Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - BÃI ĐÁP CUỘC ĐỜI

23 Tháng Mười Hai 20171:20 SA(Xem: 15692)
Nguyễn Thị Thêm - BÃI ĐÁP CUỘC ĐỜI

BÃI ĐÁP CUỘC ĐỜI
 
NTThem.j1pg

Cửa mở, con mèo đứng ở thang lầu từ lúc nào, nhảy phóc vào lòng làm chị giật cả mình.

- Khoan nào Simba! Chị đẩy nó xuống và thoắt một cái nó phóng lên cầu thang mất hút.

Bầy cháu trên nhà ló đầu nhìn xuống reo lên.

- Grandma come in!

Có tiếng vỗ tay và tiếng cười rộn ràng mừng rỡ. Chị bước lên những bậc thang khó nhọc. Hai chân vẫn chưa bình phục sau lần té ngã ở cầu thang. Ngồi suốt trên chuyến hành trình 12 giờ trên máy bay hai chân chị mõi nhừ. Tính cả thời gian rời nhà và đến nơi thì cũng đã 20 tiếng đồng hồ chớ có ít sao.

 

Chị quăng ví tay lên cái ghế và đưa tay đón cháu. Đứa cháu nội ra đời sớm một tuần và hôm nay được ba ngày tuổi. Chị nhìn đôi mắt, cái miệng và toàn thể khuôn mặt. Nó giống hệt thằng anh nó lúc mới sinh. Chỉ một thoáng thôi rồi chị trả nó về cho con dâu. Chị phải rửa ráy thay đồ trước khi gần gũi cháu. Chị không muốn đem tất cả những vi khuẩn từ máy bay và suốt chặng hành trình làm ảnh hưởng tới đứa cháu mới ra đời.

 

Căn phòng của chị con trai đã chuẩn bị ngăn nắp. Có bàn cho mẹ để laptop liên lạc với bạn bè. Mùi thơm hoa lan nhẹ nhàng lan tỏa khắp phòng. Ngăn tủ cũng chuẩn bị sẳn những móc treo áo quần. Chị lấy bộ đồ mặc trong nhà và vào phòng vệ sinh.

 

Đã một năm rưỡi chị mới trở lại nước Nhật. Lần đi này không có anh đồng hành nên chị thấy thiếu vắng làm sao. Một mình trên suốt chuyến đi, chị nhàn nhã đến trơ trọi một cách đáng ghét. Có chồng, chị bận bịu lo lắng, săn sóc, thời gian như rút ngắn lại.

 

Lần mua vé này, may mắn làm sao hai ghế bên cạnh không có người. Máy bay cất cánh, chị đứng lên nhìn dáo dác. Xem có bà bầu hay ai có con mọn cần chỗ ngồi rộng rãi chị nhường ghế cho họ. Chị nhớ chuyện con dâu hôm về lại Cali để thọ tang cha chồng. Trên máy bay, mang bụng bầu gần 8 tháng, dãy ghế gia đình mua đầy người. Ngồi quá chật và căng cứng bụng. Con dâu đi tới đi lui mệt mõi, nặng nhọc. Nhưng không một ai lên tiếng nhường ghế trống cho. Họ nằm, ngồi để đồ lên những ghế không có ai mua vé. Suốt 12 giờ bay mệt mõi và khó chịu với em bé trong bụng đạp liên tục.

 

Nghe con dâu kể mà thương. Nhưng hôm nay thật sự không ai cần phải nhường ghế. Chung quanh ghế bỏ trống khá nhiều. Chị lại nhớ tới chồng. Phải chi hôm đi với anh mà máy bay trống chỗ như thế này thì tốt biết mấy. Chị đâu phải lo cho anh đau lưng, mõi cổ, đứng ngồi không yên.

 

Chị lắc đầu xua những ý nghĩ không vui và bước ra phòng khách. Con, cháu đều đang đợi chị. Chị bồng thằng cháu nội mới sinh. Thằng bé đẹp trai và mạnh khỏe. Nó nhắm mắt nhưng vẫn hiện hai mí rõ ràng. Mũi miệng gì cũng tốt. Môi đỏ hồng khỏe mạnh. Con trai chị đã có một gia đình hoàn chỉnh. Nhưng đời lính thay đổi chỗ ở sau mỗi kỳ hạn. Cháu chị sẽ theo cha đi nhiều nơi, việc học hành sẽ gặp trở ngại...

 

Chị dự kiến qua thăm con và cháu sẽ nấu những món ăn VN chúng thích. Trong hành lý mang theo, đa số là những vật liệu mà chị dự trù sẽ nấu trong thời gian lưu lại nơi này.  Nhưng chị đã bị thất nghiệp.

Người lính thời nào cũng vậy đều có tình đồng đội đáng quý. "Huynh đệ chi binh " Trong căn cứ, từ ngày con dâu chuyển bụng vào bệnh viện. Những đồng đội của con chị đã cùng nhau trao đổi và lên một danh sách rõ ràng. Họ sẽ luân phiên đem thức ăn đến cho gia đình trong vòng gần 3 tuần lễ.

Mỗi ngày họ mang đến một phần thức ăn khác nhau. Phần thức ăn đủ cho 4 người dùng một ngày . Cho nên những ngày ở lại Nhật, chị đã được thưởng thức nhiều thức ăn lạ miệng. Ngon có, không hạp khẩu vị cũng có nhưng đó là tấm lòng của những người lính cùng sống chết có nhau. Con chị cũng là một thành viên từng giúp đỡ bạn bè như vậy. Chị rất cảm động  khi thấy một túi thức ăn để trước cửa mỗi khi đi chơi về. Trên mỗi phần thức ăn gửi tới kèm theo tờ giấy ghi rõ tên người gửi, loại thức ăn và lời chúc mừng.

Hôm nay thức ăn đem đến của một gia đình có vợ người Đại Hàn. Cho nên món ăn có tên Sukiyaki khá lạ. Chị tò mò lấy máy ra chụp để làm kỷ niệm. Để đáp lại, gần ngày về, chị cũng nấu một nồi phở thật ngon và chiêu đãi họ.

 

Mùa thu nước Nhật thật buồn. Trời có lúc xuống thấp, mưa lất phất rất lạnh. Chị co ro trong mấy lớp quần áo, khăn quàng cổ và mũ trùm đầu. Lúc đi, thằng Út ngại rằng sẽ có tuyết rơi, nên đem về cho chị bộ đồ chống lạnh và mũ che cả mặt... Chị cười nhận cho con vui, nhưng không mang theo vì nghĩ mình sẽ không đi ra ngoài những lúc như vậy. Hơn nữa, những bộ đồ đó thật dày và tốn nhiều chỗ trong vali nên chị để lại nhà.

Thật may suốt mấy ngày ở đây trời khá đẹp. Nhưng cái lạnh thông thường của mùa thu nước Nhật, cũng đủ làm người dân Cali nắng nóng quanh năm như chị co ro trong nhiều lớp áo.

Chị lại tiếc nuối. Giá mà có một hôm tuyết rơi trong những ngày ở lại. Chị sẽ được nhìn và tận tay đón những bông uyết bay lất phất ngoài sân. Miền Nam Cali nơi vùng chị ở, quanh năm nắng nóng. Mùa này,những cơn gió Santa Ana thổi về rất mạnh. Những trận bão lửa thiêu rụi rất nhiều đồi núi, nhà cửa. Một lần cả gia đình chị đi lên Big Bear để trượt tuyết. Tới nơi, chị tối tăm mặt mũi vì say sóng và chóng mặt. Con đường núi quanh co. Tuyết trơn trợt rất nguy hiểm. Chị co ro nhìn người ta vui đùa trong cái lạnh buốt giá. Chị sợ đến bây giờ.

 

Hơn một năm trước, chị qua đây lúc vào giữa tháng ba. Mùa lễ hội Hoa Anh Đào rực rỡ. Năm nay hàng cây trụi lá. Những nhánh cây khẳng khiu đan vào nhau như một cổng chào thật uy nghi và trầm lắng. Đi giữa hàng cây lại nhớ tới người xưa. Dường như mới đâu đây thôi anh vẫn còn bên cạnh. Anh yên lặng ngồi trong xe đẩy, xung quanh quấn kín bằng chiếc mền len dù đã sang xuân. Thoắt một cái anh bỏ mẹ con chị đi ra đi hơn 49 ngày rồi.

Trong căn cứ, đa số các cây trồng tạo bóng mát lá đã rụng gần hết. Một lớp lá vàng thật dày ở mỗi sân nhà. Những cây còn lại đã đổi màu lá đẹp tuyệt vời. Có lá rực vàng từ gốc lên tới ngọn. Có lá thật đỏ cành xòe tạo dáng như một chiếc dù che. Có nhiều lá không thể gọi chính xác là màu gì. Nó làm chị ngất ngây trong vẽ đẹp diệu kỳ của mùa thu nước Nhật.

Nước Nhật thật tuyệt vời với những cảnh sắc trong công viên. Những bức tranh đẹp nhiều màu sắc được các tay săn ảnh chụp và chuyền đi khắp nơi. Chị say đắm lắng hồn mình trong khung cảnh ấy. Nó cho chị sự ngưỡng mộ khôn cùng bàn tay tạo hóa. Cảnh trầm mặc thiêng liêng của những ngôi chùa cổ. Những hàng cây đổi lá. Những dốc núi chạy mãi dưới những khu rừng bạt ngàn. Nhắn nhủ với chị cái vô cùng của trời đất và con người bé bỏng, nhỏ nhoi. Vui buồn chỉ là định luật tự nhiên của con người. Vượt lên tất cả để hòa với thiên nhiên là ngọn nguồn của hạnh phúc.

 

Chị đã từng là vợ lính. Đã từng theo chồng lên tiền đồn đóng quân suốt thời gian nghỉ Tết. Chị đã hòa mình vào đời sống lính tráng trên một ngọn đồi cheo leo trên vùng đồi núi Quế Sơn. Chị theo bác thượng sĩ già đi chợ vùng quê nơi ấy. Đêm giao thừa cùng ăn bánh chưng đón Tết cùng lính.

Bây giờ sau mấy chục năm, chị lại cùng con và đồng đội của cháu đón mừng lễ Tạ Ơn ở một nơi ngoài biên giới nước Mỹ. Lễ Tạ Ơn đoàn tụ của người lính Mỹ xa nhà sao mà cảm động như vậy. Chỉ là cuộc liên hoan nhẹ của đội ngũ bác sĩ và nhân viên của trung tâm nha khoa nơi căn cứ.

Thức ăn đơn giản, có món người ta nấu tại nhà và đem đến, có món được đặt từ tiệm. Nhóm bác sĩ bệnh viện order Pizza Hut đủ loại để phục vụ. Gia đình quân nhân ngồi xem phim, ăn uống và trò chuyện với nhau. Trong câu chuyện và trong đôi mắt họ chị nhìn ra một chút sâu lắng nhớ về gia đình. Nghe tin chị đến từ California ai cũng đến chào và hỏi thăm về những trận cháy đã và đang xảy ra.

 

Tháng 12 đã đến, các nhà đã trang hoàng đèn hoa, cây Giáng Sinh trong trung tâm giải trí trẻ con đã được bật đèn. Cây thông khá to và đẹp. Ánh sáng lung linh rực rỡ như niềm vui bất tận của trẻ con. Hôm đó là một ngày vui cho gia đình binh sĩ. Vì ông lẫn bà Santa Clause cùng đến để chụp hình chung với các cháu. Trung tâm sáng rực ánh đèn và trang trí đẹp mắt. Có phục vụ nước và bánh để mọi người đến chung vui. Có phòng chiếu phim cho các cháu giải trí. Mỗi gia đình ghi tên và lấy số thứ tự. Ông bà Santa Clause cũng là hai quân nhân hóa trang. Những người đóng các vai khác cũng vậy. Họ ăn mặc thật đẹp và rất ân cần, chiều chuộng các thiên thần nhỏ.

 

Chị đi một vòng quan sát và đứng rất lâu ở phòng chụp hình. Hai người đóng vai ông bà Noel thật xinh đẹp và dễ thương. Họ cố gắng làm cho các cháu vui và ngồi yên để chụp hình. Có cháu sợ quá chỉ khóc và đòi mẹ. Bà mẹ lại muốn phải là được là ông bà Santa bồng mới được. Sự nhẩn nại và ân cần của họ làm chị cảm phục. Người thợ chụp hình phải đổi nhiều tư thế mới chụp được một tấm cho hoàn hảo. Từng gia đình bước ra khỏi phòng nhiếp ảnh với nụ cười mãn nguyện, làm đẹp thêm tình người và sự trân trọng trẻ con của người Mỹ.

 

Có một điều làm chị thấy chạnh lòng. Một quân nhân người Mỹ ở một căn cứ khác tại Nhật đã uống rượu và vô tình đụng một người Nhật. Điều này làm căng thẳng thêm tình hữu nghị hai nước. Thế là lịnh trên được ban hành ra. Từ nay (Không biết sau những ngày lễ lớn lịnh có thay đổi hay không? ) không một quân nhân Mỹ nào được uống bia, rượu. Trong nhà, trong căn cứ hay ra ngoài đều không đụng đến rượu, bia. Trong căn cứ không bán rượu và tất cả mọi quân nhân đều phải chấp hành. Chị được một lần đến ăn tiệc Thanks Giving nhà một vị Trung tá chỉ huy trưởng. Thức ăn nhiều và những nhân vật tầm cỡ nhưng chỉ nước ngọt và nước lạnh. Tuyệt đối không thấy một chai rượu hay bia xuất hiện. Mọi người ăn uống vui vẻ và rất bình thường mừng ngày lễ Tạ Ơn.

Cho nên làm một quân nhân đóng quân ở nước ngoài phải rất tôn trọng quân kỹ và pháp luật xứ người. Chỉ một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến uy tín và bang giao hữu nghị hai nước. Có thể chuyện không gì quan trọng, nhưng vì tình hình chính trị hai bên, có thể phá hỏng đến chiến lược quốc gia. Vì vậy, thường định kỳ cho những người lính là chỉ 3 hay 5 năm là phải rời vị trí để đi đến một nơi khác công tác.

 

Chị trở về nước Mỹ vào một buổi chiều tháng 12 trời đẹp. Đón cháu đi học về từ xe bus của trường, cả gia đình đi thẳng ra sân bay tiễn biệt. Chị ôm các cháu vào lòng từ giã. Bà nội trở về nhà để đón thêm một cháu nội gái mới chào đời. Ơn trên đã không bạc đãi chị. Nỗi buồn mất mát đã được nụ cười thánh thiện của hai đứa cháu an ủi  giải khuây.

 

Máy bay cất cánh cùng tiếng reo hò thật to của đám du học sinh Nhật đi sang Hoa Kỳ trên cùng chuyến bay. Chị lại nhớ thời học sinh của mình mà thương các cháu quá là thương. Sự háo hức và xúc động khi lần đầu được đáp máy bay đi đến một nước đứng đầu thế giới chắc là tuyệt vời lắm. Chị quay đầu lại nhìn các cháu vui vẻ đồng tình. Hãy bay lên cao niềm ước mơ và khám phá. Tuơng lai cả thế giới đang chờ những khối óc và niềm tin tinh anh trong sáng của thế hệ trẻ.

 

Chị ngã đầu vào ghế và nghĩ đến chồng, đến các con, các cháu. Chị hy vọng ở một nơi nào đó ở trên cao anh nhìn xuống và mỉm cười với chị.

Mùa Xuân sắp về. Đau buồn rồi sẽ qua đi theo ngày tháng. Các cháu sẽ lớn lên và sẽ trưởng thành. Chị một ngày nào đó cũng sẽ bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của tuổi già và bệnh tật. Tại sao không vui với những gì trước mắt. Hạnh phúc trong tay mình là nụ cười trẻ thơ của các cháu yêu thương.

Máy bay lên cao lẫn vào đêm đen rồi sau 10 tiếng sẽ đáp xuống. Đường bay rồi cũng sẽ đến đích. Vòng tròn khởi hành và kết thúc  cũng sẽ diễn ra ở một đường băng nào đó. Đời là một bãi đáp định mệnh. An toàn hay không còn là duyên số rủi may.

Chị nhắm mắt lại và nghĩ đến một ngày nào đó của mình. Mong rằng nó sẽ thật êm đềm, bình yên như máy bay đáp an toàn trên một phi đạo.

 

Nguyễn thị Thêm.

22/12/2017

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76192)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76783)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73832)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73931)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72672)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72014)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75541)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74213)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75838)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69095)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73735)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69340)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66516)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73070)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65424)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76742)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!