Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC

26 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 31284)
Diệp Hoàng Mai - SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC


SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC

 tran-quang-ngocCựu hội trưởng hội Hướng Đạo Việt Nam Phan Thanh Hy trao khăn quàng danh dự
cho Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, đạo trưởng Đạo Bửu Long (Biên Hòa) năm 1968.

 

Nhận chức vụ Đốc Phủ Sứ ở Kampuchia, nên ông Nội của cựu hđs. Trần Ngọc Ánh đã đưa cả gia đình lên Nam Vang sinh sống. Năm 1915, chú bé Trần Quang Ngọc (tự Trí), đã mở mắt chào đời trên đất nước Chùa Vàng.

Theo học chương trình Pháp – Việt nơi xứ người, Trần Quang Ngọc đã hấp thu phần lớn văn hóa châu Âu. Anh hòa nhập nhanh vào hoạt động học đường, sôi nổi tham gia các phong trào văn nghệ - thể thao. Là bạn học cùng trường, lại sinh cùng thời với cựu hoàng Norodom Sihanouk, nên cả hai đã khá gần gũi vì có chung niềm đam mê và sở thích lành mạnh, của thanh thiếu niên lúc bấy giờ.

 

Chọn học ngành Y, sau khi đỗ Tú đôi chương trình Pháp – Việt. Nhưng theo học đến năm thứ tư, anh Ngọc quyết định chuyển hướng theo đúng sở thích của mình. Có năng khiếu bẩm sinh về văn nghệ và thể thao, Trần Quang Ngọc tích cực tham gia và giành được nhiều giải thưởng cho các tổ chức thanh thiếu niên xứ sở Chùa Tháp. Và Trần Quang Ngọc đã được đào tạo trở thành trọng tài bóng đá chính thức,  và được cấp bằng chứng nhận trọng tài chính cấp quốc gia Kampuchia. Và con đường sự nghiệp của Trần Quang Ngọc thực sự đơm hoa kết trái, từ mảnh bằng chứng nhận – nhiều người cứ ngỡ … chuyện chơi – nhưng thực sự lại rất có giá trị đối với con đường sự nghiệp của Trần Quang Ngọc.

 

Cũng chính trên quê hương của người bạn học Sihanouk , anh Trần Quang Ngọc đã tham gia tổ chức Hướng Đạo Đông Dương. Anh đã học chung khóa huấn luyện Bằng Rừng Đông Dương, với nguyên Tổng ủy viên HĐVN Trần Văn Lược. Sói Hùng Lang là tên Rừng của Trần Quang Ngọc, trong thời gian anh sinh hoạt  với tổ chức Hướng Đạo Đồng Dương tại Kampuchia. Năm 1963 Trần Quang Ngọc trở về Sài Gòn, làm ký giả với bút danh Trần Ngọc. Bằng nhiệt tình tuổi trẻ và sức sáng tạo không ngừng, anh Ngọc còn sẵn sàng nhận lời làm đạo diễn, hoặc sáng tác kịch bản cho các đoàn ca múa kịch và cải lương ở quê nhà… Cũng từ “năng khiếu” này, đã nối duyên cho Sói Hùng lang – Trần Quang Ngọc gặp gỡ Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết, khi anh Ngọc thuyên chuyển về làm việc tại tỉnh Biên Hòa.

 

Năm 1968 một số huynh trưởng khoác áo lính đã tìm đến Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, trình bày nguyện vọng thành lập đơn vị mới. Mục đích của các Trưởng, được tiếp tục sinh hoạt Hướng Đạo, mà không trở ngại cho đời binh nghiệp. Cuối năm 1968  Đạo Bửu Long chính thức được thành lập do Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc làm thủ lĩnh. Song hành cùng “ông anh cả” Đạo Trấn Biên, nhưng huynh trưởng Đạo Bửu Long hầu hết đều là  dân nhà lính: Trần Lựu, Trần Sánh, Trần bá Khanh, Lê Cảnh Từ, Vũ Duy Ty, Trần Văn Phúc ...  Huy hiệu đạo Bửu Long được hình thành, từ ý tưởng của Trưởng Trần Quang Ngọc. Và Gấu Đơn Độc – Trần Trọng Tính là họa sĩ thiết kế chiếc huy hiệu này.

 

Tiếc rằng thời gian Trưởng Trần Quang Ngọc gắn bó với đạo Bửu Long không đủ dài, đúng như sự mong đợi của anh chị em hướng đạo sinh đương thời. Năm 1971 Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc vội vã lìa rừng sau cơn bạo bệnh, để lại muôn vàn tiếc thương trong lòng anh chị em hướng đạo sinh tỉnh Biên Hòa … Anh Trần Ngọc Ánh, con trai của Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, cố Đạo trưởng đạo Bửu Long (Biên Hòa) chia sẻ với tôi:

-         Nếu ba anh còn sống, thì năm nay ông đã tròn trăm tuổi…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 12/2015

 

 

29 Tháng Tư 2025(Xem: 2654)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 770)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 725)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 832)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1124)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 719)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 889)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1205)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1817)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3331)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 2549)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 3856)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 1826)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 4078)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 2183)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 2539)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
26 Tháng Ba 2025(Xem: 3272)
Chúng em, tất cả những cựu học sinh Ngô Quyền kính chúc Thầy Quýnh, thầy Đạt một ngày sinh nhật 90 tuổi thật hạnh phúc.
26 Tháng Ba 2025(Xem: 3100)
Trong số các loại rau dại vô cùng phong phú ở quê nhà, tôi thích nhất là rau càng cua, đây là một loại rau dại mọc khắp mọi nơi, đi đâu cũng thấy.
26 Tháng Ba 2025(Xem: 2021)
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử vì quá nặng.
24 Tháng Ba 2025(Xem: 2643)
Bữa ăn tối cuối cùng trước ngày “BỎ-HUẾ CHẠY” gồm 6 người, năm người đã quá vãng là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, TLSĐ1BB rớt máy bay trực thăng chết ở Quảng Ngải.