Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 2)

29 Tháng Tư 201610:47 CH(Xem: 9020)
GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 2)

Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 2)


Vấn đề sử chữ viết và tài liệu.

Chiếm Lạng Sơn, 13 tháng Hai, 1885. Chiến tranh Pháp-Thanh. Nguồn: Wikipedia.org

Chiếm Lạng Sơn, 13 tháng Hai, 1885. Chiến tranh Pháp-Thanh. Nguồn: Wikipedia.org/Musee de l’Armee

Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia, chưa cắm dùi một chỗ, nên đời sống còn rất lạc hậu. Họ chưa có nhu cầu để ghi chép hoặc bảo lưu tài liệu.

Không ghi chép đầy đủ làm sao có thể nói đến một nền văn hóa, đến sử học? Đến khi biết dùng chữ Hán hay chữ Nôm thì mới bắt đầu ghi chép những điều đôi khi xảy ra từ ngàn năm trước? Làm sao tránh khỏi được một thứ kiến thức truyền miệng.

Tình trạng yếu kém kiến thức sử ấy ở các đời vua trước không nói làm gì.

Nhưng cụ thể gần nhất và rõ rệt nhất trong trường hợp nhà Tây Sơn. Thật khó kiếm được một tài liệu đầu nguồn nào còn giữ lại. Trừ một vài tài liệu bằng chữ Hán như Bài Chiếu của Quang Trung Hoàng Đế lên ngôi, Bài Biểu xin ngựa của vua Quang Trung, Vài tài liệu về Ngọc Hân Công Chúa, v.v.(4) sau này được in lại trên tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh, phần Hán Văn.

Từ giai đoạn mới khởi nghĩa đến lúc trở thành Bắc Bình Vương, ai là người có trách nhiệm ghi chép các biến cố, tàng trữ các văn kiện nếu có? Hoàn toàn không.

Trong khi đó, nhìn sang phía Trung Hoa, mọi quyết định của nhà Thanh dưới đời vua Càn Long trong việc cho quân sang đánh Việt Nam thì đều có văn kiện, giấy tờ ghi chép đầy đủ. Chẳng hạn, bộ Thanh Thực Lục – Sử liệu chiến tranh Thanh-Tây Sơn- bản dịch của Hồ Bạch Thảo là một bằng chứng.(5)

Trong đó cho thấy các chiếu dụ của vua Càn Long được ghi chép từng ngày tháng năm. Trong đó có đến 209 Chỉ Dụ liên quan đến nước ta dưới các triều vua Lê Chiêu Thống, Quang Trung, Quang Toản cho đến Gia Long.

Cuối sách lại có bảng tra cứu tên người, tên đất, các công trình xây dựng bao gồm 458 mục. Trong đó có 133 chỉ dụ đề cập đến Nguyễn Huệ.(6)

Còn các sử gia Việt Nam căn cứ vào đâu để viết sử giai đoạn Tây Sơn – Nguyễn Ánh?

Hoàng Xuân Hãn cất công đi truy tìm các văn kiện sử đời Tây Sơn ngay tại quê hương Bình Định phỏng được gì?

Và ông bằng lòng với việc dịch lại sử liệu Trung Quốc viết lại giai đoạn Tây Sơn như một nhu cầu cần thiết trám vào lỗ hổng sử học Việt Nam. Ông dịch: Việt Thanh chiến sử của Ngụy Nguyên, sử gia Trung Quốc đời Thanh mà nguyên bản là  Càn Long Chính vũ An-Nam ký, năm đại đạo Quang thứ 22 – 1842.

Phần các sử gia người Việt khác thì bằng lòng trích dẫn lại Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt truyện. Sách trên do Phan Khoang dịch. Sách sau do Viện Sử học dịch, 1997.

Đại Nam Thực Lục là một công trình biên khảo đồ sộ do nhiều sử quan làm việc, gồm 38 tập, trong đó phải mất 88 năm mới hoàn thành thì ai dám cất lên một lời phản biện? Tuy nhiên, phải nói là cả hai tác phẩm này đều do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn.

Đi tìm sự công bằng về sử liệu giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh trong Đại Nam Thực Lục không phải là dễ.

Sách lại viết bằng chữ Hán mà phần đông người viết sử không thông thạo chữ Hán thì đành bó tay.

Sách thông dụng và được xử dụng – loại ngoại sử như Hoàng Lê Nhất Thống Chí – một thứ Tam Quốc Chí của Việt Nam, thì giá trị sử học hẳn được bao nhiêu?(7)

Phần những nhân chứng sống còn ghi lại được trong giai đoạn đó là những câu chuyện bên lề. Đó là các lá thư thừa sai Ba Lê. Tự nó, đây không phải là chính sử.

Phía ngoài Bắc thì họ đã có công cho dịch cuốn Quân doanh kỷ lược – bút ký của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị – và được xuất bản tại Hà Nội. Lại thêm một tài liệu Trung Hoa, thêm một bằng chứng cho sự nghèo nàn của sử Việt. Tuy nhiên, cuốn sách này giúp ích nhiều cho những ai muốn tìm hiểu nội tình cánh quân Tôn Sĩ Nghị sang đánh Việt Nam như thế nào.

Vấn đề sử và tính cách bất cập của Sử học

Sau khi đánh thắng quân Thanh, để mừng đại thọ Càn Long 80 tuổi, Quang Trung đã gửi sang Bắc Kinh một người tên Phạm Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, ‘giả làm Quốc Vương’.

Chi tiết ngắn ngủi này bắt nguồn từ hai bộ sử triều Nguyễn, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (ĐNCBLT) và Đại Nam Thực Lục (ĐNTL). Thật ra sau này còn thấy nhắc lại trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí rồi lan tràn trong các sách sử khác.

Để minh bạch hóa truyện này, tác giả Nguyễn Duy Chính đã phải tra cứu, viết hẳn thành 170 trang đánh máy, nhan đề: Giở lại một nghi án lịch sử: Giả Vương Nhập Cận. Đặt vấn đề có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không?

Và để viết tài liệu này, Nguyễn Duy Chính đã trưng dẫn 30 tài liệu sách tiếng Việt mà quan trọng nhất là tập Lịch triều Hiến Chương loại chí của Phan Huy Chú.

Tiếp theo là 28 tài liệu sách viết bằng Hán Văn.

Cuối cùng là 7 tập sách viết bằng tiếng Anh, và tiếng Pháp.

Tác giả Nguyễn Duy Chính đã dành ra bao nhiêu thời giờ, công sức, sưu tầm tài liệu để trả lời chỉ một nghi án sử học? Nếu mỗi sự việc đều phải mất công truy cứu như thế thì liệu công sức đâu làm cho xuể?

Vấn đề sử và huyền thoại: trường hợp giáo sư Trần Ngọc Ninh

Cuốn sách Tuyết Xưa của giáo sư Trần Ngọc Ninh(8) là một tập biên khảo tham bác rộng rãi nhiêu nguồn từ Đông sang Tây với rất nhiều hình ảnh họa đồ. Và đặc biệt ông đã dành một phần ba cuốn sách viết về huyền thoại để chứng minh cho lập thuyết của ông. Ông cũng là một nhà văn hóa ngoài khuôn khổ – ngoài kiến thức y khoa vốn là chuyên ngành của ông – về các vấn đề văn hóa, đặc biệt về ngôn ngữ học với ba bộ sách 7 quyển về Cơ cấu Việt ngữ I, II, III…, và VII.

Nguồn: Việt Việt Học

Nguồn: Việt Việt Học

Ở đây cũng cần ghi nhận bên cạnh chính sử cũng có phần ngoại sử với các truyện truyền kỳ, thần thoại dân gian mà có thể dân tộc nào cũng có. Chẳng hạn Việt Nam có hai bộ truyện mang tính thần kỳ, hoang đường là Việt điện U Linh tậpLĩnh Nam Chích Quái vào các thế kỷ 14-15 và còn nhiều chuyện cổ tích truyền miệng nữa. Các câu chuyện này được diễn giải ở vào thế kỷ 13-14, vậy mà làm thế nào, người ta có thể dùng chúng để diễn đạt, giải thích cũng như cắt nghĩa các sự kiện thời tiền sử một cách rất tự nhiên?

Một câu hỏi khác cũng là một thách đố lớn cho giới viết sử suy tôn chủ nghĩa dân tộc. Nếu cốt lõi của nhưng câu chuyện như Việt điện U Linh tậpLĩnh Nam Chích Quái bắt nguồn từ các câu truyện dân gian thời viễn cổ được truyền lại, thì họ phải giải thích được sự lưu truyền đó đã xẩy ra như thế nào đồng thời giải thích tiếng Việt phát triển qua các thời đại ra sao để rồi những câu chuyện truyền miệng này rốt cuộc được dịch sang và chỉ được chép lại bằng tiếng Hán cổ.

Do đó, khi chưa có trả lời cho những vấn đề vừa nêu thì các câu chuyện kể trên phải được dành riêng trong một lãnh vực riêng biệt và không thể được dùng cho việc ghi chép tài liệu chính sử được!

Tôi có thể đứng ở quan điểm dân tộc học, nhìn một khối người Việt-Mường, Việt-Mán đi tìm một nguyên tổ và cắt nghĩa nó trong một khuôn khổ, một ‘cơ cấu ý nghĩa huyền thoại’ mà không có quyền phản bác. Chẳng những thế, nó còn là điều đáng cổ võ và nên làm!

Về mặt này, các câu truyện huyền thoại của Việt Nam cũng quả là phong phú và đa dạng.

Chẳng hạn nếu chúng ta biến câu truyện huyền thoại “Đẻ trăm trứng” trong ý nghĩa huyền thoại thì chẳng ai có thể bắt bẻ được. Người ta có thể giải thích ý nghĩa câu truyện đó như một ước mơ của con người mong sinh con đẻ cái đầy đàn khi mà dân số còn thưa thớt.

Sự khác biệt giữa một sự kiện lịch sử và huyền thoại ở chỗ một bên chú trọng tới sự kiện với sự xác định nơi chốn hay ngày tháng. Còn huyền thoại dùng chuyện kể như một cái cớ, một phương tiện chuyên chở một ý nghĩa. Dùng chuyện kể để vượt sự kiện.

Biểu tượng ấy cũng có thể tìm thấy nơi hình vẽ trên các hang động vẽ người đàn bà bụng chửa mang ý nghĩa thực dụng là đẻ nhiều con.

Các nhà dân tộc học hàng đầu của Pháp như Claude Lévy-Strauss, Marcel Mauss đều chủ trương có một hệ tư tưởng hoang dã (Pensées sauvages) khác biệt với tư tưởng văn minh mà không có mang ý nghĩa một so sánh hơn kém. Nhưng chỉ muốn nói rằng đó là một nền văn minh khác với văn minh của chúng ta (Civilisations diférentes).

Vì thế, có thể nói, các dân tộc cổ sơ sống và sinh hoạt dựa trên hệ thống huyền thoại để lý giải mọi hiện tượng thiên nhiên cho phép họ ứng sử và tồn tại.

Như thế, họ không có sử theo nghĩa của chúng ta.

Nhưng khi nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa các huyền thoại, cần dừng lại ở quan điểm dân tộc học và không nên dẫm chân sang lãnh vực sử học.

Tham vọng đem thần thoại để giải lý lịch sử là một tham vọng đưa sử học vào một ngõ cụt không lối ra. Chẳng hạn làm sao có thể giải lý câu chuyện Mặt trăng, mặt trời là hai chị em gái. Cả hai cùng lấy một chồng là con cá Bơ, nhưng rồi bỏ chồng. Con cá vẫn đi theo hai vợ cũ (Huyền thoại, HT5b)(9).

Cái lầm lẫn là trộn lẫn hai lãnh vực sử học và dân tộc học vào làm một, dùng cái này giải thích và nhất là chứng minh cái kia.

Trong khi đó kết luận đã được khẳng định dứt khoát ở tiền đề.

Trong cuốn Tuyết Xưa, giáo sư Trần Ngọc Ninh đã dành hẳn một chương nhan đề, Văn Hóa trong sự trường tồn của lịch sử.

Sự khẳng định dứt khoát như thế đã được ông dứt khoát luận thuyết như sau:

“Vết tích con người ở đất Việt bắt đầu có từ thời đại các nhà khảo cổ gọi là Hòa Bình, rồi Bắc Sơn, nhưng trong truyền thống lịch sử thì lập nước là vua Hùng. Từ lúc khai nguyên trong huyền thoại ấy, lịch sử Việt Nam đã phát triển cho tới ngày nay, và mặc dầu trong hơn 40 thế kỷ, đã có nhiều bước thăng trầm và có những lúc mà dòng lịch sử đã như bị chận lại rồi phải uốn khúc rẽ ngang, nhưng con người Việt Nam rồi lại ngoi lên và sống để tiếp tục xây dựng dòng sử Việt Nam theo ý thức và truyền thống Việt Nam.”(10)

Thật khó mà chia xẻ những khẳng định như trên của tác giả!

Và hẳn là tin vào truyền thuyết như thế mà tác giả dự định cho xuất bản một vở kịch: Một Bi Kịch – Sự tích An Dương Vương.

Chẳng hạn chúng ta vẫn coi truyền thuyết 18 đời Hùng Vương là một sự kiện lịch sử đã được nhìn nhận một cách minh nhiên. Ngày giỗ tổ Hùng Vương vẫn được tổ chức long trọng vào ngày 10 tháng ba mỗi năm.

Đó chẳng khác gì câu chuyện cái cầy đi trước con trâu là ở chỗ đó.

Theo tôi hãy để các câu chuyện huyền thoại là huyền thoại. Đó là những nét đẹp của con người cổ xưa đã sống như thế.

Cắt nghĩa huyền thoại theo tư duy vụ lợi của chúng ta là một cách gián tiếp thô tục hóa huyền thoại và giết chết huyền thoại!

Tiêu biểu ở trong nước là bộ sử viết muộn, sau 1975, Lịch sử Việt Nam, NXB Trẻ, do nhóm chủ biên Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Mạc Đường chủ biên.

Họ cũng tự hào đây là một bộ thông sử!

Họ cũng đi vào vết cũ mang tất cả các truyện huyền thoại như Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích quái, truyện họ Hồng Bàng, truyện Ngư Tinh, truyện Hồ Tinh, truyện Mộc Tinh, truyện Phù Đổng Thiên Vương, truyện Nhất Dạ Trạch, truyện Cây Cau, truyện Bánh Chưng, truyện Dưa Hấu, truyện Chim Bạch Trĩ, truyện Núi Tản Viên, truyện Lý Ông Trọng, truyện Rùa Vàng để đẻ ra một cuốn thông sử Việt Nam(11).

Cũng trong cái tinh thần tìm hiểu lịch sử nguồn gốc Việt tộc, tôi cũng cảm thấy không thể nào chia xẻ và đồng tinh được với giáo sư Trần Ngọc Ninh – mặc dầu có sự kính trọng giáo sư về sự uyên bác của ông – Nhưng vẫn không thể đồng ý với ông về quan điểm nguồn gốc xã hội thái cổ Việt Nam, như trong bài, Xã Hội và Văn hóa Thái cổ Việt Nam(12).

Thật ra, đây là bài nói chuyện của giáo sư Trần Ngọc Ninh tại Thính đường trường Quốc Gia Âm nhạc Saigon, ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 10-3 Tân Hợi (1971) do đoàn Văn Nghệ Thanh niên Sinh viên Học sinh Tiên-Rồng tổ chức.

Tất cả những dẫn chứng về nhiều lãnh vực mà giáo sư đưa ra về những khám phá nhân chủng học, của khảo cổ học ở Hà Nội của Australia hay Tân Tây Lan đi nữa vẫn chỉ là những giả thuyết chưa được nhìn nhận như chính lời thú nhận của giáo sư, giáo sư viết:

“Một cái nhìn tổng hợp cũng chưa có và cho đến nay (1999) cũng còn nhiều giả thuyết chưa được chứng minh hoàn toàn. Mọi người đồng ý rằng có một chân trời mới đã được mở ra cho sự khảo cứu, nhưng các chủ nghĩa quốc gia địa phươ ng còn quá nồng nhiệt và mẫn cảm để khoa học có thể khách quan hoạt động.”(13)

Vấn đề lịch sử và sử quan

Quan tâm chính yếu của một nhà viết sử không hẳn là viết cái gi? Mà viết dể làm gì?

Trong một bài viết năm 2015, Nhìn lại chiến thắng Xuân 1789 (Kỷ Dậu)(14), tác giả Vũ Ngự Chiêu viết:

“Quang Trung, Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn là một thí dụ tiêu biểu của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này.”

Sự chọn lựa một thái độ viết sử thường là cố gắng bảo vệ những lợi ích liên quan đến quan điểm chính trị, tôn giáo, miền địa lý và gốc gác xã hội của người viết sử. Và cứ thế mà trong mỗi tình huống, nhà sử học lộ diện đứng về phía nào?

Khi Nguyễn Nhạc nổi dậy đế chống chính sách thuế khóa của triều đình, có nghĩa là từ nay tiền thuế chính phủ thu được sẽ vào tay anh em Nguyễn Nhạc. Bọn họ bị gọi là bọn ‘vô lại’ và gán cho Nhạc cái tội cờ bạc, ăn quịt tiền thuế của nhà Nguyễn.

Ngày nay ai có thể nói chắc được về chuyện này?

Các thừa sai ngoại quốc – mặc dầu sứ mệnh chính của họ là thu phục linh hồn, nhưng về mặt chính trị họ lại nghiêng về phía bảo hoàng nên chẳng ngần ngại gì họ gọi bọn Nhạc là ‘giặc Tây Sơn’ hoặc bọn phiến loạn. Quang Trung tự xưng Bắc Bình Vương, tức vua bình định xứ Bắc, được coi như biểu lộ mưu đồ muốn thanh toán Bắc Kỳ. Họ gọi là Tiếm Vương (usurpateur). Ngả về phía Nguyễn Ánh nên các thừa sai gọi Nguyễn Ánh là ông Hoàng (prince). Chỉ cần xem cách gọi đã biết được thái độ chính trị của một người. Tuy nhiên, về một số mặt khác, các thừa sai khoảng 30 chục người là các đặc phái viên chiến trường gửi tin tức đều đặn về Pháp. Đó là những nhân chứng sống duy nhất kể lại nên người ta vẫn bắt buộc phải trích dẫn như khi họ nhận xét về quân Tầu của Tôn Sĩ Nghị:

Nguồn: Nhà sách Khai Trí

Nguồn: Nhà sách Khai Trí

“Càn Long đã gửi một số khá đông quân lính sang Bắc Hà vào khoảng cuối năm ngoái (1788), nhưng đoàn quân vừa yếu, vừa quá mê tín dị đoan. Giống như vị hiền triết Hy Lạp đã nói, ‘Tôi mang mọi thứ theo tôi’, lính Trung Hoa mang theo cả điếu hút, bát đĩa và các hành trang phụ khác, đeo lủng lẳng ở thắt lưng họ. Họ vừa là lính, vừa là lái buôn, bồi bếp.”

Chỉ mấy dòng trên đã lột tả đầy đủ đoàn quân ô hợp trên và Tây Sơn có đánh hạ được họ cũng không mấy làm lạ.(15)

Cũng những truyện như thế, xin trích dẫn hai tác giả viết về Quang Trung, trong Tập San Sử Địa (TSSĐ) miền Nam, trước 1975.

1. Tác giả Nguyễn Nhã, chủ trương biên tập TSSĐ với bài: Tài dùng binh của Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ: Một thiên tài quân sự chưa hề nếm mùi thất bại.

Trong bài, Nguyễn Nhã đưa câu chuyện một cung nữ cũ của vua Lê từ Trường An ra Thăng Long nói với Thái Hậu như sau:

“Coi y ra Bắc vào Nam, thật là thần xuất quỷ nhập không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hửu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không còn một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét. E rằng bất nhật y sẽ lại ra, quân Tôn Tổng Đốc còn có cái lo bên trong, địch sao cho nổi.(16)

Dùng miệng lưỡi một cung nữ suốt ngày ở trong cung cấm biện luận về Nguyễn Huệ thật cũng hiếm có. Nhưng thật ra câu chuyện trên được trích dẫn từ sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trang 252. Một loại sách như một thứ tiểu thuyết hư cấu lẫn lộn giữa thật và giả. Xin đọc tiếp một đoạn khác của Nguyễn Nhã:

“Vì thích dùng voi, nên Nguyễn Huệ đã tạo ra tượng binh rất lợi hại. Sách Cương Mục chép về Nguyễn Huệ dùng voi đánh quân Thanh,

‘Hồi trống canh năm sớm hôm sau, Văn Huệ sắn tay áo đứng đậy, đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên trước. Chính Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn 100 voi khỏe đi trước. Tờ mờ sang, quân Thanh lùa toán quân kỵ binh tinh nhuệ ồ ạt tiến lên. Chợt thấy bầy voi, ngựa quân Thanh đều sợ hãi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau.. […] Voi trận của Nguyễn Huệ thật là một lực lượng xung kích rất lợi hại, chẳng khác nào lực lượng ‘xe tăng thiết giáp’ thời nay, khiến cho quân Nguyễn Huệ thêm dũng mãnh.’”

Sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề dùng tượng binh của Quang Trung trong phần sau.

2. Tác giả Phù Lang Trương Tấn Phát

Cũng trong TSSĐ, số 13, Kỷ niệm chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, có bài viết của tác giả Phù Lang Trương Tấn Phát nhan đề, Trận Đống Đa. Trong bài, tác giả cũng nhắc tới tài dùng Tượng Binh của Quang Trung, trích từ tuần báo Tri Tân như sau:

“Ngày hôm sau, vào lúc trống canh năm, vua Quang Tung khởi binh, tự tay cầm quân cho hơn 100 voi đi trước. Mờ mờ sáng, quân Tầu đuổi, tinh kị tiến trước, chợt thấy voi, ngựa sợ hãi mà chạy, vấp ngã và xéo lên nhau. Vua Quang Trung cho voi đuổi theo quân địch chạy vào lũy, súng bắn như mưa, tên sắt tứ phía. Tây Sơn lại đốt những bó rơm to đi trước, quân sau kế tiếp, hết sức đánh Tầu.”

Trong bài, tác giả còn viết tiếp như sau:

“Vua Quang Trung truyền lấy 60 chục tấm ván, ghép liên ba tấm làm một bức, tất cả là hai chục bức, dùng rơm xấp nước bện vào rồi kén hạng lính khỏe tợn, giao cho 10 người phải khiêng một bức, mỗi người đều vác một thanh đoản đao, mỗi bức lại cho hai chục người nữa cầm các binh khí đi theo. Toán quân nay dàn hàng chữ nhất tiến thẳng lên trước, vua Quang Trung cỡi voi đi đốc thú, mờ sáng ngày mồng năm xông thẳng vào đồn Ngọc Hồi.”

Hầu hết nội dung bài viết, tác giả đều xử dụng tài liệu rút ra từ sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí một cách dễ dãi và tùy tiện, không kể đúng sai.

Thok Xương Giang Chi Chiến (寿昌江之战).  Kết quả của sự hợp tác giữa các họa sĩ Trung Quốc và châu Âu. Các giáo sĩ Dòng Tên tham gia thực hiện các bản vẽ ở Trung Quốc là Giuseppe Castiglione, Jean-Denis Attiret, Ignace Sichelbart và Jean Damascene. Các bản khắc đã được thực hiện tại Paris dưới sự điều hành của Charles-Nicolas Cochin của Académie Hoàng gia dưới Triều của Louis XVI và những chuyên viên chạm khắc gồm Le Bas, Aliamet, Prevot, Saint-Aubin, Masquelier, Choffard, và Launay. - http://www.battle-of-qurman.com.cn/e/hist.htm

Thọ Xương Giang Chi Chiến (寿昌江之战) – 1788
Một bức họa của người Trung Quốc về trận đánh: Quân Thanh do Phúc Khang An và Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, vượt sông Thọ Xương (sông Thương) trên đường tiến về Thăng Long, phía xa là quân Tây Sơn đang tháo chạy. Tranh là kết quả của sự hợp tác giữa các họa sĩ Trung Quốc và châu Âu. Các giáo sĩ Dòng Tên tham gia thực hiện các bản vẽ ở Trung Quốc là Giuseppe Castiglione, Jean-Denis Attiret, Ignace Sichelbart và Jean Damascene. Các bản khắc đã được làm tại Paris dưới sự điều hành của Charles-Nicolas Cochin của Académie Hoàng gia dưới Triều của Louis XVI và những chuyên viên chạm khắc gồm Le Bas, Aliamet, Prevot, Saint-Aubin, Masquelier, Choffard, và Launay. – http://www.battle-of-qurman.com.cn/e/hist.htm

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

11 Tháng Sáu 20162:22 SA(Xem: 17400)
Năm nay ngày từ phụ. Father's Day đây rồi. Bây giờ con đã biết, Làm cha như thế nào. Nhưng không biết làm sao Đền ơn sâu nghĩa nặng
11 Tháng Sáu 20161:56 SA(Xem: 16190)
Tôi tri ân và hạnh phúc vô cùng với những gì ơn trên và cuộc sống ban tặng cho tôi. Niềm vui của người già được sáng mắt.
11 Tháng Sáu 20161:37 SA(Xem: 10098)
Dòng sông quê hương chứng giám cho thâm tình bè bạn chúng tôi.
11 Tháng Sáu 20161:10 SA(Xem: 18742)
Có một điều tôi nghĩ hoài không rõ Là tình yêu sao cứ phải dở dang? Và cứ phải xa nhau thì mới nhớ Phải giận hờn nước mắt mới miên man?
09 Tháng Sáu 20161:17 CH(Xem: 19035)
Xin giã biệt những ngày xưa tháng cũ Những dại khờ nuôi dưỡng giấc mơ hoa Những bạn bè suốt năm tháng bên ta Những Trường, Lớp, Thầy Cô đầy yêu kính
09 Tháng Sáu 201612:55 CH(Xem: 18165)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 20165:33 CH(Xem: 17608)
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến, và các bạn Vân, Thưởng, Hạnh.
04 Tháng Sáu 20164:59 CH(Xem: 23116)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
03 Tháng Sáu 201612:34 CH(Xem: 34238)
Màu tím là màu của thủy chung Chàng đi đâu đó thiếp theo cùng Mắt em vẫn chìm trong cõi nhớ Nghĩ về sắc tím lại rưng rưng
03 Tháng Sáu 201612:29 CH(Xem: 24544)
Tôi ở đây gom hương nồng quê cũ Gửi về anh xa lăng lắc phương trời Không thể biết với trăm lời nhắn nhủ Gió chở hết dùm hay bỏ rớt rơi?
03 Tháng Sáu 201612:17 CH(Xem: 21213)
Con đường nắng trưa Hè, vàng khép nép Cuối nẻo xa, làn gió thoảng vi vu Không bóng cây, thiếu từng hàng phượng vĩ Chẳng có ve, nên vắng khúc nhạc Hè
02 Tháng Sáu 201612:43 CH(Xem: 23444)
Chiều về con nước lớn Ông và cháu trên sông Chiếc thuyền hơi be bé Nhìn nước trôi mênh mông
02 Tháng Sáu 201612:37 CH(Xem: 19669)
Tay người nhè nhẹ viết từng trang Gom cả trời thu với nắng vàng Xao xuyến hồn ta dòng lệ đẫm Ngậm ngùi luống cỏ khói chiều loang
02 Tháng Sáu 201612:28 CH(Xem: 17967)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
28 Tháng Năm 20161:58 SA(Xem: 21940)
Duyên là nhân vật chính nằm xuôi ngược giọng tình si chất ngất Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hoà có cô em Bắc kỳ nho nhỏ “tuổi học trò em làm khổ ai chưa?”
28 Tháng Năm 20161:35 SA(Xem: 25043)
Đã và đang có biết bao người về hay đến từ phương xa thường hay tự hỏi … Cái xứ này có nhiều quyền tự do như thế mà sao dân chúng lại cứ phải tranh đấu cho nhân quyền?
27 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 26684)
Hãy trả cho em ý nguyện cầu Trả ngày tháng lại với thương đau Cho em về với mùa xuân cũ Như thuở cùng anh gặp buổi đầu.
27 Tháng Năm 201612:53 CH(Xem: 24403)
Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
27 Tháng Năm 201612:19 CH(Xem: 23099)
Cầu Hang, Rạch Cát, Cầu Ghềnh Ai về Cầu Cống chút tình qua hỏi thăm Thăm em Cù Lao Phố bấy năm Tiếng chuông Đại Giác, xe lửa qua cầu Ghềnh nhớ chăng?
27 Tháng Năm 201612:09 CH(Xem: 21336)
Con tần ngần trước cửa Mẹ ơi Không thấy Mẹ đâu, Mẹ vắng rồi Bếp lửa không ai khơi lửa ấm Con về con khóc Mẹ không nguôi.
27 Tháng Năm 201611:15 SA(Xem: 18320)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
27 Tháng Năm 201610:57 SA(Xem: 20080)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới VỖ VỀ TÌNH TRĂM NĂM - Nhạc: Đào Lê Văn - Hòa Âm: Minh Đạo Ca sĩ: Đăng Hiếu - Thực hiện youtube: Tấn Uyên
27 Tháng Năm 201610:23 SA(Xem: 20137)
Đại dương không xanh ... Luồng cá chạy trốn sao cho khỏi dòng nước độc.? Con cá giãy giụa chết . ... chết giữa lòng đại dương mênh mông.!
26 Tháng Năm 201612:47 CH(Xem: 19790)
Trong tâm thức đọng sương mù Nghe hồn du mục vi vu lần tìm Còn nghe nhịp đập trái tim Cho xin còn chút nắng mềm hạ xưa...
20 Tháng Năm 201611:18 CH(Xem: 21039)
Nhìn mưa Biên Hòa ngậm ngùi nhớ Huế Nhớ bánh su sê xanh mát ngọt mềm Nhớ mứt gừng cay nồng nàn phương nớ Trà sen bây chừ sóng sánh nước Đồng Nai.
20 Tháng Năm 201612:11 CH(Xem: 20116)
Hôm nay đây, ngồi ôm vùng kỷ niệm Của một thời thơ mộng, ngát hương yêu Đã xa rồi, cả một thời nhung nhớ Lòng bâng khuâng: Ngồi đếm giọt tơ sầu....
20 Tháng Năm 201612:07 CH(Xem: 23702)
Cơn mưa chợt đến bất ngờ Ào ào gió cuốn bụi mờ mịt bay Hàng cây ngả ngớn lắc lay Giọt mưa rớt xuống ngập đầy sân em.
20 Tháng Năm 201612:43 SA(Xem: 20407)
Album gồm 22 bài hát của Nhạc sĩ Phạm Chinh Đông với tiếng hát Quỳnh Dao
20 Tháng Năm 201612:16 SA(Xem: 20160)
Cảm ơn ai đã khơi nguồn, Để thơ tuôn chảy đưa buồn lên mây. Cho hồn ta lại tung bay, Trên ngàn cây cỏ chẳng hay muộn phiền.
19 Tháng Năm 201612:50 CH(Xem: 20755)
Áo trắng tinh khôi ngày ngày qua lối nhỏ Hai buổi đi về làm xao xuyến hồn ai Mái tóc buông dài e ấp phủ bờ vai Ánh mắt sáng vô tư rạng ngời tuổi ngọc...
19 Tháng Năm 201612:39 CH(Xem: 19470)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
19 Tháng Năm 201612:30 CH(Xem: 18285)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
13 Tháng Năm 201611:01 CH(Xem: 20037)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Biển Chêt" - Nhạc và Lời: Cáp Anh Tài - Tác giả trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 20793)
Và em cũng nhận ra, đó chính là điều kỳ diệu của tình yêu ... Không ai quá nghèo, để không thể cho. Cũng không ai quá giàu, để không thể nhận!
13 Tháng Năm 20165:11 CH(Xem: 21862)
Con tìm được bao nhiêu bài thơ khoe tình con cho mẹ nhưng những bài thơ mẹ nói yêu con thì rất khó tìm con hiểu tại sao rồi có sự lặng im
13 Tháng Năm 20162:36 CH(Xem: 19295)
Tháng năm mắt phượng đỏ hoe Âm vang khúc nhạc sầu ve gợi buồn Mai xa bè bạn thân thương Mùa Thu trở lại cổng trường đợi mong.
13 Tháng Năm 20162:26 CH(Xem: 21423)
Ngọn gió muôn xa đưa đẩy vào Nửa phòng mây rộng một trăng cao. Sáo dìu dặt nổi rừng dương liễu Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
13 Tháng Năm 20162:01 CH(Xem: 17754)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quí báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
13 Tháng Năm 20161:42 CH(Xem: 26265)
Kho vô tận, đất trời ta có sẵn Dưới ngàn sao, trên bờ cát hoang sơ Ta sẽ gối vòng tay ru em ngủ Đời thong dong, chẳng phiền muộn bao giờ.
12 Tháng Năm 20166:24 CH(Xem: 23534)
Chiều nay áo bay dưới phố Khung trời xanh lá me non Mùa xưa còn tôi đứng lại Tóc em thơm nắng Sài Gòn.
12 Tháng Năm 20161:00 CH(Xem: 19334)
Tôi nhớ mùi hương bưởi Biên Hòa Cầu Gành mấy nhịp Phố bắc qua Dòng nước Đồng Nai sâu trong vắt Êm soi dáng núi bóng trăng ngà
12 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 16979)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
06 Tháng Năm 201610:36 CH(Xem: 27500)
Dâng hoa "hồng thắm” hương thề, Chúc cho Mẹ được mọi bề an khang. Mẹ quên hết lúc gian nan, Rằng con yêu mẹ Trời ban" phước lành".
06 Tháng Năm 20165:44 CH(Xem: 17023)
Tôi chưa bao giờ thấy mẹ nóng giận một cách quá đáng. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi tắn, hiền hậu. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến mẹ, chúng tôi luôn tỏ lòng thán phục về điểm này.
06 Tháng Năm 20161:20 CH(Xem: 19590)
Mười mấy năm trăn trở Chỉ còn Mẹ hư không Mẹ về đâu không biết Dấu lửa mãi còn đây Quê người xa biền biệt Lòng thương Mẹ thêm đầy.
06 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 18301)
Giá như thời gian không về đập cửa Thì biệt ly đã không thể nghìn trùng Tháng năm về nắng chang chang dội lửa Nhớ dáng má về trưa vắng ngày xưa.
06 Tháng Năm 201612:32 CH(Xem: 23980)
Con đứng bên đời thương nhớ quá Mười năm áo mẹ đã xa xôi Mẹ là bóng mát cây cao cả Nương tựa cho con có chỗ ngồi.
06 Tháng Năm 201611:42 SA(Xem: 19550)
Bây giờ thì … Mẹ còn đâu nữa? Sáu năm rồi, Mẹ đã xa xôi Tháng Năm về là mùa Lễ Mẹ Lòng con côi, nhớ Mẹ khôn nguôi
06 Tháng Năm 20161:22 SA(Xem: 19440)
Biển đã lên tiếng. Biển đã báo động. Vậy thì việc còn lại là của con người. ''HÃY NHÌN CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TÔI. HÃY CỨU BIỂN VÀ CỨU BẢN THÂN CÁC NGƯỜI"
05 Tháng Năm 201612:49 CH(Xem: 18142)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
04 Tháng Năm 201611:26 CH(Xem: 19114)
tháng Tư. đau, người thân yêu, chia nhau cơ khổ. những chia ly. sửng sốt. vội vàng. có những bàn tay. vuột, bàn tay. thế giới bên kia. bỗng là cứu rỗi... nên, người lìa đời. vội vã... dứt. ăn năn.
04 Tháng Năm 201611:24 CH(Xem: 19311)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TUỔI THƠ QUA MAU - Thơ Hoàng Anh Vi, nhạc VĩnhĐiện - tiếng hát Hoàng Anh Vi
29 Tháng Tư 201611:30 CH(Xem: 17944)
Tháng TƯ phiên khúc đoạn trường Tháng TƯ thấm nỗi tang thương kiếp người... Tháng TƯ bẻ kiếm bên trời Ngâm câu "Túy ngọa...." buồn tơi tả lòng! Thôi đành ôm hận vời trông Một ngày nắng đẹp non sông thanh bình
29 Tháng Tư 20162:44 CH(Xem: 30543)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
29 Tháng Tư 201611:45 SA(Xem: 19450)
Tiệc họp mặt nầy được thực hiện qua sự nhắc nhở của thầy Hiệp vì từ lâu anh em chúng tôi bận sinh kế, gia đình, săn sóc cháu nội ngoại, du lịch etc. nên ít có dịp ngồi lại với nhau!
29 Tháng Tư 201610:12 SA(Xem: 18836)
Bạn bè, trò cũ thân quen, Suối nguồn tươi trẻ và men rượu nồng. Xin trao Em vạn đóa Hồng, Tình Sư, nghĩa Đệ mênh mông đất trời. Quê hương "Xứ Bưởi" tuyệt vời, Ngô Quyền yêu dấu suốt đời không quên.
29 Tháng Tư 20162:08 SA(Xem: 20172)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NƠI ẤY EM VỀ - Thơ và tiếng hát Hoàng Anh Vi - nhạc Vĩnh Điện
29 Tháng Tư 20161:44 SA(Xem: 25567)
Tuổi hai mươi áo lụa vàng phấp phới Thảnh thơi bay những cánh bướm ân cần Tôi sẽ tìm muôn vạn những mùa xuân Trong mùa hạ đang nồng nàn rực rỡ
29 Tháng Tư 20161:38 SA(Xem: 17942)
Chúng mình gặp nhau tháng tư nắng lửa Lâu lắm rồi tình cũ vẫn thân thương Dẫu thời gian nhạt nhòa bao lời hứa Vẫn ngọt ngào như cỏ đẫm hạt sương.
28 Tháng Tư 201610:20 CH(Xem: 20192)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh LỖI HẸN - Nhạc Xuân Điềm - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20169:27 CH(Xem: 16987)
Một chuyến đi dài nhiều lo lắng cho tôi mất ăn mất ngủ. Nhưng bây giờ tôi đã đến được nơi này. Một hình ảnh nước Mỹ trong lòng nước Nhật.
22 Tháng Tư 20164:55 CH(Xem: 18158)
Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người quê tôi Biên Hòa Đồng Nai, phản ánh rất sinh động, thêm vào đó do ảnh hưởng môi trường thiên nhiên
22 Tháng Tư 20163:27 CH(Xem: 19890)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
22 Tháng Tư 20162:10 CH(Xem: 19201)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức XA QUÊ HƯƠNG - Nhạc Đan Thọ-Xuân Tiên - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20161:33 CH(Xem: 19568)
hãy ngủ đi Sài Gòn lời ru nào xa lạ ta gọi em, Sài Gòn... như gọi người yêu nhỏ đêm buồn cuối tháng tư nhớ Sài Gòn, mắt đỏ...
22 Tháng Tư 201611:10 SA(Xem: 17787)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
22 Tháng Tư 201610:15 SA(Xem: 19102)
Bão nổi, triều dâng cuồn cuộn sóng Thuyền trôi, gió đẩy chập chùng khơi Thì thôi phó mặc đời dâu bể Cứ nhủ tình như cuộc giỡn chơi!
21 Tháng Tư 20166:26 CH(Xem: 28536)
Tóc thơ quấn chặt lời thề Hương trầm đính ước, môi kề mộng chung. Ầu ơ! Suối tóc chập chùng Hồn anh đã lạc giữa vùng tóc bay.
21 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16970)
Cả hội trường im lặng khi tiếng sáo cất lên cao vút. Anh MC vừa giới thiệu đó là tiếng sáo của Hồ Ngọc, tiếng sáo điêu luyện, nổi tiếng của miền Nam Cali.
21 Tháng Tư 20169:55 SA(Xem: 20461)
Thời gian rồi sẽ qua mau Em đi ngày ấy nắng chào tháng tư Trái tim trốn chạy ngục tù Tình yêu ngày ấy thiên thu kiếm tìm...
16 Tháng Tư 201612:19 SA(Xem: 18080)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
16 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 19515)
Tháng Tư về, buồn rưng rưng nước mắt Ta ngồi đây mang nỗi nhớ nghẹn ngào Bốn mốt năm xưa, thiên hạ xôn xao Lòng thổn thức nhìn quê hương nguy biến
16 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 11651)
Bạn bè ơi, thời gian đã hơn 50 năm từ khi chúng ta thi đậu Đệ Thất NQ, với 7 năm học, 7 mùa phượng đỏ sân trường. ....Xin cám ơn bè bạn đã tạo cơ hội cho bằng hữu xích lại gần nhau,
15 Tháng Tư 201611:42 CH(Xem: 20537)
Gửi về cuộc họp bao tâm sự Mừng Thầy mừng Bạn gặp nhau xa Còn ta vương vấn buồn vui vậy Ảo ảnh nào đâu mắt đã nhòa ?!
15 Tháng Tư 20167:28 CH(Xem: 20163)
Em vung tay phù thủy Biến ngày thành đêm sâu Biến anh thành hạt bụi Chuyển hướng một tinh cầu. Em đọc lời sám hối Xóa dấu tuổi xuân thì Anh tìm Ông Lão Tử Xin làm người Vô Vi.
15 Tháng Tư 20163:08 CH(Xem: 18228)
Mỗi năm ngày mười tháng ba Cổ mâm nhang khói tụng ca giống nòi Hùng Vương quốc tổ sáng soi Rồng Tiên con cháu ngàn đời an khương Kính mừng Quốc Giỗ Hùng Vương...
15 Tháng Tư 201612:01 CH(Xem: 17864)
Con ngủ đi mẹ nhờ hàng tre nhỏ Rủ gió về lượn quanh võng ru con Chờ đêm về mẹ nhắc mảnh trăng non Ru con ngủ bờ môi hồng sữa ngọt.
15 Tháng Tư 201612:32 SA(Xem: 18119)
Gió tháng Tư ùa về thương nhớ Xa bạn hiền mấy độ riêu phong ? Mây xưa lúc tím khi hồng Dứt câu tâm sự tình mong còn gì !
08 Tháng Tư 201611:34 CH(Xem: 11763)
Thương tiếc tiển đưa người em, cũng không quên vinh danh người bạn đời của anh Viện, chị Phương Trang đã tân tụy một đời với người chồng bệnh nặng
08 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16598)
Tây phố phủ mờ trăng cuối đêm Quạnh hiu đời lá ủ bên thềm Đầy ly rượu đắng hồn say khướt Nguội lửa hương tàn mộng tiếc thêm Mây vướng sao ngời mây lượn nhẹ Sáo vương chiều lộng sáo ru êm
08 Tháng Tư 20163:36 CH(Xem: 19187)
Ta ngồi viết cho em Trang thư đầy nhung nhớ Đêm nầy như mọi đêm Ta âm thầm lặng lẽ Điếu thuốc tàn trên tay Em mơ màng trong khói Nửa chừng ly rượu cay Vẳng nghe lời em nói
08 Tháng Tư 20163:18 CH(Xem: 18604)
Sáng nay vừa bước ra sân Trời hanh gió lạnh, mùa Xuân đâu rồi? Tháng Tư sao tuyết còn rơi? Tháng Tư lá vẫn chơi vơi ngập trời?
08 Tháng Tư 20162:27 CH(Xem: 20079)
Cứ tưởng là thời gian sẽ phôi pha Tháng tư năm ấy mỗi người một hướng Bạn bè thân yêu bốn phương tám ngả Sao vẫn nặng lòng trăm nỗi nhớ thương.
08 Tháng Tư 201611:57 SA(Xem: 17880)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
08 Tháng Tư 20163:19 SA(Xem: 25706)
Về thăm Nhơn Trạch chúng ta sẽ tìm thấy được những phút giây miệt vườn và khắp mọi nẻo đường đều có cuộc sống ấm no đầy tình người : chất phác, hiếu khách, hiền hoà và muôn lòng biết vọng bái tín ngưởng , niềm tin.
08 Tháng Tư 20162:00 SA(Xem: 10988)
Cám ơn tình nghĩa bạn bè đến với nhau khi chia ngọt sẻ bùi. Thời gian không cho phép, ai là người kế tiếp !! Trên đường về, các bạn báo tin, qua thông tin từ bạn Nguyệt Ánh, bạn Lê Minh Trí, CHS NQ khóa 8 lớp Pháp Văn, vừa bị đột quỵ cách đây vài hôm.
07 Tháng Tư 201610:53 SA(Xem: 18924)
Tháng Tư khăn trắng đầy trời Máu hòa nước mắt khóc đời tang thương. Màu đen phủ chụp phố phường Đắng cay tiếng khóc, thê lương tiếng cười.
07 Tháng Tư 20169:33 SA(Xem: 19853)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim Như đời ta buổi sáng Chờ mặt trời biển đông
01 Tháng Tư 201611:04 CH(Xem: 20254)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
01 Tháng Tư 201610:52 CH(Xem: 19195)
tin cầu Gành, vừa gẫy đổ. xa. thật xa. nửa vòng trái đất. nửa đời người. sao vẫn chạm trái tim. vẫn chạnh lòng. thương nhớ quá. chiếc cầu xinh...
01 Tháng Tư 20161:11 SA(Xem: 20128)
Rồi một ngày... Em về tìm Nursing-home Thăm anh trao một nụ hôn ân cần Thưa rằng: nghĩa nặng, thâm ân Mai sau có xuống mộ phần đem theo.
31 Tháng Ba 201611:56 CH(Xem: 19035)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 201610:14 CH(Xem: 19712)
Buổi sáng, nghe tin cây cầu gẫy Hai nhịp sập rồi, rơi xuống sông Dòng sông vô tình cứ chảy mãi Lăn tăn từng cơn sóng bềnh bồng
31 Tháng Ba 20169:43 CH(Xem: 17456)
Tháng Tư lại trở về đây, Bao mùa Quốc hận lưu đày niềm đau. Ân cần cha nắm đôi tay, Giao quê hương lại cho bầy con thơ. Giờ ông ru cháu ầu ơ, Lại Ư Ừ Ư Ử bến bờ yêu thương.
31 Tháng Ba 20163:58 CH(Xem: 18501)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
30 Tháng Ba 201611:37 CH(Xem: 21249)
Ơn trời chuyển đổi Quả nhân Mong phường gian ác bớt dần tinh ranh Bao giờ cho thàng Tư xanh Để non nước Việt Hùng Anh Hòa Bình
30 Tháng Ba 201610:08 CH(Xem: 18538)
Tháng tư mình chia tay Em về dưới cơn mưa Vai lạnh gầy tê tái Chẳng còn ai đón đưa.Tháng tư mình xa nhau Anh đi rồi đi mãi
30 Tháng Ba 201610:04 SA(Xem: 17266)
Cầu xưa đã gảy nhịp rồi Nhịp chìm đáy nước, nhịp phơi trên dòng Sông quê nước vẫn lớn ròng Còn đâu bốn nhịp cầu cong in hằn.
25 Tháng Ba 201612:33 CH(Xem: 17579)
Nước chảy qua hai nhịp cầu đã gãy Những giọt lệ buồn lạnh buốt tim sông Cây cỏ đôi bờ quằn mình tê tái Nhìn cầu trăm năm tức tưởi giữa dòng.
25 Tháng Ba 201612:23 CH(Xem: 19262)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức "Mùa Xuân Nào Là Ta Về" Lam Phương-Hợp Ca Như Quỳnh & Tường Khuê Kiều Oanh thực hiện youtube