Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Anh Tuấn Và Nguyễn Kim Quang - Một Thời Để Nhớ.

03 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74035)
Lê Anh Tuấn Và Nguyễn Kim Quang - Một Thời Để Nhớ.

 

 

 

Một Thời Để Nhớ

 

                         Lê Anh Tuấn và Nguyễn Kim Quan

 

 

            Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.

Lúc thầy Mai Kiến Phúc rầy rà đuổi tôi ra khỏi lớp, lý do không thuộc bài năm lớp 11, thầy có biết không, em đâu có được như các bạn, đi học về nhà là có cơm ăn, có thời giờ để học bài. Còn tôi, tan học, bụng lại đói, còn phải đi dạy tối khuya mới về, rồi lấy nồi nấu cơm ăn. Một số bạn trai A2, A1 có đến chỗ tôi ở, thấy nó chỉ là một mái che bằng thiếc độ 8m2, nắng thì nóng như lửa đốt, còn mưa thì ướt át như ở ngoài trời, xung quanh ván vách hư nát.

Bước đầu đi dạy không phải là dễ. Bạn tôi Lê Anh Tuấn xuống trường Minh Tân đứng trước cổng, em nào đi vào tôi cũng tự giới thiệu, mời mọc, chúng nghe xong rồi đi luôn…Ngày này qua ngày nọ, tôi hỏi thiệt có em nào bây giờ dám làm như chúng tôi không? Trời không phụ người nghèo, được 2 em Nguyễn Thị Thanh và Ngọc Bích nhận lời (cô Thanh hiện là Hiệu Trưởng và là thầy vỡ lòng con tôi, em Ngọc Bích có tiệm tạp hóa Hiệp Lợi). Khi đến nơi, hai em thấy chỗ tôi ở quá tầm thường, có lẽ vì lòng thương hại muốn giúp tôi hơn là đi học thêm.

Về phần tôi, phải học cấp tốc các sách Toán, Lý Hóa từ lớp đệ Thất trở lên, soạn cẩn thận, nhét vô bụng, phải giải hết các bài toán đính kèm, kẻo học trò nó hỏi mà không giải được thì mất uy tín. Về lớp học, nhờ anh Phạm Hùng sang giúp mua ván, đóng thành bàn dài và hai cái băng, thế là xong. Riêng tấm bảng, tôi lấy nước sơn, sơn luôn cả vách hè, trên đó tôi viết câu: “Không thi đỗ, không về xứ”. Mấy em đến học, chúng chọc quê tôi, viết trên bàn: “Không thi đỗ, không lấy chồng”. Còn em Đỗ Văn Bụng, quê Lái Thiêu, cũng viết một câu trên chỗ ngồi để lấy lòng người đẹp, “Không thi đỗ, không cưới em”. Về tư cách, phải có bản lãnh đứng đắn, đứng xìu xìu, ển ển, học trò nó xem thường. Tôi noi gương thầy Nguyễn Thất Hiệp, học trò không làm bài, cảnh cáo, và sẵn sàng chưởi thẳng tay. Chính nhờ cái khó đó, người này giới thiệu người kia, mời về nhà dạy con cái của họ.

Về học phí, lúc đó Minh Tân lấy 120 $, tôi lấy 100$, có em nghèo tôi không lấy. Có em cho nhiều hơn, nhận luôn. Được một thời gian ngắn, số em lên đến chín đứa, lớp học quá tải, anh Phan Thành Nam (tiệm mộc Phan Thành) bảo tôi đến nhà dạy cho 3 đứa em của anh (Lân, Long, Dũng). Tôi phải mời Lê Anh Tuấn dạy thêm giờ lớp ở ngoài hè… và tôi bắt đầu chạy show. Không biết ai mách thầy Nguyễn Thất Hiệp, tan học thầy hỏi tôi:

- “Bộ em dạy Toán Lý Hóa hả?”

-“Thưa thầy đói quá làm càng.” Tôi đáp lại.

Tưởng thầy rầy …không…thầy khuyến khích, ủng hộ, động viên. Thầy còn nói:

          -“Có gì khó khăn, cho thầy biết”, chúng tôi lên tinh thần.

         Có vong hồn bà T. T. Phạm Văn Bê (ông làm Quận Trấn Trưởng Long Khánh khóa 10 SQVB), tôi dạy 3 đứa con của bà (Mỹ Huệ, Hoàng Anh, Anh Tuấn). Bà trả tiền rất hậu, bà còn mời tôi ăn cơm với bà và 3 em trước khi về, lần nào cũng vậy. Rồi tiệm vàng Kim Châu (Minh, Kim Châu, và Hoàng), bà Chín Nga bán vải (Tuấn, Phụng), tiệm thuốc tây Hàm Nghi (Hân), cô giáo Mua (Phương Lan, Phương Mai), con chủ lò gạch (Thời), cô giáo Nghiêm và Nguyễn Thị Giàu (hiền thê tôi bây giờ), hai em (quên tên) con của thầy giáo Nhất và cô Hoàng, và một vài chỗ lâu quá không nhớ hết.

            Sắp đến ngày thi, phải ngừng dạy, nếu không: Anh rớt tú tài, anh đi trung sĩ…

            Sau kỳ thi đó, chúng tôi đỗ trong vinh quang: bác Phan Thành may cho bộ đồ veston, ông bà Kim Châu, bà Thiếu Tá, những nơi tôi dạy đều…tặng tiền và quà rất hậu.

Nhớ nhất là ông bà Kim Châu, bán vàng ở đầu chợ Biên Hòa, buổi cơm tối, có đầy đủ nhân viên, và 3 học trò, ông nâng ly chúc mừng, ông nói: “Thầy Quan nhà nghèo, vừa đi học, vừa đi dạy, còn đỗ tú tài , các con lấy đó làm gương (tôi không biết ông bà ở đâu để có dịp thăm viếng). Riêng anh Tuấn, mỗi lần có tiền học phí, tôi chia đôi với anh, anh chỉ lấy một ít thôi.

            Thừa thắng xông lên, tôi bắt đầu dạy thi tú tài (điếc không sợ súng). Ngũ long công chúa (Năm, Nhơn, Thu, Thuận, và Mùi), chúng tôi nói: “Thầy Phúc, thầy Hiệp dạy Toán Lý Hóa cho chúng anh như thế nào, chúng anh chỉ lại cho tụi em như vậy”. Lớp này có 3 người dạy, Anh Tuấn dạy hình học, anh Giang-Hưng dạy lượng giác, còn tôi bao chót (anh Giang Hưng người Hoa, bán hủ tiếu ở chợ Biên Hòa, sau đó anh qua Hong Kong, quí vị nào biết xin chỉ hộ, đa tạ.)

            Lớp dạy ở nhà ông giáo Trọng (Thuận, con ông Giáo, em Thu sau nầy là em dâu của anh Tuấn, em Ngô Mùi, tiệm Hòa Phát, sau khi chị đỗ tú tài, ba cho chị làm chủ tiệm vàng đường Lý Thường Kiệt). Mùa thi năm sau, 5 trò và 3 thầy đều đỗ. Công ơn này là do các thầy ở Ngô Quyền, chúng tôi được tiếng thơm lây.

            Nghề dạy kèm không phải để ăn tiền như tôi trình bày, cũng nhiều đắng cay, nhiều khi rớt nước mắt. Có những em chịu học, dù chậm hiểu cũng giúp cho mình hăng hái. Có những em lười biếng không chịu làm bài…nói 1, 2 lần không nghe, dạy lấy tiền mà con chủ nhà không biết gì mang tiếng, tôi xin nghỉ. Có những em học cho lấy lệ, tôi cũng không dạy, dù rất cần tiền. An ủi, có những em xuất sắc, Ngọc, em anh Xuân kỹ sư công chánh, Thu Hằng…tất cả còn ở trong tim tôi. Có những em, tôi đến nhà dạy mà vô lễ, tôi chưởi và tôi bỏ dạy (lành cho sạch, rách cho te tua luôn). Có những bài toán khó, các em phải cầu cứu cha giải hộ, chẳng hạn Mỹ Huệ, gọi phone xuống nhờ ba làm dùm.

            Còn một điều nữa tôi xin dặn cho thế hệ sau tôi. Khi chủ nhà mời dạy, xin yêu cầu có một tấm bảng, giữa thầy và trò phải có một khoảng cách, đừng bao giờ ngồi chung một bàn để đụng chạm, dễ sanh lòng tà tâm. Cũng có bao nhiêu anh đi dạy kèm thân bại danh liệt, nên cần lưu ý.

            Khi tôi vào đại học, thật là khổ sở. Lúc đầu sáng đi chiều về, dạy tại nhà anh Tuấn. Khuya 4 giờ, mẹ anh Tuấn thức dậy nấu cơm cho tôi ăn, rồi giở một gô mang theo ăn trưa, ngày này qua ngày nọ, làm sao trả được ân nghĩa này.

            Cô Dung bán chè trước rạp hát Biên Hùng, có đứa em tên Hạnh, học nơi tôi, cô Dung hàng tháng ngỏ ý giúp tôi tiền ăn học rồi sau này ra trường trả lại. Tôi cũng muốn nhận nhưng thấy cô Dung quá vất vả, bán từng ly chè, có bữa mưa gió bán không được, không đành, tôi xin nhớ trọn đời tấm lòng hào hiệp này.

            Trong lúc đó, Tuấn đã xuống học ở dưới Long Xuyên. Anh trở về thấy cái sinh hoạt của tôi quá bất tiện, mới tìm một phương khác giúp tôi. Lê Anh Tuấn đi hỏi vợ cho Nguyễn Kim Quan. Như tôi trình bày ở trên, cô giáo Nghiêm, cô đi học dự thính ở nhà em Thời, cô nói với Tuấn, bảo tôi đi hỏi cô em gái của chị, chị sẽ giúp tiền về Sài Gòn học và đừng về Biên Hòa nữa. Tôi lúc đầu không bằng lòng, Tuấn cắt nghĩa lợi hại, cuối cùng tôi nhận lời.

 

 

            Tôi và Tuấn xuống ngã ba Long Định đi Vĩnh Kim, tôi hẹn bà chị từ Cái Bè lên cho đúng phần lễ nghi. Nói có vong hồn Tuấn, anh lo đủ mọi thứ… Xuống tới nhà đằng gái ở Vĩnh Kim, nhà chị lót gạch tàu, nền cao tới ngực, thân nhân đằng gái đã tựu họp, vài ba chục người, tôi nói với Tuấn, “Lớn chuyện rồi”. Tuấn động viên, đừng lo, để tao đối đáp. Như quí vị cũng biết, tôi và Tuấn cũng muốn trông thấy giai nhân như thế nào… Nàng từ trong nhà bước ra, chị Nghiêm nói nàng kìa. Tôi và Tuấn chào, cô vợ tương lai hoảng hồn chạy cái vù, mất tiêu luôn…

            Sau khi về, chị Nghiêm hàng tháng cho tôi 500$, tôi xuống Sài Gòn, ở đại học xá Minh Mạnh do thầy Nguyễn Huy cấp… Ở được 5 tháng thì tới tuổi phải đi lính.

            Sau khi đi tù về, tôi có ghé thăm chị và người yêu quá bé nhỏ (lúc đó cô mới học lớp 7). Tuấn ơi là Tuấn.

            Nghề dạy kèm chưa chấm dứt, khi tôi vào trong quân đội năm 1972, chúng tôi đi chiến dịch ở quận Đức Dục Quảng Nam, lúc ký hiệp định Paris. Chủ Nhật dạy thêm học sinh ở trường trung học, dạy miễn phí, tập vở do ông Quận Trưởng cho. Đang dạy lớp 9, buổi học đầu tiên, ông Quận Trưởng, ông T.T. Triều vào lớp (1994 gặp lại ở San Jose). Các ông ngồi nghe, còn tôi ào ào trên bảng…như mới ngày nào. Tối đến, ông Quận Trưởng hỏi:

            -“Anh Quan, sao anh rành quá vậy?”

            -“Thưa Trung Tá, lúc còn đi học, tôi chuyên môn đi dạy kèm.”

            Đêm Noel 72, chúng tôi mừng Chúa Giáng Sinh tại quận Đức Dục, sáng 25 về Đà Nẵng dự thánh lễ và trực thăng đáp ở Hội An (Faifo), nơi đây chỉ có một đêm, nói sơ về cách học cho các em: Lài, Mai, Cúc, Trung, và Xuân ở tiệm bánh mì Tân Hương, đường Bạch Đằng đã để lại lòng tôi một kỷ niệm và nhiều thương nhớ.

            Mùa thi năm đó, theo lời cô Lài, nhờ sự động viên và khuyến khích của tôi, cô đã đỗ tú tài I và II. Sau này cô thường lên Đà Lạt, chúng tôi rất thương yêu nhau, nếu đừng có ngày ấy, chúng tôi chắc sẽ nên duyên:

            Biết chi một đêm, tha thiết chi một đêm, rồi xa nhau ngàn trùng.

            Chiếc trực thăng chở toán sinh viên chúng tôi rời quận Đức Dục. Lượn một vòng, rồi hai vòng…tất cả học trò, các thầy, cô Hiệu Trưởng Trịnh Thị Thu (người ở Đà Nẵng) rời khỏi lớp, ra sân trường tiễn chúng tôi. Chiếc phi cơ mất hút trên bầu trời xanh thẳm của mùa Xuân năm ấy…nhìn xuống những cái vẫy tay…biết bao giờ tôi trở lại quận Đức Dục thân yêu…âm thầm nhớ lại một bài thơ của em Trần Thị Ngọc An, lớp 9 viết tặng cho tôi ngày nào:

            Đây xứ Quảng quê tôi yêu dấu

            Có Thu sang soi bóng nước trong xanh

            Đèo Ải Vân non cao vút mây tầng…

            Tất cả là những hình ảnh đẹp nhất trong cuộc đời đi dạy kèm của chúng tôi. Các hậu duệ nên suy nghĩ về nghề này.

 

                               Tennessee, những ngày của mùa Xuân năm Bính Tuất 2006

                                                           

 

 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 287)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 210)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 260)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 359)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 252)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 655)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 502)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 566)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 781)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1264)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 925)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 860)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 816)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1613)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1179)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1308)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1242)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1114)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1151)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1423)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…