Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74483)
Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

 

 

Sơ Lược Lịch Sử Trường Trung Học Ngô Quyền

 

Sưu tầm: Gs.Phan Thông Hảo

 

 

thayphanthonghao3-content

 

 

 

Lời minh xác:

 

Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v… cũng như tên của các cựu học sinh trong thời gian khá dài như vậy. Đây chỉ là sự đóng góp khiêm nhường nhỏ nhoi của kẻ đến sau, chắc chắn các thiếu sót sẽ được bổ túc thêm trong tương lai, khiến cho các thế hệ đàn em và con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của một di sản tinh thần với lịch sử lâu dài tại miền đất Đồng Nai thân yêu này.

 

Những ngày đầu tiên:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền được thành lập từ năm 1956 tại địa điểm trường Tiểu Học Nguyễn Du với 4 lớp đệ Thất và 150 em học sinh. Ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Tiểu Học, dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học, giữ chức Quyền Hiệu Trưởng đã đọc diễn văn khai giảng khóa thứ nhất tại sân cờ trường Nguyễn Du, trước mặt rất đông học sinh và đồng bào tỉnh nhà, lần đầu tiên một trường trung học công lập được thành lập. Thành phần giảng dạy gồm có bảy vị: quý ông Phạm Văn Tiếng, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Trần Văn Lực (trừ ông Đức, sáu vị kia đều chuyển từ trường Nguyễn Du sang).

 

Qua niên khóa thứ ba (1958), trường được dời về trường Nữ Công Gia Chánh, tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, kế văn phòng xã Bình Trước và đối diện bịnh viện Phạm Hữu Chí. Hiệu trưởng vẫn là ông Phan Văn Nga. Từ niên khóa 1957-58 trở đi, ngoài 7 vị giáo sư kể trên, lần lượt các giáo sư sau đây được bổ nhiệm về Ngô Quyền: quý ông Phan Thanh Hoài, Dương Quang Lộc, cô Phạm Thị Kim Thanh, Hoàng Phùng Võ, Trương Phan Nam Minh, Phan Thông Hảo, Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân (mất ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Biên Hòa, hưởng thọ 85 tuổi), Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Quảng. Văn phòng: ông Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh. Đến năm 1959-1960, ông Huỳnh Quốc Tuấn về thay thế chức vị hiệu trưởng của ông Phan Văn Nga. Trường đã có lớp đệ Tứ vào niên khó này và đến từ niên khóa 60-61 trung học Ngô Quyền có thêm 4 lớp đệ Tam.

 

blank

 

Trường dời về địa điểm mới (lần thứ hai):

 

Từ niên khóa 61-62, toàn thể trường dời về địa điểm mới lần thứ hai, gần Đài Kỷ Niệm với một dãy nhà trệt và lầu, trên dưới 10 phòng học và một sân đầy cỏ mọc (thật ra phòng ốc mới đã xây một năm trước với 2 phòng học và chỉ có 4 lớp mở dạy). Thành phần giảng dạy được tăng cường như sau: Phạm Đức Bảo, Nguyễn Thế Văn, Phạm Gia Hưng, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Phi Hùng, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Quý Nam, Lê Tiến Đạt, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn thị Thu, Phạm Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Thị Liên Chi, Hà Thị Nguyệt, Lê Hoàng Long, Lâm Tấn Văn, Kiều Vĩnh Phúc, Lý Ngọc Mai, Đinh Hữu Quyến, Phan Thị Tốt, Trần Thanh Thủy, Hà Tường Cát, Nguyễn Bát Tuấn, Vương Chân Phương, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Loan, Trần Văn Dinh, Phạm Ánh Nga, Phạm Khắc Thành, Nguyễn Thị Thưởng, Đào Thị Nga, Bùi Thị Ngọc Lan, Võ Thu Thủy, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa, Khương Thị Bàn, Huỳnh Thị Tâm, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bạch Thị Bê, Phạm Thị Nhã Ý, Hoàng Đôn Trịnh, Nguyễn Thành Khá, Nguyễn Minh Mẫn, Phan Thị Phúc, Hoàng Đức Bào, Đỗ Trọng Thạc, Phạm Thăng Long, Nguyễn Phi Long, Ngô Anh Võ, Nguyễn Tiến Ruệ, Hà Văn Nghệ, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Long, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Trường Hải, Trần Thị Nguyệt Thu, Phạm Thị Đức Hạnh, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Đức Tồn, Trương Sĩ Bằng, Nguyễn Văn Quan, Lê Thị Mỹ, Vũ Lữ Uyển, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ngọc Ẩn, Phạm Văn Dật, Nguyễn Phong Cảnh, Huỳnh Quan Phận, Trần Thuần, Tôn Thất Phong, Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Bình, Mai Kiến Phúc, Nguyễn Thị Kim Còn, Trần Minh Công, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thị Nhung, Đặng Thị Tuyết, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thành Dũng, Phạm Thị Khiết, Lưu Chấn Thành, Lê Quý Thể, Nguyễn Xuân Kính, Phùng Thái Toàn, Lê Văn Tuý, Huỳnh Công Ân, Tiêu Quý Huệ, Nguyễn Tân Hoan, Đào Văn Vượng, Nguyễn Công Nam, Nguyễn Văn Thại, Lê Hồng Duyệt, Nguyễn Văn A, Trần Văn Nam, Phạm Anh Nga, Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Văn Phú.

 

Giám học: Phan Thanh Hoài, Đặng ngọc Thiềm, Nguyễn Kim Linh, Phạm Khắc Thành.

Tổng giám thị: Phan thanh Hoài (Giám Học kiêm nhiệm Tổng giám thị), Trần Văn Dinh, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Dương Hòa Huân

Giám thị: Huỳnh Tư Múi, Nguyễn Hữu Bảng, Nguyễn Hữu Cầm, Nguyễn Thị Giàu, Phan Phát Tân, Lương Văn Tí

Văn phòng: Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn hữu Tiến (Phát ngân Viên)

 

Cuối tháng 10/1961, ông Phạm Đức Bảo thay ông Huỳnh Quốc Tuấn (được gọi tái ngũ) trong chức vụ Hiệu Trưởng (hiện ông Bảo ở VN).

 

Từ năm 75 trở đi, còn nhiều thay đổi thành phần nhân sự về giảng huấn, giám thị, v.v… rất tiếc chúng tôi không biết rõ hết. Xin quý vị bị sót tên lượng thứ cho, kẻ mất người còn, kẻ tha phương xứ người.

 

blank

 

Danh sách học sinh các khóa đầu (còn nhớ tên):

 

Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng, Nguyễn Thanh Vân, Đào Văn Công, Đỗ Trung Quân, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Tám, Lê Văn Kỉnh, Trịnh Văn On, Trương Minh Sang, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Đức Hiền, Tạ Quang Viên, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Hữu Tài (sau này làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền một thời gian), Nguyễn Tấn An, Võ Hoàng Châu, Võ Tuyết Mai, Huỳnh Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thị Đổi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Đăng, Trần Thị Nĩ, Lý Khánh Hồng, Lý Thanh Phong, Đặng Thị Sĩ, Phan Văn Mao, Lê Thị Liễu, Huỳnh Thị Thanh Nguyệt (và cô em sinh đôi, tôi quên tên), Phạm Thị Thanh Thu, Đinh Cẩn Cấp, Trần Thị Lan, Võ Hoàng Châu, Lê Minh Tì, Võ Thị Huệ (con ông Võ Văn Hương, Trưởng Ty Cảnh Sát Biên Hoà, rất bình dân và thân tình với trường Ngô Quyền), Lê Bình An, Trần Thị Đức, Bùi Quang Trung, Nguyễn Phong Cảnh (sau này làm giáo sư Ngô Quyền), Bùi Thanh Vân, Phạm Thị Hạnh (con ông Phạm Đức Bảo, sau này cũng là giáo sư Ngô Quyền).

 

Ông Lý Hương Huy (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) và ông Lê Văn Nhơn (Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh) là các vị giúp trường Ngô Quyền rất nhiều.

 

Tạm kết:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền, nơi tôi hân hạnh phục vụ trong thời gian ngắn 4 năm, là một cơ sở giáo dục nổi tiếng có tuổi đời khá lâu dài, tuy không lâu so với các trường khác ở miền Nam như Petrus Ký và Gia Long (Sài Gòn), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), và Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Rất nhiều nhân tài xuất thân từ trường Ngô Quyền, đang phục vụ tại quê nhà hay lưu lạc nơi xứ người. Khi được nhắc lại hai tiếng Ngô Quyền, bất cứ ai từng phục vụ hay từng học nơi trường xưa đều không khỏi bùi ngùi với bao kỷ niệm vui buồn nay đang trôi dần vào quá khứ ngàn năm không bao giờ trở lại!

 

28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30680)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 29749)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 18932)
Mùa trôi. Mùa vẫn trôi. Chớp mắt đã vụt qua, ta giơ tay nhanh mấy cũng không níu kịp. Ký ức xưa sao ta thấy ngày như càng dầy lên theo tuổi tác, cho thương nhớ vin theo mùa mà tìm về, ta biết làm sao từ chối?
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 29237)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 18643)
Không, tôi ước gì năm nào cũng có bóng đá World Cup thì vợ chồng mình sẽ thôi khắc khẩu, sẽ hạnh phúc triền miên… Chị Bông cũng mỉm cười nhìn chồng. Anh nói đúng như trong lòng chị đang nghĩ.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 18028)
Một ngày bạn bè gặp gỡ trong tình thân. Bạn bè thân mến tôi ơi, còn cơ hội, còn sức khỏe, thì hãy đến với nhau. Một ngày vui rồi cũng qua mau....
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 29387)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 23830)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 22269)
Tựa đề: ĐẸP MÃI NHỮNG THIÊN THU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Trình bày: Tác giả. Bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 30421)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 16848)
Và cháu ơi! Tất cả những sự việc tốt đẹp đều bắt đầu từ những cái bình thường nhất.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 25809)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 28234)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17285)
Riêng tôi trong mọi sinh hoạt giới trẻ vẫn mong muốn các cháu dù thành đạt nhưng vẫn luôn ghi nhớ biết mình từ đâu để quay về và hơn lúc nào hết phải nhận được nguyên do tại sao mình hiện diện trên đất nước này.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 19412)
. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3)
20 Tháng Năm 2014(Xem: 22503)
Xin hãy viết, hãy ghi những tâm tình, những dòng nhạc ca ngợi và biết ơn Tình Mẹ không chỉ trong Ngày Lễ Mẹ hay trong Tháng 5 nầy mà mãi mãi về sau dù thời gian đã làm ''mẹ con giờ tóc bạc như nhau''.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 20784)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 15512)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 21387)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17024)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?