Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...

07 Tháng Năm 20154:57 CH(Xem: 18486)
Diệp Hoàng Mai - LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...


LỚP “MƯỜI HAI BÊ BỐN” CỦA ANH ĐÂU?...

 HINH 1- B4

 

 

Cầm trên tay danh sách cựu học sinh Ngô Quyền khóa 11, anh Ngô Tấn Lộc “truy vấn” tôi như vậy. Tôi khựng lại, chưa kịp nghĩ ra tại sao:

-         Làm gì có lớp 12B4 hả anh?

-         Em coi nè, lớp 12B4 của tụi anh không có trong danh sách này...

Thì ra anh Lộc quên béng, sĩ số học sinh lớp Pháp Văn thường hao dần khi chuyển sang đệ nhị cấp, chưa kể việc chia ban chọn lớp hay … quân trường. Năm lớp 12 NK 1972 – 1973, nhà trường phải “trộn” học trò nam – nữ lớp Pháp Văn, chỉ còn lớp 12A1 và 12B1 mà thôi. Biết rõ lớp 11B4 chuyển thành 12B1 rồi, nhưng xem chừng anh Lộc vẫn … ấm ức:

-         Anh chỉ khoái lớp anh là “Bê Bốn” hà!...

 

HINH 2-B4


Lớp mười của tôi cũng là Bê Bốn, sau các anh hai khóa. Khác với truyền thống –  Bê Bốn toàn nam sinh, sinh ngữ chính Pháp Văn  – thì mười Bê Bốn lớp tôi … rặt nữ sinh, mà Anh Văn là sinh ngữ chính. Nhưng cả hai lớp đều có điểm chung là: Bê Bốn nào cũng học và … “quậy” giỏi đều nhau, nên hồi đi học lớp “Bê Bốn – Anh” và “Bê Bốn – Em” đã đồng lòng kết nghĩa. Riêng tôi thân thiết với các anh lớp Bê Bốn vì lẽ khác, bởi có nhiều anh là dân Hướng Đạo chung đơn vị với tôi. Đó là các anh: Bùi Hoàng Tuấn, Phạm Hùng (kha Sông Cả), Trương Đức Hoàng (kha Biên Giang), Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Văn Hoài (Vàng), Nguyễn Văn Tất (thiếu Ba Đình) … Do vậy mỗi bận lớp Bê Bốn – Anh có “sự kiện” gì hay hay, anh Đào Tấn Ngọc – trưởng ban liên lạc lớp Bê Bốn – đều thông tin cho tôi biết.

 

HINH 3-B4

Tháng tư năm nay, lần đầu tiên anh Vũ Đại Thành mời thầy cô và bạn học Bê Bốn họp mặt tại Cù Lao Mỹ Quới. Vẫn là huyện Tân Uyên như xưa, nhưng bây giờ đã thuộc tỉnh Bình Dương, chứ không còn là tỉnh Biên Hòa như trước nữa. Rời trường sư phạm cuối năm 1974, anh Thành theo nghề giáo và “cắm rễ” luôn tại vùng đất này. Bao quanh “tư dinh” gia đình anh Thành, là vườn bưởi đường lá cam ngót nghét vài ngàn mét vuông, tàng lá xanh um trông thích mắt. Anh em tôi ai cũng tiếc vì buổi họp mặt đã qua mùa bưởi chín, nếu không thì vườn bưởi nhà anh Vũ Đại Thành, chắc chắn không yên thân với anh em nhà Bê Bốn “ già mà vẫn quậy” như xưa...


HINH 4-B4

 

Trên quãng đường đến nhà anh Thành, thầy Nguyễn Viết Long cho tôi biết:

-  Sau ngày cô và cô Dung ghé thăm, tôi ốm nặng phải vào bệnh viện đấy!...

Ngày Nhà Giáo, tôi và Dung đến thăm và tặng quà cho thầy giáo cũ. Thầy không được khỏe, nên tôi và Dung kiếu sớm để thầy nghỉ ngơi. Tôi và Dung nào hay, ngày hôm sau thầy trở bệnh nặng phải nhập viện điều trị.

 

HINH 5-B4

 

Vẫn như mọi năm, anh Nguyễn Văn Tất nhận trọng trách đưa rước thầy cô ở Sài Gòn. Chân cô Hòa càng lúc càng yếu, đi lại chậm chạp khó khăn. Nhưng trong ánh mắt của cô, vẫn ngập tràn hạnh phúc khi gặp lại đám “học trò nhỏ” ngày nào:

- Mỗi lần họp mặt thế này, cô lại nhớ thời cô còn đứng trên bục giảng. Được gặp lại các em, cô cảm thấy vui lắm, hạnh phúc lắm!...

 HINH 6-B4

 

Thầy Lâm Tấn Văn cũng vậy, mặc dù phải nhờ vã cây  “ba – toong” đỡ đần việc đi lại, nhưng thầy luôn trân trọng tình cảm của đám học trò xưa. Thầy Văn cũng là một trong những “nguồn tư liệu” phong phú về ngôi trường xưa yêu dấu của anh em tôi. Tôi thường mời thầy Văn café cuối tuần, cùng với nhóm bạn cũ ở Sài Gòn là vì vậy. Những câu chuyện kể của thầy, tôi ráp nối dành làm tư liệu trường xưa.

 

 HINH 7-B4


Đến với buổi họp mặt cựu học sinh 11B4 lần này, thầy Đinh Hữu Quyến mang theo món quà quí tặng học trò xưa. Đó là tài liệu “3000 từ tiếng Anh thông dụng & 1760 từ thường dùng khác” do thầy đích thân biên soạn. Số lượng không nhiều, nên thầy để cho anh em nhà Bê Bốn … rút thăm may mắn. Riêng hai cựu huynh trưởng Hướng Đạo Nguyễn Văn Tất và Diệp Hoàng Mai, thì được thầy Quyến ký tặng riêng “mỗi em một bản”… Thật cảm động bởi hơn bốn mươi năm xa trường, mà thầy Đinh Hữu Quyến vẫn chắt chiu từng con chữ mang tặng cho trò.


HINH 8-B4

 

Tổng kết năm nay, lớp Bê Bốn của các anh có đến 11 anh mang danh tử sĩ. Có 6 anh Bê Bốn định cư ở nước ngoài, trong đó anh Trương Đức Hoàng là người gắn kết với lớp của anh nhiều nhất. Anh Hoàng thường giành phần, mua quà biếu thầy cô giáo cũ lớp mình. Trước Tết, anh chị Trương Đức Hoàng về thăm quê, tôi đã đưa anh đến thăm bạn cũ Nguyễn Văn Thanh đang điều trị bệnh. Anh Thanh rủ thêm vài người bạn nữa, chiêu đãi anh Hoàng và tôi chầu … Dê Dốc Núi. Dê lưng lửng bụng, anh em tôi lại kéo nhau qua bến đò An Hảo, trực chỉ nhà trưởng lớp Bê Bốn Nguyễn Văn Sấm ở Bình Đa. Một buổi họp mặt Bê Bốn rất tình cờ, không hẹn trước nhưng vui hết biết. Mồi nhậu “bắt nhất” là món gỏi xoài trộn tôm khô, do chính tay bà xã của anh Sấm chế biến bằng nguyên liệu hái tại vườn nhà. Nhâm nhi gỏi xoài, dưới tàng cây xoài râm mát, chiêu thêm vài ngụm rượu chuối hột …Ố là la, cả nhà anh em Bê Bốn tưng bừng sức sống…

HINH 9-B4HINH 10-B4
HINH 11-B4
HINH 12-B4

Trước khi anh chị Trương Đức Hoàng trở về nước Úc, tôi đã đưa anh chị đi thăm thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo, thăm cô Đinh Thị Hòa. Điểm hội ngộ cuối cùng của anh em Bê Bốn chúng tôi, là quán “Ruốc” của nhà văn Mường Mán, theo lời mời của anh Nguyễn Văn Tất. Lần gặp này anh chị em tôi miệt mài chuyện trò, quên bẵng chụp hình lưu niệm…

 

HINH 13-B4

 HINH 14-B4
HINH 15-B4
HINH 16-B4














Lần gặp gỡ năm nay, anh Lê Văn Thanh và anh Hồ Văn Hòa Bình đã cung cấp cho tôi mấy tấm hình tư liệu quí của lớp các anh:

- Hình trại du khảo cho các lớp đệ Tứ, chụp trước gốc đa già (chùa Đại Giác – Cù Lao Phố) ngoài lớp Tứ 4, có thêm các anh Dương Văn Công (01), Nguyễn Văn Tư (02), Trần Ngọc Sơn, Cao Tấn Xứ, Cao Tấn Trí … của các lớp đệ Tứ cùng khối.


HINH 17-B4

 

- Ngày lớp 11B4 tiễn anh Hồ Văn Hòa Bình vào lính, khá đông bạn bè cùng dự liên hoan. Trong tấm hình xưa này, có cả thầy Vũ Khánh Thành (01), thầy Trần Văn Kế (02) và bạn Nguyễn Văn Lịnh nổi tiếng của lớp 13B3 (21) nữa.

 

HINH 18-B4 HINH 19-B4


- Anh Tất dùng cả kính lúp để soi, vẫn không thể nhận diện đầy đủ những khuôn mặt “ngáo quốc tế ” lớp Ngũ 4. Hỏi thêm anh Đào Tấn Ngọc, Lê Văn Thanh, Hồ Văn Hòa Bình mới thêm được chừng này cái tên của lớp các anh.

HINH 20-B4


Thôi thì gửi kèm hình xưa theo bài viết này, hy vọng trí nhớ siêu phàm của anh Trương Đức Hoàng (Australia) và anh Nguyễn Văn Hoài (Vàng) ở Mỹ sẽ bổ túc thêm…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 04/2015

 

 

20 Tháng Sáu 2015(Xem: 13491)
“Nếu không có người cha sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không có người cha tù đày, không có người mẹ khốn khó sẽ không có Ngọc Hiếu ngày hôm nay".
30 Tháng Năm 2015(Xem: 19866)
Anh Hoan hãy gói ghém mùa hè phố Biên cùng thân tình bè bạn mang theo về Mỹ. Đó sẽ là liều thuốc nhiệm mầu, là niềm vui bất tận cho anh khi cần đến.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 15609)
Bản thân chúng tôi những con người bình thường luôn được trân quý, người bình thưòng đáng quý trọng
22 Tháng Năm 2015(Xem: 23430)
Được nghe những tiếng chim vui ríu rít trên cành, hòa trong niềm vui tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc của cuộc đời, tôi có thể buông bỏ mọi thứ nhưng không thể buông bỏ tình bạn Ngô Quyền.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 23381)
Tụi anh bi giờ vậy đó cô Mai, hễ muốn “rụng” giờ nào là rụng, đâu ai biết trước được? Nên mỗi khi có dịp gặp gỡ “mầy tao, mầy tớ” với nhau như hồi đi học, tụi anh cảm thấy hạnh phúc gì đâu…
07 Tháng Tư 2015(Xem: 25597)
... cùng chia sẻ với gia đình người bạn, người em những mất mát, bệnh tật và những lo toan khi đối diện những bài toán nan giải của cuộc đời. Trong chốn thinh lặng nào đó, tự hỏi riêng mình… Đời có vui?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22038)
Những kỷ niệm đẹp tuổi học trò, những hình ảnh thuở xa xưa, cả những buồn vui trong tháng ngày qua … đã được lớp đàn chị Vành Khuyên của tôi, trân trọng giữ gìn và tận tình sẻ chia tất tần tật cho nhau…
15 Tháng Ba 2015(Xem: 15114)
Hãy vui lên, và đến với nhau, những người bạn cùng lớp, cùng khóa, cùng trường trung học Ngô Quyền BH, thân mến của tôi ơi.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26698)
Hình như đâu có dê nào già hơn dê cụ? Năm Mùi bao giờ cũng gợi chúng tôi (cả 8/1 lẫn 8/9) nhớ lại chuyện dê cụ ngày xưa .
06 Tháng Hai 2015(Xem: 26611)
Đây là bài viết trích từ đặc san "Thềm Cuối'' của lớp 12A1 (khóa 11), phát hành cuối niên học 1972 - 1973, xin được đăng lại nhân dịp phổ biến ''Danh Sách các lớp CHS Ngô Quyền khóa 11'' trên trang nhà,
06 Tháng Hai 2015(Xem: 18029)
Niên học 1966 – 1967 ( khóa 11) sĩ số học sinh thi đậu vô trường Ngô Quyền chỉ có sáu lớp đệ thất, gồm ba lớp nam sinh và ba lớp nữ sinh...
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19063)
(Cảm tác qua bức hình, viết tặng thầy cô kính mến và cũng cám ơn nhỏ bạn--Trần thị Bích đã gửi cho tôi tấm ảnh ngày xưa)…
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17693)
một khoảnh khắc thoáng qua với bao biến đổi, những bước thăng trầm vinh nhục nhưng tình cảm vẫn đong đầy và giữ được hai chữ thủy chung
14 Tháng Hai 2014(Xem: 34710)
Trước và sau Tết, các anh chị tuổi Giáp Ngọ tưng bừng họp mặt mừng … “ô – vơ – xít” (over sixty). Bước qua cột mốc tuổi 60, các anh chị có cơ hội tự hào mình sống “Thọ” rồi còn gì. Không màng thổi nhiều ngọn nến màu tượng trưng số tuổi, các anh chị dành hơi sức nâng ly “Dô, dô!...” chúc tụng lẫn nhau.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 23284)
Xin nhắc Thầy Cô cùng các anh chị em Ngô Quyền, các trường lân cận và thân hữu Biên Hòa là hảy cố gắng giữ gìn sức khỏe để sống lâu, sống khỏe cho ngày họp mặt kỷ niệm 60 năm trung học Ngô Quyền sẽ được tổ chức tại San Jose, July 2016.
27 Tháng Ba 2012(Xem: 100688)
Từ một góc nhỏ của San Jose, kỷ niệm hiện về chập chùng trong ánh mắt quý Thầy. Nhìn vào mắt của quý Thầy, tôi thấy hình ảnh của Saigon, Biên Hòa, Long Khánh, cùa bục giảng Ngô Quyền năm xưa
17 Tháng Ba 2012(Xem: 138468)
Cô cười! Vẫn nụ cười ngày xưa, nhưng không còn héo hắt nữa! Đã ánh lên sắc hồng của tình thương, của tình Cô trò và của những kỷ niệm ấm áp ngày xưa!
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 53490)
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CHS NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN THẬT HẠNH PHÚC, ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN.
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131475)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
21 Tháng Chín 2011(Xem: 50168)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.