Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74210)
Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

 

 

Sơ Lược Lịch Sử Trường Trung Học Ngô Quyền

 

Sưu tầm: Gs.Phan Thông Hảo

 

 

thayphanthonghao3-content

 

 

 

Lời minh xác:

 

Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v… cũng như tên của các cựu học sinh trong thời gian khá dài như vậy. Đây chỉ là sự đóng góp khiêm nhường nhỏ nhoi của kẻ đến sau, chắc chắn các thiếu sót sẽ được bổ túc thêm trong tương lai, khiến cho các thế hệ đàn em và con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của một di sản tinh thần với lịch sử lâu dài tại miền đất Đồng Nai thân yêu này.

 

Những ngày đầu tiên:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền được thành lập từ năm 1956 tại địa điểm trường Tiểu Học Nguyễn Du với 4 lớp đệ Thất và 150 em học sinh. Ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Tiểu Học, dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học, giữ chức Quyền Hiệu Trưởng đã đọc diễn văn khai giảng khóa thứ nhất tại sân cờ trường Nguyễn Du, trước mặt rất đông học sinh và đồng bào tỉnh nhà, lần đầu tiên một trường trung học công lập được thành lập. Thành phần giảng dạy gồm có bảy vị: quý ông Phạm Văn Tiếng, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Trần Văn Lực (trừ ông Đức, sáu vị kia đều chuyển từ trường Nguyễn Du sang).

 

Qua niên khóa thứ ba (1958), trường được dời về trường Nữ Công Gia Chánh, tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, kế văn phòng xã Bình Trước và đối diện bịnh viện Phạm Hữu Chí. Hiệu trưởng vẫn là ông Phan Văn Nga. Từ niên khóa 1957-58 trở đi, ngoài 7 vị giáo sư kể trên, lần lượt các giáo sư sau đây được bổ nhiệm về Ngô Quyền: quý ông Phan Thanh Hoài, Dương Quang Lộc, cô Phạm Thị Kim Thanh, Hoàng Phùng Võ, Trương Phan Nam Minh, Phan Thông Hảo, Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân (mất ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Biên Hòa, hưởng thọ 85 tuổi), Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Quảng. Văn phòng: ông Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh. Đến năm 1959-1960, ông Huỳnh Quốc Tuấn về thay thế chức vị hiệu trưởng của ông Phan Văn Nga. Trường đã có lớp đệ Tứ vào niên khó này và đến từ niên khóa 60-61 trung học Ngô Quyền có thêm 4 lớp đệ Tam.

 

blank

 

Trường dời về địa điểm mới (lần thứ hai):

 

Từ niên khóa 61-62, toàn thể trường dời về địa điểm mới lần thứ hai, gần Đài Kỷ Niệm với một dãy nhà trệt và lầu, trên dưới 10 phòng học và một sân đầy cỏ mọc (thật ra phòng ốc mới đã xây một năm trước với 2 phòng học và chỉ có 4 lớp mở dạy). Thành phần giảng dạy được tăng cường như sau: Phạm Đức Bảo, Nguyễn Thế Văn, Phạm Gia Hưng, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Phi Hùng, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Quý Nam, Lê Tiến Đạt, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn thị Thu, Phạm Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Thị Liên Chi, Hà Thị Nguyệt, Lê Hoàng Long, Lâm Tấn Văn, Kiều Vĩnh Phúc, Lý Ngọc Mai, Đinh Hữu Quyến, Phan Thị Tốt, Trần Thanh Thủy, Hà Tường Cát, Nguyễn Bát Tuấn, Vương Chân Phương, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Loan, Trần Văn Dinh, Phạm Ánh Nga, Phạm Khắc Thành, Nguyễn Thị Thưởng, Đào Thị Nga, Bùi Thị Ngọc Lan, Võ Thu Thủy, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa, Khương Thị Bàn, Huỳnh Thị Tâm, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bạch Thị Bê, Phạm Thị Nhã Ý, Hoàng Đôn Trịnh, Nguyễn Thành Khá, Nguyễn Minh Mẫn, Phan Thị Phúc, Hoàng Đức Bào, Đỗ Trọng Thạc, Phạm Thăng Long, Nguyễn Phi Long, Ngô Anh Võ, Nguyễn Tiến Ruệ, Hà Văn Nghệ, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Long, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Trường Hải, Trần Thị Nguyệt Thu, Phạm Thị Đức Hạnh, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Đức Tồn, Trương Sĩ Bằng, Nguyễn Văn Quan, Lê Thị Mỹ, Vũ Lữ Uyển, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ngọc Ẩn, Phạm Văn Dật, Nguyễn Phong Cảnh, Huỳnh Quan Phận, Trần Thuần, Tôn Thất Phong, Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Bình, Mai Kiến Phúc, Nguyễn Thị Kim Còn, Trần Minh Công, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thị Nhung, Đặng Thị Tuyết, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thành Dũng, Phạm Thị Khiết, Lưu Chấn Thành, Lê Quý Thể, Nguyễn Xuân Kính, Phùng Thái Toàn, Lê Văn Tuý, Huỳnh Công Ân, Tiêu Quý Huệ, Nguyễn Tân Hoan, Đào Văn Vượng, Nguyễn Công Nam, Nguyễn Văn Thại, Lê Hồng Duyệt, Nguyễn Văn A, Trần Văn Nam, Phạm Anh Nga, Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Văn Phú.

 

Giám học: Phan Thanh Hoài, Đặng ngọc Thiềm, Nguyễn Kim Linh, Phạm Khắc Thành.

Tổng giám thị: Phan thanh Hoài (Giám Học kiêm nhiệm Tổng giám thị), Trần Văn Dinh, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Dương Hòa Huân

Giám thị: Huỳnh Tư Múi, Nguyễn Hữu Bảng, Nguyễn Hữu Cầm, Nguyễn Thị Giàu, Phan Phát Tân, Lương Văn Tí

Văn phòng: Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn hữu Tiến (Phát ngân Viên)

 

Cuối tháng 10/1961, ông Phạm Đức Bảo thay ông Huỳnh Quốc Tuấn (được gọi tái ngũ) trong chức vụ Hiệu Trưởng (hiện ông Bảo ở VN).

 

Từ năm 75 trở đi, còn nhiều thay đổi thành phần nhân sự về giảng huấn, giám thị, v.v… rất tiếc chúng tôi không biết rõ hết. Xin quý vị bị sót tên lượng thứ cho, kẻ mất người còn, kẻ tha phương xứ người.

 

blank

 

Danh sách học sinh các khóa đầu (còn nhớ tên):

 

Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng, Nguyễn Thanh Vân, Đào Văn Công, Đỗ Trung Quân, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Tám, Lê Văn Kỉnh, Trịnh Văn On, Trương Minh Sang, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Đức Hiền, Tạ Quang Viên, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Hữu Tài (sau này làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền một thời gian), Nguyễn Tấn An, Võ Hoàng Châu, Võ Tuyết Mai, Huỳnh Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thị Đổi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Đăng, Trần Thị Nĩ, Lý Khánh Hồng, Lý Thanh Phong, Đặng Thị Sĩ, Phan Văn Mao, Lê Thị Liễu, Huỳnh Thị Thanh Nguyệt (và cô em sinh đôi, tôi quên tên), Phạm Thị Thanh Thu, Đinh Cẩn Cấp, Trần Thị Lan, Võ Hoàng Châu, Lê Minh Tì, Võ Thị Huệ (con ông Võ Văn Hương, Trưởng Ty Cảnh Sát Biên Hoà, rất bình dân và thân tình với trường Ngô Quyền), Lê Bình An, Trần Thị Đức, Bùi Quang Trung, Nguyễn Phong Cảnh (sau này làm giáo sư Ngô Quyền), Bùi Thanh Vân, Phạm Thị Hạnh (con ông Phạm Đức Bảo, sau này cũng là giáo sư Ngô Quyền).

 

Ông Lý Hương Huy (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) và ông Lê Văn Nhơn (Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh) là các vị giúp trường Ngô Quyền rất nhiều.

 

Tạm kết:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền, nơi tôi hân hạnh phục vụ trong thời gian ngắn 4 năm, là một cơ sở giáo dục nổi tiếng có tuổi đời khá lâu dài, tuy không lâu so với các trường khác ở miền Nam như Petrus Ký và Gia Long (Sài Gòn), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), và Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Rất nhiều nhân tài xuất thân từ trường Ngô Quyền, đang phục vụ tại quê nhà hay lưu lạc nơi xứ người. Khi được nhắc lại hai tiếng Ngô Quyền, bất cứ ai từng phục vụ hay từng học nơi trường xưa đều không khỏi bùi ngùi với bao kỷ niệm vui buồn nay đang trôi dần vào quá khứ ngàn năm không bao giờ trở lại!

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 573)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 575)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 667)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 457)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 610)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 583)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 775)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 768)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 997)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1086)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1005)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 862)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 996)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 817)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1709)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 778)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 719)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1719)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 976)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri