Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồng Bạch - Nhớ Về Một Người Bạn.

02 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65496)
Hồng Bạch - Nhớ Về Một Người Bạn.

 

 

 

Nhớ Về Một Người Bạn

 

 

Cũng lâu lắm rồi, tôi không có dịp viết lại những dòng chữ đã lắng đọng tận trong tâm tư, những cảm nghĩ của thời niên thiếu mà trải qua bao năm tháng tôi tưởng đã bị nhạt nhòa vì tuổi đời chồng chất, vì cuộc sống bận rộn bon chen, và vì cuộc đời đầy phiền toái trắc trở. Nhưng thật ra những kỷ niệm thời thơ ấu ấy, những tình cảm trân quí thuở học trò vẫn còn nguyên vẹn, tình bạn vẫn thắm thiết như ngày xưa.

            Nhớ lại ngày xưa, chúng tôi là hai đứa bạn thân rất thân, bạn bè ai cũng cho là vậy mà, vì đi đâu và làm gì dường như lúc nào cũng có mặt cả hai chúng tôi. Tôi còn nhớ nhất là những giờ tan học sớm, hai đứa chúng tôi thường đi bộ dung dăng dung dẻ từ trường xuống chợ, rồi từ chợ về nhà khoảng đường cũng khá xa, đó là một trong những con đường chính của tỉnh Biên Hòa, có lẽ nhờ vậy mới có được “mình hạc xương mai” mà khỏi cần tập thể dục, chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện huyên thuyên từ việc học đến chuyện bạn bè, nhất là lớp của chúng tôi là lớp vừa con trai và con gái học chung nên có rất nhiều hiện tượng “vua phá phách” và vì vậy có nhiều chuyện để nói lắm, rồi nói sang chuyện gia đình, chuyện nắng mưa, không biết chuyện ở đâu mà lúc nào chúng tôi cũng có. Đôi lúc có dư vài đồng trong túi thì chúng tôi mới dám đi xe “lam”, mà có khi cũng tại vì đôi guốc gỗ của tôi bị đứt quai mà bạn tôi không thể nào sửa chữa nổi thì chúng tôi mới quyết định đi xe “lam” về nhà vì thuở học trò “hàn vi” tiền bạc rất là eo hẹp. Cũng vì vậy nên chúng tôi lúc nào cũng đắn đo trong vấn đề chi tiền, chẳng hạn như nếu muốn đi chụp hình thì phải nhịn ăn quà sáng cả tuần lễ mới đủ tiền chụp hình. Rồi khi lấy hình, xem xong thấy hình mình không đẹp, thì lại cằn nhằn cho là ông thợ chụp hình chơi xấu không biết cách chụp hình, thêm nỗi tiếc tiền nữa. Không biết các bạn có giống tụi này không vậy? Muốn đi “xi nê” cũng phải nhịn quà cả mấy hôm, nói tóm lại nếu muốn gì thêm ngoài những việc bình thường mỗi ngày thì phải “bóp bụng”.

Nhớ lại tôi thấy thương chúng tôi hồi đó quá, cực khổ như vậy mà rất vui vẻ yêu đời chẳng thấy tội nghiệp chút nào cả. Buổi trưa chúng tôi thường đi học sớm rồi tụm năm tụm ba dưới những gốc cây dương mát rượi để cùng kể cho nhau nghe những bài nhạc nào mới nhất, mới được ca sĩ ưa thích nhất trình bày trên radio buổi trưa trước khi đi học. Cũng hay thích đứng la cà gần phòng hiệu trưởng để ngắm nhìn các thầy cô rồi bình luận hôm nay cô Trí mặc áo dài màu xanh rất đẹp, cô Lan mới đổi kiểu tóc hay thầy Hiệp hôm nay có vẻ nghiêm quá “coi chừng” nghe. Nhưng rồi chúng tôi cũng không quên hối hả nhau lo dò lại bài chứ nếu không may thì bị con zero như chơi, vì tôi ngán ăn “hột vịt” lắm, có thầy dễ dãi thì tặng con số một để phòng thân.

Ngoài giờ học trong trường chúng tôi thường gặp nhau cuối tuần. Ngày chủ nhật, tôi đến nhà bạn hay bạn tôi đến nhà tôi nói là để làm bài học bài, thật ra học thì cũng có học nhưng chúng tôi nói chuyện “tầm phào” thì nhiều, hay họp các bạn lại ca hát vui đùa thật hồn nhiên. Bạn tôi thì có khiếu về ca nhạc, lại có giọng ca trong trẻo, cũng là ca sĩ có hạng trong trường đó, mà lại rất dạn dĩ, được yêu cầu là hát ngay không có yểu điệu thục nữ như thường tình, rất là điệu nghệ.

 

 

            Chúng tôi tuy tương đắc với nhau như vậy nhưng thật ra điểm bất đồng thì cũng nhiều. Này nhé, nói về hình dáng thì bạn tôi có dáng người cao cao, khuôn mặt dễ nhìn có thể nói là đẹp, tánh tình phóng khoáng vui vẻ hoạt bát nên có nhiều kẻ nam nhi thích làm quen, tuy nhiên bạn tôi cũng dè dặt lắm. Còn tôi thì trái lại, có dáng người nho nhỏ, tôi không thích nói chữ “thấp” đâu nhen, rất nhút nhát rụt rè, nói năng không được lưu loát gì mấy khi có người lạ. Vậy mà không hiểu sao bây giờ tôi thay đổi nhiều quá, ông xã của tôi lại cho là tôi hay thích nói nhiều, nhất là khi tôi nổi giận thì có bao nhiêu chữ nói hết bấy nhiêu. Chúng tôi đôi khi cũng hờn giận nhau kỹ lắm, thế là bạn bè đều biết cả, vì không thấy chúng tôi đi chơi chung, ai ai cũng

hỏi thăm. Thật là buồn cười! Chẳng ai chịu làm quen trước đến khi không ai chịu nổi sự im lặng nên chúng tôi đành phải làm huề với nhau.

            Nhưng rồi những ngày tháng ngồi trong lớp học cũng đi qua mau. Hồi đó thì chúng tôi cho là sao lâu quá, nhưng rồi chúng tôi cũng theo dòng đời mà khôn lớn. Bạn tôi lập gia đình khi còn đi học, tiểu đăng khoa trước rồi mới đại đăng khoa mà. Đó là một sự cách mạng trong học đường lúc bấy giờ, vì ít có ai có thể đã có gia đình mà còn cắp sách đến trường vì họ rất ngại và sợ “kỳ”. Nhưng bạn tôi thì khác, rất cương quyết và mạnh dạn cắp sách đến trường đều đều cho đến khi đậu bằng tốt nghiệp trung học và rồi bạn tôi đi dạy. Còn tôi thì cũng có việc làm và vừa đi học, sau đó tôi cũng có một thời đi dạy.

            Chúng tôi thỉnh thoảng cũng liên lạc nhau, tôi thường đến thăm bạn tôi vì bạn tôi ngoài việc đi dạy học còn lo cho gia đình nên rất bận rộn, chúng tôi vẫn thân nhau như ngày xưa còn học chung lớp. Chúng tôi thường giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn khó khăn. Đôi khi bạn tôi thấy tôi còn lẻ loi một mình thì cũng ráng làm “bà mai” mấy lần, nhưng có lẽ vì tôi “cao số” hay “nặng bóng vía” không biết, mà vụ nào cũng không thành, thì thôi đành nựng đỡ mấy đứa con của bạn tôi…

Vì ra đi bất chợt nên tôi không có giữ địa chỉ của bạn tôi, bởi có khi nào tôi nghĩ là sẽ cần địa chỉ đâu, tôi thất lạc tin tức của bạn tôi từ khi đó. Sau gần ba mươi năm xa cách, tình cờ gặp được người bạn dạy cùng trường với bạn tôi, tôi mới liên lạc được với người bạn cũ thân thương ngày nào. Lần đầu tiên nghe tiếng nói của nhau trên điện thoại viễn liên, chúng tôi không cầm được xúc động và đã kể thật nhiều với nhau những chuyện đã trải qua trong cuộc đời của hai chúng tôi. Bạn tôi không nghĩ là tôi vẫn còn sống vì đã mấy chục năm qua, có biết bao nhiêu người về thăm quê nhà mà sao không có tôi, có lẽ tôi đã gửi thân xác ở biển Đông rồi chăng? Cũng “xém chút” thôi. Thật là không còn vui mừng nào hơn!

 

 

            Như tôi đã nói ở trên, chúng tôi thân nhau như vậy nhưng lúc nào cũng rất khác biệt nhau về nhân dáng cũng như hoàn cảnh. Bạn tôi thì hối hả lập gia đình sớm, còn tôi thì thủng thẳng từ từ cho nên hơn ba mươi mới “chịu” nên gia thất. Bạn tôi giờ đã có mấy tiểu thư và công tử, và còn được gọi là bà ngoại nữa, còn tôi thì đã lập gia đình hơn hai chục năm mà chẳng có được mụn nào để nựng nịu cho vui nhà vui cửa. Đôi khi cũng rất cô đơn, nhưng tôi không cảm thấy đơn độc vì tôi vui với cái vui của bạn tôi khi nghĩ tới tôi vẫn còn một người bạn lúc nào cũng thông cảm và hiểu tôi. Biết được bạn tôi đang sung sướng hạnh phúc bên cạnh các con cháu, không còn vất vả nữa là điều tôi rất mừng. Chúng tôi thường chúc lẫn nhau là hãy ráng giữ gìn sức khoẻ để hẹn có ngày sẽ gặp lại tha hồ mà hàn huyên tâm sự, vì bây giờ tuổi của chúng tôi hai người cộng lại cũng đã hơn một trăm rồi, đâu còn trẻ trung gì nữa.

            Cho dù cuộc đời của tôi có nhiều chuyện không được toại nguyện cho lắm, những chuyện không như ý thì nhiều mà điều mong ước thì ít khi tới. Nhưng thật ra nói thì nói vậy chứ những chuyện vui mừng tới rồi lại đi nhanh làm cho mình mau quên, còn chuyện không vừa ý thì mình cứ nhớ hoài cho nên thấy khổ, tại vì mình mơ ước nhiều quá mà không được bao nhiêu. Cho nên nói đi thì phải nói lại, tôi cũng rất cám ơn Trời Phật và cám ơn cuộc đời đã cho tôi một cuộc sống bình an bên cạnh những người thân thương, cho dù tôi không được thành tựu nhiều nhưng cũng có cái ăn cái mặc. Nhìn lên thì không bằng ai mà ngó tới ngó lui thì cũng vẫn có nhiều người vất vả hơn tôi. Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.

 Hồng Bạch  

chsNQLớp Tứ Hai 65 – Mùa hè 2004

           

20 Tháng Ba 2014(Xem: 26915)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.
18 Tháng Ba 2014(Xem: 28398)
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 28324)
Một duyên may gặp gỡ đàn em, đàn anh, đàn chị Ngô Quyền, để cùng có một ước mơ “Mỗi năm chỉ có một ngày”
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29918)
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30192)
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30564)
Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn
01 Tháng Ba 2014(Xem: 30148)
chuyện kể rằng, mùa xưa mưa nắng mong manh lỡ làm nhạt nhòa chia phôi mùi hương cũ, nên mỗi khi gió chở mùa về, người ta thường hay nhặt lại nỗi buồn xưa xa ngái thương ai... thương mình...
28 Tháng Hai 2014(Xem: 33132)
Cuộc sống của con người buồn nhiều hơn vui. Biết nhận ra để biết sống với tha nhân và đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…
28 Tháng Hai 2014(Xem: 27379)
Dựa trên những hiểu biết và những tin tức mà tôi nhận được, tôi tin chắc rằng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng không mang cái nghiệp thật buồn của các nhà văn nhà thơ: sống trong sự quên lãng và chết dưới những vòng hoa.
28 Tháng Hai 2014(Xem: 66324)
xin được giới thiệu những bài viết của Thầy, Chs NQ và các Văn hữu về những kỷ niệm trong suốt thời gian Thầy đã gắn bó với nghiệp cầm bút và cầm phấn sẽ lần lượt đăng trên trang nhà...
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39927)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
27 Tháng Hai 2014(Xem: 28517)
Xin cám ơn bạn bè đã chẳng ngại thời gian, không gian để đến với ngày vui. Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn còn sót lại. Mùa Xuân nắng ấm còn trãi đều....
27 Tháng Hai 2014(Xem: 33115)
Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30241)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30045)
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27723)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 30333)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật!
14 Tháng Hai 2014(Xem: 34801)
Trước và sau Tết, các anh chị tuổi Giáp Ngọ tưng bừng họp mặt mừng … “ô – vơ – xít” (over sixty). Bước qua cột mốc tuổi 60, các anh chị có cơ hội tự hào mình sống “Thọ” rồi còn gì. Không màng thổi nhiều ngọn nến màu tượng trưng số tuổi, các anh chị dành hơi sức nâng ly “Dô, dô!...” chúc tụng lẫn nhau.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 36168)
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
11 Tháng Hai 2014(Xem: 28305)
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có...