Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - NĂM CUỐI DƯỚI MÁI TRƯỜNG QUỐC HỌC

18 Tháng Mười 202011:00 CH(Xem: 13011)
GS. Lê Quý Thể - NĂM CUỐI DƯỚI MÁI TRƯỜNG QUỐC HỌC


Năm cuối dưới mái trường Quốc Học

image001

Vào cuối mùa hè năm 1955, cả hai gia đình anh và chị tôi đều đổi ra Huế. Tuy đã đậu bằng brevet chương trình Pháp nhưng trường công không cho phép nhảy lớp nên tôi bắt đầu vào học lớp đệ tứ (lớp 9) trường trung học Khải Định. Năm sau một buổi lễ long trọng được tổng thống chủ tọa đã được tổ chức để đổi tên trường Khải Định thành trường Quốc Học. Khác với trong Nam, bốn tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngải chỉ có hai trường trung học đệ nhị cấp là Quốc Học và Đồng Khánh và chỉ có trường Quốc Học có lớp đệ nhất. Nếu so sánh về trường sở thì cả hai trường Pétrus Ký Saigòn và Quốc Học Huế đều quá lớn, quá đẹp. Cả hai cổng trường đều rất uy nghiêm và học sinh chỉ được phép ra vào bằng cổng phụ mà thôi.

Vì đã học qua chương trình tương đương nên trình độ học vấn của tôi kể từ năm đó trở đi đã vượt trội hẳn lên. Tôi học trường Quốc Học bốn năm với quá nhiều kỷ niệm. Tôi đã được sống qua giai đoạn hạnh phúc nhất của đời người ở tuổi mười mấy tại một thành phố mà quá nhiều văn nhân thi sĩ đã không tiếc lời ca tụng. Nhưng tôi chỉ xin ghi lại đây những kỷ niệm về học vấn của năm cuối cũng là năm đáng ghi nhớ nhất của tuổi học trò của tôi.

Sau khi thi đậu bằng tú tài một, tôi học lớp đệ nhất để chuẩn bị thi bằng tú tài hai. Ở năm cuối nầy các môn học thì quá nhiều nhưng hai môn chính của ban B là Toán và Lý Hóa. Thầy Bùi Ngoạn Lạc dạy hình học, thầy Châu Trọng Ngô dạy đại số, lượng giác và cả hai thầy dạy thêm những môn phụ khác là số học, thiên văn và hình học có số. Thầy Tôn Thất Tắc dạy lý hóa. Cả ba thầy đểu là người Huế ở tuổi trung niên, dạy rất giỏi, được học sinh kính mến và các thầy có rất nhiều uy tín trong ban giáo sư.

Cũng như mọi năm, năm nay tôi được bạn trong lớp tín nhiệm bầu làm trưởng lớp. Mỗi ngày tôi phải lên văn phòng lấy sổ điểm, lấy phấn, cuối ngày phải đem trả. Về phòng học phải chùi bảng, tôi làm việc rất chăm chỉ. Nhiều đứa học sinh ở lớp khác cho tôi bợ đít thầy. Tôi nghe nhưng không giận vì suốt đời tôi tôi không bao giờ nịnh hót bợ đỡ ai. Ngoài ra tôi còn phải cộng điểm hàng tháng, điểm hai lục cá nguyệt và điểm cuối năm. Bây giờ nhớ lại tôi cũng hơi ngạc nhiên, mình được thầy và bạn công nhận là học giỏi mà cộng điểm không bao giờ được đứng hạng nhất. Nhất là năm cuối, lớp tôi được các thầy cho là lớp giỏi nhất trường, đứa đứng nhất lớp thế nào cũng được giải thưởng đặc biệt của tổng thống. Năm đó tôi cũng chỉ đứng hạng nhì. Đúng vậy, đứa đứng đầu lớp tôi nhận giải thưởng đặc biệt của tổng thống, giải thưởng vinh dự nhất của cả cuộc đời học sinh.

 

Vài hôm sau tôi đi qua phòng họp của giáo sư, tôi thấy tên tôi trên bảng kèm theo một số phiếu cao nhất. Tôi không biết là chuyện gì thì thầy Châu Trọng Ngô sau đó cho tôi biết tôi là học sinh xứng đáng nhất được chọn để nhận giải thưởng đặc biệt của cựu học sinh trường Quốc Học mà trước đó có tên là trường trung học Khải Định. Trường Khải Định là trường đào tạo nhiều nhân tài cho cả hai miền Nam Bắc Việt Nam mà tổng thống đương nhiệm là một.

Như vậy sự chăm chỉ học hành, sự siêng năng làm công tác xã hội, sự thật thà ngay thẳng của tôi đã được thưởng một cách rất vinh dự. Thầy Ngô còn cho tôi biết giá trị giải thưởng của tôi là hai ngàn đồng và hỏi tôi muốn mua gì. Tôi nói tôi muốn học về ngành lý hóa. Thầy Ngô phải nhờ tiệm sách Khai Trí ở Saigòn đặt mua một bộ sách vật lý gồm ba cuốn xuất bản bên Pháp. Đó là bộ sách vật lý độc nhất thời bấy giờ bằng tiếng Pháp mà sau này các giáo sư đại học đều dùng nó để giảng dạy (sau 75 tôi để bộ sách quí nầy lại cho chú ve chai). Hôm phát gỉải thưởng, bạn tôi được gọi tên đầu tiên lên nhận giải thưởng đặc biệt của tổng thống, tôi đứng hạng nhì trong lớp được gọi kế tiếp lên nhận giải thưởng đặc biệt của cựu học sinh trường Quốc học Huế. Hai giải thưởng cao cả thước, nhìn giải thưởng của bạn tôi tôi lẩm bẩm: “giải thưởng của mày toàn là tự điển còn giải thưởng của tao mới thật sự có giá trị”. Cũng cần nói thêm anh bạn này về sau là giám đốc một bộ phận của công ty điện lực Việt Nam và chúng tôi cũng thường liên lạc với nhau, nhất là sau năm 1975 để dò la những mối vượt biên.

***

Sau khi nhận giải thưởng thời gian còn lại hơn một tháng để chuẩn bị thi tú tài hai. Đó là tháng cực khổ nhất trong cuộc đời học vấn  của tôi. Vì là năm cuối của trung học, tôi ý thức được rằng thi đậu bằng tú tài là chuyện dễ còn thi tuyển vào các trường chuyên khoa là rất khó nên tôi cố gắng chăm chỉ học hành mà không lơ là như những năm trước.

 

Năm nay gia đình chị Năm tôi thuyên chuyển vào Saigòn nên tôi ở lại với gia đình anh hai tôi để học hết trung học. Gia đình anh tôi ở trên lầu của ty ngân khố. Tòa nhà ngân khố này rất lớn, được Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và qua thời chinh chiến đã được sửa sang tu bổ nhiều lần. Gia đình anh tôi ở ba phòng bên trái, rồi đến một phòng rất rộng dành cho khách từ Sàigòn đi công tác tạm ngủ, tôi ở một phòng nhỏ bên phải. Ba phòng bên trái liền nhau, trước là phòng khách, sau là đường đi rất rộng.

 

Tháng cuối, vì ban ngày không đi học nên ban đêm tôi thức rất khuya. Khoảng một hai giờ khuya tôi hay đi từ phòng tôi qua phòng dành cho khách đến hai phòng giữa mà các cháu tôi nằm ngủ để pha cà phê uống cho đỡ buồn ngủ. Một đêm khi đi qua phòng các cháu lớn, tôi thấy rất rõ một bà già áo trắng quần trắng, xõa tóc dài đứng trước giường ngủ của các cháu tôi. Tôi quay đi rồi quay lại liền thì không thấy gì nữa. Tôi đi một vòng qua các phòng, tôi không gặp ai, mọi người đều ngủ kỹ. Lúc đó tôi mới bắt đầu sợ, vội vàng quay về phòng tôi. Từ đó không dám nửa đêm qua phòng gia đình anh tôi nữa.

 

Những tháng trước vì ngủ sớm nên tôi không nhận ra, tháng này thức khuya nên tôi nhận ra một điều mà tôi nhớ mãi, đó là âm thanh quét đường. Âm thanh đó trong đêm khuya có một cái gì rất đặc biệt mà tôi không đủ khả năng để diễn tả nó. Âm thanh rất đều đặn, khi nó vang lên là đúng bốn giờ sáng. Âm thanh đó từ xa vọng lại, tiến lại gần hơn rồi từ từ ra xa và cuối cùng im bặt.

 

***

Rồi ngày thi cũng đến, tôi đã chuẩn bị đầy đủ và rất tự tin. Nói vậy nhưng thật sự tôi cũng lo lắng lấm và tin dị đoan, không dám ăn chuối trọn tháng cuối đó vì ăn chuối sợ bị trượt vỏ chuối.

 

Kỳ thi tú tài hai ở Huế năm 1959 đáng được ghi nhớ. Đại học Huế năm thứ hai cần nhiều sinh viên nên chính linh mục viện trưởng Cao Văn Luận làm chánh chủ khảo cho khóa thi năm đó. Giám khảo ban B đều là giáo sư ở Saigòn ra,  họ chống lại áp lực của linh mục chánh chủ khảo. Bốn lớp ban B của trường Quốc học cộng thêm một số ít thí sinh trường tư, tổng cộng có khoảng trên 200 thí sinh ban B. Kết quả thi viết chỉ có 81 thí sinh được vào vấn đáp, chưa tới 50 phần trăm. Giám khảo Saigòn vẫn chưa thỏa mãn. Vào vấn đáp giáo sư toán hỏi rất dễ nhưng toàn là phần phụ của môn toán. Giáo sư và học sinh trong năm chỉ chú trọng vào hình học, đại số, lượng giác, rất ít chú ý đến thiên văn, số học, hình học có số. Giám khảo Saigòn chỉ hỏi hai môn thiên văn và số học. Tôi nhớ câu hỏi của tôi là môn thiên văn, tìm hệ thức giữa các chu kỳ mặt trời, quả đất và mặt trăng. Tôi ấm ớ một lúc mới viết ra được hệ thức giữa các chu kỳ. Một anh bạn tôi học khác lớp rất giỏi về toán, anh thi môn toán và đứng hạng nhì toàn quốc. Câu hỏi của anh là môn số học. Anh hoàn toàn không trả lời được gì, nghĩa là anh bị số không về môn toán. Bị số không một môn là bị đánh hỏng. Lúc tuyên bố kết quả cuối cùng chỉ có 37 thí sinh ban B đậu tú tài hai khóa một năm đó, nghĩa là chưa tới 20 phần trăm. Trong danh sách thi đậu có tên tôi và tên anh bạn tôi. Sau này nghe tin chính linh mục chánh chủ khảo đã xin vị giám khảo toán cho anh bạn tôi nửa điểm để khỏi bị loại. Cần nói thêm anh bạn tôi sau này là giáo sư toán tại các trường đại học ở Paris, Pháp. Cũng cần nói thêm nữa người đậu đầu ban B năm đó là một cô gái độc nhất học lớp B1.

 

***

Tôi thi đậu bằng trung học đệ nhất cấp, tú tài một và tú tài hai một cách suông sẽ. Trường Đại học Huế khai gỉảng năm thứ hai rất cần sinh viên, nhưng một số chúng tôi vào Saigòn để tiếp tục học. Các bạn học của tôi thi vào trường Cao Đẳng Điện hay Cao Đẳng Công Chánh Phú Thọ ở Saigòn. Hầu như đứa nào thi cũng đậu, vì lúc này trường Cao Đẳng Phú Thọ bị áp lực phải nhận số sinh viên ở Huế tối đa. Tôi cũng quyết  định vào Saigòn học về ngành giáo dục và nhiều khó khăn trắc trở đang chờ đợi tôi.

 

Tôi đi xe lửa vào Saigòn, xe lửa chạy bằng than, khói phun ra rất nhiều bụi. Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài. Các bạn cùng xe tưởng tôi khóc vì buồn phải xa Huế, tôi có phân giải nhưng dường như họ không tin.

 

Lê Quý Thể

10/2020

 

06 Tháng Tư 2013(Xem: 70566)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71971)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73611)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70868)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84698)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96292)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71946)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65964)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82492)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103476)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109778)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101067)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148125)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99505)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81370)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65771)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101531)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99481)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81414)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117771)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.