Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH

17 Tháng Ba 20201:17 SA(Xem: 10693)
Nguyễn Thị Thanh Dương - ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH
ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH.
Nguyễn Thị Thanh Dương


costco

Tình hình kinh tế toàn cầu đang điêu đứng. Thị trường chứng khoán Mỹ đang lao dốc thê thảm kể từ khi dịch Coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc và lan tỏa ra hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Hôm nay thứ sáu 13 năm 2020, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

 Vùng chị Bông ở thời tiết chợt lạnh và lê thê mưa cả ngày, phụ họa cho lời tuyên bố của tổng thống trước tin buồn hiểm họa của đại dịch được mang tên Covid- 19 đang tràn vào nước Mỹ.

Chị Bông lục tìm trong ngăn kéo mớ khẩu trang mua “vơ vét” ở Costco hôm nọ và thay quần áo để đi chợ.

Tuần trước, đi chợ Costco thấy thiên hạ ào ào chen nhau, tranh nhau mua hàng chị Bông đã  ngán ngẩm và dửng dưng… tội nghiệp họ quá lo xa, vất vả bon chen mua đồ dự trữ. Chị chỉ mua mớ khẩu trang là món vật dụng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

 Nhưng nay ông tổng thống đã phải tuyên bố khẩn cấp là quan trọng lắm rồi. Chị Bông… thay đổi lập trường. Đi chợ gấp!

Khoác chiếc áo lạnh dày, quàng cái khăn len cổ, đội mũ trùm đầu và đeo khẩu trang xong chị Bông nhìn gương… tưởng là bà nào chứ không phải mình. Người bưng bít kín mít thế này thi Coronavirus đừng hòng tấn công.

Nghĩ mà... ghen tị với mấy bà đạo Hồi, họ chỉ cần quốc phục từ đầu tới chân che kín ra đường là an toàn, khỏi mất công trang bị.

Chị Bông đến chợ Mễ đầu tiên, đi chợ giữa ban trưa những ngày bình thường bãi xe vắng, hôm nay tìm không ra một chỗ để đậu xe, chị lái xe lượn qua lượn lại mấy vòng và đành đậu xe tuốt luốt ngoài xa, đi bộ trong gió lạnh mưa rơi vào chợ.

Lại thêm một nỗi khổ nữa, những chiếc xe chợ không có, người ta đi chợ đông như kiến thế này thì làm gì còn chiếc xe chợ nào để không sẵn sàng cho mình. Bây giờ mà quày ra bãi parking lấy một cái vào thì mất công quá, chị Bông đành xách giỏ chợ đựng được bao nhiêu mua bấy nhiêu miễn là ráng chịu mỏi tay.

Bình thường các nhà Mễ đi chợ đã đầy xe, hôm nay còn kinh khủng hơn nữa, họ chồng chất hàng hóa một đống, trong xe là thực phẩm trên xe là giấy vệ sinh, napkin và dưới gầm xe là mấy case nước lọc, nước ngọt và bia… Corona.

Thế mới oái ăm. Cái loại bia nổi tiếng ấy lại trùng tên với loài virus đáng sợ hiện nay.

Đứng đợi tính tiền cho mỗi nhà Mễ này bằng ba bốn khách hàng lúc bình thường, chị Bông sốt cả ruột trong khi chị chỉ mua một giỏ chợ trái cây. Chị đi chợ Mễ vì trái cây luôn rẻ hơn chợ khác.

Thoát ra khỏi chợ Mễ, chị Bông đến chợ Mỹ Kroger. Bãi parking nơi đây cũng đầy nghẹt. Rút kinh nghiệm chợ Mễ chị Bông kiếm ngay một chiếc xe chợ ngoài parking và đẩy vào trong chợ. Thật không uổng công, bên trong cũng không có lấy một chiếc xe chợ nào.

Tưởng rằng chợ này nhiều người Mỹ, ít con cái  thì sẽ “thanh lịch” hơn người Mễ đông con thế mà người người đang ùn ùn  mua sắm, mọi thứ thảy vào xe và chồng chất.

Chị Bông thích Kroger vì thịt luôn tươi tốt, không bao giờ tìm thấy miếng thịt nào quá hạn bày bán trong chợ và chị cũng thích Kroger có hiệu Greek yogurt ngon.

Đang đứng chọn miếng thịt bò chị Bông nhác thấy phía xa một vóc dáng quen quen. Thôi rồi, đó là chị “Tám” chứ không ai khác. Thời buổi đại dịch này càng ít tiếp xúc đám đông và ít tiếp xúc trực tiếp như chuyện trò người đối diện càng tốt. Đi chợ mua thực phẩm là điều cần thiết nên người ta phải đi, còn bạn bè thì…để lúc khác, với lại  chị “Tám” nhiều chuyện này  mà nói chuyện thì dứt không ra, lìa không khỏi, nên chị Bông mới đặt danh hiệu “Chị Tám” chứ thật ra tên giấy tờ của chị đẹp và…ngon lành lắm: Nguyễn thị Sương Sa.

Chị Bộng lấy vội một vỉ thịt bò cho vào xe và đẩy xe nhanh vào một dãy hàng đồ hộp gần đấy để né tránh. Đợi chị Tám đi qua dãy hàng thịt thì chị Bông sẽ đẩy xe vòng ra dãy bơ sữa mua yogurt.

Đang nghĩ thế, xe chưa kịp đẩy ra thì chị “Tám” đã lù lù đứng ngay trước mặt, chị “Tám” hớn hở:

-         Ủa, chị Bông ..

Chị Bông ....hết hồn và ngạc nhiên, mình trùm kín từ đầu đến chân thế này mà chị “Tám” vẫn nhận ra hay thật. Chị “Tám” vui mừng tiếp:

-         Lâu rồi chưa gặp chị, nhờ hôm nay đi chợ mùa đại dịch mới gặp nhau nha. Mà cực quá trời, mình tưởng ở Mỹ an toàn số một chứ, không ngờ Coronavirus của thằng “Vũ Hán” Trung Quốc theo tới Mỹ luôn.

Chị Bông đành kéo khẩu trang xuống để trả lời và ngụ ý nhắc nhở:

-         Chào chị. Chị mua sắp xong chưa, người ta mua ầm ầm coi chừng hết đồ mình muốn mua đó…

-         Không sao, mình đi chợ mua thêm thôi. Tuần trước mình chen lấn Costco mua nhiều thứ lắm rồi..

Chị “Tám” chuyển đề tài bất ngờ:

-         Chị Bông ơi, gia đình thằng con trai bà suôi gia của em chồng bà chị họ tôi đang làm bà lo âu hết sức. Chị nhớ bà này không?

-         Trời ơi, chị làm tôi chóng cả mặt, để tôi từ từ suy nghĩ ra mối quan hệ lòng thòng này đã. Thôi, chị nói thẳng vào người nào, vào vấn đề nào đi.

-         Thì con dâu bà Trang, nó khoái du lịch Châu Âu, lôi chồng con đi theo dù bà Trang đã khuyên ngăn đừng đi mùa dịch. Nay dịch đang làm Châu Âu điêu đứng, gia đình thằng con trai bà Trang đang mắc kẹt cách ly ở Ý đó. Không lo sao được  Cũng tại cô con dâu ngang bướng và thằng chồng thì luôn nghe lời vợ hơn là nghe lời mẹ.

-         A, bà Trang, bà giàu có với nhiều tài khoản Mutual Fund và hứa sẽ để gia tài vài triệu cho thằng con trai duy nhất mà trước đây chị đã kể đó hả?

-         Chính xác, vậy là chị Bông nhớ ra rồi. Phen này đừng hòng nha…bà tức cô con dâu lắm, mà “sì tóc” cũng đang xuống giá thậm tệ, chưa biết bao giờ bà mới chuyển nhượng tài khoản cho vợ chồng nó.

Rồi bà “Tám” tự bình luận:

-         Dù bà Trang tức phát điên thì trước sau gì tài sản ấy cũng cho thằng con trai bà chứ cho ai. Bởi thế cô con dâu mới ỷ y tha hồ hưởng từ bây giờ đó...

Chị Bông nào biết mặt mũi bà Trang, nào biết mặt mũi cô con dâu bà Trang mà phải nghe về họ đã vài lần nên chỉ ừ hử cho xong và tạm biệt:

- Thôi, chào chị tôi đi mua đồ tiếp nghe..

Mua hai hộp yogurt xong chị Bông mua thêm mấy vỉ trứng, đến quầy thịt nguội mua mấy vỉ thịt bò xúc xích xông khói, món này để dành khi lỡ làng là có ăn ngay rất tiện, rồi chị mới đi ra chỗ tính tiền. Chỗ nào cũng đang rồng rắn người xếp hàng chờ đợi, chị đành đứng nối đuôi.

Vừa ổn định chỗ đứng xong, chị Bông giật bắn người khi nghe tiếng nói quen thuộc cất lên từ phía sau:

-         Ủa, chị Bông. Mình lại có duyên gặp nhau nữa nè.

 Chị Bông quay lại là chị “Tám”:

-         Trong cái chợ chật hẹp này thì dễ  gặp nhau thôi mà. Duyên nợ gì..

Chị “Tám” hớn hở:

-         Nhưng mà cũng có duyên mới gặp chứ bộ, nếu vô duyên có khi đứng trước mặt cũng không để ý đến nhau.  Tiếp vụ bà Trang lúc nãy nha, bà lo tiền của vào tay vợ chồng con trai, chúng sẽ tiêu xài không đúng chỗ hay mất đi vì nhiều lý do khác như chúng li dị, hay chẳng may con trai bà chết trước thì tiền của gia sản nhà bà bỗng dưng vao tay thiên hạ ..… không ai lường trước được những tình huống này. Uổng công bà làm ăn dành dụm, đầu tư suốt bao nhiêu năm nay.

Chị Bông lại phải hạ khẩu trang xuống để trả lời:

-         Trên cõi đời này chẳng có tài khoản nào là chắc chắn bền vững cả, mà chúng ta không thể mang theo của cải xuống mộ huyệt. Đố bà Trang dám ôm khối tài sản ấy mà không chia cho con cháu.

Chị “Tám” tha hồ nói thêm về bà Trang, chị Bông không buồn thắc mắc vì quá mệt mỏi mỗi lần kéo khẩu trang lên xuống để trả lời, chưa kể mấy người đứng gần đang… né hai bà nói chuyện vì sợ dính vi khuẩn Corona.

Tính tiền xong chị Bông coi như thoát nợ, giơ tay vẫy chào chị “Tám” và vội vàng đẩy xe ra khỏi chợ Kroger.

Ra tới chỗ để xe chị Bông vẫn hồi hộp,  vội vàng mở trunk xe va cả vào trán đau điếng. Chị vừa cho đồ vào xe vừa dớn dác ngó xung quanh, chỉ sợ chị “Tám” lại bất ngờ xuất hiện và sung sướng reo lên “Ủa, chị Bông” lần nữa thì đúng là chị Bông và chị “Tám” chẳng những có duyên mà còn nặng nợ nhau nữa.

May quá, điều ấy không xảy ra.

Chị Bông lên xe nổ máy lái ra khỏi bãi parking. Trời đã tạnh mưa nhưng vẫn còn lạnh và trời mây u ám.

Chị Bông đến một chợ Việt Nam để mua mì gói và gạo, chợ Việt Nam cũng đông người. Những tâm hồn Việt Nam gặp gỡ nhau đây,  xe nào cũng thấy gạo, nước mắm và mấy thùng mì gói.

Chị Bông ra dãy gạo, hàng gạo chồng chất cao như mọi khi đã vơi đi gần hết, chị tìm kiếm hiệu gạo quen thường ăn không còn đành mua hai bao gạo hiệu khác dù lòng không vui.

Lại chờ đợi khi ra chỗ tính tiền.

Xong chị Bông đến một chợ Việt Nam khác để tìm mua loại gạo mình thích, chợ này buôn bán ế ẩm quanh năm, thế mà hôm nay cũng đông khách. Dãy gạo cũng không còn nhiều , nhưng may quá vẫn còn nhãn hàng chị Bông mong muốn, bèn lấy  5 bao gạo, con số limit chợ cho phép.

Chị Bông mua được loại gạo vừa ý, lòng vui vui. Thế là nhà chị có nhiều gạo, có mì gói, có cá hộp, thịt hộp, xúc xích, trứng, đồ khô…để dự trữ nếu vì lý do phải cách ly thế giới bên ngoài mùa đại dịch.

Ngồi vào xe nổ máy chị Bông cởi bỏ khẩu trang cho dễ thở và thoải mái lái xe về nhà.

Chốc về tới nhà chị sẽ rửa tay lau mặt thật kỹ. Hi vọng không có con Coronavirus nào theo chị về nhà.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( March 15, 2020)

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76773)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73924)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72649)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71998)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75523)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74202)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74061)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75829)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69089)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73722)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69332)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66502)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73060)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65421)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76737)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!