Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy

09 Tháng Hai 201712:36 CH(Xem: 11676)
GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy

Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy


blank

Cũng có khi nào anh trở lại

Mai đây mốt nọ biết đâu chừng

Và có một lời anh sẽ nói

Giữ dùm nhau một chút hồn chung

(thơ Vũ Hữu Định)

Huế 3 tháng sau tết Mậu Thân

Khoảng tháng 6, sau Tết Mậu Thân, tôi ra Huế trên chiếc phi cơ DC4, 4 cánh quạt của Hàng Không Việt Nam. Nhớ lại tháng 6 năm 1963, tôi cũng ra Huế như thế. Cứ sự việc xảy ra xong đâu đấy thì tôi lại có mặt. Nắng tháng sáu như đổ lửa. Huế hoang tàn xơ xác. Đường vào thành phố bụi ngầu. Nhà nào cũng có những mất mát.

Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu. Mấy em nhỏ đó, rủ nhau đi coi ở đài phát thanh Huế. Tất cả năm em. Lúc về chỉ còn lại hai. 3 em đã để xác lại. Đến Tết Mậu Thân, cũng gia đình ấy, họ đã mất đi 3 người con và một người cháu. Một tang thương như thế, nói gì cũng vô ích.

Những nỗi buồn giăng giăng, phủ kín bầu trời Huế. Huế thực sực chưa vực dậy sau cơn đại loạn. Dấu vết chiến tranh còn in rõ. Nhất là trên mặt người dân Huế.

Nhưng cái buồn, cái khốn khổ của Huế, nay không ai làm thơ được nữa.

Những cây chuối ngã gục, những cây cọ bị bắn cháy, những cành cây gẫy, những vườn tược bỏ hoang. Mà vườn tược vốn là góc sân trong của tâm tình Huế.

Đất hấp hối. Tiếng chuông Thiên Mụ đâu rồi? Những xác chết nằm vất vưởng khắp Huế chờ cuộc giải oan có còn đấy nằm nghe kinh? Những khu vườn Huế, cái làm nên chốn nghỉ, chốn riêng của Huế nay trở thànhnhững vườn quên lãng? Người ta vào đó để quên thay vì để nhớ?

Và cũng bởi vì cây không chết như người nên chúng là những nhân chứng sống động nhất. Cứ nhìn cây cối ở Huế, cứ hỏi cây cối thì biết Huế ra sao?

Nhưng còn có một nhân chứng sống động hơn nữa là nếu thấy ở nơi nào ở Huế, tự nhiên cỏ mọc xanh um khác thường, tự nhiên hoa lá dại cứ vồm lên xanh ngát.

Nó không cần phải nói như Trịnh Công Sơn, mà nó nói ngược lại, nói trớ trêu: Cỏ cố gắng mọc. Lúa cố gắng nhoi lên khỏi mặt đất khô như Trịnh Công Sơn viết...

Ở chỗ đó có bằng chứng của tội phạm. Hãy đào lên, đôi khi chỉ cần lấy tay cào đất lên, ở đó có xác người nằm chết đủ kiểu. Rất tiếc, tôi không có tài hoa như Trịnh Công Sơn để có thể sáng tác một bài ca về xác người nằm chết dưới đám cỏ xanh um.

Đâu đây đồng vọng cõi xa xưa

Thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ

(Bình Nguyên Lộc)

Cạnh đó có những căn nhà cháy trơ trụi với vài cái cột cháy nám. Nền đất xạm đen loang lổ những vết cháy nám. Vắng bóng người. Những căn nhà bốc mái hoặc những mái tôn cháy uốn cong như chiếc bánh đa nướng quá lửa.

Chỉ có sông Hương là không biết nói, không là nhân chứng, bởi vì nó không để lại dấu tích gì, bởi vì nó thuộc về thế giới các nhà thơ, nhà văn và đôi khi các nhà chính trị xứ Huế.

Và đó cũng là trường hợp Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn thường viết nhạc. Điều đó hẳn là như thế. Nhưng vào ngày 22/5/1969, sau khi Huế Mậu Thân trên một tuổi, mùi tang thương, nét ưu tư hẳn còn đâu đó. Có thể là lần đầu tiên Trịnh Công Sơn đã viết một bài văn nhan đề: Nghiêng tai nghe lại cuộc đời trên tờ Khởi Hành và nay cũng lại được đăng lại trên Khởi Hành, số 99/100, tháng 5/2006. Trịnh Công Sơn không hề nhắc một tiếng đến tết Mậu Thân Huế. Cũng nói đến cái chết, nhưng là những cái chết ở một nơi nào khác. Hãy đọc ông:

Tiếng khóc gào theo những đoàn xe GMC chở đầy những chiếc hòm sắp thẳng hàng. Tiểu đội kèn thổi lên điệu bi ai. Như vẫn thổi mỗi sớm mai trước căn nhà vĩnh biệt của bệnh viện. Đó là điều đã thấy, đã nghe nhưng không hiểu. Đời người quá nhỏ bé để phải chứa đầy từng ấy đau thương. Nỗi bất an có mặt trong từng ấy bữa ăn, giấc ngủ. Thành phố rồi cũng trở lại với nhịp cũ. Nhưng những cánh tay bằng hữu đã níu lại nhau chật vật hơn. Mỗi cử động nhỏ trong đời sống bây giờ là một cố gắng. Cỏ cố gắng mọc. Lúa cố gắng nhoi lên khỏi đất khô.

Và ông viết tiếp:

Sống bây giờ cũng là chờ đợi nghe ngóng tử thi. Bao lần khuất mặt đó không phải đếm bằng đầu những đốt tay mà bằng tóc người. Bằng tất cả tóc của những đứa con ngồi lại. Đếm không xuể, đếm hụt hơi. Bài ca quá dài, sức người không với tới.

Phần tôi chỉ hỏi ông và đám bạn bè ông: Tết Mậu Thân Huế, ông ở đâu?

Huế chết và không thấy dấu hiệu gì phục sinh. Những nữ sinh Huế với tà áo trắng thêm chiếc khăn tang thì còn đẹp nỗi gì? Những người có tiền của, người buôn bán đã bỏ Huế mà đi không thương tiếc. Quyết định dứt khoát ngoảnh mặt lại với Huế. Không thì ít ra cũng gửi con cái vào Sàigòn.

Miền đất đáng nguyền rủa với những bất hạnh chồng chất. Với lịch sử chĩu nặng vì hận oán và bất hạnh đủ thứ.

Những con đường lớn như Trần Hưng Đạo. Ở đấy, người ta còn nhìn thấy bảng hiệu Mỹ Dung và cạnh đó bảng hiệu Tân Tân. Ai ở Huế lâu năm là khắc biết. Bệnh viện Trung Ương Huế, đường Lê Lợi, Tòa Hành Chánh còn nguyên dấu vết đạn loang lổ. Chung quanh khu vực đại nội cũng vậy. Cửa Ngọ môn hai bên góc sụp hẳn xuống, có thể nhìn thông thống từ bên này qua suốt bên kia. Điện Thái Hoà tương đối còn lành lặn. Khu vực đường Hoàng Hoa Thám/Trương Định, nơi có Ty Ngân Khố, Kho Bạc. Việt Cộng cố thủ ở đó là nơi đã xảy ra những trận giao tranh ác liệt giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và Cộng sản. Vết tích chiến tranh đậm nét.

Huế nguyên trạng của dấu tích Mậu Thân.

Vào một sáng chủ nhật, tôi lò mò đi nhà thờ Phủ Cam, điều mà tôi chưa bao giờ làm mỗi lần đến Huế. Tôi chỉ còn nhớ con đường dốc nhỏ dẫn đến ngôi nhà thờ nhỏ như cái lòng bàn tay, cũng là cái nơi mà vài tháng trước đây, có 428 tên người trong đám họ được dẫn đi khoảng hơn 10 cây số, đến một vùng được gọi là khe Đá Mài. Họ không bao giờ có dịp trở lại. Họ là ai. Tôi không biết?

Cạnh đó, có hai linh mục ngoại quốc như đã nói ở trên đã đền tội. Cùng với 2 linh mục Bửu Đồng và Hoàng Ngọc Bang còn có hai sư huynh dòng La San lo việc dạy học. Họ có nằm trong tiêu chuẩn những người đáng bị giết không? Hỡi ông HPNT? Họ đã làm gì?

Chỉ đến cuối buổi lễ, sau khi vị linh mục khuất vào bên trong. Tiếng đọc kinh đang râm ran, đang đọc kinh: Ở dưới vực sâu.Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi. Xin Chúa hãy thẩm nhận lời tôi kêu van, hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin, nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được, bởi Chúa tôi hằng có lòng lành cùng vì lời Chúa tôi phán hứa.Giọng đọc kinh tự nó đã là những tiếng kêu gào rồi. Và càng về phần cuối của kinh đó nó biến thành những tiếng rên ư ử, không thoát ra được, như tắc nghẽn trong họng. Nó như tiếng ư ử của những con vật bị cắt tiết đến hồi cuối. Nó lây lan khắp cả nhà thờ từ trên bao lơn cung thánh chạy dài xuống cuối dãy nhà thờ.

Thật là không cầm lòng được khi phải nghe những tiếng rên như thế. Mà đã mấy tháng nay rồi chứ nào phải ít. Nhà thờ trắng xoá khăn tang từ trên xuống dưới. Không có mấy gia đình mà không có người chết.

Ai làm gì được cho họ? Ai xoa dịu được và ai đền bù và ai đã gây ra cái thảm cảnh này?

Cùng lắm chỉ có những giọt nước mắt thầm lặng của dân Huế The silent Tears cho những bà con của họ, anh em của họ, bạn bè của họ.

Khi ra đi không kịp chào nhau

Khi ra đi không kịp chúc nhau

Khi ra đi còn nhiều vướng bận

Xin gửi tới mùa xuân sắp đến

gửi lại anh em bè bạn âm thầm xót xa

gửi lại những người yêu sắp chia lìa

như đã biết các

em khóc với em hôm nào

mùa xuân sẽ đến

sẽ đi như anh, như gió

(Tô Đình Sự)

Hoàng Long Hải ghi:“Sau Tết Mậu thân, học trò lục tục đi học trở lại. Nhìn bọn chúng, tôi bỗng mất tinh thần. Lớp nào cũng vậy, hơn một nửa nam sinh mang băng tang đen trên áo còn nữ sinh thì bịt khăn chế ngang đầu. Con gái tuổi 15, 17 quấn khăn tang ngang đầu là một hình ảnh đau đớn não nề. Câu thơ của Xuân Diệu: ‘Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang’ chỉ có thể là cái đẹp trong văn chương, còn trong đời thực, đó là một hình ảnh đau thương xoáy vào tận đáy lòng nhân ái”.

Tại sao chỉ có mình Huế có tết Mậu Thân kèm theo cái mà tờ Time đăng lớn: The massacre of Hue. Đó cũng là câu tôi muốn hỏi Huế. Với 26 ngày đêm Cộng Sản chiếm đóng. Họ chỉ cần một ngày để chiếm Huế và khi ra đi để lại hơn 5000 thường dân chết. Một con số thường dân tử nạn cao nhất của cuộc chiến này. Không có sự tiếp tay của Huế, con số có thể là khác. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản đã lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà vợ lẽ hay tình nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàigòn như sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản. Chỉ trừ những thường dân Pháp vì De Gaulle đã công khai phê phán chính sách chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Phóng viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi.

Và theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, những người chết do hành động trừng phạt của quân Giải Phóngdành cho những người thực sự có tội. Hai, những người bị giết oan. Ba, những nạn nhân chết do Mỹ ném bom vào đám đông hoặc quân chính phủ bắn trả đũa khi phản kích.

Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành? Có thế nào nói rõ hơn được không? Theo ông phải định nghĩa: Thế nào là thực sự có tội? Hiểu theo văn mạch thì trừ những người chết vì bom Mỹ và những người bị đạn lạc do quân chính phủ bắn, những người còn lại là những kẻ thực sự có tội, đáng tội chết?

Chiếm Huế xong, họ đi từng nhà truy lùng những thành phần trên.

Thực sự có tội có phải là Stephen Miller (2) trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đã bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai dòng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống. Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu có cảm tình với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần Đình Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là gia đình gia đình ông giáo sư Trần Điền? Thực sự có tội có phải là gia đình vừa được nhắc ở trên bị mất 3 người con?

Phạm Văn Tường chỉ là một người gác dan cũng bị giết cùng với hai con nhỏ. Bà Nguyễn Thị Lao, bán thuốc lá lẻ cũng bị giết.(3)

Xin đặt lại vấn đề hai linh mục Guy và Urbain bị giết trong trường hợp nào? Tài liệu của D. Gareth Porter: The 1968, Hue Massacrecho rằng, theo Len Ackland, quân giải phóng đã trú đóng vùng Gia Hội trong suốt 26 ngày. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã làm điều gì đối với hai linh mục trên. Và nguồn tin của Agence Presse cho rằng hai vị linh mục đó đã trốn chạy khỏi tu viện trong ngày 25 tháng 2 để tránh các cuộc bỏ bom của quân đội Hoa Kỳ. Hai ngày trước khi quân giải phóng rời khỏi địa điểm tu viện. Cũng theo nguồn tin của Agence Presse, nơi hai vị linh mục này chết theo bác sĩ Vennema, bác sĩ người Gia Nã Đại cho biết dân làng cho biết nơi đây đã bị dội bom nặng nề bởi không quân Mỹ. Vậy phải chăng họ đã bị chết bởi bom đạn Mỹ?

Theo ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thì những người này thuộc thành phần nào? Đáng tội chết hay chết oan. Rồi những người như Lê Minh, tư lệnh chiến trường Huế Mậu Thân:“Dù bởi lý do nào đi nữa thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.” Và rồi kết quả ra sao? Theo ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đây là một cuốn hồi ký tâm huyết của ông Lê Minh, sau được đăng trên tiếng Sông Hương. Kết quả là ông đã nghỉ hưu, rồi sau đó ngã bịnh mà chết. Rồi tướng Trần Văn Quang có bị phê bình. Chính Ủy Lê Chương của mặt trận Trị Thiên về sau chuyển ngành làm Thứ Trưởng Giáo Dục?

Chẳng có một biện pháp gì cho những người trực tiếp trách nhiệm giết người tập thể ở Mậu Thân Huế.

Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được Thụy Khuê hỏi về trách nhiệm về vụ thảm sát ở Huế? Ông đã phủi tay trả lời:“Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ một cá nhân nào”. Như vậy là có biết cũng không nói. Vậy thì may ra còn lại các quý ông có tên sau đây cũng nên công khai hóa những hiểu biết về vụ tàn sát tết Mậu Thân ở Huế một lần cho xong. Chỉ có quý ông tham gia Mặt Trận mới đủ tư cách nói rõ ràng về trách nhiệm vụ thảm sát tết Mậu Thân ở Huế. Các ông không lên tiếng thì ai lên tiếng cho các nạn nhân ở Huế đây? Đó là quý ông Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Bảy Khiêm, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân, Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, Phan Nam, Nguyễn Thiết? Còn ai nữa Lê Văn Hảo, chủ tịch liên minh cùng với cùng với Đào thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó? Cũng không quên được quý ông Nguyễn Đắc Xuân, một nhà Huế học. Mong ông để dành một số thì giờ tìm hiểu xem ai trách nhiệm về vụ thảm sát những nạn nhân biết bị thảm sát trong Tết Mậu Thân ở Huế? Chưa hết, còn có Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình bảy Khiêm, Hoàng Phủ Ngọc Phan? Các ông có trách nhiệm nặng nề đối với Huế, ít nhất là cái trách nhiệm biết mà che dấu, không nói?

Qui tacet concentit: làm thinh là nhìn nhận, là đồng lõa. Có những lúc trong cuộc đời im lặng trở thành một lỗi và bổn phận nói lên là một điều bắt buộc. Một bắt buộc tinh thần, hay một bắt buộc đạo đức mà không ai được phép miễn trừ.

Trong khi đó Tiểu đoàn 10 chiến tranh chính trị ở Đà Nẵng. Xin nhấn mạnh rằng, mỗi một quân đoàn chỉ có một tiểu đoàn chiến tranh chính trị. Tiểu đoàn 10 do Thiếu tá Nguyễn Cao Đàm chỉ huy. Tất cả nguồn thông tin và tài liệu bá cáo của Tiểu Đoàn 10 này là bá cáo chính thức của chính phủ VNCH và cũng là nguồn cung cấp tin chính thức cho các phóng viên ngoại quốc. Theo báo cáo của Tiểu Đoàn 10 thì khác với lời giải thích của G. Porter, hai linh mục bị bắt buộc cởi bỏ áo chùng thâm và mặc đồ thường dân trước khi bị dẫn giải đến lăng Đồng Khánh? và bị giết ở đó. Nhưng vị linh mục đi nhận diện xác chết thì cho rằng, ông đã nhận ra hai người do quần áo nhả tu của họ.

Cũng vẫn tài liệu của D. Gareth Porter phản bác tất cả những con số mà theo bá cáo của Tiểu đoàn 10 chiến tranh chính trị đưa ra. Chẳng hạn số người bị dẫn đi từ nhà thờ Phủ Cam, rồi chết ở khe Đá Mài, theo tài liệu của Douglas Pike là 428. Nhưng Ngũ Giác Đài chỉ nói có 250. Ở Gia Hội, theo báo cáo của Tiểu đoàn 10, có 22 hố chôn tập thể với 200 xác. Nhưng theo Stewart Harris thì chỉ có từ 66 đến 150 xác, chỗ khác là 19 thay vì 77 theo tiểu đoàn 10. 29 xác tìm thấy ở khu lăng tẩm thay vì 201.

Tôi cũng muốn hỏi về cái chết của Lê Hữu Bôi, chủ tịch sinh viên Sàigòn về quê ăn tết? Ai đã giết anh? Bôi chỉ là một sinh viên quèn, tại sao anh ta đã bị chết thảm như vậy? Còn nhớ, theo nhà báo Viên Linh trên tờ Khởi Hành vào 18/5/1964, sau khi ông Cẩn bị hành quyết, ông chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi đã mời một phái đoàn báo chí ra Huế để cho đồng bào Huế biết rằng người bị xử bắn chính là ông Ngô Đình Cẩnnhư chúng tôi đã thấy tận mắt. Vì thế, một phái đoàn sinh viên cùng với một phái đoàn báo chí đã ra Huế để cho dân chúng Huế biết rõ rằng ông Ngô Đình Cẩn đã bị hành quyết tại Sàigòn vào ngày 9/5 là chuyện có thật. Bôi đã được Vĩnh Kha, chủ tịch sinh viên Huế đón tiếp. Vậy mà nay Bôi đã chết? Vĩnh Kha không chết? Ai trách nhiệm về cái chết này? Và nay thì Vĩnh Kha cũng đã chết ở Đà Nẵng vì mang trọng bệnh.

Hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường xem Lê Hữu Bôi có nằm trong thành phần có tội đáng phải chết không?

Nhớ đến Lê Hữu Bôi đế nhắc nhở chúng ta về những cái chết của Hùynh Phú Sổ, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trương Tử Anh, Nguyễn Quỳnh và bao nhiêu người khác nữa. Nhớ làm sao cho xuể. Tôi đã thích câu văn này. Xin trích ra. Ngắn và gọn và đủ nghĩa.

Sáng hôm sau, tôi nghe bố nói với mẹ: Việt Minh về. Ngay hôm đó, chúng tôi dọn lên Nam Định. Hôm đó là hôm nào. Hôm đó là năm 1953.(Trích Trần Lam Giang, Thái dịch Lý Đông A).

Tôi cũng muốn hỏi về cái chính quyền tạm thời (provisional authorities) là những ai với một bản danh sách những người họ coi làcruel tyrants and reactionary elementsnhư ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã quy định 3 thành phần. Ai đã có thể cho một danh sách đầy đủ đến như thế (the lists were detailed and extensive) Và chỉ có Huế mới thù Huế đến như vậy. Và cuộc bắt giữ và hạ sát đến hoàn hảo như vậy? Đã không để lọt lưới bất cứ người nào mà họ muốn bắt về cái tội crimes against the Vietnamese people.

Mặc dầu, tôi vẫn không tin vào những bản bá cáo của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ qua Tiểu đoàn 10 cũng như những phúc trình của Douglas Pike trong U.S mission in Việt Nam vẫn được coi là chính thức. Cùng lắm, tôi chỉ tin một nửa. Nhưng cũng đã đủ là bằng cớ tội phạm.

Douglas Pike là một thái cực. Và D. Gareth Porter là một thái cực khác. Cứ chặt mỗi bên một nửa, may ra tìm ra sự thật gần đúng.

Nhưng vẫn phải nhìn nhận rằng các hố chôn tập thể là có thật, ý nghĩa nhất. Có thể trong đó có chôn cả những binh đội quân Giải phóng và thường dân chết vì bom đạn Mỹ.

Để có được mức độ chính xác hơn, tôi đã liên lạc trực tiếp bác sĩ Dương Hồng Huy, người có trách nhiệm đi khảo sát, kiểm kê những xác chết của Tiểu Đoàn 10, chiến tranh chính trị. Tôi đã hỏi anh ấy hai điều: anh cho biết những con số đưa ra là chính xác không? Có gì để kiểm chứng? Về điểm này, anh ấy cho biết rằng không trực tiếp đi đếm xác chết và cũng không phải việc của anh ấy. Chỉ đi ghi nhận rồi làm báo cáo. Phải tin vào những người thừa hành chứ. Thứ hai, anh có nhìn và quan sát tận mắt là các xác nạn nhận, có nhiều trường hợp như bị chôn sống, bị trói vào nhau rồi hạ sát không? Bác sĩ Huy xác nhận có thấy xác các nạn nhân bị trói vào nhau. Tôi lại gặng hỏi lần nữa. Xin nói thật, đừng có thói quen nói đùa, nói theo lương tâm là họ có bị trói vào nhau, rồi bị hạ sát không? Trả lời có bị trói.

Vậy là đủ!

(2):Giải thưởng Stephen H. Miller− Bạn học cùng khoá (1962) với Stephen H. Miller tại đại học Haverford (Philadelphia) đặt giải thưởng tưởng nhớ Miller cho sinh viên Khoa học Chính trị Haverford phát huy tinh thần dấn thân phục vụ xã hội mà Stephen Miller đã nêu gương và thiệt mạng khi công tác phát triển làng quê tại Việt Nam

(3): Trích tóm lược trong Viet Nam của Karnow, từ trang 318-326.

Nguyễn Văn Lục

*** Xem thêm bài về Tết Mậu Thân của Trần Giao Thuỷ:

Danh sách thường dân bị cộng sản thảm sát trong dịp Tết Mậu Thân tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – p1

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – p2

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – kết

 

23 Tháng Ba 201712:55 CH(Xem: 17249)
Đêm Xuân nằm mộng mơ màng, Hằng Nga cung Quảng rộn ràng đón ta. Ngắm trăng say đắm thiết tha, Nhìn đôi hạc trắng bay xa tít trời.
23 Tháng Ba 201712:47 CH(Xem: 10901)
Tiếc thay, Bảo Đại trên thực tế đã không bao giờ trực tiếp điều hành chính phủ trong vai trò Thủ tướng. Và như thường lệ,
18 Tháng Ba 201711:04 CH(Xem: 18347)
Cám ơn nhạc sĩ Nguyên Phan đã khoác áo Hoàng Hậu cho những lời thơ dễ thương của Tưởng Dung. Và với người viết cùng một số bạn bè trong nhóm “trà đạo” đang tâm đắc thả hồn ngồi nghe “lời ru bình yên”
18 Tháng Ba 201710:55 CH(Xem: 18884)
Phượng trên cành nói gì với gió Một thời để nhớ một thời xa Mưa học trò ngang qua cửa lớp Mắt em buồn có phải vì ta!
18 Tháng Ba 20178:44 SA(Xem: 16550)
Tháng ba xa ngút ngàn ấy anh đi Bỏ lại em và vùng quê bom đạn Rẫy mía lau nhuộm hoàng hôn tím ngát Rặng tre già run rẩy gió lao xao.
18 Tháng Ba 20178:36 SA(Xem: 16646)
Có anh rồi ngày tháng đẹp như tranh… Lãng đãng như sương… ầm ào như sóng… Tình yêu anh mênh mang biển rộng Có anh rồi cứ ngồi nghĩ bâng quơ!
18 Tháng Ba 20171:38 SA(Xem: 17529)
... kể từ ngày Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến đặt tay lên Đoàn kỳ đọc lời tuyên hứa – tinh thần hướng đạo dường như đã trở thành hơi thở của cuộc đời anh.
17 Tháng Ba 201711:48 CH(Xem: 17401)
Thôi còn đâu những tháng ngày, Có Xuân, có nắng làm say lòng mình? Ở đây cây cỏ vô tinh Em nghe hạnh phúc ko6ng hình thoảng bay
17 Tháng Ba 201711:58 SA(Xem: 17209)
Tháng ba ngọn cỏ đong đưa Nắng Xuân nhẹ bước chân vừa lối quen Xuân phân đánh lửa tối đèn Thanh minh trời sáng cỏ mềm đạp thanh...
17 Tháng Ba 201711:39 SA(Xem: 17836)
Ai có hiểu cho lòng ai thương cảm? Xót xa nhìn đất nước quá điêu linh Mong sao nắng bình minh, đời tươi sáng Để muôn dân êm ấm… sống thanh bình
16 Tháng Ba 20171:22 CH(Xem: 18702)
Tưởng rằng Xuân đến hết Đông, Sáng nay thấy tuyết mênh mông đầy trời. Nhìn hoa ủ rũ tơi bời, Xót thương hoa thắm cuộc đời truân chuyên.
16 Tháng Ba 20171:15 CH(Xem: 9079)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
11 Tháng Ba 201711:27 CH(Xem: 11875)
Hình như Phương Dung cũng đang ở một nơi nào đâu đó thầm lặng chào Thầy, chào các anh chị lần cuối với nụ cười ngây thơ của một thuở Ngô Quyền?
11 Tháng Ba 20171:26 SA(Xem: 17992)
Giờ hồi tưởng lại, tôi thầm cảm ơn những “nhân vật kỳ tài” trong gia đình Hướng Đạo Biên Hòa xưa. Anh chị đã trao tặng cô em cơ hội, được tung tăng vui đùa thỏa thích trong thế giới trẻ thơ…
11 Tháng Ba 201712:40 SA(Xem: 17766)
Sáng: Chạy vào Yahoo, check mail lúng túng. Bạn bè hiện ra, lời chúc thân thương. Những người bạn thân ở khắp muôn phương Tình ảo thật, vấn vương ngày sinh nhật
10 Tháng Ba 201711:43 SA(Xem: 18935)
Ly cà phê đã cạn Đau đáu một dòng sông Sông sao lắm thác ghềnh! Bao giờ ra biển lớn? Ly cà phê đã cạn Sao nỗi nhớ vẫn đầy
10 Tháng Ba 201711:35 SA(Xem: 17792)
Đứng bâng khuâng ngắm cành hoa chớm nụ Từng cánh nhung chúm chím hé môi cười Nghe xa xa, chập chùng cơn sóng vỗ Đàn hải âu tung cánh phía chân trời
10 Tháng Ba 20171:25 SA(Xem: 14488)
. Xã hội bây giờ tiến bộ nhiều mặt. Người phụ nữ đã được sống xứng đáng với vai trò của mình. Nhưng còn biết bao người phụ nữ trên thế giới vẫn chịu thiệt thòi, đau khổ vì những hủ tục trên xứ sở của mình.
09 Tháng Ba 20171:12 CH(Xem: 15799)
Tháng ba lòng buồn tái tê Đất bằng sóng cuộn tư bề lửa binh Tan rồi giấc mộng cuồng chinh Mùa Xuân dấu mặt rập rình nhớ thương...
09 Tháng Ba 20171:05 CH(Xem: 19357)
Đêm nào mình thăm Phố Cổ Hội An Tên sông Hoài làm đôi ta thêm nhớ Sông không đủ dài cho đêm trăn trở Đã xa đâu sao nhớ cứ thêm đầy?
09 Tháng Ba 201712:52 CH(Xem: 17513)
Thân cát bụi, trở về cát bụi, Mớ tro tàn, theo sóng biển nhấp nhô, Đời phù du, kiếp sống vô thường, Buông thả hết, chúc Ông đi... đến nơi... Ông muốn đến!
09 Tháng Ba 201712:44 CH(Xem: 17133)
Ta mơ trở ngược dòng đời, Những ngày thân ái thuở thời học sinh. Mùa Xuân đón Tết linh đình, Phố phường tấp nập Ta, Mình rong chơi.
04 Tháng Ba 20174:36 CH(Xem: 18596)
sống trọn cho nhau từng phút tình yêu không chỗ bắt đầu tình yêu không hồi kết thúc vườn xuân miên viễn nhiệm mầu.
04 Tháng Ba 20174:22 CH(Xem: 15313)
Tin cây cầu Gành bị gãy hai nhịp làm con tim của những người sinh trưởng tại Biên Hòa hay những ai từng làm việc tại thủ phủ miền Đông này không tránh khỏi đau nhói.
03 Tháng Ba 201712:26 CH(Xem: 28521)
Có nhiều món ăn bình dân được làm từ dế như: dế rang muối ớt, dế nướng than hồng, dế chiên nước mắm, dế kho tiêu hay dế trộn gỏi v.v…
03 Tháng Ba 201712:26 CH(Xem: 18002)
Đếm mùa xuân trôi qua bằng nhung nhớ Trên cội mai vàng, trên cỏ xanh non Hoa vàng cỏ xanh chan hòa rực rỡ Sao tay ta mười ngón mãi u sầu.
03 Tháng Ba 20171:43 SA(Xem: 16019)
Bác đi bình yên nghe Bác, Bác đã là một người lính gương mẫu, một người con hiếu, một người chồng tốt, một người cha toàn hảo.
03 Tháng Ba 201712:22 SA(Xem: 9536)
Người viết chỉ ghi chép và hệ thống lại quá trình hình thành – phát triển phong trào hướng đạo Biên Hòa, từ những lời kể theo trí nhớ của những cựu hướng đạo sinh.
02 Tháng Ba 201710:24 CH(Xem: 18317)
Tháng ba hoa bưởi vời trông Hương thơm tinh khiết ngập lòng yêu thương Chở hoa đi khắp phố phường Mưa Xuân lất phất nhượng đường em qua...
02 Tháng Ba 20171:39 CH(Xem: 16984)
Làm sao giữ được những làn hương Thuở mới yêu nhau đẹp lạ thường Hương vị ngọt ngào như mật ấy Nhẹ nhàng quyến rũ khắp ngàn phương
02 Tháng Ba 20171:34 CH(Xem: 16724)
Xôn xao ngọn gió xuân mời gọi Tí tách bên hiên giọt mưa Xuân Thì thầm bên tai lời mật ngọt Yến oanh trao đổi khúc ái ân
02 Tháng Ba 20171:20 CH(Xem: 17453)
Mưa Xuân lất phất ngoài trời, Cho cây đơm lộc cho đời thắm tươi. Đưa ta về tuổi đôi mươi, Đời không băng giá miệng cười đắm say.
02 Tháng Ba 20171:07 CH(Xem: 9154)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 201711:45 CH(Xem: 18479)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
25 Tháng Hai 201711:40 CH(Xem: 20141)
Mừng ngày Dương lão có trên đời Ân Phước gần kề tám chục thôi Nền nếp duy trì câu thệ ước Gia phong gìn giữ chữ giao bôi Văn thơ lai láng tràn muôn chốn Ý tứ dồi dào trải khắp nơi
25 Tháng Hai 201710:29 SA(Xem: 19407)
Theo tôi, trong Duyên Anh có hai con người. Nếu muốn cũng có thể bảo rằng hai con người đó tượng trưng cho hai mặt tốt và xấu của Duyên Anh.
25 Tháng Hai 201712:29 SA(Xem: 16729)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
25 Tháng Hai 201712:16 SA(Xem: 10724)
Thế là xong kiếp người. Khóa 8 CHS NQ BH là lại vắng thêm người bạn....Xin họp mặt năm sau, 2018, không có chiếc ghế trống vắng nào nữa...
24 Tháng Hai 20173:16 CH(Xem: 15637)
Sau hơn 40 năm dài xa cách, sáng thứ Bảy 18/02/2017 thầy Phạm Tấn Bình từ nước Mỹ trở lại Biên Hòa thăm học trò xưa.
24 Tháng Hai 201712:33 CH(Xem: 17731)
Thư gửi đi…em tự nhủ với lòng Người đã xa…xa tận cùng góc bể Buổi xuân về rưng rưng mắt lệ Áng mây buồn tím ngắt nhớ thiên thu
24 Tháng Hai 201712:22 CH(Xem: 17197)
Tháng giêng rồi sẽ đi qua Những ngày Xuân ấm lượt là ngủ say Tháng hai thức giấc trên tay Nắng khô hanh lại tìm hoài giọt mưa.
22 Tháng Hai 201712:37 CH(Xem: 9677)
Gửi người bạn đã ra đi, Lòng buồn chất ngất viết chi bây giờ? Nghe tin Bạn mất đâu ngờ, Thất tuần của Bạn Ta giờ chia xa.
22 Tháng Hai 201712:06 CH(Xem: 17182)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
17 Tháng Hai 201712:24 SA(Xem: 17490)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Lam Phương -- Hợp Ca: Thanh Trúc & Như Loan) Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Hai 201711:24 CH(Xem: 17356)
Gìn giữ và tạo thêm công việc làm tốt ở Mỹ thì hợp lý, có nhiều lợi ích, mau chóng và được lòng dân hơn là mang sweet shop trở lại Mỹ
16 Tháng Hai 201711:12 CH(Xem: 16081)
Con gà điều không còn đem tiền bạc về cho lão nữa rồi. Nó đã... lên mây như lão từng khoác lác. Thế là "Giấc Mộng Kê Vàng" (*) của lão xem như chấm dứt rồi !!!... ./.
16 Tháng Hai 20171:22 CH(Xem: 18735)
Xuân không thắm nụ hoa vàng Mùa xuân hoa trắng ngỡ ngàng xiết bao Đón xuân ta những tuôn trào Bao nhiêu dòng lệ thương đau suốt đời
15 Tháng Hai 20179:00 CH(Xem: 14333)
Bạn bè lâu ngày không gặp, hôm nay cũng là dịp để vui vẻ bên nhau, tiệc tàn mà vẫn còn lưu luyến lúc chia tay ...
15 Tháng Hai 20171:43 CH(Xem: 17582)
Ngày Valentine, đứng trước cửa hàng hoa... Những đóa hoa tươi trông mượt mà, Màu đỏ cho đời thêm sắc thắm, Tô điểm cho ngày "Yêu" thiết tha.
15 Tháng Hai 20171:37 CH(Xem: 17318)
Vậy thì cứ xa... cứ xa... cứ xa nhé: Tình yêu vô vọng và tình bạn mù khơi, tít tắp của tôi ơi!
15 Tháng Hai 20171:28 CH(Xem: 17845)
Đời người quý một chữ tình, Công Cha nghĩa Mẹ nuôi mình tới nay. Bảo ban dạy dỗ tình Thầy, Gia đình bè bạn những ngày bên nhau.
15 Tháng Hai 201712:10 SA(Xem: 10615)
Hôm nay họp mặt mừng vui Bốn mươi bằng hữu ngọt bùi bên nhau Thời gian thắm thoát qua mau Năm tư năm đã đậm màu gió sương.
14 Tháng Hai 20171:27 SA(Xem: 15618)
Mấy chục năm dài dằng dặc trôi qua, anh và nàng mới kết nối xong sợi tơ hồng đứt đoạn nhiều phen. Cám ơn Trời- Phật- Chúa đã ban phước lành cho cả hai.
10 Tháng Hai 201710:55 CH(Xem: 14601)
Cám ơn hội AHBH đã tổ chức một ngày họp mặt nhiều nghĩa đầu năm. Chúc cho hội nhà càng ngày càng vững mạnh.
10 Tháng Hai 20177:33 CH(Xem: 20062)
Hình ảnh cuối cùng của Phương Dung đọng lại trong tôi, là bạn tôi vẫn xinh tươi – duyên dáng – đẹp rạng ngời …
10 Tháng Hai 201712:08 CH(Xem: 18075)
Mùa xuân dang rộng tay Nối liền trời và đất Bằng muôn hoa khoe sắc Chao cánh én lượn bay
10 Tháng Hai 201711:55 SA(Xem: 17177)
Hội ngộ, mừng Xuân tiệc tưng bừng... Những bản hùng ca, đôi mắt rưng, Biên Hòa hiện về thời chinh chiến, Trao nhau tình thân ly rượu mừng.
10 Tháng Hai 201711:40 SA(Xem: 17592)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Mùa Xuân Đầu Tiên" Tuấn Khanh-Văn Cao - Hương Lan & Ánh Tuyết trình bày
10 Tháng Hai 201711:30 SA(Xem: 17357)
Mỗi năm họp mặt có lần Đầu năm gặp gỡ nắng Xuân gọi mời Bạn bè còn ngần ấy thôi Năm mươi năm đã tóc trôi muộn phiền.
10 Tháng Hai 201711:25 SA(Xem: 15778)
Dân ở cái xóm chài ven biển này ghét cay ghét đắng con gà nòi lông điều (đỏ) của tay tư Nhị lắm! Ở nơi khác nào đó có lẽ họ đã tìm cách... thịt nó rồi!
09 Tháng Hai 20171:01 CH(Xem: 18472)
Thướt tha ngàn xuân mới, Dáng ngọc, nét son tươi, Cùng nhân gian hò hẹn, Vui cho thỏa đất trời...
09 Tháng Hai 201712:49 CH(Xem: 17613)
Xuân về rồi tiễn Xuân đi, Mỗi Xuân thêm tuổi ước chi trẻ nhiều. Đầu Xuân xin chúc đôi điều, Thân tâm an lạc xế chiều tha hương.
03 Tháng Hai 20172:19 CH(Xem: 18989)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
03 Tháng Hai 20173:33 SA(Xem: 16397)
Thế nào là Xuân Xuất Thế Gian? Đó là Mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người,
03 Tháng Hai 201712:11 SA(Xem: 17625)
Cám ơn đời, cho tôi mỗi sáng là một nụ cười đón chào ngày mới Cám ơn các con, các cháu luôn yêu thương và kính trọng.
02 Tháng Hai 20173:47 CH(Xem: 23317)
hôm nay đầu năm mới em dậy sớm hơn nè… cùng anh đi lễ Phật.. chờ em một chút nhe… em ngồi trước gương soi một chút thôi… điệu đàng muốn vẽ thêm màu mắt… màu mắt nâu dịu dàng
02 Tháng Hai 20172:32 CH(Xem: 17530)
Xuân đi Xuân đến trong đời, Tình Xuân vẫn thắm như thời trẻ thơ. Nàng Xuân tươi đẹp trong mơ, Mai, Đào, Huệ, Cúc nguồn thơ Xuân tình...
02 Tháng Hai 20174:27 SA(Xem: 17002)
Chiều nay mưa nặng hạt rơi Sáu ngày Tết nhớ cuốn trôi muộn phiền Em còn vui hết tháng giêng Dư âm ngày Tết Xuân viền mến thương.
02 Tháng Hai 20172:23 SA(Xem: 15065)
Còn chưa đầy 3 ngày nữa, cuộc họp mặt thường niên đầu năm của Hội Ái Hữu Biên Hòa khai mạc. Nhà hàng Paracel Seafood sẽ chào đón hàng trăm đồng hương Biên Hòa về tham dự.
02 Tháng Hai 20171:37 SA(Xem: 24320)
Còn đường em cứ việc đi, Em theo đường tắt anh thì vòng quanh, Vượt qua cõi tạm đua tranh, Bến mê hỷ nộ chạm ranh đôi bờ,
01 Tháng Hai 20172:38 CH(Xem: 17508)
Phượng bay lên một khoảng trời thinh lặng, Chốn hư vô chào đón chị đầu xuân. Mai nở vàng nhưng bóng ai thấp thoáng, Ẩn hiện về trong giấc mơ mùa xuân.
01 Tháng Hai 20172:22 CH(Xem: 17005)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
27 Tháng Giêng 20174:43 SA(Xem: 10073)
Nhân dịp thầy Phạm ngọc Quýnh đến San Jose ăn Tết với gia đình Quỳnh Thư và cũng qua lời nhắc nhở của thầy Hiệp đến anh Xương
27 Tháng Giêng 20174:34 SA(Xem: 17659)
Tuổi gà thì phải bươn chải để kiếm ăn nhưng cũng không cực nhiều, và cuối cùng thì cũng tai qua nạn khỏi. Không biết những điều tiên đoán về tương lai định mệnh theo 12 con giáp này có đúng không
27 Tháng Giêng 20174:27 SA(Xem: 17644)
Tết xưa xa ngái. Ký ức ở trong tôi nên chỉ là gang tấc, mà cớ gì tôi cứ mãi miết vòng vèo, lan man nhặt từng bước chậm ... Có gì đâu, ngày còn thơ ... tôi đi chơi tết chút mà!
27 Tháng Giêng 20174:12 SA(Xem: 19280)
Những con gà Việt Nam ở rất xa quê nhà vẫn chưa bao giờ quên quê cha đất tổ, ngày Tết bên tai lúc nào cũng văng vẳng tiếng vó ngựa Quang Trung của mùa Xuân Kỷ Dậu 1789.
26 Tháng Giêng 201710:47 CH(Xem: 17426)
Nao nao đông hết lại thêm buồn Dẫu có bên trời sợi nắng vương Lầm lũi rặng xoan đà trụi gốc Trần phơi làn thủy mới trơ nguồn
26 Tháng Giêng 201710:38 CH(Xem: 17739)
Em gánh mùa xuân gởi chốn nào? Môi hồng cười mỉm nụ xôn xao Ngoài vườn hoa nở bừng hương sắc Ong bướm rập rờn nhẹ cánh chao
26 Tháng Giêng 201710:30 CH(Xem: 17570)
Xuân Đinh Dậu, chúc mọi người vui hưởng Một mùa Xuân an lạc, vạn điều may Sang năm mới, hạnh thông, đầy sức khỏe Nơi xứ người cùng nhắp chén men say
25 Tháng Giêng 20171:50 CH(Xem: 17336)
Tuổi Xuân thuở đó xa mờ, Đầu xanh giờ bạc, mắt giờ kém tinh. Nhớ ngày còn tuổi học sinh, Lang thang khắp chốn thỏa tình rong chơi.
25 Tháng Giêng 20171:43 CH(Xem: 17884)
Chiều đứng trên cầu nhìn qua thành phố, Đèn đã lên... đủ cở, đủ màu. Một đêm bắt đầu, ôi đẹp làm sao! Biên Hòa thân thương dâng trào sức sống.
25 Tháng Giêng 20171:38 CH(Xem: 16056)
CHÚC vui Xuân thắm đến mọi nhà MỪNG ngày nắng ấm đất nở hoa NĂM cũ đã qua cùng thắng lợi MỚI đó một năm đã thấy già.
25 Tháng Giêng 20171:31 CH(Xem: 8003)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 20177:09 SA(Xem: 30784)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
20 Tháng Giêng 201711:23 CH(Xem: 22775)
Website Ngô Quyền Mái nhà ấm êm. Văn thơ trao đổi. Không quên gửi tới Một bài thật hay. Đủ mọi đề tài Về Ban Biên Tập Tháng 7/17 họp mặt. Tuyển tập phát hành Hưởng niềm vui chung Ngô Quyền Trung học.
20 Tháng Giêng 201710:02 CH(Xem: 16209)
Gửi tặng cho nhau một bài thơ. Tình Xuân dào dạt ý mong chờ. Về lại Biên Hòa, Cù Lao Phố. Ngô Quyền ngày ấy, thuở mộng mơ.
20 Tháng Giêng 20179:08 CH(Xem: 17091)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức MÙA XUÂN NÀO LÀ TA VỀ -- Nhạc Lam Phương--Hợp Ca:Thái Châu, Hương Lan; Phương H. Quế Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Giêng 201712:54 CH(Xem: 17683)
Trời đã vào xuân! Trời đã vào xuân! Sáng nay ùa về cơn gió chướng Ngõ vắng thênh thang mỏng manh làn sương sớm Những nụ mai e ấp ngỡ ngàng
19 Tháng Giêng 20171:10 CH(Xem: 24032)
Anh nằm đó muôn đời không tiếc nuối, Vầng trăng xưa vẫn sáng, ánh trăng vàng. Khuyết một chút trăng đưa tiễn anh đi, Chút hoài niệm về một ngày xa khuất.
19 Tháng Giêng 20171:02 CH(Xem: 18376)
Cây bên đường trơ cành như những bộ xương! Đứng lặng lẽ mặc tình sương tuyết phủ! Mùa Đông ở đây không có gì thích thú! Chỉ có nỗi buồn hoài vọng cố hương!
19 Tháng Giêng 201712:57 CH(Xem: 16632)
GÀ kêu cục tác thanh âm VÀNG lên ánh mắt âm thầm nhớ nhung GÁY vang trời đất mông lung SÁNG trong hơi thở bão bùng nắng mưa.
19 Tháng Giêng 201712:49 CH(Xem: 18781)
Quê hương xứ Bưởi yêu ơi! Bao năm cách trở đôi nơi chưa về. Dòng sông tuổi nhỏ tóc thề, Tìm đâu thấy nữa, não nề nhớ thương. Hè về kỷ niệm còn vương, "1" Nhớ Hoa Phượng đỏ cổng trường ngày xưa."2"
19 Tháng Giêng 201712:46 CH(Xem: 19373)
Dù ai buôn bán đâu đâu, Mười hai tháng tới, nhớ về Hui Ton. Dù ai buôn bán trăm nghề, Mười hai tháng hai, rủ nhau mà về.
19 Tháng Giêng 201712:43 CH(Xem: 8227)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
19 Tháng Giêng 201712:19 CH(Xem: 28310)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức MÙA XUÂN LÁ KHÔ - Nhạc Trần Thiện Thanh - Thảo Sương trình bày
18 Tháng Giêng 201711:46 SA(Xem: 16424)
Dù ủng hộ hay chống đối, tất cả mọi người đều phải nhìn nhận Donald Trump là một con người khác thường theo cả hai hướng, tích cực (phi thường) và tiêu cực (tầm thường).
14 Tháng Giêng 201711:29 CH(Xem: 17441)
Khép, mở ... cửa ngõ trần gian miệt mài ngàn năm vẫn vậy khép lại nơi này, mở ngõ nơi kia và cứ thế làm cho trần gian ồn ào tiếng cười tiếng khóc
14 Tháng Giêng 20171:04 CH(Xem: 19242)
Gia đình tan nát lầm than, Làm sao giải quyết dân oan đầy đường. Mọi người sống với yêu thương, Như trong giấc ngủ em đương say nồng.
14 Tháng Giêng 20179:35 SA(Xem: 18269)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TAN VỠ - Nhạc Lam Phương - Mỹ Thể trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
14 Tháng Giêng 201712:09 SA(Xem: 18260)
Người đi hồi tháng chạp, mưa Tôi về bến cũ, sông xưa lở bồi Mà như trời đất và tôi Vẫn còn trăm mối nợ đời trả vay