Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - VĨNH BIỆT THẦY HIỆU TRƯỞNG

15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16996)
Nguyễn Thị Thêm - VĨNH BIỆT THẦY HIỆU TRƯỞNG
Vinh biêt thay Hieu truong

Chiều nay khi được tin thầy Phạm Đức Bảo qua đời, tôi ngồi lặng yên một lúc.


Niềm kính trọng dâng trong lòng tôi.

Thầy Phạm Đức Bảo không phải là thầy đã dạy tôi trong trường. Năm tôi học Ngô Quyền, thầy là Hiệu Trưởng. Một vị hiệu trưởng uy tín và oai nghiêm mà học trò nào cũng kính nễ.

Cuộc đời dâu bể, sau tháng 4/ 1975, những người có học vấn, có trách nhiệm với đất nước bị CS đánh cho thê thảm. Thầy trò Ngô Quyền cũng không ngoại lệ. Anh Lâm Kim Sơn và một số cựu học sinh NQ đã gặp thầy Bảo trong tù. Thật không có gì đau đớn và bi ai hơn là cùng nhìn nhau bị đói, bị chà đạp nhân phẩm và bị hành hạ thể xác.

Thế rồi khi ra khỏi cánh cửa tù những học sinh của thầy đã bay đi khắp hướng. Một cuộc đổi đời, sống tự do và làm lại từ đầu. Loay hoay cơm áo và hội nhập, khi liên lạc được mới hay ông Hiệu Trưởng đáng kính của mình đang ở VN và đang chiến đấu với tuổi già và bệnh tật.

Hôm nay thời điểm chia ly đã đến, thầy trả lại thân tứ đại mà thanh thản ra đi.

Tôi nghĩ đến thầy, đến những câu chuyện các anh kể về thầy mà không khỏi ngậm ngùi. Một đời người có là mấy, tất cả đều vô thường. Nhưng  những gì thầy Bảo để lại cho kẻ hậu sinh mới là điều trân trọng và đáng nhớ.

 

Ai cũng qua nhiều trường lớp. Có những ngôi trường có bảng tên và cũng có những ngôi trường vô hình trong cuộc sống. Có những người thầy ôm cặp tới lớp, tới giảng đường. Nhưng cũng có những ông thầy thật nhỏ tuổi hay là một người bạn, một người quen tình cờ. Nhưng bài học họ cho mình quả thật giá trị và ý nghĩa.

Bài học ta rút ra đôi khi bằng cả cuộc đời, có khi bằng một chút kỷ niệm hay một câu nói. Nhưng tất cả đều là vốn liếng trong cuộc sống  thật thiết thực và hữu ích.

 

Ngày xưa một số bạn và cả chính tôi cũng có lúc làm nghề dạy học. Bây giờ khi gặp lại học trò, các em hoàn toàn không nhớ những bài học mà mình đã dạy. Điều các em giữ lại là những kỷ niệm vui, buồn, đôi khi chỉ là một bắt tay khuyên nhủ, hay câu nói để đời. Có những vị được học trò nhắc lại với tất cả kính trọng , yêu thương. Cũng có những vị đã để lại những dấu ấn không đẹp. Điều đó như một tấm gương để mình nhìn lại và soi rọi bản thân.

 

Thú thật ngày xưa tôi chưa khi nào được gặp trực diện thầy Hiệu Trưởng. Một cô bé tầm thường trường quận lên tỉnh học, chỉ là một cái bóng mờ trong ngôi trường to lớn Ngô Quyền. Tôi cắm cúi học, siêng năng và không bao giờ vi phạm nội quy Thầy Giám Học còn không biết mặt thì làm sao được thầy Hiệu trưởng chú ý.

Và thế suốt mấy năm NQ tôi chỉ thấy loáng thoáng dáng thầy Bảo và tiếng nói của Thầy mỗi khi có những buổi tập trung lớn.

Tôi ra khỏi trường, ra đời rồi già đi. Vòng xoay mầu nhiệm khiến tôi quay lại ngôi trường ảo Ngô Quyền trên website này. Và thật tình cờ tôi nghe nói về thầy nhiều hơn do các  câu chuyện kể của khóa đàn anh, hay các khóa bạn .

 

Từ đó tôi rút ra được nhiều cái đẹp về thầy Hiệu Trưởng ngoài cái dáng uy nghi vạm vỡ như một lực sĩ của Thầy. Thầy không sợ cường quyền. Đối với thầy con ai cũng mặc, dù cha, mẹ làm lớn tới đâu, nhưng phạm lỗi là phải chịu sự trừng phạt. Trong cái tỉnh Biên Hòa có nhiều người rất nổi tiếng, giàu có, uy quyền và chức vị. Ngôi trường Ngô Quyền là trường lớn nhất thì con ông cháu cha đương nhiên có mặt. Những công tử này thật sự phá nhiều hơn học. Thầy Hiệu Trưởng không vì vậy để họ được lộng hành. Tôi đã nghe nói nhiều anh bị thầy đánh đít, phạt tận tình mà còn nêu đích danh tên gia phụ học trò ra nói không kiêng nể. Mục đích của thầy hiệu trưởng và tất cả các giáo sư trong trường là tận tâm truyền thụ cho học trò kiến thức, đạo đức, có trách nhiệm, xứng đáng một người công dân tốt.

Đương nhiên thầy Hiệu Trưởng phải có cái dũng lẫn cái uy. Thầy có sự giao thiệp rộng rãi và sự kính nể của các quan to chức lớn ở tỉnh Biên Hòa. Nhờ vậy thầy đứng rất vững và đưa trường NQ thành một trường tỉnh có tiếng trong nước.

 

Ngày nay học trò trường NQ như những hạt giống của hoa Bồ Công Anh bay đi khắp nơi trên thế giới. Những người học trò nhỏ ngày xưa đã trưởng thành, thành công và cũng đã lớn tuổi. Khi nhìn con  cháu mình ôm cặp đến trường, chắc hẳn cũng có lúc lại nhớ về tuổi học trò và ông Hiệu Trưởng ngày xưa.

Học trò thì nhiều, thầy cô cũng nhiều nhưng Hiệu Trưởng chỉ có một. Sự ra đi của thầy Phạm Đức Bảo là cái tang chung cho tất cả cựu học sinh Trung học Ngô Quyền. Thầy như một cội cây già bám trụ cho nhánh lá phủ phê, cây trổ hoa, kết trái. Những trái đó dù được bám trụ ở nơi nào, vẫn được nhắc tới cái tên với niềm kiêu hãnh, tự hào. "Học sinh trường Trung học Ngô Quyền."

 

Mỗi khi học sinh NQ gặp nhau đều hỏi thăm tin tức thầy cô và nhất là thầy Hiệu Trưởng. Được tin thầy bây giờ già lắm, tuổi rất thọ nhưng cũng đau yếu nhiều rồi. Học trò lại ngậm ngùi nguyện cầu ơn trên cho thầy được  khỏe mạnh, bình an. Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương.

Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều. Dẫu rằng từ hôm đại hội NG tháng 7, nhìn hình thầy trên màn hình chúng con cũng dự đoán thời gian còn lại của thầy không còn nhiều, phút từ ly không xa mấy. Nhưng tin thầy nằm xuống cũng làm chúng con vô cùng  thương cảm và xúc động.

 

Xin đốt một nén hương lòng hướng về quê hương. Nguyện cầu hương linh thầy được an vui nơi nước nhược non bồng.

 

Nén hương tưởng niệm tiễn đưa thầy.

Linh thiêng thầy nhận tấm lòng này.

Học trò kính bái thầy Hiệu Trưởng

Ngô Quyền một thuở phải chia tay.

 

Ngô Quyền ngày xưa, Ngô Quyền yêu thương.

Thầy, trò, bạn hữu luôn vấn vương.

Nhớ ông Hiệu trưởng uy nghi lắm.

Vĩnh biệt đi về cõi vô thường.

 

Vĩnh biệt thầy, xin vĩnh biệt thầy.

Xe tang lăn bánh, những vòng quay

Như đời Sinh, Lão, Bệnh rồi Tử.

Nhắm mắt yên vui một kiếp này.

 

Nguyễn thị Thêm.

Tháng 10/16

 

07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131331)
Những khu vườn đẹp nhất thế giới rải rác khắp nơi, lộng lẫy và xanh tươi, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131234)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111516)
Sau gần ba tháng chuẩn bị, cuối cùng nhóm cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi đã có một món quà dễ thương tặng thầy cô giáo cũ của mình: Một đêm hội ngộ Thầy trò ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, sau khoảng thời gian xa cách gần năm mươi năm.
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 144479)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153359)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127238)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152278)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133450)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219888)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146542)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133749)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155357)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124467)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149322)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186988)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158321)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160929)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166663)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146547)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166626)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An