Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH

17 Tháng Ba 20201:17 SA(Xem: 10795)
Nguyễn Thị Thanh Dương - ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH
ĐI CHỢ THỜI ĐẠI DỊCH.
Nguyễn Thị Thanh Dương


costco

Tình hình kinh tế toàn cầu đang điêu đứng. Thị trường chứng khoán Mỹ đang lao dốc thê thảm kể từ khi dịch Coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc và lan tỏa ra hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Hôm nay thứ sáu 13 năm 2020, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

 Vùng chị Bông ở thời tiết chợt lạnh và lê thê mưa cả ngày, phụ họa cho lời tuyên bố của tổng thống trước tin buồn hiểm họa của đại dịch được mang tên Covid- 19 đang tràn vào nước Mỹ.

Chị Bông lục tìm trong ngăn kéo mớ khẩu trang mua “vơ vét” ở Costco hôm nọ và thay quần áo để đi chợ.

Tuần trước, đi chợ Costco thấy thiên hạ ào ào chen nhau, tranh nhau mua hàng chị Bông đã  ngán ngẩm và dửng dưng… tội nghiệp họ quá lo xa, vất vả bon chen mua đồ dự trữ. Chị chỉ mua mớ khẩu trang là món vật dụng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

 Nhưng nay ông tổng thống đã phải tuyên bố khẩn cấp là quan trọng lắm rồi. Chị Bông… thay đổi lập trường. Đi chợ gấp!

Khoác chiếc áo lạnh dày, quàng cái khăn len cổ, đội mũ trùm đầu và đeo khẩu trang xong chị Bông nhìn gương… tưởng là bà nào chứ không phải mình. Người bưng bít kín mít thế này thi Coronavirus đừng hòng tấn công.

Nghĩ mà... ghen tị với mấy bà đạo Hồi, họ chỉ cần quốc phục từ đầu tới chân che kín ra đường là an toàn, khỏi mất công trang bị.

Chị Bông đến chợ Mễ đầu tiên, đi chợ giữa ban trưa những ngày bình thường bãi xe vắng, hôm nay tìm không ra một chỗ để đậu xe, chị lái xe lượn qua lượn lại mấy vòng và đành đậu xe tuốt luốt ngoài xa, đi bộ trong gió lạnh mưa rơi vào chợ.

Lại thêm một nỗi khổ nữa, những chiếc xe chợ không có, người ta đi chợ đông như kiến thế này thì làm gì còn chiếc xe chợ nào để không sẵn sàng cho mình. Bây giờ mà quày ra bãi parking lấy một cái vào thì mất công quá, chị Bông đành xách giỏ chợ đựng được bao nhiêu mua bấy nhiêu miễn là ráng chịu mỏi tay.

Bình thường các nhà Mễ đi chợ đã đầy xe, hôm nay còn kinh khủng hơn nữa, họ chồng chất hàng hóa một đống, trong xe là thực phẩm trên xe là giấy vệ sinh, napkin và dưới gầm xe là mấy case nước lọc, nước ngọt và bia… Corona.

Thế mới oái ăm. Cái loại bia nổi tiếng ấy lại trùng tên với loài virus đáng sợ hiện nay.

Đứng đợi tính tiền cho mỗi nhà Mễ này bằng ba bốn khách hàng lúc bình thường, chị Bông sốt cả ruột trong khi chị chỉ mua một giỏ chợ trái cây. Chị đi chợ Mễ vì trái cây luôn rẻ hơn chợ khác.

Thoát ra khỏi chợ Mễ, chị Bông đến chợ Mỹ Kroger. Bãi parking nơi đây cũng đầy nghẹt. Rút kinh nghiệm chợ Mễ chị Bông kiếm ngay một chiếc xe chợ ngoài parking và đẩy vào trong chợ. Thật không uổng công, bên trong cũng không có lấy một chiếc xe chợ nào.

Tưởng rằng chợ này nhiều người Mỹ, ít con cái  thì sẽ “thanh lịch” hơn người Mễ đông con thế mà người người đang ùn ùn  mua sắm, mọi thứ thảy vào xe và chồng chất.

Chị Bông thích Kroger vì thịt luôn tươi tốt, không bao giờ tìm thấy miếng thịt nào quá hạn bày bán trong chợ và chị cũng thích Kroger có hiệu Greek yogurt ngon.

Đang đứng chọn miếng thịt bò chị Bông nhác thấy phía xa một vóc dáng quen quen. Thôi rồi, đó là chị “Tám” chứ không ai khác. Thời buổi đại dịch này càng ít tiếp xúc đám đông và ít tiếp xúc trực tiếp như chuyện trò người đối diện càng tốt. Đi chợ mua thực phẩm là điều cần thiết nên người ta phải đi, còn bạn bè thì…để lúc khác, với lại  chị “Tám” nhiều chuyện này  mà nói chuyện thì dứt không ra, lìa không khỏi, nên chị Bông mới đặt danh hiệu “Chị Tám” chứ thật ra tên giấy tờ của chị đẹp và…ngon lành lắm: Nguyễn thị Sương Sa.

Chị Bộng lấy vội một vỉ thịt bò cho vào xe và đẩy xe nhanh vào một dãy hàng đồ hộp gần đấy để né tránh. Đợi chị Tám đi qua dãy hàng thịt thì chị Bông sẽ đẩy xe vòng ra dãy bơ sữa mua yogurt.

Đang nghĩ thế, xe chưa kịp đẩy ra thì chị “Tám” đã lù lù đứng ngay trước mặt, chị “Tám” hớn hở:

-         Ủa, chị Bông ..

Chị Bông ....hết hồn và ngạc nhiên, mình trùm kín từ đầu đến chân thế này mà chị “Tám” vẫn nhận ra hay thật. Chị “Tám” vui mừng tiếp:

-         Lâu rồi chưa gặp chị, nhờ hôm nay đi chợ mùa đại dịch mới gặp nhau nha. Mà cực quá trời, mình tưởng ở Mỹ an toàn số một chứ, không ngờ Coronavirus của thằng “Vũ Hán” Trung Quốc theo tới Mỹ luôn.

Chị Bông đành kéo khẩu trang xuống để trả lời và ngụ ý nhắc nhở:

-         Chào chị. Chị mua sắp xong chưa, người ta mua ầm ầm coi chừng hết đồ mình muốn mua đó…

-         Không sao, mình đi chợ mua thêm thôi. Tuần trước mình chen lấn Costco mua nhiều thứ lắm rồi..

Chị “Tám” chuyển đề tài bất ngờ:

-         Chị Bông ơi, gia đình thằng con trai bà suôi gia của em chồng bà chị họ tôi đang làm bà lo âu hết sức. Chị nhớ bà này không?

-         Trời ơi, chị làm tôi chóng cả mặt, để tôi từ từ suy nghĩ ra mối quan hệ lòng thòng này đã. Thôi, chị nói thẳng vào người nào, vào vấn đề nào đi.

-         Thì con dâu bà Trang, nó khoái du lịch Châu Âu, lôi chồng con đi theo dù bà Trang đã khuyên ngăn đừng đi mùa dịch. Nay dịch đang làm Châu Âu điêu đứng, gia đình thằng con trai bà Trang đang mắc kẹt cách ly ở Ý đó. Không lo sao được  Cũng tại cô con dâu ngang bướng và thằng chồng thì luôn nghe lời vợ hơn là nghe lời mẹ.

-         A, bà Trang, bà giàu có với nhiều tài khoản Mutual Fund và hứa sẽ để gia tài vài triệu cho thằng con trai duy nhất mà trước đây chị đã kể đó hả?

-         Chính xác, vậy là chị Bông nhớ ra rồi. Phen này đừng hòng nha…bà tức cô con dâu lắm, mà “sì tóc” cũng đang xuống giá thậm tệ, chưa biết bao giờ bà mới chuyển nhượng tài khoản cho vợ chồng nó.

Rồi bà “Tám” tự bình luận:

-         Dù bà Trang tức phát điên thì trước sau gì tài sản ấy cũng cho thằng con trai bà chứ cho ai. Bởi thế cô con dâu mới ỷ y tha hồ hưởng từ bây giờ đó...

Chị Bông nào biết mặt mũi bà Trang, nào biết mặt mũi cô con dâu bà Trang mà phải nghe về họ đã vài lần nên chỉ ừ hử cho xong và tạm biệt:

- Thôi, chào chị tôi đi mua đồ tiếp nghe..

Mua hai hộp yogurt xong chị Bông mua thêm mấy vỉ trứng, đến quầy thịt nguội mua mấy vỉ thịt bò xúc xích xông khói, món này để dành khi lỡ làng là có ăn ngay rất tiện, rồi chị mới đi ra chỗ tính tiền. Chỗ nào cũng đang rồng rắn người xếp hàng chờ đợi, chị đành đứng nối đuôi.

Vừa ổn định chỗ đứng xong, chị Bông giật bắn người khi nghe tiếng nói quen thuộc cất lên từ phía sau:

-         Ủa, chị Bông. Mình lại có duyên gặp nhau nữa nè.

 Chị Bông quay lại là chị “Tám”:

-         Trong cái chợ chật hẹp này thì dễ  gặp nhau thôi mà. Duyên nợ gì..

Chị “Tám” hớn hở:

-         Nhưng mà cũng có duyên mới gặp chứ bộ, nếu vô duyên có khi đứng trước mặt cũng không để ý đến nhau.  Tiếp vụ bà Trang lúc nãy nha, bà lo tiền của vào tay vợ chồng con trai, chúng sẽ tiêu xài không đúng chỗ hay mất đi vì nhiều lý do khác như chúng li dị, hay chẳng may con trai bà chết trước thì tiền của gia sản nhà bà bỗng dưng vao tay thiên hạ ..… không ai lường trước được những tình huống này. Uổng công bà làm ăn dành dụm, đầu tư suốt bao nhiêu năm nay.

Chị Bông lại phải hạ khẩu trang xuống để trả lời:

-         Trên cõi đời này chẳng có tài khoản nào là chắc chắn bền vững cả, mà chúng ta không thể mang theo của cải xuống mộ huyệt. Đố bà Trang dám ôm khối tài sản ấy mà không chia cho con cháu.

Chị “Tám” tha hồ nói thêm về bà Trang, chị Bông không buồn thắc mắc vì quá mệt mỏi mỗi lần kéo khẩu trang lên xuống để trả lời, chưa kể mấy người đứng gần đang… né hai bà nói chuyện vì sợ dính vi khuẩn Corona.

Tính tiền xong chị Bông coi như thoát nợ, giơ tay vẫy chào chị “Tám” và vội vàng đẩy xe ra khỏi chợ Kroger.

Ra tới chỗ để xe chị Bông vẫn hồi hộp,  vội vàng mở trunk xe va cả vào trán đau điếng. Chị vừa cho đồ vào xe vừa dớn dác ngó xung quanh, chỉ sợ chị “Tám” lại bất ngờ xuất hiện và sung sướng reo lên “Ủa, chị Bông” lần nữa thì đúng là chị Bông và chị “Tám” chẳng những có duyên mà còn nặng nợ nhau nữa.

May quá, điều ấy không xảy ra.

Chị Bông lên xe nổ máy lái ra khỏi bãi parking. Trời đã tạnh mưa nhưng vẫn còn lạnh và trời mây u ám.

Chị Bông đến một chợ Việt Nam để mua mì gói và gạo, chợ Việt Nam cũng đông người. Những tâm hồn Việt Nam gặp gỡ nhau đây,  xe nào cũng thấy gạo, nước mắm và mấy thùng mì gói.

Chị Bông ra dãy gạo, hàng gạo chồng chất cao như mọi khi đã vơi đi gần hết, chị tìm kiếm hiệu gạo quen thường ăn không còn đành mua hai bao gạo hiệu khác dù lòng không vui.

Lại chờ đợi khi ra chỗ tính tiền.

Xong chị Bông đến một chợ Việt Nam khác để tìm mua loại gạo mình thích, chợ này buôn bán ế ẩm quanh năm, thế mà hôm nay cũng đông khách. Dãy gạo cũng không còn nhiều , nhưng may quá vẫn còn nhãn hàng chị Bông mong muốn, bèn lấy  5 bao gạo, con số limit chợ cho phép.

Chị Bông mua được loại gạo vừa ý, lòng vui vui. Thế là nhà chị có nhiều gạo, có mì gói, có cá hộp, thịt hộp, xúc xích, trứng, đồ khô…để dự trữ nếu vì lý do phải cách ly thế giới bên ngoài mùa đại dịch.

Ngồi vào xe nổ máy chị Bông cởi bỏ khẩu trang cho dễ thở và thoải mái lái xe về nhà.

Chốc về tới nhà chị sẽ rửa tay lau mặt thật kỹ. Hi vọng không có con Coronavirus nào theo chị về nhà.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( March 15, 2020)

 

11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95610)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100351)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93979)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97327)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210405)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100936)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96045)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92354)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75537)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84584)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76323)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93570)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87020)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58684)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77712)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75135)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82239)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69715)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88303)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72458)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.