Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Kim Thuận - MỘT NGƯỜI THẦY ....

01 Tháng Mười 202111:06 CH(Xem: 8052)
Nguyễn Kim Thuận - MỘT NGƯỜI THẦY ....


Một người Thầy…

 

Nhưng duy nhất mỗi bức tượng “Thương Tiếc” lại gắn liền với tên tuổi, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, và cuộc đời đầy sóng gió của Thầy như một định mệnh. Sau biến cố 30/4/1975, Thầy bị đi tù.

Nguyễn Kim Thuận

Vẫn nhớ mãi dáng thầy lực lưỡng,

Khí phách Can Trường sáng tấm gương.

Thưa các anh, các bạn, với lớp người thế hệ sinh ra từ năm 1965 trở về trước, đã sinh sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chúng ta từng được hưởng một chế độ giáo dục dựa trên ba nguyên tắc chính: “nhân bản“, “dân tộc“, và “khai phóng“; một mô hình giáo dục đại chúng và thực tiễn.

Trong đó, những người gánh vác trọng trách để khai tâm và dẫn dắt chúng ta trên con đường học vấn là các thầy, các cô. Đối với chúng tôi, Thầy, Cô là hình tượng mẫu để noi theo, thật trong sáng không tì vết.


Nguyễn Thanh Thu

ĐKG Nguyễn Thanh Thu và tượng “Thương Tiếc”

 
   Trong hành trình thụ hưởng giáo dục mười hai năm đó, có một số Thầy, Cô gây ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ của chúng tôi đến hôm nay và mãi mãi về sau.

    Hè năm 1970, tự lượng sức học của mình, tôi chọn thi vô trường trung học Võ Trường Toản, một trong những trường nổi tiếng tại Sài Gòn, nằm đối diện Thảo Cầm viên Sài Gòn yên tĩnh, trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp bóng me xanh.

    Năm đó, tôi đủ điểm trúng tuyển vào trường trung học Võ Trường Toản, học trung học đệ nhất cấp – lớp 6, niên khóa 1970-1971.

    Ngày đầu nhập học, háo hức lắm, bước lên dốc cao qua cổng trường rồi tuần tự vào lớp. Nhiều môn mới so với thời tiểu học: Việt văn; Công dân giáo dục; Sinh ngữ; Sử – Địa; Toán; Lý – Hóa; Vạn vật; Âm nhạc; Hội họa; Thể dục.

    Sau những bở ngỡ ban đầu, chúng tôi dần thích ứng và đáp ứng tốt các yêu cầu của thầy cô trong các giờ học.

    Lớp 6 và Lớp 7 chúng tôi được học hội họa với người thầy tầm thước, vạm vỡ, giọng nói sang sảng vẫn còn để lại nhiều ấn tượng cho đến hôm nay dù đã trải qua năm mươi mốt năm dài.

    Thầy rất nóng tính, ra bài tập về nhà làm, tuần sau chàng nào chưa hoàn thành là cứ xếp hàng đưa mặt vô bảng chờ ăn đòn.

    Thầy giảng bài say mê, nhất là khi nói đến tác phẩm tâm huyết của đời mình: bức tượng “Thương Tiếc” đặt ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa năm 1966, thầy như trở thành con người mộng mị. Thầy kể về quá trình sáng tạo các bức ký họa mẫu và phác thảo dự trù cho bức tượng.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu – người Thầy của chúng tôi.

    Mỗi khi không muốn học là lớp chúng tôi nhất tề đề nghị Thầy kể về bức tượng “Thương Tiếc”, được dịp Thầy nói cho đến hết giờ học, còn chúng tôi nghe mãi không biết chán. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò là vậy.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả của nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng như bức tượng “Được Mùa”, “Ngày Về” (tượng đặt nơi đâu, đoạt giải gì, năm nào rất tiếc chúng tôi cũng không nhớ); tượng An Dương Vương (1966) ở ngã sáu Chợ Lớn; tượng Chiến sĩ vô danh, tượng Trung Liệt (1966)  đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp; tượng lính Thủy quân lục chiến; tượng Tết Mậu Thân; ….

    Giờ Thầy đã ngoài 90 tuổi, nặng tai, không nhớ được nhiều nữa. Ôi, thời gian là liều thuốc an thần nhưng cũng là yếu tố xóa nhòa trí nhớ của con người.

    Bức tượng “Gia Định Xử Sỉ Sùng Đức Võ Tiên Sinh” – danh sư Võ Trường Toản, đặt ở cổng trường trung học Võ Trường Toản – Sài Gòn, khánh thành ngày 20/01/1974 cũng được sáng tác bởi đôi tay tài hoa của Thầy.

    Hôm đó là ngày hội của trường, học sinh chúng tôi vui lắm. Đứng từ xa ngắm tượng rồi lại chen nhau đến gần để đọc tấm bia đá trắng khắc những dòng chữ vàng: VÕ TRƯỜNG TOẢN “Gia Định Xử Sỉ Sùng Đức Võ Tiên Sinh” (   – 1792); Ban Giám Đốc Và Hội Phụ Huynh Học Sinh Trường Trung Học Võ Trường Toản Lập; Điêu khắc gia NGUYỄN THANH THU Thực hiện; Khánh thành ngày 20 – 01- 1974.

    Học sinh nào cũng chỉ một câu: “Ôi ! Tác phẩm của Thầy. Thầy mình làm.”. Sướng lắm chứ!

    Tượng Võ tiên sinh ngồi chéo chân trầm ngâm, mắt nhìn xa xăm u hoài, tay trái đặt trên hai quyển sách với trang phục áo dài khăn đống. Nếu không có tấm bia, tượng cũng tự nói với người thưởng lãm đây là một bậc hiền sỹ, cốt cách nhân từ.

Nhưng duy nhất mỗi bức tượng “Thương Tiếc” lại gắn liền với tên tuổi và cuộc đời đầy sóng gió của Thầy như một định mệnh.

Sau biến cố 30/4/1975, Thầy bị đi tù.

    Thầy tự tình: “Dạ. (tiếng thở dài) Trời ơi! Thưa quý vị, để kết thúc chương trình, tôi nói thiệt, danh vọng, hay chết chóc gì cũng do tác phẩm “Thương tiếc” nầy cả, cuộc đời tôi, nó dính liền với tác phẩm nầy. Cho nên lúc vô tù cộng sản, tôi thê thảm lắm, thưa quý vị, Tôi bị vô trong cái biệt giam đó, trong thùng cô-nết. Tôi ở đó hai mươi hai tháng, tôi gần đâm ra hấp hối rồi. Dạ, nó đánh tôi. Nó không thấy, nó chỉ nghe những người Sài Gòn, những Việt cộng nằm vùng hồi xưa, những ăng-ten, những người cùng bị tù như mình, cùng cải tạo như mình nói với nó, chứ nó đâu có thấy gì. Nó đem tôi đi nhốt, bấy giờ còn đầu mùa, cũng còn gay cấn lắm, tôi cũng chống đối lại nó, tôi khi dễ nó, không nói chuyện với nó, nó đánh, nó bề hội đồng tôi, cho tôi làm cái tác phẩm phản động, nầy kia thế nọ. Nó nói: “Tất cả những tướng lãnh, những sĩ quan lớn của anh đó, xong giặc rồi thì hết. Còn anh, còn lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Tôi phải “múc” anh, chứ nói chuyện về với anh à, khỏi nói chuyện với anh về chuyện về”.

    Thế rồi, ảnh hành hạ tôi, đánh tôi ba ngày ba đêm, lần nầy ảnh bộp lỗ tai tôi bị điếc, thành ra giờ nầy tôi qua đây, tôi được hưởng tiền điếc, thưa quý vị, nó đã nhốt tôi tám tháng rồi. Một bữa đó, chính trị viên, nói như thế nầy: “Không lẽ anh ngồi trong đó hoài, bây giờ tôi đưa một cái ý nầy cho anh, anh nói một câu nầy, rồi tôi nghiên cứu cho anh ra ngoài lao động, chẳng lẽ anh ngồi trong nầy cho rục xương sao, anh chỉ nói như thế nầy, cái tượng gì thương tiếc của anh đó, anh chỉ là người phụ thôi, còn người chánh thức làm thì ra nước ngoài rồi, anh cứ nói vậy đi rồi tôi nghiên cứu cho anh”.

    Tôi nói: “Dạ thưa, không được, cán bộ. Cái nầy tôi làm tôi chịu, không có ai mà làm. Không, không được. Cái nầy, tàu chìm thì tôi chìm theo, máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết thì tôi chết theo. Ô! Không được! Không được!”. (Trích từ [1]).

    Còn một sự việc thật nữa là trong thời gian bị tù, cai tù động viên Thầy tạc tượng lãnh tụ kính yêu của họ. Thầy nhận lời với các điều kiện: 1. Một không gian rộng rãi, tách biệt, không ai được quấy rầy, cấm dòm ngó khi Thầy sáng tác. 2. Cung cấp đầy đủ vật dụng theo yêu cầu. 3. Phục vụ cơm nước chu đáo. 4. Khi hoàn thành sẽ bàn giao tượng.

    Việc sáng tác mất nhiều tháng ròng rã, rồi cũng đến lúc hoàn thành. Đến ngày bàn giao, khi tấm vải phủ tượng được kéo xuống thì đây là tượng của Tổng thống nền đệ nhị Cộng Hòa, người đã cùng Thầy chọn tên cho bức tượng nổi tiếng “Thương Tiếc” khi xưa.

    Khỏi phải nói đến những sự việc sau đó mà chi.

    Với lời nói và hành động trên của Thầy, những người có lương tri và lớp học sinh Võ Trường Toản chúng tôi phải rạp người, cúi đầu ngưỡng mộ, kính phục một con người đầy khí phách và chúng con xin được tôn vinh Thầy bằng một câu gồm các mỹ từ sau: “MỘT CON NGƯỜI CAN TRƯỜNG” mới thật xứng đáng.

    Thầy là một tấm gương trung liệt để noi theo, là câu chuyện đạo đức hiện hữu trên đời, còn sống ngay bên ta, không phải chuyện đời xửa đời xưa.

    Chúng con cầu mong Thầy được thêm nhiều sức khỏe để thường xuyên thăm viếng và tri ân Thầy.

    Hy vọng một ngày không xa, chúng con sẽ được dự ngày mừng Vạn thọ bách niên của Thầy. Mong lắm thay!

    Qua bài viết này, chúng con kính gửi đến quý Thầy, quý Cô đã dạy dỗ, hướng dẫn chúng con trên con đường học vấn lời kính chúc: “Thật nhiều sức khỏe, an khang, sống lâu trăm tuổi”.

    Chúng tôi xin mượn lời ca khúc “Thà như hạt mưa rơi” (ý thơ: cố thi sỹ Nguyễn Tất Nhiên; phổ nhạc: cố nhạc sỹ Phạm Duy): “Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá. Thà như giọt mưa khô trên tượng đá. Thà như mưa gió đến ôm tượng đá. Có còn hơn không. Có còn hơn không. Có còn hơn không. Có còn hơn không” để thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi cho những tác phẩm tượng đá của Thầy.

Nguyễn Kim Thuận, Sài Gòn 3/10/ 2021


24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127195)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152223)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133405)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219808)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146503)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133706)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155273)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124422)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149159)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186643)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158270)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160859)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166599)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146492)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166552)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127401)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 148381)
Những năm gần đây, các bạn CHS lớp thất 4 Anh văn của K.8 trung học NQ thường tổ chức họp lớp 2 lần trong năm
11 Tháng Mười 2012(Xem: 133251)
Tôi chìm vào giấc mơ đẹp nhất đời mình. Giấc mơ có bảng đen phấn trắng và những kỷ niệm đẹp như mầu hồng thời con gái.
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164292)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152129)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.