Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồ Đình Nghiêm - THỔI NẾN TRỜI XA

30 Tháng Ba 201911:08 SA(Xem: 14190)
Hồ Đình Nghiêm - THỔI NẾN TRỜI XA
Thổi Nến Trời Xa
Hồ Đình Nghiêm




blank


Xưa nay, chúng ta quen nghe hai chữ “mưa Xuân”. Sẽ trái tai nếu hoán đổi ra “tuyết Xuân”. Bởi chăng chữ tuyết đã lỡ ăn nằm sâu đậm với Đông? Nhưng ở Montréal, tuyết rơi mù đầu Xuân vốn là chuyện thường ngày ở huyện.

Khách phương xa đến, thành phố này chào đón bằng diện mạo kỳ khôi Đông Xuân lẫn lộn. Nắng mưa là bệnh của trời, chẳng lẽ băng giá là bệnh của thằng què chân! Hắn bỏ cây gậy ra để rảnh tay ôm lấy hai người khách. Hơi ngạc nhiên khi nghe khách bảo: Bên chỗ bọn này cũng vậy thôi, cũng tuyết bay cũng gió lạnh, cũng bên tám lạng bên nửa cân. Một công thức hóa học được minh chứng: Lạnh + Lạnh = Ấm.

Ban đầu dự tính là mười người, sau nhô ra hai ba nhân mạng. Một bàn tròn xét thấy không đủ, lại kéo một vầng trăng cho đứng gần mới được phần thong dong. Tuyết đổ thầm lặng ngoài trời và người vây quanh hai vầng nguyệt dâng đầy tiếng nói cười không mỏi mệt. Một định đề toán học hiện hữu: Lạ + Lạ = Quen. Văn vẻ thì gọi: Trước lạ sau quen. Mà nhuốm chút thi ca thì kêu: Dường như chúng ta đã thấy nhau từ kiếp trước.

Chúng tôi nói tới điều khá hệ trọng, là văn chương vốn không có tuổi tác. Một bài thơ hay sống qua trăm năm là lẽ thường hằng. Và cảm nhận rằng, giữa những người làm thơ viết văn luôn tượng hình một sợi dây, nắm bắt để đi lần tới tình thân. Khác địa hình, xa châu lục mà có khi sum vầy ở đây là một bằng chứng.

Nhờ chị Nguyệt Mai (ở nơi xa xăm khác) trao tin: 25 tháng 3 là sinh nhật người tên duyên, mà duyên chẳng thích viết hoa ấy cùng anh Tùng đang sửa soạn đến nhà hàng, nên tôi vội vã ghé một gian hàng chuyên bán bánh ngọt để “rinh” thứ “râu ria” mà người ta chẳng thể quên mỗi khi hát bài happy birthday. Chủ nhân tiệm bánh là người châu Âu, bạn có quyền lựa thứ của Đan Mạch, của Phần Lan, của Thụy Sĩ, của Pháp… Sau rốt tôi chọn Ý bởi tôi thích tên gọi Tiramisu: Đón tôi nhé.

Tôi cùng Châu Ngọc Bích đón métro đến hẹn lại lên. Ngọc Bích có viết đôi bài vụn vặt gửi ở trang Phạm Cao Hoàng và được chị Duyên khen, được anh Hoàng Xuân Sơn khích lệ nên “nàng” coi tuyết bằng vung, một hai quyết phó hội. Dĩ nhiên “nàng” ngồi sát cạnh chị Duyên, Huế giao lưu tình cảm cùng Nam Định, nhỏ to xem chừng tâm đắc.


duyentungTừ trái: Châu Ngọc Bích, Duyên, Tùng, người đứng sau là Hoàng Xuân Sơn.  (Ảnh: Hồ Đình Nghiêm)

Như tất cả những cuộc hàn huyên, quá khứ là thứ được đá động tới nhiều, ngày ấy tôi ở đó, ngày nọ tôi vừa học xong, ngày kia tôi lên đường… Tựu trung, gom lại có thể hát nên khúc ca dài “Con đường xưa em đi” ở một thể điệu khác. Chất ngất tâm sự. “ta hỏng tú tài, ta đợi ngày đi”. Tìm bới kỷ niệm, tự dưng nghe nhớ hai câu thơ rất riêng một cõi Nguyễn Tất Nhiên:

nắng bờ sông như màu trang vở cũ
thuở học trò em làm khổ ai chưa.

Giống như một định luật hằng cửu không thể cưỡng chống về điều hợp, tan. Chân đi thời gian thong thả điểm và đồng hồ nhắc khéo chuyện chia tay nằm trên hai cây kim đi dần về ngày mới. Bịn rịn. Hứa hẹn. Chúc lành. Chúng tôi leo lên xe của anh Hoàng Xuân Sơn để được đi cùng anh chị Tùng Duyên về khách sạn. Đêm dịu dàng tuyết mỏng, cây cành cũng như tượng đá chừng thôi run thân, yên lặng cho tuyết bám thắp sáng “con đường nay chúng tôi đi”.

Xe đậu trước hotel “cõi tạm”. Ôm ấp nhau lần cuối, mơ tương lai gần gặp gỡ nhau ở chốn khác. “Người về ta chẳng cho về, ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”. Có cần cực đoan như thế không? Có nên gây nhiễu sự một cách hàm hồ đến vậy? Bởi chăng trong tất cả chúng tôi vẫn thiết tha thích đón nhận những êm đềm, kín tiếng. Lòng chúng tôi mãi chứa trọn bao sầu khổ dịu dàng. Chúc ngủ ngon. Hoặc có mộng mị thì vẫn thấy một sum vầy khó dứt.


Hồ Đình Nghiêm

25.3. Ngày sinh nhật thực thụ.


Nguồn: https://tranthinguyetmai.wordpress.com

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80545)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65693)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78461)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76195)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72678)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75552)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74220)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80507)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74100)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75845)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69099)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73744)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69346)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66522)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .