Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy

09 Tháng Hai 201712:36 CH(Xem: 11712)
GS. Nguyễn Văn Lục - Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy

Cuộc thảm sát tết Mậu Thân Huế & Những phi lý của cuộc chiến ấy


blank

Cũng có khi nào anh trở lại

Mai đây mốt nọ biết đâu chừng

Và có một lời anh sẽ nói

Giữ dùm nhau một chút hồn chung

(thơ Vũ Hữu Định)

Huế 3 tháng sau tết Mậu Thân

Khoảng tháng 6, sau Tết Mậu Thân, tôi ra Huế trên chiếc phi cơ DC4, 4 cánh quạt của Hàng Không Việt Nam. Nhớ lại tháng 6 năm 1963, tôi cũng ra Huế như thế. Cứ sự việc xảy ra xong đâu đấy thì tôi lại có mặt. Nắng tháng sáu như đổ lửa. Huế hoang tàn xơ xác. Đường vào thành phố bụi ngầu. Nhà nào cũng có những mất mát.

Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu. Mấy em nhỏ đó, rủ nhau đi coi ở đài phát thanh Huế. Tất cả năm em. Lúc về chỉ còn lại hai. 3 em đã để xác lại. Đến Tết Mậu Thân, cũng gia đình ấy, họ đã mất đi 3 người con và một người cháu. Một tang thương như thế, nói gì cũng vô ích.

Những nỗi buồn giăng giăng, phủ kín bầu trời Huế. Huế thực sực chưa vực dậy sau cơn đại loạn. Dấu vết chiến tranh còn in rõ. Nhất là trên mặt người dân Huế.

Nhưng cái buồn, cái khốn khổ của Huế, nay không ai làm thơ được nữa.

Những cây chuối ngã gục, những cây cọ bị bắn cháy, những cành cây gẫy, những vườn tược bỏ hoang. Mà vườn tược vốn là góc sân trong của tâm tình Huế.

Đất hấp hối. Tiếng chuông Thiên Mụ đâu rồi? Những xác chết nằm vất vưởng khắp Huế chờ cuộc giải oan có còn đấy nằm nghe kinh? Những khu vườn Huế, cái làm nên chốn nghỉ, chốn riêng của Huế nay trở thànhnhững vườn quên lãng? Người ta vào đó để quên thay vì để nhớ?

Và cũng bởi vì cây không chết như người nên chúng là những nhân chứng sống động nhất. Cứ nhìn cây cối ở Huế, cứ hỏi cây cối thì biết Huế ra sao?

Nhưng còn có một nhân chứng sống động hơn nữa là nếu thấy ở nơi nào ở Huế, tự nhiên cỏ mọc xanh um khác thường, tự nhiên hoa lá dại cứ vồm lên xanh ngát.

Nó không cần phải nói như Trịnh Công Sơn, mà nó nói ngược lại, nói trớ trêu: Cỏ cố gắng mọc. Lúa cố gắng nhoi lên khỏi mặt đất khô như Trịnh Công Sơn viết...

Ở chỗ đó có bằng chứng của tội phạm. Hãy đào lên, đôi khi chỉ cần lấy tay cào đất lên, ở đó có xác người nằm chết đủ kiểu. Rất tiếc, tôi không có tài hoa như Trịnh Công Sơn để có thể sáng tác một bài ca về xác người nằm chết dưới đám cỏ xanh um.

Đâu đây đồng vọng cõi xa xưa

Thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ

(Bình Nguyên Lộc)

Cạnh đó có những căn nhà cháy trơ trụi với vài cái cột cháy nám. Nền đất xạm đen loang lổ những vết cháy nám. Vắng bóng người. Những căn nhà bốc mái hoặc những mái tôn cháy uốn cong như chiếc bánh đa nướng quá lửa.

Chỉ có sông Hương là không biết nói, không là nhân chứng, bởi vì nó không để lại dấu tích gì, bởi vì nó thuộc về thế giới các nhà thơ, nhà văn và đôi khi các nhà chính trị xứ Huế.

Và đó cũng là trường hợp Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn thường viết nhạc. Điều đó hẳn là như thế. Nhưng vào ngày 22/5/1969, sau khi Huế Mậu Thân trên một tuổi, mùi tang thương, nét ưu tư hẳn còn đâu đó. Có thể là lần đầu tiên Trịnh Công Sơn đã viết một bài văn nhan đề: Nghiêng tai nghe lại cuộc đời trên tờ Khởi Hành và nay cũng lại được đăng lại trên Khởi Hành, số 99/100, tháng 5/2006. Trịnh Công Sơn không hề nhắc một tiếng đến tết Mậu Thân Huế. Cũng nói đến cái chết, nhưng là những cái chết ở một nơi nào khác. Hãy đọc ông:

Tiếng khóc gào theo những đoàn xe GMC chở đầy những chiếc hòm sắp thẳng hàng. Tiểu đội kèn thổi lên điệu bi ai. Như vẫn thổi mỗi sớm mai trước căn nhà vĩnh biệt của bệnh viện. Đó là điều đã thấy, đã nghe nhưng không hiểu. Đời người quá nhỏ bé để phải chứa đầy từng ấy đau thương. Nỗi bất an có mặt trong từng ấy bữa ăn, giấc ngủ. Thành phố rồi cũng trở lại với nhịp cũ. Nhưng những cánh tay bằng hữu đã níu lại nhau chật vật hơn. Mỗi cử động nhỏ trong đời sống bây giờ là một cố gắng. Cỏ cố gắng mọc. Lúa cố gắng nhoi lên khỏi đất khô.

Và ông viết tiếp:

Sống bây giờ cũng là chờ đợi nghe ngóng tử thi. Bao lần khuất mặt đó không phải đếm bằng đầu những đốt tay mà bằng tóc người. Bằng tất cả tóc của những đứa con ngồi lại. Đếm không xuể, đếm hụt hơi. Bài ca quá dài, sức người không với tới.

Phần tôi chỉ hỏi ông và đám bạn bè ông: Tết Mậu Thân Huế, ông ở đâu?

Huế chết và không thấy dấu hiệu gì phục sinh. Những nữ sinh Huế với tà áo trắng thêm chiếc khăn tang thì còn đẹp nỗi gì? Những người có tiền của, người buôn bán đã bỏ Huế mà đi không thương tiếc. Quyết định dứt khoát ngoảnh mặt lại với Huế. Không thì ít ra cũng gửi con cái vào Sàigòn.

Miền đất đáng nguyền rủa với những bất hạnh chồng chất. Với lịch sử chĩu nặng vì hận oán và bất hạnh đủ thứ.

Những con đường lớn như Trần Hưng Đạo. Ở đấy, người ta còn nhìn thấy bảng hiệu Mỹ Dung và cạnh đó bảng hiệu Tân Tân. Ai ở Huế lâu năm là khắc biết. Bệnh viện Trung Ương Huế, đường Lê Lợi, Tòa Hành Chánh còn nguyên dấu vết đạn loang lổ. Chung quanh khu vực đại nội cũng vậy. Cửa Ngọ môn hai bên góc sụp hẳn xuống, có thể nhìn thông thống từ bên này qua suốt bên kia. Điện Thái Hoà tương đối còn lành lặn. Khu vực đường Hoàng Hoa Thám/Trương Định, nơi có Ty Ngân Khố, Kho Bạc. Việt Cộng cố thủ ở đó là nơi đã xảy ra những trận giao tranh ác liệt giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và Cộng sản. Vết tích chiến tranh đậm nét.

Huế nguyên trạng của dấu tích Mậu Thân.

Vào một sáng chủ nhật, tôi lò mò đi nhà thờ Phủ Cam, điều mà tôi chưa bao giờ làm mỗi lần đến Huế. Tôi chỉ còn nhớ con đường dốc nhỏ dẫn đến ngôi nhà thờ nhỏ như cái lòng bàn tay, cũng là cái nơi mà vài tháng trước đây, có 428 tên người trong đám họ được dẫn đi khoảng hơn 10 cây số, đến một vùng được gọi là khe Đá Mài. Họ không bao giờ có dịp trở lại. Họ là ai. Tôi không biết?

Cạnh đó, có hai linh mục ngoại quốc như đã nói ở trên đã đền tội. Cùng với 2 linh mục Bửu Đồng và Hoàng Ngọc Bang còn có hai sư huynh dòng La San lo việc dạy học. Họ có nằm trong tiêu chuẩn những người đáng bị giết không? Hỡi ông HPNT? Họ đã làm gì?

Chỉ đến cuối buổi lễ, sau khi vị linh mục khuất vào bên trong. Tiếng đọc kinh đang râm ran, đang đọc kinh: Ở dưới vực sâu.Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi. Xin Chúa hãy thẩm nhận lời tôi kêu van, hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin, nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được, bởi Chúa tôi hằng có lòng lành cùng vì lời Chúa tôi phán hứa.Giọng đọc kinh tự nó đã là những tiếng kêu gào rồi. Và càng về phần cuối của kinh đó nó biến thành những tiếng rên ư ử, không thoát ra được, như tắc nghẽn trong họng. Nó như tiếng ư ử của những con vật bị cắt tiết đến hồi cuối. Nó lây lan khắp cả nhà thờ từ trên bao lơn cung thánh chạy dài xuống cuối dãy nhà thờ.

Thật là không cầm lòng được khi phải nghe những tiếng rên như thế. Mà đã mấy tháng nay rồi chứ nào phải ít. Nhà thờ trắng xoá khăn tang từ trên xuống dưới. Không có mấy gia đình mà không có người chết.

Ai làm gì được cho họ? Ai xoa dịu được và ai đền bù và ai đã gây ra cái thảm cảnh này?

Cùng lắm chỉ có những giọt nước mắt thầm lặng của dân Huế The silent Tears cho những bà con của họ, anh em của họ, bạn bè của họ.

Khi ra đi không kịp chào nhau

Khi ra đi không kịp chúc nhau

Khi ra đi còn nhiều vướng bận

Xin gửi tới mùa xuân sắp đến

gửi lại anh em bè bạn âm thầm xót xa

gửi lại những người yêu sắp chia lìa

như đã biết các

em khóc với em hôm nào

mùa xuân sẽ đến

sẽ đi như anh, như gió

(Tô Đình Sự)

Hoàng Long Hải ghi:“Sau Tết Mậu thân, học trò lục tục đi học trở lại. Nhìn bọn chúng, tôi bỗng mất tinh thần. Lớp nào cũng vậy, hơn một nửa nam sinh mang băng tang đen trên áo còn nữ sinh thì bịt khăn chế ngang đầu. Con gái tuổi 15, 17 quấn khăn tang ngang đầu là một hình ảnh đau đớn não nề. Câu thơ của Xuân Diệu: ‘Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang’ chỉ có thể là cái đẹp trong văn chương, còn trong đời thực, đó là một hình ảnh đau thương xoáy vào tận đáy lòng nhân ái”.

Tại sao chỉ có mình Huế có tết Mậu Thân kèm theo cái mà tờ Time đăng lớn: The massacre of Hue. Đó cũng là câu tôi muốn hỏi Huế. Với 26 ngày đêm Cộng Sản chiếm đóng. Họ chỉ cần một ngày để chiếm Huế và khi ra đi để lại hơn 5000 thường dân chết. Một con số thường dân tử nạn cao nhất của cuộc chiến này. Không có sự tiếp tay của Huế, con số có thể là khác. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản đã lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà vợ lẽ hay tình nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàigòn như sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản. Chỉ trừ những thường dân Pháp vì De Gaulle đã công khai phê phán chính sách chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Phóng viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi.

Và theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, những người chết do hành động trừng phạt của quân Giải Phóngdành cho những người thực sự có tội. Hai, những người bị giết oan. Ba, những nạn nhân chết do Mỹ ném bom vào đám đông hoặc quân chính phủ bắn trả đũa khi phản kích.

Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành? Có thế nào nói rõ hơn được không? Theo ông phải định nghĩa: Thế nào là thực sự có tội? Hiểu theo văn mạch thì trừ những người chết vì bom Mỹ và những người bị đạn lạc do quân chính phủ bắn, những người còn lại là những kẻ thực sự có tội, đáng tội chết?

Chiếm Huế xong, họ đi từng nhà truy lùng những thành phần trên.

Thực sự có tội có phải là Stephen Miller (2) trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đã bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai dòng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống. Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu có cảm tình với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần Đình Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là gia đình gia đình ông giáo sư Trần Điền? Thực sự có tội có phải là gia đình vừa được nhắc ở trên bị mất 3 người con?

Phạm Văn Tường chỉ là một người gác dan cũng bị giết cùng với hai con nhỏ. Bà Nguyễn Thị Lao, bán thuốc lá lẻ cũng bị giết.(3)

Xin đặt lại vấn đề hai linh mục Guy và Urbain bị giết trong trường hợp nào? Tài liệu của D. Gareth Porter: The 1968, Hue Massacrecho rằng, theo Len Ackland, quân giải phóng đã trú đóng vùng Gia Hội trong suốt 26 ngày. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã làm điều gì đối với hai linh mục trên. Và nguồn tin của Agence Presse cho rằng hai vị linh mục đó đã trốn chạy khỏi tu viện trong ngày 25 tháng 2 để tránh các cuộc bỏ bom của quân đội Hoa Kỳ. Hai ngày trước khi quân giải phóng rời khỏi địa điểm tu viện. Cũng theo nguồn tin của Agence Presse, nơi hai vị linh mục này chết theo bác sĩ Vennema, bác sĩ người Gia Nã Đại cho biết dân làng cho biết nơi đây đã bị dội bom nặng nề bởi không quân Mỹ. Vậy phải chăng họ đã bị chết bởi bom đạn Mỹ?

Theo ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thì những người này thuộc thành phần nào? Đáng tội chết hay chết oan. Rồi những người như Lê Minh, tư lệnh chiến trường Huế Mậu Thân:“Dù bởi lý do nào đi nữa thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.” Và rồi kết quả ra sao? Theo ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đây là một cuốn hồi ký tâm huyết của ông Lê Minh, sau được đăng trên tiếng Sông Hương. Kết quả là ông đã nghỉ hưu, rồi sau đó ngã bịnh mà chết. Rồi tướng Trần Văn Quang có bị phê bình. Chính Ủy Lê Chương của mặt trận Trị Thiên về sau chuyển ngành làm Thứ Trưởng Giáo Dục?

Chẳng có một biện pháp gì cho những người trực tiếp trách nhiệm giết người tập thể ở Mậu Thân Huế.

Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được Thụy Khuê hỏi về trách nhiệm về vụ thảm sát ở Huế? Ông đã phủi tay trả lời:“Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ một cá nhân nào”. Như vậy là có biết cũng không nói. Vậy thì may ra còn lại các quý ông có tên sau đây cũng nên công khai hóa những hiểu biết về vụ tàn sát tết Mậu Thân ở Huế một lần cho xong. Chỉ có quý ông tham gia Mặt Trận mới đủ tư cách nói rõ ràng về trách nhiệm vụ thảm sát tết Mậu Thân ở Huế. Các ông không lên tiếng thì ai lên tiếng cho các nạn nhân ở Huế đây? Đó là quý ông Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Bảy Khiêm, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân, Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, Phan Nam, Nguyễn Thiết? Còn ai nữa Lê Văn Hảo, chủ tịch liên minh cùng với cùng với Đào thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó? Cũng không quên được quý ông Nguyễn Đắc Xuân, một nhà Huế học. Mong ông để dành một số thì giờ tìm hiểu xem ai trách nhiệm về vụ thảm sát những nạn nhân biết bị thảm sát trong Tết Mậu Thân ở Huế? Chưa hết, còn có Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình bảy Khiêm, Hoàng Phủ Ngọc Phan? Các ông có trách nhiệm nặng nề đối với Huế, ít nhất là cái trách nhiệm biết mà che dấu, không nói?

Qui tacet concentit: làm thinh là nhìn nhận, là đồng lõa. Có những lúc trong cuộc đời im lặng trở thành một lỗi và bổn phận nói lên là một điều bắt buộc. Một bắt buộc tinh thần, hay một bắt buộc đạo đức mà không ai được phép miễn trừ.

Trong khi đó Tiểu đoàn 10 chiến tranh chính trị ở Đà Nẵng. Xin nhấn mạnh rằng, mỗi một quân đoàn chỉ có một tiểu đoàn chiến tranh chính trị. Tiểu đoàn 10 do Thiếu tá Nguyễn Cao Đàm chỉ huy. Tất cả nguồn thông tin và tài liệu bá cáo của Tiểu Đoàn 10 này là bá cáo chính thức của chính phủ VNCH và cũng là nguồn cung cấp tin chính thức cho các phóng viên ngoại quốc. Theo báo cáo của Tiểu Đoàn 10 thì khác với lời giải thích của G. Porter, hai linh mục bị bắt buộc cởi bỏ áo chùng thâm và mặc đồ thường dân trước khi bị dẫn giải đến lăng Đồng Khánh? và bị giết ở đó. Nhưng vị linh mục đi nhận diện xác chết thì cho rằng, ông đã nhận ra hai người do quần áo nhả tu của họ.

Cũng vẫn tài liệu của D. Gareth Porter phản bác tất cả những con số mà theo bá cáo của Tiểu đoàn 10 chiến tranh chính trị đưa ra. Chẳng hạn số người bị dẫn đi từ nhà thờ Phủ Cam, rồi chết ở khe Đá Mài, theo tài liệu của Douglas Pike là 428. Nhưng Ngũ Giác Đài chỉ nói có 250. Ở Gia Hội, theo báo cáo của Tiểu đoàn 10, có 22 hố chôn tập thể với 200 xác. Nhưng theo Stewart Harris thì chỉ có từ 66 đến 150 xác, chỗ khác là 19 thay vì 77 theo tiểu đoàn 10. 29 xác tìm thấy ở khu lăng tẩm thay vì 201.

Tôi cũng muốn hỏi về cái chết của Lê Hữu Bôi, chủ tịch sinh viên Sàigòn về quê ăn tết? Ai đã giết anh? Bôi chỉ là một sinh viên quèn, tại sao anh ta đã bị chết thảm như vậy? Còn nhớ, theo nhà báo Viên Linh trên tờ Khởi Hành vào 18/5/1964, sau khi ông Cẩn bị hành quyết, ông chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi đã mời một phái đoàn báo chí ra Huế để cho đồng bào Huế biết rằng người bị xử bắn chính là ông Ngô Đình Cẩnnhư chúng tôi đã thấy tận mắt. Vì thế, một phái đoàn sinh viên cùng với một phái đoàn báo chí đã ra Huế để cho dân chúng Huế biết rõ rằng ông Ngô Đình Cẩn đã bị hành quyết tại Sàigòn vào ngày 9/5 là chuyện có thật. Bôi đã được Vĩnh Kha, chủ tịch sinh viên Huế đón tiếp. Vậy mà nay Bôi đã chết? Vĩnh Kha không chết? Ai trách nhiệm về cái chết này? Và nay thì Vĩnh Kha cũng đã chết ở Đà Nẵng vì mang trọng bệnh.

Hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường xem Lê Hữu Bôi có nằm trong thành phần có tội đáng phải chết không?

Nhớ đến Lê Hữu Bôi đế nhắc nhở chúng ta về những cái chết của Hùynh Phú Sổ, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trương Tử Anh, Nguyễn Quỳnh và bao nhiêu người khác nữa. Nhớ làm sao cho xuể. Tôi đã thích câu văn này. Xin trích ra. Ngắn và gọn và đủ nghĩa.

Sáng hôm sau, tôi nghe bố nói với mẹ: Việt Minh về. Ngay hôm đó, chúng tôi dọn lên Nam Định. Hôm đó là hôm nào. Hôm đó là năm 1953.(Trích Trần Lam Giang, Thái dịch Lý Đông A).

Tôi cũng muốn hỏi về cái chính quyền tạm thời (provisional authorities) là những ai với một bản danh sách những người họ coi làcruel tyrants and reactionary elementsnhư ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã quy định 3 thành phần. Ai đã có thể cho một danh sách đầy đủ đến như thế (the lists were detailed and extensive) Và chỉ có Huế mới thù Huế đến như vậy. Và cuộc bắt giữ và hạ sát đến hoàn hảo như vậy? Đã không để lọt lưới bất cứ người nào mà họ muốn bắt về cái tội crimes against the Vietnamese people.

Mặc dầu, tôi vẫn không tin vào những bản bá cáo của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ qua Tiểu đoàn 10 cũng như những phúc trình của Douglas Pike trong U.S mission in Việt Nam vẫn được coi là chính thức. Cùng lắm, tôi chỉ tin một nửa. Nhưng cũng đã đủ là bằng cớ tội phạm.

Douglas Pike là một thái cực. Và D. Gareth Porter là một thái cực khác. Cứ chặt mỗi bên một nửa, may ra tìm ra sự thật gần đúng.

Nhưng vẫn phải nhìn nhận rằng các hố chôn tập thể là có thật, ý nghĩa nhất. Có thể trong đó có chôn cả những binh đội quân Giải phóng và thường dân chết vì bom đạn Mỹ.

Để có được mức độ chính xác hơn, tôi đã liên lạc trực tiếp bác sĩ Dương Hồng Huy, người có trách nhiệm đi khảo sát, kiểm kê những xác chết của Tiểu Đoàn 10, chiến tranh chính trị. Tôi đã hỏi anh ấy hai điều: anh cho biết những con số đưa ra là chính xác không? Có gì để kiểm chứng? Về điểm này, anh ấy cho biết rằng không trực tiếp đi đếm xác chết và cũng không phải việc của anh ấy. Chỉ đi ghi nhận rồi làm báo cáo. Phải tin vào những người thừa hành chứ. Thứ hai, anh có nhìn và quan sát tận mắt là các xác nạn nhận, có nhiều trường hợp như bị chôn sống, bị trói vào nhau rồi hạ sát không? Bác sĩ Huy xác nhận có thấy xác các nạn nhân bị trói vào nhau. Tôi lại gặng hỏi lần nữa. Xin nói thật, đừng có thói quen nói đùa, nói theo lương tâm là họ có bị trói vào nhau, rồi bị hạ sát không? Trả lời có bị trói.

Vậy là đủ!

(2):Giải thưởng Stephen H. Miller− Bạn học cùng khoá (1962) với Stephen H. Miller tại đại học Haverford (Philadelphia) đặt giải thưởng tưởng nhớ Miller cho sinh viên Khoa học Chính trị Haverford phát huy tinh thần dấn thân phục vụ xã hội mà Stephen Miller đã nêu gương và thiệt mạng khi công tác phát triển làng quê tại Việt Nam

(3): Trích tóm lược trong Viet Nam của Karnow, từ trang 318-326.

Nguyễn Văn Lục

*** Xem thêm bài về Tết Mậu Thân của Trần Giao Thuỷ:

Danh sách thường dân bị cộng sản thảm sát trong dịp Tết Mậu Thân tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – p1

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – p2

Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008) – kết

 

16 Tháng Sáu 20171:44 SA(Xem: 18847)
Ừ thì buồn! Giữa đêm dài không ngủ, Mưa nào rơi lất phất suốt đêm hè . Trời tháng sáu mưa buồn như gợi nhớ, Một đêm xưa tiếng ai hát bên thềm.
15 Tháng Sáu 201710:04 CH(Xem: 18311)
Tiếc vì lúc ấy ta là hạt bụi Nên núi đồi xưa chỉ thấy qua hình Tiếc vì bây giờ rừng dần tàn lụi Suối nhớ nguồn nên cúi mặt làm thinh.
15 Tháng Sáu 20171:09 SA(Xem: 25512)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mùa Hoa Phượng Vĩ & Những Con Đường Có Hàng Phượng Tím" (Thanh Tuyền & Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 201712:40 CH(Xem: 20817)
Về một thuở đi trong mưa tháng sáu Chiếc dù che chung chợt ngắn đường về Xòe tay ra đón mưa trên vai áo Giờ tháng sáu xa,xa ngút não nề.
04 Tháng Sáu 201712:38 CH(Xem: 20039)
Hè về bên này không có tiếng ve. Cũng không có phượng hồng rực rỡ Chỉ có trong tôi một niềm nhung nhớ. Hè của ngày xưa, một thuở ngây thơ
04 Tháng Sáu 201712:29 CH(Xem: 22905)
Người về ... Đà lạt nhượm tơ sầu ! Đêm buồn ... sương tỏa suốt canh thâu ! Thông buồn ... rũ lá không reo nữa ! Tiễn Nàng về ... tận mãi đâu đâu ...!
04 Tháng Sáu 20174:47 SA(Xem: 20789)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC THÁNG SÁU-- Ngô Thụy Miên- Kim Anh hát CHIỀU MƯA CÔNG VIÊN --Y Vân - Mỹ Thể hát Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20174:44 SA(Xem: 19989)
Các Anh Hùng đã quên mình, Bỏ thân vì nước, an bình cho dân. Mỗi năm dần cuối mùa Xuân, Hàng hàng lớp lớp dân quân cùng về.
04 Tháng Sáu 20174:32 SA(Xem: 20501)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
03 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 18439)
Người rằng: Lão giã an chi Lời xưa, sách cũ đã ghi rõ ràng Hỏi sao trong cõi trần gian Lão nô lại phải rộn ràng thế kia
02 Tháng Sáu 20173:17 CH(Xem: 22478)
Chim Ô Thước đã bắt cầu rất sơm Và mưa ngâu cũng lãng đãng quay về Sao người còn ở mãi chốn sơn khê Cho thương nhớ rơi đầy cầu hẹn ước
28 Tháng Năm 20171:39 SA(Xem: 13176)
Tuổi đời của chúng ta khá cao, thời gian còn lại thật quá ngắn. Tôi mong được gặp các Bạn cùng vui, cùng cười càng nhiều lần càng tốt.
27 Tháng Năm 20174:55 SA(Xem: 16777)
Chỉ với năm chữ rất đơn giản và bình dị“Mần thơ là mần thinh,” “cái-không-lời” và “cái-không-nói” đã về “an trú” ngay trong ngôn ngữ “câm” nhưng lại rất thâm hậu,
26 Tháng Năm 201710:52 CH(Xem: 25842)
Chiều nay ướt áo trời mưa Mà người thuở ấy vẫn chưa thấy về Giáo đường say giấc ngủ mê Bốn mươi năm chẵn bộn bề dấu chân
26 Tháng Năm 201710:42 CH(Xem: 22127)
Đêm tỉnh giấc sao tâm mình bận rộn Trời về khuya yên ắng thật lạ thường Người thực nằm kia, tiếng ngáy thật ồn Mộng và thực. Cũng đều là tạm bợ...
26 Tháng Năm 20171:27 CH(Xem: 18866)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC NGỦ TRÊN ĐỒI XANH - Nhạc Trần thiện Thanh - Tứ Ca Nhật Trường trình bày CHUYỆN MỘT ĐÊM - Nhạc Anh Bằng - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Năm 20174:03 SA(Xem: 25033)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN THA PHƯƠNG - Nhạc: Lsmt- Hoà âm Võ Công Diên - Ca sĩ : Quốc Duy trình bàY Duy Quang thực hiện Slide show
25 Tháng Năm 20171:54 CH(Xem: 26306)
Nhớ ngày tháng cũ tuổi thơ, Em mang áo trắng mộng mơ tới trường. Áo bay đi khắp phố phường, Em như tiên nữ thiên đường xuống đây.
25 Tháng Năm 20171:45 CH(Xem: 21486)
Tuổi hoa ươm mộng vườn hồng Ta về tìm lại ngược dòng thời gian Mỗi năm ba tháng hè sang Ve kêu rời rã điệu đàn chia tay...
25 Tháng Năm 20171:19 CH(Xem: 19996)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
21 Tháng Năm 201710:55 CH(Xem: 20028)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm - Duy Quang thực hiện Youtube
21 Tháng Năm 20176:55 SA(Xem: 38376)
Mẹ lo tất cả vì con, Trời cao biển rộng, Mẹ còn lớn hơn. Cha làm chẳng đợi trả ơn, Công Cha như núi Thái Sơn cao vời.
21 Tháng Năm 20172:35 SA(Xem: 16452)
Đó là lý do nhóm bạn Bê Ba bất chợt mời thầy cô café điểm tâm cuối tuần. Khi tuổi đời học trò càng cao, thì cơ hội gặp gỡ thầy cô giáo cũ càng ít lại dần
21 Tháng Năm 20172:34 SA(Xem: 16000)
Hôm nay tôi vui lắm. Niềm vui của một cô giáo già có học trò cũ đến thăm. Một cuộc họp mặt bất ngờ, kỷ niệm 50 tình nghĩa.
21 Tháng Năm 201712:34 SA(Xem: 20154)
Nghe tin em về Biên Hòa Vội leo hái bưởi làm quà tặng em Kiến vàng đặc nghẹt, bu đen Cắn răng chịu trận, một phen hú hồn
21 Tháng Năm 201712:28 SA(Xem: 15534)
Một buổi gặp gỡ bạn bè trong niềm vui khôn tả. Những người bạn thất 3, thất 4 của khóa 8 NQ gặp gỡ cùng bạn Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp,
21 Tháng Năm 201712:20 SA(Xem: 21789)
Lặng lẽ một mình ở nơi đây , Xuân về trăm hoa chen chúc đầy . Cớ sao đơn lẻ thân chiếc bóng ? Bỗng dưng khơi nguồn, nỗi buồn lây!
20 Tháng Năm 20177:30 SA(Xem: 20122)
Chói chang nắng rát da người Thèm nghe tiếng suối xa xôi chảy về Thèm hàng cây bóng mát che Nghiêng nghiêng vành nón em khoe nụ cười
20 Tháng Năm 20177:20 SA(Xem: 23843)
Thời gian cái chớp mắt nhanh Quanh đi quẩn lại soi nhành hoa mơ Tương lai nào có đợi chờ Chừng như gió thoảng bến bờ khơi xa.
20 Tháng Năm 20177:03 SA(Xem: 18735)
Trời tháng Năm, trăng rằm sáng tỏ Mây bâng khuâng, gọi gió đưa về Đêm chập chùng, sao khuya lẻ bạn Ngập ngừng đây dấu ấn thời gian
20 Tháng Năm 20176:53 SA(Xem: 9761)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
14 Tháng Năm 20171:18 SA(Xem: 18421)
Tôi để lại món tiền này, vì tôi đã nhận món qùa khác, một món quà vô giá từ ông bà Minh Vũ và Minh Tâm. Đó là lòng tử tế, bao dung.”
14 Tháng Năm 20171:08 SA(Xem: 9528)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ GIAN NAN - Nhạc: Thành An - Tác giả trình bày Duy Quang thực hiện PPS
14 Tháng Năm 201712:21 SA(Xem: 20852)
Buổi học tàn áo trắng em về qua phố Anh ngẩn ngơ nhìn em vội bước chân mau Đường chiều giăng mây tím se mong đợi
13 Tháng Năm 20176:34 SA(Xem: 15862)
Và những cánh hoa tulip phương xa, đã là làn gió mát xoa dịu tâm hồn người nhận, tựa cơn mưa rào tưới mát mùa hè bão lửa quê xưa.
13 Tháng Năm 201712:24 SA(Xem: 20526)
Hoa rơi rồi ... cây buồn xác xơ! Còn ai để ngóng ...để mong chờ ! Chỉ thấy trăng sầu chênh chếch bóng, Lặng lẽ soi mình, đứng chơ vơ .
11 Tháng Năm 201710:28 CH(Xem: 19297)
Đem chút sương mai đặt vào hoa cỏ Sợ nắng tháng 5 làm lá héo vàng Thương cỏ non xanh xinh xinh bé nhỏ Phải ngỡ ngàng trong nắng hạ chang chang.
11 Tháng Năm 201710:23 CH(Xem: 16852)
Hãy thương mẹ lúc này đây Nuôi con khôn lớn thân gầy gió sương Nói lời trìu mến ngọt đường Để lòng mẹ ấm niềm thương con dìu
11 Tháng Năm 20171:11 CH(Xem: 17811)
Mừng Ngày Từ Mẫu Mẹ ơi!! Câu thơ con viết tỏ lời tạ ơn Bao chừ sông cạn núi mòn Còn nghe máu đỏ tim son căng phồng...
11 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 20942)
Đêm nay, vằng vặc sao khuya Vầng trăng đâu vắng, mây che lưng trời Bên hiên lặng ngắm sao rơi Lòng con nhớ Mẹ phương trời xa xăm
11 Tháng Năm 201712:34 CH(Xem: 19800)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 201711:29 CH(Xem: 15398)
Bây giờ có lẽ em là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Em đã cho tôi nhiều quá. Hy sinh cho gia đình tôi nhiều quá để tôi có được cuộc sống yên vui như bây giờ.
06 Tháng Năm 201712:28 CH(Xem: 18173)
Có ai đo được biển đông Có ai đo được tấm lòng Mẹ yêu Vì con Mẹ khổ trăm điều Vì con lặn lội sớm chiều, nuôi con
06 Tháng Năm 20175:58 SA(Xem: 10125)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
06 Tháng Năm 20173:52 SA(Xem: 17473)
Đã mấy mươi năm dài lưu lạc, anh em mình vẫn choàng tay trái sát cánh bên nhau “Rời xa nhau nhớ lâu nhé, tình anh em chớ quên nhé!
06 Tháng Năm 201712:46 SA(Xem: 17679)
tiếng oa oa nhỏ. nhẹ. êm dần... từ lúc nào. Bà đã được nghe tiếng oa oa. Em buổi sáng, còn nguyên. thành phố mới good morning, Em!
05 Tháng Năm 201711:50 SA(Xem: 17627)
Áo trắng bay như mây trời phiêu lãng Hơn nửa đời người vẫn nhớ không quên Tay tìm tay trong dấu yêu bè bạn Mắt chan hòa trăm thương nhớ triền miên.
05 Tháng Năm 201711:46 SA(Xem: 18890)
Cám ơn đời sớm nay khi tỉnh thức Nghe tiếng chim líu ríu hót trên cành Tiếng chim hót như một lời chúc phúc Tôi vội cầm với hi vọng mong manh
05 Tháng Năm 201711:29 SA(Xem: 17733)
Tháng Năm đến, tháng Năm mừng Lễ Mẹ Con ngậm ngùi, thắp lên nén hương trầm Bên ảnh Mẹ, con lặng lẽ trầm ngâm Gọi Mẹ ơi! Qua khói nhang nghi ngút
04 Tháng Năm 20178:31 CH(Xem: 20644)
Ngậm ngùi, thương tiếc, nhớ nhung Một năm qua, đã nghìn trùng biệt ly Hôm nay, khấn nguyện em về Giáp năm, ngày giỗ đầm đìa giọt châu
04 Tháng Năm 201712:58 CH(Xem: 17526)
Cầm tay đưa tiễn tháng tư Tháng năm về đến gầm gừ mưa dông Hạ qua nắng lửa phiêu bồng Lung linh mây gió đợi trông mưa mùa.
04 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 8289)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
30 Tháng Tư 201712:40 SA(Xem: 19431)
hỡi dòng sông tự bao giờ đã ngập tràn nước mắt. nói gì. với gia đình anh tôi không nhớ rõ làm sao. tôi qua được chuyến đò anh đi rồi sông buồn. giữ lại. bóng hình anh...
29 Tháng Tư 20171:06 SA(Xem: 9118)
Tháng Tư thắp nén hương lòng. Kính dâng lên những anh hùng Việt Nam "Sống vi tướng, tử vi thần" Gương anh linh đó sáng ngần sử xanh
29 Tháng Tư 201712:05 SA(Xem: 14280)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp"-Nguyễn Văn Đông; Phương Vũ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 16350)
Có những lần về, ngã tư xa lộ... Đường Hàng Xanh vào... ôi, đẹp quê hương, Em bé nhởn nhơ... cắp sách đến trường... Thiên hạ đó... có vương gì sầu hận.
28 Tháng Tư 201712:01 CH(Xem: 16761)
Tháng tư người đi, người ở lại Đường chông chênh, đường trắc trở sầu Quay lại nhìn nhau buồn tê tái Mưa ngập trời nghiêng giọt thương đau.
28 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17587)
Cầm tay gọi gió tháng tư Lô xô nắng nhớ theo từ tháng ba Dấu thân trong ngọn tháp ngà Che tay cúi mặt mưa sa gọi về.
28 Tháng Tư 201711:46 SA(Xem: 17612)
Đậu trên vai cho quên hết ngỡ ngàng Ơi giọt nắng tháng tư giữa Sài Gòn thứ bảy Bước tiếp đi gởi nỗi sầu ở lại Phố vắng thưa người Ta trĩu nặng nỗi niềm riêng…
28 Tháng Tư 201712:11 SA(Xem: 16595)
Lần đầu tiên trong đời tui biết trên thế gian này nhân loại không phải chỉ có Nam và Nữ là cái hôm đi coi cine ở rạp hát Vĩnh Lợi Sài Gòn.
26 Tháng Tư 20172:21 CH(Xem: 17912)
Ngày toàn dân Việt ấm no, Nhân quyền dân chủ dành cho mọi người. Việt Nam đất nước rạng ngời, Mừng Xuân chiến thắng như thời Quang Trung.
26 Tháng Tư 20171:42 CH(Xem: 17149)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
22 Tháng Tư 201711:52 CH(Xem: 15790)
Tháng Tư năm nay, Cô Hạnh Nhân đã ra đi, nhưng công việc quyên góp trợ giúp Thưởng Binh - Quả phụ chắc chắn sẽ còn được tiếp tục.
22 Tháng Tư 201710:06 SA(Xem: 17680)
Có một vì sao đã rơi sáng nay Trong bệnh viện Cali : Fountain Valley Đôi mắt hiền từ bình yên khép lại Đẹp tuổi chín mươi tóc trắng như mây.
22 Tháng Tư 20179:58 SA(Xem: 25439)
Nhưng tấm lòng trân trọng Thầy xưa – Trường xưa và Hướng Đạo xưa, vẫn là chất liệu ngọt ngào gắn kết tình thân anh em Thiên Mã đến tận bây giờ,
22 Tháng Tư 201712:34 SA(Xem: 16663)
Tháng tư về, nỗi buồn thêm chất ngất. Tưởng hòa binh, Nam Bắc kết một nhà. Nhưng ngờ đâu lại xáo thịt nồi da Giết người Việt để lập công Tàu Cộng.
21 Tháng Tư 201712:26 CH(Xem: 16061)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
21 Tháng Tư 201711:53 SA(Xem: 16206)
Tháng tư nắng đổ quắt quay Dấu hờn binh lửa đất cày đạn bom Quê em chẳng kém gì hơn Ra đi từ độ đất còn bỏ hoang.
21 Tháng Tư 201711:23 SA(Xem: 16762)
Trong quân ngũ tôi gọi bà bằng chị, Trong đời thường bà đáng tuổi mẹ tôi. Từ thanh xuân cho đến cuối cuộc đời, Chị phụng sự cho quê hương dân tộc.
21 Tháng Tư 201711:09 SA(Xem: 17206)
Sáng nay, ngồi ngắm giọt mưa rơi Mưa tháng Tư rã rời, buồn lắm! Buồn như ngày tang thương đất nước Nỗi buồn này, muôn thuở khó nguôi!
20 Tháng Tư 201712:14 CH(Xem: 17184)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
20 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 18826)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
16 Tháng Tư 201711:33 SA(Xem: 18604)
Thì cũng dựa vào nhau từng trí nhớ Bụi chiến hào xưa quanh quẩn trong tâm Đêm hỏa châu giở từng trang quân sử Có trang nào còn dấu bước chân anh?
16 Tháng Tư 201711:25 SA(Xem: 16788)
Nó biết bố nó nặng lòng với quê hương, đất nước. Nặng lòng với quân đội, một quân đội ngoan cường mà phải bị bức tử, chết yểu.
16 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 15280)
Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam.
15 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 17153)
cám ơn Thượng Đế tặng quê tôi đóa hoa Huệ Trắng đẹp tuyệt vời ngây thơ, e ấp xuân hàm tiếu rạng rỡ,mặn mà hạ thắm tươi thoảng bay trong gió mùi bông bưởi
15 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 16483)
Tháng Tư ngày xưa, đất nước mình tao loạn, Những chia lìa, tang tóc với phân ly. Tháng Tư ngày nay, lại trên một chuyến đi, Máu lại chảy, đau lòng người dân Việt.
15 Tháng Tư 201712:31 SA(Xem: 16585)
-"Vâng - bao giờ ra trường về phép, Anh xuống thăm Em, viếng Kiến Hòa. Thăm cảnh ngày xưa ... giờ đã mấ! Để buồn nhớ lại ... thuở chia xa ..."
14 Tháng Tư 201712:22 CH(Xem: 16624)
Cuộc đời là những thương đau Có nghe bản ngã ba đào cuộn dâng Bao giờ trả dứt nợ trần Giang tay cảm nhận đất gần trời xa...
14 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17469)
Tháng Tư về, trong bàng hoàng nỗi nhớ Mang nỗi buồn đau xót tận đáy tim Bốn mươi hai năm, thoáng quanh đâu đó Mà quê hương vẫn mờ mịt tối tăm
13 Tháng Tư 20171:12 CH(Xem: 17768)
Bạn xưa trường cũ tình sâu, Xa xăm cách trở bao lâu im lìm. Bóng hình ghi dấu trong tim, Mong ngày gặp lại niềm tin đá vàng.
13 Tháng Tư 20171:03 CH(Xem: 17785)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
08 Tháng Tư 20178:12 SA(Xem: 18530)
Anh đi xa mang nửa vầng trăng hẹn Bỏ lại quê mảnh trăng khuyết đợi chờ Biết bao giờ anh đem vầng trăng nhớ Về cho tôi để trang trải vào thơ.??
08 Tháng Tư 20171:03 SA(Xem: 22436)
có một người yêu mùa xuân. yêu quá chờ mùa Xuân. hoa xuyên tuyết cựa mình** mùa lễ Phục Sinh hay viết bài thơ nhỏ kể về một đoạn đời trong sáng. rất xa... xưa…
08 Tháng Tư 201712:55 SA(Xem: 17250)
"Cám ơn mình! "- Anh nhủ Người vợ lính thủy chung. Bao mưa gió bão bùng. Vẫn cùng anh song bước. Đường đời không biết trước. Ngõ ngoặc sẽ ra sao.
08 Tháng Tư 201712:53 SA(Xem: 17950)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀI THƠ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên - Mỹ Thể trình bày MÙA HOA ANH ĐÀO - Nhạc Thanh Sơn - Ngọc Lan trình bày
08 Tháng Tư 201712:52 SA(Xem: 19338)
Giá mà biết chắc chưa chồng Mặc sâu kệ lá... bỏ công tìm nàng. Hoa hồng thêm chút nắng vàng, Thấy con bướm lượn tìm đàng xà nhanh
08 Tháng Tư 201712:10 SA(Xem: 17630)
Nếu có dịp ghé qua Bến Gỗ, ăn một dĩa thịt chuột nướng sả ớt, hay thịt chuột quay lu, lai rai với xị đế ngon nổi tiếng của lò rượu ông Năm Mạnh mới cất,
07 Tháng Tư 201711:41 CH(Xem: 17673)
Chiều buông nắng rũ pha màu, Nhớ Người, thương Nước, hồn đau hơn lòng . Đau xót đó ... chất chồng năm tháng , Lạnh lùng thôi ... Ngao ngán riêng tôi: "Người thương nay đã chết rồi
07 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 18658)
Thời gian thấm thoát qua mau, Bảy mươi, tám chục trước sau cũng già. Yêu người tình nghĩa thiết tha, Trời cao ban phát cho Ta trẻ dài. Quên đi dĩ vãng u hoài, Yêu đời mà sống miệt mài tu thân.
07 Tháng Tư 20178:04 SA(Xem: 16654)
Bây giờ gãy kiếm bên trời Nhớ thương bè bạn một thời kiếm đao Tháng tư gửi lại câu chào Bạn nằm yên nghĩ rồi vào thiên thai...
07 Tháng Tư 20177:56 SA(Xem: 16606)
Con vào thăm ngoại Thanh minh Bằng lăng nở rộ lung linh ven đường Trời còn che phủ màn sương Mây giăng lãng đãng nhớ thương ngập tràn
07 Tháng Tư 201712:48 SA(Xem: 8807)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
02 Tháng Tư 201712:35 SA(Xem: 16622)
Quê hương thời thanh bình vào cuối thập niên 50 của ông Bình Nguyên Lộc giờ đây có còn mấy cậu công tử Quờn quê mùa một cách đáng yêu?
01 Tháng Tư 201711:33 CH(Xem: 16370)
Khi mây nhẹ nhàng bay ngang trường cũ Ngô Quyền một thời đầy ấp thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường.
01 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 16207)
(Viết theo một chuyện tình có thật trong thời chiến tranh Việt Nam, tên tuổi đã được sửa đổi theo lời yêu cầu của các nhân vật trong chuyện)
01 Tháng Tư 20179:44 SA(Xem: 17155)
Người đi lặng lẽ bờ sông vắng Ta nhấp ngậm ngùi chén rượu cay Tuyết ngập đồi hoang bao nỗi nhớ Men tràn gió lạnh mấy lần say?
01 Tháng Tư 20173:32 SA(Xem: 17004)
Chiều Xuân "Tảo Mộ" nghĩa trang, Nghe chuông chùa đổ ngân vang đêm về. Lòng thương nhớ Mẹ tái tê, Lập lòe đom đóm hồn về nơi đâu?
01 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 15615)
Như đi trên triền dốc Nỗi nhớ mệt ứ hơi. Thở không được nữa rồi. Tâm hồn đầy mõi mệt. Nỗi nhớ như ly biệt, Kéo dâng tràn mênh mông.
01 Tháng Tư 20171:17 SA(Xem: 18497)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim