Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - CÂU CHUYỆN CỦA HAI DÒNG SÔNG

22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5728)
GS. Lê Quý Thể - CÂU CHUYỆN CỦA HAI DÒNG SÔNG

Câu chuyện của hai dòng sông

 

image001

 


Tôi sinh ra bên một dòng sông Nhỏ hay đúng hơn tại một làng hẻo lánh nằm ở ngả ba của một dòng sông Nhỏ chảy vào một dòng sông Lớn. Dòng sông Nhỏ của tôi xuất phát từ một vùng cao nguyên đèo heo hút gió thuộc phía Tây của dãy núi Trường Sơn, nó có một cái tên nhưng nếu nói ra cũng không ai biết nó nằm ở đâu. Trái lại dòng sông Lớn thì quá nổi tiếng, nó như một con Rồng khổng lồ có cái đuôi trải rộng  trên một vùng thiên nhiên trong lành thuộc cao nguyên xứ Phật, trườn mình qua Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và cuối cùng là cái đầu có chín cái miệng lớn quanh năm không ngừng phun nước ra Biển Đông. Dòng sông Nhỏ của tôi như là một cái chân thêm sức giúp cho con Rồng Lớn vươn mạnh ra biển cả.

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, quanh năm dòng sông Nhỏ luôn luôn tràn đầy sức sống. Nó đã cung cấp nước uống và cá tôm nuôi tôi chóng lớn. Thêm vào đó chiều nào tôi cũng cùng các trẻ nhỏ trong làng thi đua nhau lội từ bờ sông nầy qua bờ sông bên kia, rồi ngược lại vừa vui chơi vừa giúp cho cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh và đồng thời cũng tẩy sạch những vết bẩn bám trên người sau một ngày lêu lổng.

***

Ở làng tôi mỗi năm chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Dù là trời nắng hay trời mưa dân làng đều phải làm việc cật lực mới có được cái ăn cái mặc.

Vào đầu mùa mưa, nước lủ từ những sườn núi trên vùng cao nguyên chảy xuống như thác đổ lôi cuốn theo đất cát phù sa và cây cối tróc rể. Nước của dòng sông Nhỏ đỏ ngầu chảy siết và thường không kịp thoát ra dòng sông Lớn nên năm nào nước cũng tràn vào làng xóm, nước dâng cao rất nhanh chỉ một hai ngày cũng đủ làm cho cả làng tôi chìm trong biển nước. Tuy là một thiên tai nhưng dân làng đã biết trước tháng nào có lủ lụt và đã chuẩn bị nên không có những thiệt hại về tài sản hay nhân mạng. Những ngày nầy trai tráng trong làng dùng ghe chèo ngược dòng sông vớt những thân cây trôi theo dòng nước để sau nầy phơi khô làm củi đốt cho cả năm. Sau vài ngày nước lủ rút xuống và để lại đất cát phù sa làm cho đồng ruộng được thêm màu mở.

Mùa khô, lòng sông Nhỏ ở thượng nguồn trở nên khô cạn nhưng ở hạ nguồn ngay ngả ba sông vẫn giữ được sức sống nhờ nước từ sông Lớn tràn vào. Khác với mùa trước, mùa nầy nước lờ đờ chảy ngược dòng sông và cá tôm cũng theo đó mà sinh sôi nảy nở.


***

Là con trai út còn ở lại trong nhà nên vài lần đi sông bắt cá, ba tôi dẫn tôi theo như để làm bạn cho đỡ cô quạnh và để giúp ba tôi vài việc nhỏ khi cần. Đó là những lần đã ghi lại trong tôi những kỷ niệm với ba tôi mà tôi đã mang theo suốt cả cuộc đời.

Vào những ngày cuối mùa nước lũ, ba tôi thường chèo ghe dọc bờ sông, ngược dòng nước chảy và tôi ngồi đầu mũi ghe dùng lưới vớt cá. Nhiều hôm vớt được cả năm mười kilô đủ loại tôm cá to nhỏ và khi mang về nhà tôi vô cùng hãnh diện vì đã góp phần nào công sức để nuôi gia đình. Tuy nhiên không phải ngày nào cũng được suôn sẻ như vậy. Một hôm ba tôi chèo thuyền ngược dòng sông Lớn, tôi ngồi trước mủi thuyền để vớt cá, đột nhiên ba tôi hụt chân rơi xuống dòng sông. Thuyền không người chèo, quay mũi, trôi ra giữa lòng sông chảy xiết. Tôi không biết phải làm gì, tôi chỉ òa lên khóc. Ba tôi phải bơi theo con thuyền cả trăm thước mới nắm được thành thuyền và sau đó chèo được con thuyền vào bờ. Tôi được một buổi điếng hồn, nếu ba tôi không bơi đến được con thuyền thì không biết thuyền tôi đã trôi dạt về đâu.

 

Một hai tháng sau mùa nước lũ là thời gian cả nhà tôi phải lo việc đồng áng. Là một nhà nông nên việc đồng áng là công việc chính để tạo ra nguồn lợi tức nuôi sống cả gia đình. Tuy là một nhà nông cần nhân lực nhưng ba tôi không bắt đứa nào trong chúng tôi đi cày hay đi cấy, ông coi việc học hành của con cái là việc quan trọng nhất, các anh các chị trước đó và tụi nhỏ chúng tôi sau nầy đều được ba tôi cho cơ hội đi học, có đứa học được có đứa học không vô nhưng đứa nào cũng được ba tôi cho đi học. Thử nghĩ ở thập niên hai mươi, ba mươi của thế kỷ trước nhà nông dưới thời thực dân phong kiến có con trai đi học đã là một chuyện rất hiếm, có con gái cắp sách đi học trường tỉnh là một chuyện không thể tưởng tượng được. Những chuyện đó đã xẩy ra trong gia đình tôi, cha mẹ tôi thì bận rộn làm lụng vất vả suốt ngày nhưng anh em chúng tôi ngày ngày đều được thong dong cắp sách đi học.

 

Tuy bận rộn suốt ngày nhưng dân làng cũng không quên con sông Nhỏ của tôi, sau việc đồng áng chiều nào họ cũng ngâm mình trong dòng sông Nhỏ nầy để vừa rủ sạch dơ bẩn trên người và áo quần vừa làm cho cơ thể được thư dản sau một ngày lao động cực khổ.

 

Mỗi năm chỉ làm ruộng một mùa nên khi công việc đồng áng hoàn tất, lúa mới đã được chuyển vào kho thì mùa khô cũng vừa đến. Trai tráng trong làng sẽ tìm những công việc khác để sinh sống, các người già cả thì có thời gian nghỉ ngơi hay làm những công việc nhẹ nhàng như trồng ngô trồng khoai sau vườn.

 

Ba tôi lại quay về với dòng sông Nhỏ, ông hầu như không thể thiếu người bạn tri kỷ nầy. Ngày nào tôi cũng ra ngồi ở bờ sông nhìn ba tôi cắm sào ở giữa lòng sông, Ông dùng một dụng cụ đặc biệt như một trái bầu khổng lồ đan bằng tre hai người ôm không hết, phần dưới có miệng lớn làm rất đặc biệt cá chun vào nhưng không ra được, phần trên nổi trên mặt nước để đổ thức ăn như cám để dụ cá chun vào bầu. Mỗi lần kéo bầu lên có lúc cá thu hoạch được cả thúng nặng năm mười kilô. Có một lần ba tôi dẫn tôi theo, ông nằm  nghỉ trong thuyền, tôi có nhiêm vụ dụ cá vào bầu. Tôi dùng một ống long có cán, múc nước sông và đổ từ từ để tạo tiếng động du cá chun vào bầu. Đốt nhiên tôi giật nẩy mình, một con cá khá lớn phóng từ trong bầu, bay lên khỏi mặt nước và bay ra ngoài. Một lúc sau cảnh đó lại tái diễn nữa, có lẽ cùng một con cá, tôi nghĩ con cá này quá khôn vào bầu ăn no rồi bay ra ngoài. Tôi kể lại cho ba tôi nghe, ông chỉ cười.

 

Năm mười hai tuổi tôi theo anh theo chị về Saigòn và để ba tôi ở lại làm bạn với dòng sông Nhỏ... nhưng hai tháng sau ông cũng đột ngột bỏ dòng sông đó mà ra đi vỉnh viễn. Từ đó tôi quyết định từ biệt dòng sông Nhỏ của tuổi thơ.

 

***

Gần bảy mươi năm sau, tôi quay trở lại. Ngồi trên bờ sông tôi nhìn dòng sông rất kỹ. Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn. Con sông Nhỏ đã chết!... Con sông Lớn cũng đang hấp hối vì theo tôi biết ở thượng nguồn con Rồng Lớn hùng vỉ ngày trước nay cũng bị chặt thành nhiều đoạn, chín cái miệng của nó ở hạ nguồn cũng đang ngáp ngáp nước mặn từ Đại dương tràn vào, không biết nó còn sống được bao lâu... Than ôi!... Con người thật là tàn nhẫn.

 

Lê Quý Thể

9/2022

08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138610)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 126216)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110696)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107523)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113922)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
07 Tháng Năm 2011(Xem: 137875)
NUỐI TIẾC, TIẾC NUỐI - Nhạc và lời Đào Lê Văn, cảm tác từ truyện ngắn “NUỐI TIẾC” của Thiên Thu – Ca sĩ Tâm Thư .
06 Tháng Năm 2011(Xem: 144130)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 133223)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 105496)
Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử.
25 Tháng Tư 2011(Xem: 169228)
"Khép một vầng trăng" hẹn kiếp sau Người về tan tác cuộc bể dâu Ngọc lan hương vẫn nồng trong gió Hiên vắng, tìm em biết chốn nào?
23 Tháng Tư 2011(Xem: 117387)
Đến tháng tư hàng năm, các cháu càng phải nhớ điều đó hơn bao giờ hết, các cháu nhé! Rồi sẽ có một ngày, chất xám Việt Nam thôi chảy ra ngoại quốc...
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121873)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 137219)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 113587)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
01 Tháng Tư 2011(Xem: 133509)
Dẫu lưu lạc nơi xứ mình hay xứ người, tất cả các cựu HĐS Biên Hòa sẽ không quên một thời ...
10 Tháng Ba 2011(Xem: 91492)
Khi những cánh diều đã bay cao, chúng mình nằm trên mặt ruộng , ngửa mặt nhìn trời, tay gối đầu, chân gác chữ ngũ, mắt ngước nhìn những cánh diều bay lượn. Thong dong cuộc đời.