Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - CÂU CHUYỆN CỦA HAI DÒNG SÔNG

22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 11379)
GS. Lê Quý Thể - CÂU CHUYỆN CỦA HAI DÒNG SÔNG

Câu chuyện của hai dòng sông

 

image001

 


Tôi sinh ra bên một dòng sông Nhỏ hay đúng hơn tại một làng hẻo lánh nằm ở ngả ba của một dòng sông Nhỏ chảy vào một dòng sông Lớn. Dòng sông Nhỏ của tôi xuất phát từ một vùng cao nguyên đèo heo hút gió thuộc phía Tây của dãy núi Trường Sơn, nó có một cái tên nhưng nếu nói ra cũng không ai biết nó nằm ở đâu. Trái lại dòng sông Lớn thì quá nổi tiếng, nó như một con Rồng khổng lồ có cái đuôi trải rộng  trên một vùng thiên nhiên trong lành thuộc cao nguyên xứ Phật, trườn mình qua Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và cuối cùng là cái đầu có chín cái miệng lớn quanh năm không ngừng phun nước ra Biển Đông. Dòng sông Nhỏ của tôi như là một cái chân thêm sức giúp cho con Rồng Lớn vươn mạnh ra biển cả.

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, quanh năm dòng sông Nhỏ luôn luôn tràn đầy sức sống. Nó đã cung cấp nước uống và cá tôm nuôi tôi chóng lớn. Thêm vào đó chiều nào tôi cũng cùng các trẻ nhỏ trong làng thi đua nhau lội từ bờ sông nầy qua bờ sông bên kia, rồi ngược lại vừa vui chơi vừa giúp cho cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh và đồng thời cũng tẩy sạch những vết bẩn bám trên người sau một ngày lêu lổng.

***

Ở làng tôi mỗi năm chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Dù là trời nắng hay trời mưa dân làng đều phải làm việc cật lực mới có được cái ăn cái mặc.

Vào đầu mùa mưa, nước lủ từ những sườn núi trên vùng cao nguyên chảy xuống như thác đổ lôi cuốn theo đất cát phù sa và cây cối tróc rể. Nước của dòng sông Nhỏ đỏ ngầu chảy siết và thường không kịp thoát ra dòng sông Lớn nên năm nào nước cũng tràn vào làng xóm, nước dâng cao rất nhanh chỉ một hai ngày cũng đủ làm cho cả làng tôi chìm trong biển nước. Tuy là một thiên tai nhưng dân làng đã biết trước tháng nào có lủ lụt và đã chuẩn bị nên không có những thiệt hại về tài sản hay nhân mạng. Những ngày nầy trai tráng trong làng dùng ghe chèo ngược dòng sông vớt những thân cây trôi theo dòng nước để sau nầy phơi khô làm củi đốt cho cả năm. Sau vài ngày nước lủ rút xuống và để lại đất cát phù sa làm cho đồng ruộng được thêm màu mở.

Mùa khô, lòng sông Nhỏ ở thượng nguồn trở nên khô cạn nhưng ở hạ nguồn ngay ngả ba sông vẫn giữ được sức sống nhờ nước từ sông Lớn tràn vào. Khác với mùa trước, mùa nầy nước lờ đờ chảy ngược dòng sông và cá tôm cũng theo đó mà sinh sôi nảy nở.


***

Là con trai út còn ở lại trong nhà nên vài lần đi sông bắt cá, ba tôi dẫn tôi theo như để làm bạn cho đỡ cô quạnh và để giúp ba tôi vài việc nhỏ khi cần. Đó là những lần đã ghi lại trong tôi những kỷ niệm với ba tôi mà tôi đã mang theo suốt cả cuộc đời.

Vào những ngày cuối mùa nước lũ, ba tôi thường chèo ghe dọc bờ sông, ngược dòng nước chảy và tôi ngồi đầu mũi ghe dùng lưới vớt cá. Nhiều hôm vớt được cả năm mười kilô đủ loại tôm cá to nhỏ và khi mang về nhà tôi vô cùng hãnh diện vì đã góp phần nào công sức để nuôi gia đình. Tuy nhiên không phải ngày nào cũng được suôn sẻ như vậy. Một hôm ba tôi chèo thuyền ngược dòng sông Lớn, tôi ngồi trước mủi thuyền để vớt cá, đột nhiên ba tôi hụt chân rơi xuống dòng sông. Thuyền không người chèo, quay mũi, trôi ra giữa lòng sông chảy xiết. Tôi không biết phải làm gì, tôi chỉ òa lên khóc. Ba tôi phải bơi theo con thuyền cả trăm thước mới nắm được thành thuyền và sau đó chèo được con thuyền vào bờ. Tôi được một buổi điếng hồn, nếu ba tôi không bơi đến được con thuyền thì không biết thuyền tôi đã trôi dạt về đâu.

 

Một hai tháng sau mùa nước lũ là thời gian cả nhà tôi phải lo việc đồng áng. Là một nhà nông nên việc đồng áng là công việc chính để tạo ra nguồn lợi tức nuôi sống cả gia đình. Tuy là một nhà nông cần nhân lực nhưng ba tôi không bắt đứa nào trong chúng tôi đi cày hay đi cấy, ông coi việc học hành của con cái là việc quan trọng nhất, các anh các chị trước đó và tụi nhỏ chúng tôi sau nầy đều được ba tôi cho cơ hội đi học, có đứa học được có đứa học không vô nhưng đứa nào cũng được ba tôi cho đi học. Thử nghĩ ở thập niên hai mươi, ba mươi của thế kỷ trước nhà nông dưới thời thực dân phong kiến có con trai đi học đã là một chuyện rất hiếm, có con gái cắp sách đi học trường tỉnh là một chuyện không thể tưởng tượng được. Những chuyện đó đã xẩy ra trong gia đình tôi, cha mẹ tôi thì bận rộn làm lụng vất vả suốt ngày nhưng anh em chúng tôi ngày ngày đều được thong dong cắp sách đi học.

 

Tuy bận rộn suốt ngày nhưng dân làng cũng không quên con sông Nhỏ của tôi, sau việc đồng áng chiều nào họ cũng ngâm mình trong dòng sông Nhỏ nầy để vừa rủ sạch dơ bẩn trên người và áo quần vừa làm cho cơ thể được thư dản sau một ngày lao động cực khổ.

 

Mỗi năm chỉ làm ruộng một mùa nên khi công việc đồng áng hoàn tất, lúa mới đã được chuyển vào kho thì mùa khô cũng vừa đến. Trai tráng trong làng sẽ tìm những công việc khác để sinh sống, các người già cả thì có thời gian nghỉ ngơi hay làm những công việc nhẹ nhàng như trồng ngô trồng khoai sau vườn.

 

Ba tôi lại quay về với dòng sông Nhỏ, ông hầu như không thể thiếu người bạn tri kỷ nầy. Ngày nào tôi cũng ra ngồi ở bờ sông nhìn ba tôi cắm sào ở giữa lòng sông, Ông dùng một dụng cụ đặc biệt như một trái bầu khổng lồ đan bằng tre hai người ôm không hết, phần dưới có miệng lớn làm rất đặc biệt cá chun vào nhưng không ra được, phần trên nổi trên mặt nước để đổ thức ăn như cám để dụ cá chun vào bầu. Mỗi lần kéo bầu lên có lúc cá thu hoạch được cả thúng nặng năm mười kilô. Có một lần ba tôi dẫn tôi theo, ông nằm  nghỉ trong thuyền, tôi có nhiêm vụ dụ cá vào bầu. Tôi dùng một ống long có cán, múc nước sông và đổ từ từ để tạo tiếng động du cá chun vào bầu. Đốt nhiên tôi giật nẩy mình, một con cá khá lớn phóng từ trong bầu, bay lên khỏi mặt nước và bay ra ngoài. Một lúc sau cảnh đó lại tái diễn nữa, có lẽ cùng một con cá, tôi nghĩ con cá này quá khôn vào bầu ăn no rồi bay ra ngoài. Tôi kể lại cho ba tôi nghe, ông chỉ cười.

 

Năm mười hai tuổi tôi theo anh theo chị về Saigòn và để ba tôi ở lại làm bạn với dòng sông Nhỏ... nhưng hai tháng sau ông cũng đột ngột bỏ dòng sông đó mà ra đi vỉnh viễn. Từ đó tôi quyết định từ biệt dòng sông Nhỏ của tuổi thơ.

 

***

Gần bảy mươi năm sau, tôi quay trở lại. Ngồi trên bờ sông tôi nhìn dòng sông rất kỹ. Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn. Con sông Nhỏ đã chết!... Con sông Lớn cũng đang hấp hối vì theo tôi biết ở thượng nguồn con Rồng Lớn hùng vỉ ngày trước nay cũng bị chặt thành nhiều đoạn, chín cái miệng của nó ở hạ nguồn cũng đang ngáp ngáp nước mặn từ Đại dương tràn vào, không biết nó còn sống được bao lâu... Than ôi!... Con người thật là tàn nhẫn.

 

Lê Quý Thể

9/2022

11 Tháng Năm 2025(Xem: 308)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
11 Tháng Năm 2025(Xem: 252)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
11 Tháng Năm 2025(Xem: 206)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
09 Tháng Năm 2025(Xem: 297)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
29 Tháng Tư 2025(Xem: 2736)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 854)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 781)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 889)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1198)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 785)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 979)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1271)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1827)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3426)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 2633)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 3985)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 1902)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 4403)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 2306)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 2698)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?