Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74568)
Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

 

 

Sơ Lược Lịch Sử Trường Trung Học Ngô Quyền

 

Sưu tầm: Gs.Phan Thông Hảo

 

 

thayphanthonghao3-content

 

 

 

Lời minh xác:

 

Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v… cũng như tên của các cựu học sinh trong thời gian khá dài như vậy. Đây chỉ là sự đóng góp khiêm nhường nhỏ nhoi của kẻ đến sau, chắc chắn các thiếu sót sẽ được bổ túc thêm trong tương lai, khiến cho các thế hệ đàn em và con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của một di sản tinh thần với lịch sử lâu dài tại miền đất Đồng Nai thân yêu này.

 

Những ngày đầu tiên:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền được thành lập từ năm 1956 tại địa điểm trường Tiểu Học Nguyễn Du với 4 lớp đệ Thất và 150 em học sinh. Ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Tiểu Học, dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học, giữ chức Quyền Hiệu Trưởng đã đọc diễn văn khai giảng khóa thứ nhất tại sân cờ trường Nguyễn Du, trước mặt rất đông học sinh và đồng bào tỉnh nhà, lần đầu tiên một trường trung học công lập được thành lập. Thành phần giảng dạy gồm có bảy vị: quý ông Phạm Văn Tiếng, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Trần Văn Lực (trừ ông Đức, sáu vị kia đều chuyển từ trường Nguyễn Du sang).

 

Qua niên khóa thứ ba (1958), trường được dời về trường Nữ Công Gia Chánh, tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, kế văn phòng xã Bình Trước và đối diện bịnh viện Phạm Hữu Chí. Hiệu trưởng vẫn là ông Phan Văn Nga. Từ niên khóa 1957-58 trở đi, ngoài 7 vị giáo sư kể trên, lần lượt các giáo sư sau đây được bổ nhiệm về Ngô Quyền: quý ông Phan Thanh Hoài, Dương Quang Lộc, cô Phạm Thị Kim Thanh, Hoàng Phùng Võ, Trương Phan Nam Minh, Phan Thông Hảo, Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân (mất ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Biên Hòa, hưởng thọ 85 tuổi), Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Quảng. Văn phòng: ông Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh. Đến năm 1959-1960, ông Huỳnh Quốc Tuấn về thay thế chức vị hiệu trưởng của ông Phan Văn Nga. Trường đã có lớp đệ Tứ vào niên khó này và đến từ niên khóa 60-61 trung học Ngô Quyền có thêm 4 lớp đệ Tam.

 

blank

 

Trường dời về địa điểm mới (lần thứ hai):

 

Từ niên khóa 61-62, toàn thể trường dời về địa điểm mới lần thứ hai, gần Đài Kỷ Niệm với một dãy nhà trệt và lầu, trên dưới 10 phòng học và một sân đầy cỏ mọc (thật ra phòng ốc mới đã xây một năm trước với 2 phòng học và chỉ có 4 lớp mở dạy). Thành phần giảng dạy được tăng cường như sau: Phạm Đức Bảo, Nguyễn Thế Văn, Phạm Gia Hưng, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Phi Hùng, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Quý Nam, Lê Tiến Đạt, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn thị Thu, Phạm Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Thị Liên Chi, Hà Thị Nguyệt, Lê Hoàng Long, Lâm Tấn Văn, Kiều Vĩnh Phúc, Lý Ngọc Mai, Đinh Hữu Quyến, Phan Thị Tốt, Trần Thanh Thủy, Hà Tường Cát, Nguyễn Bát Tuấn, Vương Chân Phương, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Loan, Trần Văn Dinh, Phạm Ánh Nga, Phạm Khắc Thành, Nguyễn Thị Thưởng, Đào Thị Nga, Bùi Thị Ngọc Lan, Võ Thu Thủy, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa, Khương Thị Bàn, Huỳnh Thị Tâm, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bạch Thị Bê, Phạm Thị Nhã Ý, Hoàng Đôn Trịnh, Nguyễn Thành Khá, Nguyễn Minh Mẫn, Phan Thị Phúc, Hoàng Đức Bào, Đỗ Trọng Thạc, Phạm Thăng Long, Nguyễn Phi Long, Ngô Anh Võ, Nguyễn Tiến Ruệ, Hà Văn Nghệ, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Long, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Trường Hải, Trần Thị Nguyệt Thu, Phạm Thị Đức Hạnh, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Đức Tồn, Trương Sĩ Bằng, Nguyễn Văn Quan, Lê Thị Mỹ, Vũ Lữ Uyển, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ngọc Ẩn, Phạm Văn Dật, Nguyễn Phong Cảnh, Huỳnh Quan Phận, Trần Thuần, Tôn Thất Phong, Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Bình, Mai Kiến Phúc, Nguyễn Thị Kim Còn, Trần Minh Công, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thị Nhung, Đặng Thị Tuyết, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thành Dũng, Phạm Thị Khiết, Lưu Chấn Thành, Lê Quý Thể, Nguyễn Xuân Kính, Phùng Thái Toàn, Lê Văn Tuý, Huỳnh Công Ân, Tiêu Quý Huệ, Nguyễn Tân Hoan, Đào Văn Vượng, Nguyễn Công Nam, Nguyễn Văn Thại, Lê Hồng Duyệt, Nguyễn Văn A, Trần Văn Nam, Phạm Anh Nga, Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Văn Phú.

 

Giám học: Phan Thanh Hoài, Đặng ngọc Thiềm, Nguyễn Kim Linh, Phạm Khắc Thành.

Tổng giám thị: Phan thanh Hoài (Giám Học kiêm nhiệm Tổng giám thị), Trần Văn Dinh, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Dương Hòa Huân

Giám thị: Huỳnh Tư Múi, Nguyễn Hữu Bảng, Nguyễn Hữu Cầm, Nguyễn Thị Giàu, Phan Phát Tân, Lương Văn Tí

Văn phòng: Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn hữu Tiến (Phát ngân Viên)

 

Cuối tháng 10/1961, ông Phạm Đức Bảo thay ông Huỳnh Quốc Tuấn (được gọi tái ngũ) trong chức vụ Hiệu Trưởng (hiện ông Bảo ở VN).

 

Từ năm 75 trở đi, còn nhiều thay đổi thành phần nhân sự về giảng huấn, giám thị, v.v… rất tiếc chúng tôi không biết rõ hết. Xin quý vị bị sót tên lượng thứ cho, kẻ mất người còn, kẻ tha phương xứ người.

 

blank

 

Danh sách học sinh các khóa đầu (còn nhớ tên):

 

Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng, Nguyễn Thanh Vân, Đào Văn Công, Đỗ Trung Quân, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Tám, Lê Văn Kỉnh, Trịnh Văn On, Trương Minh Sang, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Đức Hiền, Tạ Quang Viên, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Hữu Tài (sau này làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền một thời gian), Nguyễn Tấn An, Võ Hoàng Châu, Võ Tuyết Mai, Huỳnh Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thị Đổi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Đăng, Trần Thị Nĩ, Lý Khánh Hồng, Lý Thanh Phong, Đặng Thị Sĩ, Phan Văn Mao, Lê Thị Liễu, Huỳnh Thị Thanh Nguyệt (và cô em sinh đôi, tôi quên tên), Phạm Thị Thanh Thu, Đinh Cẩn Cấp, Trần Thị Lan, Võ Hoàng Châu, Lê Minh Tì, Võ Thị Huệ (con ông Võ Văn Hương, Trưởng Ty Cảnh Sát Biên Hoà, rất bình dân và thân tình với trường Ngô Quyền), Lê Bình An, Trần Thị Đức, Bùi Quang Trung, Nguyễn Phong Cảnh (sau này làm giáo sư Ngô Quyền), Bùi Thanh Vân, Phạm Thị Hạnh (con ông Phạm Đức Bảo, sau này cũng là giáo sư Ngô Quyền).

 

Ông Lý Hương Huy (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) và ông Lê Văn Nhơn (Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh) là các vị giúp trường Ngô Quyền rất nhiều.

 

Tạm kết:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền, nơi tôi hân hạnh phục vụ trong thời gian ngắn 4 năm, là một cơ sở giáo dục nổi tiếng có tuổi đời khá lâu dài, tuy không lâu so với các trường khác ở miền Nam như Petrus Ký và Gia Long (Sài Gòn), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), và Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Rất nhiều nhân tài xuất thân từ trường Ngô Quyền, đang phục vụ tại quê nhà hay lưu lạc nơi xứ người. Khi được nhắc lại hai tiếng Ngô Quyền, bất cứ ai từng phục vụ hay từng học nơi trường xưa đều không khỏi bùi ngùi với bao kỷ niệm vui buồn nay đang trôi dần vào quá khứ ngàn năm không bao giờ trở lại!

 

10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21501)
Mùa Thu sắp tàn, hàng cây hai bên bờ con suối nhỏ, mới vài tháng trước đầy ắp lá xanh mượt mà Mời thưởng thức “Theo Lá Vàng bay ”, nhạc ngoại quốc qua hai tiếng hát trầm ấm và thật buồn, của Ngọc Lan & Kim Anh.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 30498)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 38445)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23140)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 31385)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22232)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22376)
Khi cơn mưa chiều đổ ập xuống, trời tối sầm lại. Nhà đèn lại cúp điện khiến nơi bàn thờ gia tiên gia đình con, ánh sáng ngọn đèn dầu nhỏ thật lung linh, mờ ảo. Nhưng cũng tốt. Càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho buổi lễ.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29740)
Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32731)
Nhân dịp Thanksgiving. Gia đình chúng tôi, xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một mùa lễ Tạ Ơn an lành, hạnh phúc, quây quần bên người thân, thâm tâm an lạc để đón mừng Mùa Lễ lớn.... Xin tạ ơn… Tạ ơn tất cả. Happy Thanksgiving…
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24052)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26127)
Chiếc xe lam tấp bên lề, không ra hiệu làm một người chạy Honda phía sau suýt đâm sầm vào. Ông ta vòng xe ngang người tài xế càu nhàu. Người tài xế xe lam vừa nhận tiền nơi con vừa cười giả lả với ông kia.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27169)
Con muốn oà lên khóc mà đôi mắt chợt ráo hoảnh. Chừng như lệ nóng đã đóng băng, chừng như hồn con tê cứng lại. Bản danh sách thí sinh trúng tuyển chờn vờn trước mắt con. Đám đông xô đẩy, lấn dần con ra.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29801)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26873)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị ....
31 Tháng Mười 2014(Xem: 27657)
...nhưng ngày lễ Halloween cũng là một ngày rất đặc biệt của trẻ con. Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 32562)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 29090)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 28737)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 31054)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 20276)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).