết để hội nhập. Anh không học Anh Văn, không lái xe, chữ viết nắn nót trang trọng trên trang giấy kẻ hàng, thậm chí hàng tháng cứ dùng viết Big viết từng địa chỉ và họ tên của 700 độc giả dài hạn của tạp chí Văn lên phong bì chứ không dùng phương tiện điện toán hiện đại. Tinh thần anh đề kháng với những gì đang đổi thay trước mắt.”

(Thư quán bản thảo, số đặc biệt tạp chí Sáng Tạo, số 60 tháng 7-2014, trang 37 Nguyễn Mộng Giác, “Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo”. Nguồn chính:tạp chí Văn Học, số 143, tháng 3 năm 1998.)

Nhìn lại các cộng đồng người di dân khác trên khắp thế giới hiện nay, sự có mặt của các sắc dân đa tạp chủng tộc trở thành mối lo cho các chính quyền đã tiếp nhận họ như tại Pháp, tại Mỹ và nhiều Quốc gia khác. Và họ tạo thành những ghettos.

Theo Vincent Viet, trong cuốn “Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours” ông đã viết:

“Chẳng hạn ở trung tâm thành phố Marseille, có những khu như: Auvergnats trên đường Roquette, ở khu 11, dân Bretons thì tụ tập chung quanh nhà ga Montparnasse, dân Alsaciens thì quần tụ chung quanh vùng Villette, ở phía Đông Bắc thành phố, ở khu 19.

Đặc biệt những nhân công di dân làm phu thợ, phu đập đá, phu lợp mái nhà, sống theo lề thói của họ từ nếp sống bản địa. Họ cùng đi làm một nơi, cùng về một khu nhà chung cư, ăn chung cùng một món súp do người chủ nhà trọ nấu, nói chung một thứ tiếng hay nói chung một thổ ngữ.”

(Vincent Viet, Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours, nxb Perrin, 2004 trang 22)

Bài viết này chú trọng nhiều đến vấn đề văn học với các nhà văn của cộng đồng người Việt mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của cộng đồng người Việt.

Thoạt đầu, sau 1975, nhất là sau đợt Boat people, 1979, số lượng các nhà văn, các tác giả cầm bút trước 1975 vượt biển tìm tự do khá đông, rộ lên một đợt di dân đã từng có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Họ hừng hực khí thế đấu tranh và thề sẽ có ngày trở về giải phóng quê hương. Trong một bài phỏng vấn ông bà Võ Kỳ Điền, do báo Sóng ở Montréal thực hiện, qua đó nó cũng phản ảnh cái tâm tình của người tỵ nạn Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1992), tôi đọc được phát biểu của chị Diên như sau:

“Tội nghiệp, vì trong khi ai ai cũng đang nghĩ đến công tác “dọn đường về nước”, mọi người chúng ta cũng đang hướng lòng về quê hương Việt Nam khốn khó, về đồng bào ruột thịt của mình.”

(Trích Phỏng vấn của Võ Bá Điền, báo Sống phỏng vấn nhà văn Võ Kỳ Điền, nạn nhân của chiến dịch thư nặc danh. Tháng 9-92, Tài liệu riêng của Võ Kỳ Điền)

Cho đến bây giờ, nhiều người trong cộng đồng vẫn có tham vọng chống Tàu và cộng sản cùng lúc. Nhưng thực tế, tôi vẫn thấy họ tổ chức các bữa tiệc tại các Restaurants Tàu, vẫn du lịch sang Trung Quốc và vẫn ra vào tiệm 1$ (Un Dolllar).

Ở thập niên 90, họ đã đem lại niềm phấn khởi, một không khí đấu tranh và một tin tưởng về một tương lai Văn Học hải ngoại? Thế giá người cầm bút lúc ấy vì thế còn cao lắm.

Tôi còn nhớ, trong số báo Hợp Lưu đặc biệt có chủ đề để tưởng niệm học giả Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp. Bài vở đã tạm đầy đủ với nhiều cây bút có thế giá, chờ lên khuôn. Chỉ còn thiếu có bài của Nguyễn Văn Trung ở Montréal. Tòa soạn quyết định tạm chưa in, chờ bài viết của Nguyễn Văn Trung. Bài viết của Nguyễn Văn Trung viết tay, phải gửi bằng bưu điện sang Mỹ, thời gian chờ đợi trong 10 ngày. Báo đành ra trễ.

Xin ghi lại nguyên văn lời tòa soạn, số 34 tháng 4&5, 1997 như sau ở Lời tòa soạn:

“Lẽ ra số báo này không đến tay bạn đọc trễ nải như đã. Chỉ vì tòa soạn đã cố gắng – ngót mười ngày – chờ đợi bài viết dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Những vị nào đã từng đọc bản thảo của giáo sư Nguyễn Văn Trung , đều hiểu là rất khó đọc (hình như khó nhất trong các tác giả viết tay), các chuyên viên đánh máy đều “chạy”, nên tòa soạn đã phải vừa đọc (đoán) vừa thực hiện công việc này.”

(Hợp Lưu, số 34, năm 1997. Bài Nguyễn Văn Trung: Tạ Trọng Hiệp, Ông Đồ gàn thời nay, trang 26)

Đó là 1997; nào có xa xôi gì!

Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng! Phải chăng sự bỏ rơi này chỉ là luật cung cầu? Và nếu cần trách cái gì và trách ai bây giờ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
24 Tháng Sáu 202210:54 CH(Xem: 5252)
Đốt lên Ngọn Lửa Cao Nguyên Xua tan bóng tối triền miên đêm dài Langbiang đá dựng chờ ai Núi Ông đứng đợi choàng vai núi Bà.
23 Tháng Sáu 202212:36 SA(Xem: 5061)
Xin đốt một nén hương cho những kẻ cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó. Phải chăng đó là câu chuyện của dòng sông
21 Tháng Sáu 20223:32 CH(Xem: 6747)
Cố hương xa nửa địa cầu Nửa sầu nửa nhớ, một bầu tang thương Vật xưa nằm nát bên đường Nhặt lên ghép lại nét gương bẻ bàng
20 Tháng Sáu 202211:47 CH(Xem: 6616)
Thôi rồi... ngõ vắng, trăng tà Rồi em, thuộc của người ta... bao giờ! Thương sầu lột xác thành thơ Ngồi ôn HUYỀN THOẠI TRĂNG mơ... thuở nào!
20 Tháng Sáu 20222:28 SA(Xem: 5965)
Chúc mừng cháu mùa hè tươi trẻ Tiến lên đi thế hệ thứ ba Xin đừng quên nước Việt quê nhà Ở nơi đó ngoại gọi là tổ quốc.
18 Tháng Sáu 20223:19 SA(Xem: 5098)
Bài dưới đây, muốn được chia sẻ với những người bạn cùng trường. Tôi, Lý khánh Hồng cùng chung một ngôi trường một thời với những người bạn của tôi.
18 Tháng Sáu 20222:33 SA(Xem: 7320)
Ta về Đại Hội đồng môn Ngô Quyền trường cũ mất còn biết không? Bạn nào hạnh phúc ấm nồng Bạn nào bươn chải thành công ngoài đời?
18 Tháng Sáu 20222:09 SA(Xem: 5826)
Bộ môn CL trong lịch sử đã từng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam VN, nên cần được bảo tồn cẩn thận và có chính sách khôi phục tốt
17 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 8078)
Em hãy hình dung bóng của ai Bên Đồi Gió Thoảng ngắm trăng vơi Gởi em tình cũ dù chưa trọn Mà vẫn còn vương hết cả đời
17 Tháng Sáu 20223:10 SA(Xem: 5163)
Theo ba tôi trước tiên phải lo tu chỉnh bản thân để quản trị mái ấm gia đình tốt đẹp, còn việc trị quốc bình thiên hạ tính sau.
17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5874)
Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc,
17 Tháng Sáu 20222:41 SA(Xem: 6576)
Sắp đến NGÀY LỄ CHA Xin kính chúc : Quý Thầy, Quý Bạn Quý Anh trai, Anh rể Quý Em trai, Em rể một ngày Lễ bên gia đình thật đầm ấm hạnh phúc.
16 Tháng Sáu 202211:50 CH(Xem: 3276)
Chiều nay Mẹ có đôi lời : Cám ơn tất cả xin mời nâng ly ! Cùng nhau Ta chúc nhau đi Bình an vui khỏe như khi Xuân Thì !
16 Tháng Sáu 20221:49 SA(Xem: 5268)
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý.
13 Tháng Sáu 20226:54 CH(Xem: 6864)
Rượu rót nằm đau trong cốc lạnh Xa người, ta uống với ai đây?! Tàn canh khói thuốc vàng cô quạnh Ngọn nến đời soi...chiếc bóng gầy!
13 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6344)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
13 Tháng Sáu 202212:55 SA(Xem: 6891)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ƠN CHA - Sáng tác Y Vân Nhạc đệm Ngô Nguyên Tiếng hát: Kim Phụng Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Sáu 20229:28 CH(Xem: 7559)
Những điều bình thường nhưng vĩ đại Khi trưởng thành con hiểu nhiều hơn Để ngậm ngùi tiếc "Giá cha còn" Thật hạnh phúc có cha bên cạnh.
12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 4999)
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
11 Tháng Sáu 202211:35 CH(Xem: 7517)
Duyên may gặp lại ơn Trời? Tay trong tay nắm nhớ thời còn thơ? Thỏa lòng Ta vẫn ước mơ! Ngày vui tái ngộ là cơ hội vàng!
11 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 5964)
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
11 Tháng Sáu 202212:29 SA(Xem: 5161)
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
10 Tháng Sáu 20221:05 SA(Xem: 6946)
Ta về đây. Rồi cũng sẽ đi Trăm năm bỏ cuộc biển dâu này Ta vào mê ảo đêm trăng lặn Như bóng sương mờ cánh vạc bay
10 Tháng Sáu 202212:26 SA(Xem: 7004)
Cha Là Nắng Ấm Thái Dương Là sao bắc đẩu soi đường cho con Trăm năm hiếu nghĩa vuông tròn Thiên thu nước mắt chảy mòn nhớ thương...
10 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 6574)
Anh như cơn trốt đêm khuya Tôi như cánh én bay về quạnh hiu Lẽ loi bên vạt nắng chiều Mưa sa, bão táp cô liêu dốc đời
01 Tháng Sáu 202211:34 CH(Xem: 6134)
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
31 Tháng Năm 202210:40 CH(Xem: 3679)
Nguyện ơn trên gia hộ cho thầy cô sức khỏe, an lạc và hạnh phúc. Xin tri ân những vị đã lái con đò trí tuệ dẫn dắt chúng em vào đời.
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 6265)
lửa mặt trời tôi nhìn thấy sáng nay bừng đỏ trong bình mình chiếu sáng toàn nhân loại cho tôi thấy rõ hơn khổ đau. chiến tranh và tuyệt vọng…
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 5197)
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
30 Tháng Năm 202211:20 CH(Xem: 6059)
Tuổi học trò, chưa nếm mùi sương gió Cũng tập tành thố lộ chuyện yêu đương Lá thư xanh ép cánh phượng, sân trường Thầm trao gởi... rồi vấn vương mộng mị
30 Tháng Năm 20229:57 CH(Xem: 5079)
Chiều nay tôi thật vui Thấy mình thật yêu đời. Chúc các em sinh nhật Tuổi 65 đẹp tươi .
29 Tháng Năm 20221:52 CH(Xem: 6840)
Mỗi hè sang... Mỗi lần hoa phượng Cuối đời rồi... Vẫn nhớ lắm... Phượng ơi! Cuối đời rồi... Vẫn nhớ mãi... Người xưa!
28 Tháng Năm 202211:31 CH(Xem: 5170)
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
27 Tháng Năm 20221:49 CH(Xem: 6437)
Nhưng chỉ là mơ có phải không? Khi mình bèo nước rẽ đôi dòng Mỗi độ hè về như nhắc nhở Tình đầu muôn thuở khắc ghi lòng!
26 Tháng Năm 202211:10 CH(Xem: 4957)
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
24 Tháng Năm 20221:05 SA(Xem: 3896)
Ta hãy gặp nhau dù một ngày Biết đâu ta chẳng có ngày mai Để mà mừng rỡ tay nắm chặt Nhắc chuyện ngày xưa thuở áo dài.
24 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 6536)
Lang thang hạnh phúc khỏe tươi Vào đời lúc tuổi sáu mươi là vừa Bạc tiền danh vọng giờ thừa Vui tươi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đau
23 Tháng Năm 20222:56 SA(Xem: 5119)
Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già.
23 Tháng Năm 20221:03 SA(Xem: 5322)
Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
20 Tháng Năm 20225:44 CH(Xem: 6408)
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
20 Tháng Năm 20225:40 CH(Xem: 7046)
Thủy chung không phải dễ Sợi ngắn thương sợi dài Những chăm sóc mỗi ngày Là bền lâu hạnh phúc.
20 Tháng Năm 202212:22 SA(Xem: 4015)
Gặp nhau nhắc về dĩ vãng chung trường chung lớp. Theo vận nước bôn ba. Dòng đời trôi nổi. Vào tuổi thất thập còn gặp nhau là hạnh phúc lắm rồi.
20 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5561)
.....thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Không ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của xứ sở chuột túi này.
20 Tháng Năm 202212:02 SA(Xem: 5986)
Anh giờ tóc đã hết xanh Em còn xanh tóc loanh quanh dấu buồn Gởi lời thăm hỏi Sài Gòn Thấy trong cõi nhớ chỉ còn mình em!
19 Tháng Năm 20229:18 CH(Xem: 6823)
Hương vờn khói quyện Mẫu thân tôi ! Giọt tủi tràn mi… nghẹn cả lời Giọng nói hiền hòa êm sóng gió Câu khuyên ấm áp lặng trùng khơi
17 Tháng Năm 20221:01 SA(Xem: 4722)
Mong rằng cô tôi đầy đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua trận chiến gay go này. Nguyện ơn trên gia hộ cho cô giáo Huỳnh thị Ba của tôi mau bình phục.
16 Tháng Năm 202210:29 CH(Xem: 7162)
Nhiều đêm thao thức thở dài Xuân về Tết đến bên ngoài tuyết sương? Lệ tràn vì nhớ cố hương Giọt sầu nhỏ xuống trang thơ gửi người!
16 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6648)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc loài trong đêm!
15 Tháng Năm 20222:22 SA(Xem: 5098)
Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi.
14 Tháng Năm 202211:59 CH(Xem: 8260)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả Trình bày
14 Tháng Năm 20229:37 CH(Xem: 6781)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4609)
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
10 Tháng Năm 202212:58 SA(Xem: 5932)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
07 Tháng Năm 202211:38 CH(Xem: 7114)
Bài thơ tôi viết buồn độc vận Tôi tự ru tôi khúc ngậm ngùi Xin hỏi ai từng làm Mẹ khóc Có mơ thấy Mẹ giống như tôi?
07 Tháng Năm 202212:29 SA(Xem: 4739)
Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đã mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.
06 Tháng Năm 202211:54 CH(Xem: 6829)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 7130)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền & Thái Thủy Tiếng hát: Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6475)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
06 Tháng Năm 202212:21 SA(Xem: 6959)
Hồn “MỘNG DƯỚI HOA” buồn viễn xứ Giọt “SẦU LẺ BÓNG” rụng trong tim “MỘT CÕI ĐI VỀ” đời lữ thứ “NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG” gởi về em!
06 Tháng Năm 202212:14 SA(Xem: 6347)
Hạ ơi! Đừng khép cổng trường Ve ơi! Đừng hát lòng đường bâng khuâng Ngày mai bên vạn nẻo đường Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao
05 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5144)
Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.
02 Tháng Năm 202210:56 CH(Xem: 6376)
Nghe tin mầy vượt trùng khơi Ra đi chẳng có nửa lời với tao Cuộc đời như vậy thế sao !! Xin câu khấn niệm Gửi Vào Thiên Thu...
01 Tháng Năm 202211:01 CH(Xem: 10733)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 8942)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
01 Tháng Năm 202212:08 SA(Xem: 5911)
Ba tôi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng các con vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1987. Ông viết bài thơ sau vào ngày 30 tháng 4 năm 1988,
30 Tháng Tư 202211:59 CH(Xem: 7025)
Đêm café thao thức Mùi quê hương đâu đây Bóng mây chìm bóng mây Café chìm nước mắt Mây vẫn trôi bàng bạc Lưng chừng treo câu thơ
30 Tháng Tư 202211:00 CH(Xem: 7449)
Thôi đã tàn rồi một giấc mơ Còn gì nữa đâu mà đợi chờ Tháng Tư về, lòng tôi xao xuyến Nhớ Sài Gòn, nhớ một người xưa!
29 Tháng Tư 202211:17 CH(Xem: 7111)
Quê cha Quảng Trị mẹ Biên Hòa Lịch sử hình thành đã ghi ra Dù đi khắp năm châu bốn bể Hãy nhớ rằng đây cũng là nhà.
29 Tháng Tư 202210:26 CH(Xem: 5655)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
29 Tháng Tư 20222:58 CH(Xem: 7514)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY EM TRỞ LẠI SÀI GÒN - Thơ Vương Đức Lệ Nhạc Trần Xuân Kính Tiếng hát: Đèo văn Sách
29 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 6396)
Ta ngồi nhìn giọt mưa rơi Tháng Tư Buồn Lắm tơ trời khóc than Thương cho mộ chí da vàng Bao nhiêu tiếng nấc hồn oan dật dờ.
29 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 7413)
Phải chăng ảo ảnh cuộc đời Xa rồi áo trắng của thời nguyên trinh Đắm chìm trong cuộc phù sinh Giấc mơ thiên cổ... DẤU TÌNH CHƯA PHAI!...
28 Tháng Tư 20222:21 CH(Xem: 7072)
Nói đi anh một lần cho đủ lẽ Dù mặn nồng cay đắng có mềm môi Dù ray rức có đầy vơi mắt lệ Thì mất nhau mình cũng mất nhau rồi?!
22 Tháng Tư 20222:01 SA(Xem: 5472)
Năm nay, tháng tư lại về, những thương đau của quá khứ gần nửa thế kỷ một lần nữa lại ùa về, chúng ta nhớ Sài Gòn da diết.
22 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 3213)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
21 Tháng Tư 20223:50 CH(Xem: 6989)
Muốn tóc bay trong dạt dào biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Nghe hồn ngập tràn niềm thương nỗi nhớ Về một người yêu dấu đã xa rồi.
21 Tháng Tư 20222:12 CH(Xem: 7470)
Rượu cạn bầu chưa? - Trăng xế bóng! Giọt sầu năm tháng cứ tuôn sa Canh tàn, nến lụn - Hồn thao thức NỬA KIẾP LƯU ĐÀY... Ta khóc ta!
21 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 7760)
Tháng năm làm biển dần thay đổi Cát sẽ không còn tiếng gọi nhau Chân giẫm đau, cát buồn không nói Chỉ thấy ngàn xanh biển hóa dâu
20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 5314)
Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.
20 Tháng Tư 20222:17 CH(Xem: 7752)
Gỗ quí đâu? rừng vẫn im Tháng qua ngày lại người thêm muộn sầu! Thân Anh rách rưới ốm đau Rừng ơi gỗ quí cất đâu hỡi rừng?!
20 Tháng Tư 202212:27 CH(Xem: 6845)
Cám ơn mỗi sáng mai thức dậy Yên vui thanh thản sống một ngày Trần thế thiên đường ngay trước mặt Cám ơn đừng để lỡ ngày qua.
19 Tháng Tư 20223:53 CH(Xem: 6905)
Biết viết làm sao hết nhớ thương Lòng con khoắc khoải vạn đêm trường Bâng khuâng một chút niềm suy tưởng Của một người con BIỆT CỐ HƯƠNG
17 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 3906)
Nói cho nghiêm túc, đây là buổi họp đầu tiên của Ban Tổ Chức hội ngộ kỳ thứ 19 của trường trung học Ngô Quyền chúng ta.
15 Tháng Tư 202212:38 SA(Xem: 6039)
Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.
14 Tháng Tư 202211:50 SA(Xem: 7105)
Bảo toàn biển đảo nước non Duy trì tiếng Việt cháu con đời đời Lo sao nước Việt rạng ngời Sánh vai thế giới một thời Hùng Anh
14 Tháng Tư 202212:49 SA(Xem: 7670)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGƯỜI LẠC XỨ Thơ Dr. Nguyễn Quý Đoàn Nhạc Bùi Kim Cương
12 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 5876)
Đêm nay thức trắng bên con Rạng ngày con Mẹ nỗi buồn chia hai Ôm con ủ ấm đêm nầy Rồi mai gió sẽ lùa đầy phòng con
11 Tháng Tư 202211:43 CH(Xem: 5359)
Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 5336)
Chúng tôi phải hoàn tất ba khóa học: Chương trình học tiếng Anh (ESL program), Cultural Orientation (CO) và Work Orientation (WO) trước khi đi Mỹ.
11 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 8001)
Hôm nay ngày giỗ mẹ của tôi Nén hương dâng mẹ lòng bồi hồi Không cây vú sữa bên thềm cũ Mà sao nhớ quá mẹ hiền ơi!
11 Tháng Tư 20224:01 CH(Xem: 7150)
Đeo lên cổ em thẹn thùng im lặng Tim non chờ đón nhận một tình yêu Rồi xa nhau trôi dạt tựa mây chiều Giờ về lại nhìn thôn nghèo thương nhớ
11 Tháng Tư 20223:57 CH(Xem: 7344)
Thời gian sạt lở vùng kỷ niệm Cánh phượng phai tàn ai tiếc thương?! Lần trang Lưu Bút màu mực tím Gởi nhớ về nhau THOÁNG HẠ BUỒN!
03 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 7077)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,
03 Tháng Tư 202211:12 CH(Xem: 6730)
Nỗi niềm gửi bạn khắp nơi Làm sao để nhớ thương vơi bây giờ? Đại dịch Vũ Hán đâu ngờ Cách ly cấm túc bơ phờ mấy năm
03 Tháng Tư 20221:13 CH(Xem: 6468)
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động. Cho Việt Nam, Ukraine bi thống. Hãy lên tiếng chống hành động giết người. Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
03 Tháng Tư 20221:25 SA(Xem: 5864)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
02 Tháng Tư 202211:47 CH(Xem: 7460)
Nến cháy mòn quá nửa Không đủ sáng đêm buồn Mưa thôi tuôn giọt mưa Đời cô đơn không dứt Ai làm cho hiu hắt Hồn Cư Xá ngày xưa ...
02 Tháng Tư 20226:43 CH(Xem: 5538)
Bây giờ người vắng mặt Mỗi tháng tư lệ thầm Nỗi đau này ai thấu Nên trốn mình trong chăn
02 Tháng Tư 20226:41 CH(Xem: 6221)
Có phải là em người trong mộng Mà sao thoáng gặp đã si mơ Mà sao ám ảnh hoài đôi mắt Dẫu đến ngàn năm vẫn đợi chờ!...
02 Tháng Tư 20226:36 CH(Xem: 6569)
Tựa ngón tay thon dài Thanh khiết cánh Ngọc Lan Gửi mùi hương huyền thoại Lắng vào hồn miên man.