Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương III)

09 Tháng Tư 20191:02 SA(Xem: 14840)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương III)

Chương 3 - Ba năm đại học

 

Năm 1962, 800 người có bằng Tú Tài 2 thi vào ban toán trường đại học sư phạm Sài Gòn và chỉ có 40 người được vào. Tỷ lệ đậu là 5%. Thủ khoa là Cù An Bình em của giáo sư Cù An Hưng. Ông Hưng là một giáo sư nổi tiếng ở Sài Gòn và giảng nghiệm viên cho lớp chứng chỉ MGP (Mathématiques Générales, Physique: Toán đại cương, Lý) ở trường đại học khoa học Sài Gòn. Nhưng Bình không vào học vì được học bỗng đi du học bên Pháp. Tôi đậu hạng 9, Trần Ngọc Ẩn và Thái Quang đều đậu trên hạng tôi. Trong số những người dự thi có nhiều người đã đậu Tú Tài 2 một vài năm trước và đang học đại học khoa học.

Khoa trưởng trường đại học sư phạm lúc bấy giờ là giáo sư Bùi Xuân Bào. Năm sau giáo sư Trần Văn Tấn, tiến sĩ toán từ Pháp về thay thế.



image001Giáo sư Trần Văn Tấn (ảnh của Võ Hiếu Nghĩa)


Chúng tôi được gởi sang học toán chung với các sinh viên chứng chỉ MGP. Thời đó, ở trường đại học khoa học vẫn còn sử dụng tiếng Pháp, ngoài ra ngành giáo dục đại học miền Nam lúc đó còn thiếu giáo sư nên phải nhờ nước Pháp gởi một số giáo sư người Pháp sang phụ trách dạy một số môn học. Ở chứng chỉ MGP, chúng tôi học Analyse (Giải tích) với với thầy Monavon, Algèbre moderne (Tân đại số) với thầy Proule, Géométrie analytique (Hình học giải tích) với thầy Nguyễn Chánh. Các môn khác chúng tôi học bên trường đại học sư phạm như Vật Lý với thầy Bùi Phượng Chì, Tâm lý Sư phạm với thầy Nguyễn Huy Bảo, Pháp Văn với bà Teullière, Anh văn với cha Vỵ. Thầy Monavon còn phụ trách giờ bài tập bên đại học sư phạm.

image002

Giáo sư Bùi Phượng Chì (ảnh của son-trung.blogspot)


Tất cả những người đậu vào ban toán trường đại học sư phạm đều là học sinh các trường trung học công lập nổi tiếng ở Sài Gòn như Chu Văn An và Pétrus Ký, chỉ có một người nữ là chị Vũ Kim Dung, học sinh trường Trưng Vương. Tức là toàn bộ đều xuất thân trường Việt. Không có một học sinh trường Pháp nào lọt vô. Họ thường là con nhà giàu, nhưng chỉ giỏi tiếng Pháp chứ không giỏi các môn khác nhứt là môn toán. Thường thì họ đậu vào ban Pháp Văn trường đại học sư phạm hay học SPCN (Lý Hoá Nhiên) để thi vào Nha, Y, Dược, còn phần lớn đi học đại học văn khoa. Là học sinh chương trình Việt, phải học bằng tiếng Pháp lại gặp toàn những môn học mới mẻ, ban đầu chúng tôi không hiểu gì ráo nhứt là môn tân đại số của thầy Proule. Có một anh chàng tên H. học chứng chỉ MGP. Vốn là dân trường Tây nên anh ta nghe các bài giảng của các giáo sư người Pháp chắc hẵn là dễ hơn chúng tôi nên giờ nghỉ anh ta thường lên bảng húy hoáy viết những định lý và giải thích cho chúng tôi nghe. Ban đầu, chúng tôi rất nễ anh ta nhưng sau này khi chúng tôi quen dần với những từ ngữ toán học mới bằng tiếng Pháp, chúng tôi khám phá anh chàng H. chỉ giỏi nghe được tiếng Pháp chứ không hiểu và không giải được bài toán nào cả. Nghe nói sau này anh dạy toán đệ nhất cấp ở một trường nào miệt Rạch Giá hay Phú Quốc.

Khi thi lên năm thứ hai, hơn một nửa lớp của năm thứ nhất bị ở lại, nguyên do chính là tại vấn đề phải học toán mới mà lại bằng tiếng Pháp. Những anh này đã xui xẻo lại còn xui xẻo hơn vì qua năm sau chương trình học đổi thành 4 năm. Thành ra, nếu từ đây dù mỗi năm đều lên lớp họ cũng phải mất 5 năm mới ra trường. Còn người nào bị ở lại hai năm thì bị đuổi học mà chúng tôi gọi là “tốt nghiệp ngang hông” (sortie latérale). Thường thì họ được bổ dụng làm giáo sư đệ nhất cấp. Trong số những bạn cùng vào học chung với tôi thì có người học tới 7 năm mới ra trường. Bạn bè gọi đùa đó là các “bác sĩ sư phạm” vì thời gian học sư phạm bằng với thời gian học y khoa.

Có một câu chuyện buồn cười cho các sinh viên xuất thân trung học chương trình Việt mà phải giải toán bằng tiếng Pháp. Số là, trong giờ bài tập của thầy Monavon, mỗi người trong chúng tôi đều phải lên bảng giải một bài toán giải tích thầy cho. Thường khi chúng tôi giải xong thì được thầy chỉ cho chỗ thiếu sót và phán cho một câu: “à vendredi prochain”, Có người giải một bài toán suốt sáu tháng chưa xong. Có một bạn lên bảng giải bài khi đọc “trừ căn hai” bằng tiếng Pháp, anh đọc là ”moins căn deux”, Cả lớp phá lên cười vì tiếng Tây ba rọi của bạn mình nhưng thầy Monavon vẫn tỉnh bơ. Không biết ông có nghe một tiếng Việt chen giữa hai tiếng Pháp của bạn tôi khi anh ấy nói một cách phản xạ chữ “căn” thay vì chữ “racine”.

Tôi, Ẩn và Quang đều được lên năm thứ hai. Năm đó chúng tôi học chung toán với các sinh viên của chứng chỉ CDI (Calcul différentiel et intégral: Toán vi tích phân) của trường đại học khoa học. Chúng tôi học môn Calcul với giáo sư người Pháp tên Benneton và môn Topologie (Vị tướng học) với giáo sư Đặng Đình Áng (chú của dương cầm thủ Đặng Thái Sơn), tiến sĩ toán từ Mỹ về. Một điều tréo ngoe là thầy Áng học toán bằng tiếng Anh nhưng phải dạy toán bằng tiếng Pháp. Bắt đầu năm thứ hai, chúng tôi được thầy Tước dẫn đi thực tập dạy ở các trường trung học. Tôi được thực tập dạy 1 giờ đại số lớp đệ tam tại trường Nguyễn Trãi, lúc đó còn tạm trú ở trường tiểu học Lê Văn Duyệt, đường Phan Đình Phùng. Ngẫu nhiên thay, 14 năm sau: năm 1977 tôi về dạy chính thức ở trường Nguyễn Trãi, lúc này đã dời về quận 4. Trường Nguyễn Trãi là nơi đầu tiên và cũng là nơi sau cùng tôi đứng dạy.

image003

Giáo sư Đặng Đình Áng (ảnh của NC Long)

Khi lên năm thứ ba, chúng tôi học chung toán với các sinh viên học chứng chỉ Mécanique Rationnelle (Cơ học thuần lý), giáo sư trưởng môn là thầy Từ Ngọc Tĩnh. Đây là năm cuối, tôi cố gắng học hết sức mình. Các sinh viên đi trước cho chúng tôi một tuy dô là thầy Tĩnh sẽ lấy một bài trong cuốn toán cơ học của Marcel Yvon làm đề thi. Tôi và Ẩn tìm mượn được cuốn đó, rồi dùng giấy carbon chép thành hai bản, một người chép nửa cuốn đầu, một người chép nửa cuốn sau . Như vậy mỗi người trong chúng tôi đều có một bản sao cuốn Marcel Yvon. Chúng tôi giải hết những bài toán trong sách đó. Thật vậy, đề thi thầy Tĩnh cho ra giống như trong sách của Marcel Yvon. Tôi thấy mình “trúng tủ” mừng rỡ làm ngay. Một giờ rưỡi trôi qua, tôi sắp sửa làm xong bài. Dĩnh, bạn cùng lớp của tôi, ngồi bên cạnh tôi hỏi nhỏ: Ân, mày đưa tao xem bài mày làm coi. Tôi kín đáo hé tay cho Dĩnh nhìn. Bổng Dĩnh la nhỏ: mầy lộn dấu rồi, Ân ơi. Trong đầu bài là dấu > chứ không phải dấu <. Tôi toát mồ hôi vì biết mình chủ quan không đọc kỷ đề bài. Thầy Tĩnh đã đổi dấu để khác với bài trong cuốn Marcel Yvon. Chỉ còn một giờ rưỡi nữa tôi làm sao làm kịp. Nhưng tôi không bỏ cuộc, làm bài lại từ đầu. Dĩ nhiên là tôi không làm hết bài. Tuy nhiên, tôi vẫn đủ điểm đậu ra trường nhưng không đậu cao như mình dự tính. Đúng là “học tài thi phận “. Tôi đậu hạng 15 trong khi Ẩn và Thái Quang nằm trong số những người đậu hạng cao.

Mùa Phật Đản năm 1963, một biến cố xảy ra ở Huế: trong lúc một đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh chờ nghe một chương trình đặc biệt về ngày Phật Đản thì một tiếng nổ xảy ra, nhiều người chết và bị thương. Các vị lãnh đạo Phật Giáo lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền đàn áp Phật Giáo. Và từ đó cuộc khủng hoảng Phật Giáo kéo dài nhiều tháng kéo theo những vụ biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu mà đỉnh cao là vụ tự thiêu của hoà thượng Thích Quảng Đức trên đường Lê Văn Duyệt, trước toà đại sứ Cao Miên. Chính quyền phải sử dụng những biện pháp đối phó như giới nghiêm, thiết quân luật và tấn công vào một số chùa, đặc biệt là chùa Xá Lợi nơi các vị lãnh đạo của phong trào Phật Giáo như Thích Tâm Châu, Thích Thiện Minh, Thích Hộ Giác, Thích Tâm Giác... đang điều hành các Phật tử hành động phản kháng chính quyền. Cuối cùng, ngày 1/11/1963 một số tướng lãnh mà đứng đầu là tướng Dương Văn Minh đứng lên làm đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm và em là Ngô Đình Nhu bị giết chết.


image005

Ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu(?) (Photo Malcolm Browne) 

Sau ông Diệm, những chính quyền kế tiếp không kéo dài lâu vì hết đảo chánh tới chỉnh lý, miền Nam sống trong tình trạng rối loạn. Trong tập thể sinh viên cũng chia thành nhiều nhóm khác nhau: nhóm thân chính quyền và nhóm chống chính quyền. Nhiều cuộc biểu tình của sinh viên diễn ra. Tôi và đa số sinh viên đại học sư phạm lo học để ra trường đi dạy nên không tham gia vào những sinh hoạt chính trị.

Hà Phụng đổ thủ khoa được ưu tiên chọn nhiệm sở đầu tiên nên về trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Các bạn đậu cao chọn nhũng nơi an ninh như Vĩnh Long, Sa Đéc, Kiến Hoà (Bến Tre). Ẩn chọn Cai Lậy, Thái Quang chọn Đức Hoà. Tôi còn chỗ trường Châu Văn Tiếp, Bà Rịa, nhưng gia đình khuyên chọn về quê ngoại là Trà Vinh nên tôi chọn trung học Vĩnh Bình, để Bà Rịa lại cho Cương mũi đỏ.

Mùa hè.năm 1965, tôi được mấy tháng rảnh rang nên lao mình vào những cuộc vui của tuổi trẻ như những party nhảy đầm tổ chức ở nhà riêng hay ở các phân khoa đại học, nhất là văn khoa hay dược khoa, nơi có nhiều giai nhân.

Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn. Đầu tháng 9 năm 1965 tôi phải lên xe đò đi về Trà Vinh để nhận nhiệm sở.

Trà Vinh tuy là quê ngoại nhưng tôi không có ấn tượng gì về vùng đất đó. Lúc nhỏ, khi miền Nam còn yên bình, thỉnh thoảng má tôi có dẫn tôi về chơi quê ngoại. Nhưng tôi chỉ nhớ những lúc đó, má tôi gọi tôi dậy rất sớm, độ 3 hay 4 giờ khuya gì đó, khi ấy tôi nghe tiếng xe ngựa chạy lốc cốc ngoài đường Matelot Manuel, những gì sau đó tôi không nhớ. Trà Vinh cũng chỉ được tôi nhớ tới khi chiếc xe xích lô máy chở bà ngoại tôi từ dưới quê lên thăm con cháu dừng trước cửa nhà tôi. Trà Vinh chỉ gây ấn tượng nơi tôi qua các thứ bà ngoại tôi đem lên cho gía đình tôi: những con gà bị cột chùm lại nhau kêu oang oác, hay những bao gạo nặng chịch mà ông xích lô máy vác xuống hoặc là những đòn bánh tét nhân đậu xanh ăn béo ngậy. Chỉ có vậy thôi. Và như vậy lần này tôi sẽ được nhìn rõ Trà Vinh hơn bao giờ hết vì tôi sẽ ở và dạy học ở đó một thời gian bao lâu tôi cũng không biết.

 
(còn tiếp)

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
&nbsp; Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi! &nbsp; Tôi rất cảm phục và trân quí cô. &nbsp; Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn. &nbsp; Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76772)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
&nbsp; “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy” &nbsp;
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73924)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72649)
&nbsp; &nbsp; Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71998)
&nbsp; &nbsp; * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa. &nbsp; &nbsp; &nbsp;
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75523)
&nbsp; Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74202)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
&nbsp; Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà &nbsp; thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74061)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75829)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69089)
&nbsp; Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73722)
&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Ngày vui sao qua mau! &nbsp; Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69332)
&nbsp; Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66502)
&nbsp; “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” . &nbsp;
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73060)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi . &nbsp;
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65421)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76737)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!