Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Thị Kim Anh - MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẸP CHO NGÀY LỄ TÌNH YÊU

26 Tháng Hai 20229:12 SA(Xem: 5915)
Lê Thị Kim Anh - MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẸP CHO NGÀY LỄ TÌNH YÊU

                    Một chuyện tình đẹp cho ngày Lễ Tình Yêu 



Khung cảnh của lâu đài Versailles  ở Pháp mang cho tôi niềm thích thú lẫn choáng ngợp. 

 

Thích thú với những căn phòng rộng thênh thang, trang trí mỹ thuật, với màn che trướng phủ, chạm trổ cầu kỳ từ cánh cửa, cây cột cho đến từng ngõ ngách, góc cạnh. 

 

Choáng ngợp vì sự xa hoa, tráng lệ. Cả lâu đài, nơi nào cũng nạm vàng rực rỡ, từ sàn nhà lên đến trần. Những bức tranh tuyệt tác được các danh họa vẽ thẳng lên trần nhà. Mắt tôi hoa lên khi nhìn ngắm cơ man những tấm thảm (tapestry) treo tường, có thể gọi là những kỳ công bằng thủ công có một không hai. Phòng ngủ của hoàng gia với giường gối thêu tỉ mỉ bằng chỉ vàng óng ánh, bàn trang điểm bằng đá cẩm thạch màu hổ phách hiếm có vô số những đồ vật trang trí tiểu xảo làm bằng quý kim, vàng bạc và gỗ quý.  

Từ balcon của lâu đài nhìn ra, vườn thượng uyển rộng tít tắp, nơi thì rừng cho vua săn bắn, nọ là kỳ hoa dị thảo, xen lẫn những đài phun nước nhiều tầng, nhanh, chậm theo tiếng nhạc. Vườn hoa thượng uyển của lâu đài Versailles nỗi tiếng khắp thế giới. Các dinh thự nỗi tiếng ở Mỹ như Hearst Castle ở California và The Breakers ở Connecticut đều hãnh diện có vườn hoa dựa theo kiến trúc của lâu đài Versailles.

Ngoài giá trị lịch sử, lâu đài này còn là một công trình đồ sộ về kiến trúc và văn hóa. Đây là một di sản xứng đáng được thăm viếng khi đến Pháp.

Cho nên, cũng dễ hiểu là sau khi ra về, khách du lịch nào cũng xuýt xoa về sự huy hoàng khó nơi nào sánh bằng. 


Nhưng nếu có ai hỏi tôi điều gì làm tôi nhớ nhất ở cung điện này thì tôi sẽ trả lời, tôi chẳng nhớ chi tiết nào rõ ràng ngoài những chữ LP nạm vàng.



Những chữ viết tắt LP này được khắc trên từng cái nắm khoá cửa trong cung điện. Chữ LP là ký hiệu viết tắt tên của vua Louis-Phillipe. Ông vua này khi cho khắc tên mình khắp nơi, chắc hẳn đã rất hãnh diện là chủ nhân của một ngôi lâu đài xa hoa vào bậc nhất, nhì thế giới.

Riêng tôi, khi ngắm nhìn chữ LP nơi lâu đài Versailles, tôi bỗng thấy mình đang đứng trước ngôi nhà xưa của gia đình ở Cù Lao Phố, Biên Hoà. 

Nếu lâu đài Versailles có những khóa cửa với chữ LP, thì ngôi nhà của Ba Má tôi có cái cửa ngõ dẫn vào nhà, khắc hai chữ LT.



LT là Lê Trương, họ của Ba Má tôi. Khi xây ngôi nhà xinh xắn cạnh bờ sông Đồng Nai này, Ba tôi hay đùa, gọi đây là “lâu đài tình ái” của hai Ông Bà.


 
MoiTinhDep 3 jpg

Đó là một căn nhà thơ mộng với vườn hoa phía trước nhà, với vườn cây ăn trái bao chung quanh, bến sông trong xanh, mát rượi, với hàng dừa nghiêng bóng, bụi tre xào xạc bên những cây chanh, cây bưởi nở hoa trắng xóa, thơm ngát trong những đêm trăng rằm. Nơi đây, Ba Má tôi đã có những ngày hạnh phúc “khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” (2). Cuộc sống trôi qua êm ả như mặt nước sông Đồng Nai và ngọt ngào như những múi bưởi ổi , những trái mít tố nữ, những chùm nhãn thơm ngon vừa hái từ vườn. 

 

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lãng mạn muốn “gom mây kết thành lâu đài”. Nhưng với Ba tôi, một người sống với trái tim nhạy cảm, thì còn cách nào để tỏ tình yêu sâu đậm của mình hơn là ghi khắc hai họ của hai chủ nhân vào cánh cửa ngõ dẫn vào tổ ấm của gia đình. 

 

Và thật vậy, ngôi nhà này chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm, “cho dù ngàn năm qua, còn vấn vương đôi hồn hoa”. (1)

 
MoiTinhDep 1


Nhưng cuộc đời thì không bằng phẳng bao giờ.

Tháng 4 năm 75, cùng số phận với đồng bào miền Nam, cuộc sống sung túc, êm ấm của gia đình tôi quay hẳn 180 độ.

Sau cơn hồng thủy, Ba Má tôi chỉ được giữ lại căn nhà đang ở. Tất cả tiền bạc, tài sản còn lại đều bị chính quyền mới lấy mất. Hai ông anh lớn, một anh sĩ quan khóa 1 trường Chiến Tranh Chính Trị và anh kia sĩ quan khóa 23 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, bị bắt đi tù cải tạo, không biết nơi chốn và cũng không biết ngày về. Một bà chị và ông anh đang du học ở Mỹ và Nhật, mất liên lạc vì chính quyền CS cắt đứt mọi liên hệ ngoại giao với thế giới tự do. Ông anh và bà chị kế đang theo học trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh, vừa về đến nhà, vẫn chưa hoàn hồn sau chuyến đi một mất, một còn từ Đà Lạt.



Những nỗi lo buồn, mất mát chồng chất đã làm cho Má tôi từ một người khỏe mạnh, bị đột ngột đau tim và qua đời chỉ một tiếng đồng hồ sau.  Bà hưởng dương 49 tuổi. Lúc đó là tháng 8/75, chỉ ba tháng sau ngày mất nước.


Ngày xưa, Ngũ Tử Tư trong truyện Tàu lo việc nước, tóc bạc sau một đêm không ngủ. Ngày nay, tóc Ba tôi từ đen nhánh hóa bạc chỉ trong vài ngày sau khi Má tôi mất. Khi đó, tôi vẫn còn nhỏ nhưng đã cảm thấy được nỗi đau buồn nước mất, nhà tan, sinh ly, tử biệt, đã trĩu nặng trên vai Ba tôi biết là dường nào.



Sau khi đưa tang Má tôi, trở về ngôi nhà vắng lặng, Ba tôi ngồi xuống và viết.

Khóc Vợ Hiền 

Nợ thế từ nay trả sạch rồi!

Để sầu, để thảm, nhớ thương ôi!

Mình đi thanh thản, lòng không bận,

Tôi ở thẫn thờ, dạ chẳng nguôi!

Thân quyến nặng tình, giờ vĩnh  biệt 

Chồng con cảm nghĩa, phút chia phôi,

Thương nhau, chỉ ngắm mồ hiu quạnh.

Cầu nguyện hồn linh được thảnh thơi.

                              (L.V.N)



MoiTinhDep 4 jpg

Mỗi câu chuyện trong gia đình, giờ đây Ba tôi tìm mọi dịp để nhắc đến Má tôi với các con, “Bà Ngoại mất sớm khi Má con chỉ được 5 tuổi. Dù không có Mẹ kề cận nhưng Má con thông minh và có nhiều đức tánh, vẹn tròn bổn phận, sống hết lòng với Ba và các con. Má xử thế rất khéo léo, tình cảm với chị em, họ hàng hai bên, tế nhị, lịch sự với người quen, xóm giềng nên đều được mọi người khen ngợi, quý mến.” 

Khi Má tôi từ trần, Ba tôi chỉ có 55 tuổi nhưng ông quyết định không bứơc thêm bước nữa, vì “không ai sánh bằng Má con”.  Ông đã tìm niềm vui với các con, các cháu cho đến khi qua đời lúc 92 tuổi.  

Trong suốt 37 năm đơn độc, trong ví của Ba tôi, ngoài giấy tờ tuỳ thân là một tấm hình của ông Nội tôi và hai tấm ảnh đã phai màu của Má tôi. Những giấy tờ Ba tôi cất rất kỹ là tờ giấy hôn thú và cuốn sổ Ông Nội tôi ghi chép những chi tiết sắp xếp cho ngày thành hôn của Ông. 

Khi rời Việt Nam qua Mỹ đoàn tụ với các con, Ba tôi đã bỏ lại tất cả, chỉ kêu bà chị lớn tìm đủ mọi cách, lần đầu tiên phải trả tiền “bồi dưỡng “ cho Hải quan, để được đem theo cái tủ thờ ông bà cẩn xa cừ có trên 20 năm tuổi. Bên trong tủ thờ, ngoài những khai sanh bản chánh của các con, hình ảnh gia đình, giấy tờ kỷ niệm, là đôi dép Má tôi mang trước khi từ trần, chiếc áo dài Má tôi hay mặc, và cái ví tay Má tôi hay cầm khi đi ra ngoài. 

Khi Ba tôi mất, dưới gối Ông nằm là một cái áo lót của Má tôi mà Ông đã gói mang theo khi rời VN, và đã giữ cạnh bên mình trên 37 năm trời!

Phải chăng,

Đập cổ-kính ra tìm lấy bóng. 

Xếp tàn-y lại đễ dành hơi (3)

Lời trối trăn cuối cùng của Ba tôi là muốn được về an nghĩ bên cạnh Má tôi, để hai người không còn chia cách. 


MoiTinhDep 2

Chắc hẳn Ba tôi muốn theo gương người xưa:



Sống đồng tịch, đồng sàng,

Chết đồng quan, đồng quách.

So với ông Vua tiền rừng bạc bễ, đã hãnh diện khắc tên của riêng mình cho ngôi lâu đài tráng lệ, Ba tôi chỉ có một tổ ấm gia đình với tình yêu sâu đậm dành cho người phối ngẫu. Nhưng tôi vẫn nghĩ Ba tôi là người được nhiều hạnh phúc hơn.

Ba tôi đã có một người tri kỷ để cùng chia ngọt, sẻ bùi. Ông đã sống  rất hạnh phúc và chung thủy suốt đời với một mối tình đẹp duy nhất của đời mình. 

Chiếc cỗng nhà với hai chữ LT cạnh nhau mãi mãi là chứng nhân cho mối tình son sắt. Ba tôi đã giữ tròn lời hứa như Ông đã viết trong bài thơ tiễn biệt Má tôi.



Vầng Trăng Đã Khuất  

Cao xanh sao nỡ phân ly,

Đoạn tình mẫu tử, chia lìa phu thê.

Má Nghĩa ôi, âm dương đôi ngã,

Mình ra đi, tôi ở lại đây.

Đường trần thui thủi một thân,

Đau lòng kẻ ở, an phần người đi.

Hỏi: Có phải tầm tiên, lánh tục 

Cớ sao đành vội vã tách rời!

Không câu giã biệt, không lời trối trăn!

Từ nay xa cách đôi nơi 



Má Nghĩa ôi, 

Vầng trăng sáng từ đây khuất bóng 

Biết tìm đâu ánh đẹp rạng ngời,

Thương nhau, tôi có mấy lời,

Tình chung xin hứa, không dời lòng son.

                

(Nghĩa là tên ông anh cả của tôi)

(1) Lời trong bản nhạc Lâu Đài Tình Ái của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

(2) trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du

(3) trích trong bài thơ “Khóc Bằng Phi” hay “Ơi Bằng Thị”. Đến nay, vẫn chưa được xác định ai là tác giả, vua Tự Đức hoặc văn hào Nguyễn gia Thiều.

Lê thị Kim Anh, khoá 15

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80567)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74033)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65713)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78487)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68787)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76220)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76811)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73848)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73944)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72690)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72028)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75563)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74246)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80517)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74111)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75856)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69112)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73768)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69361)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66535)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .