Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - VIẾT CHO EM TÔI VỪA NẰM XUỐNG

16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 16702)
Nguyễn Thị Thêm - VIẾT CHO EM TÔI VỪA NẰM XUỐNG

VIETCHOEM

 

Em à! chị ngồi đây. Một mình. Căn nhà thật vắng. Ngồi với hai hàng nước mắt rưng rưng.

Đã biết rằng định số vô chừng, đời người có đến có đi. Nhưng đã là người thân ai không mũi lòng hả em!

Em đã yên bình đi về cõi hư vô. Một nơi không đau đớn dày xéo hàng ngày hàng giờ, từng phút từng giây. Mỗi lần trên màn hình nhìn thấy em oằn oại vì cơn đau chị thương em đứt ruột. Thương em nhưng vẫn mĩm cười tìm cách nói một câu vui vui cho em cười méo mó quên đi đau đớn.

Mấy tuần nay, gần nhất mấy ngày nay, biết rằng em đang đếm thời gian bằng những hơi thở mệt nhọc, đứt quảng  chị không thể nào giữ mình yên bình. Cái chết đang đến với em từng giờ mà không ai dám nói. Em chỉ nghĩ tại sao căn bệnh mới thời kỳ thứ hai mà làm em đau đớn thế này. Em cứ muốn gặp Bác Sĩ, muốn được điều trị, muốn được trở về nhà khỏe mạnh , bình an. Em muốn được sống.

Em đâu có biết, ngay từ lúc khám phá ra em bị ung thư thì đã là thời kỳ cuối. Lần xạ trị đầu tiên cũng là lần cuối cùng vì BS biết em đã vô phương cứu chữa. Nhưng vì thương em, không muốn em bị thất vọng vợ con em đã dấu và nói với em mới thời kỳ thứ hai và có thể chữa lành. Thật ra những thuốc bệnh viện  đưa vào cơ thể em chỉ là thuốc giảm đau.

Vợ em chở em đi ông thầy này ở miền Tây hay lắm. Ông nọ có bài thuốc gia truyền trị ung thư như  thuốc tiên. Bà kia ở ngoài Bắc có thuốc đặc trị ung thư nỗi tiếng phải order từ on line gửi qua đường bưu điện. Tất cả chỉ là sự hoảng hốt vì căn bệnh của chồng mà vợ em chạy  như con rối. Em có biết không  vợ em không từ bất cứ cây, cỏ nào nói là thuốc trị ung thư đều tìm cho bằng được. Đem về loay hoay phơi, sắc cho em uống. Em uống vào ói trở ra là vợ em hoảng sợ và tìm thầy khác.

Chị bên này không tin những thầy, những thuốc theo tin đồn. Đôi khi cũng có tác dụng đó, nhưng  là phước chủ may thầy. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị ngay từ đầu, giải phẩu cắt bỏ ngay từ lúc mới chuẩn đoán và phát hiện. Nếu cần cắt bỏ luôn nhưng phần cơ thể nghi ngờ có thể bị ảnh hưởng thì cơ may mới có thể hy vọng. Còn em, khi ung thư đã làm mình đau đớn thì vô phương cứu chữa.

Em ơi! Bây giờ dù em có sợ thì bàn tay thần chết cũng đã nắm tay em lôi đi. Chị chỉ mong tất cả những gì em làm sẽ được phán đoán công bằng để em có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn trên cõi vĩnh hằng.

Chị nhớ lúc chị còn nhỏ, dì Ba bồng em về đưa cho má. Em bị bệnh ban người khô đét chỉ còn xương với da. Má nói em bị ban khỉ nên rút người ghê lắm. Hai mắt em sâu và gương mặt nhô ra trông thật xấu xí . Dì Ba còn trẻ không biết làm sao lo cho em. Nếu Má không lo cho em thì chắc em đã chết. Thế là Má nhận đứa con riêng của chồng bằng tất cả trái tim người mẹ. Má chạy thầy, chạy thuốc, thức đêm và săn sóc cho em đến khi lành bệnh.  Trong vòng tay má em khỏe mạnh từng ngày và thật dễ thương. Thế rồi dì Ba vào để nhận lại em và má vẫn chỉ là má lớn trên danh nghĩa.

Em lớn lên phá nhiều hơn ham học,  ba đã nghiêm khắc dùng biện pháp mạnh. Một điều mà ba chưa bao giờ làm với con cái. Ba mình mà, chưa bao giờ ba la con lớn tiếng. Giọng của Ba trầm và sắc khiến đứa nào cũng sợ. Từng lời nói của Ba nhấn mạnh và có oai lực làm sao. Ba đem em về ở với ba má và em thay đổi tính tình trở nên ngoan, hiền , có tình có nghĩa. Ba cho em đi học sửa xe Honda và em từng bước trưởng thành để tự lập.Em theo ba đi làm, rồi dì Ba mất, má lo cho em thành gia lập thất. Má để căn nhà ba má ở cho vợ chồng em. Ba má về dưỡng già ở mảnh vườn má đã bỏ công khai phá.

Khi chồng chị được thả ra khỏi trại tù CS. Em không hề có thái độ rẻ rúng coi thường. Em đối với anh ấy tận tình để giúp anh thoát ra khỏi mặc cảm của một người mất cả tự do. Chồng chị cần có một chiếc xe Honda để đi đây đi đó lo giấy tờ. Nhà nghèo, không có tiền, mình phải mua xe Honda bị hư về cho em sửa lại. Anh chị phải đem tất cả nữ trang cưới đổi ra vàng mà mua xe. Ngờ đâu xe đã bị lột dên, không thể nào chạy được. Em mỗi ngày sau giờ đi làm về là loay hoay với chiếc xe. Em rã tất cả bộ phận chiếc xe ra, chăm chút, mua phụ tùng làm lại.  Ngày nào cũng ôm chiếc xe tới tối mịt mới dẹp vào.

Chiếc xe thành hình nhưng luôn bị trở ngại vì phụ tùng mua về không hoàn toàn đúng như đồ gốc. Cho nên  cứ vài ba ngày là em lại phải loay hoay sửa xe. Nhìn em cực khổ với chiếc xe mua lầm chị giận chồng, rồi giận mình cả tin người nên mới làm em cực khổ như vậy. Mỗi lần em banh xe ra sửa, thì cháu Duy lại ra phụ cậu. Chị không cho sợ nó phá em , nhưng em bảo" Cứ để nó chơi. Con trai  thích máy móc là chuyện tốt" Thế là hai cậu cháu lem luốc với dầu nhớt, mỡ xe. Bây giờ dù là một bác sĩ quân y nhưng cháu cũng có thể tự chăm sóc sửa xe  mình mỗi khi gặp hư hỏng nhẹ. Mỗi khi cháu kể lại những lần sửa như vậy tiết kiệm được tiền chị lại nghĩ đến em. Chị thầm cám ơn em đã tạo cho cháu thích thú về xe cộ. Để khi lớn cháu  tìm cách tự học để lợi ích thiết thực như bây giờ.Thế  rồi, không thể cứ ôm chiếc xe đó, anh chị đã bán nó đi để lấy tiền lo dịch vụ  xuất ngoại. Em thoát được những ngày vất vả vì chiếc xe phải gió của chị.

 Ngày má bệnh, em cương quyết bàn với chị phải đưa má đi bệnh viện chữa trị. Em đã sớm hôm tới lui thăm viếng để má được an lòng. Ngày cuối cùng của má, em còn mời má thức ăn mà vợ em chăm chút nấu. Má ngồi ăn thức ăn của em, tất cả các con đứng quanh má nói cười vui vẻ. Buổi sáng khi má sắp ra đi, em tất tả chạy đi báo tin cho chị, rồi cùng chị lo thỉnh thầy về tụng kinh làm đám cho má.

Đối với chị, chị không coi em là đứa em một cha khác mẹ, vì em gần gũi với chị thật nhiều. Mỗi lần anh chị về, em đều lo lắng và tạo mọi điều kiện cho anh chị được ăn ở thoải mái. Căn nhà em tuy đơn sơ nhưng là tổ ấm của các cháu ở phương xa về thăm quê hương.

Em ơi! bây giờ có nói gì thì em cũng đã nằm xuống. Một đời người sáu chục năm không ngắn, không dài. Các con em đều thành gia lập thất, cuộc sống ổn định. Các cháu em ngoan, học giỏi, dễ thương. Em hãy yên lòng ra đi ,nhẹ nhàng mà ra đi. Có lẽ ở cõi vô hình em sẽ gặp lại những người thân, em sẽ được đoàn tụ .

Chia tay ở cõi dương trần,

Biết đâu sum họp người thân ngày nào

Cuộc đời là giấc chiêm bao.

Bỏ đi thân xác, bước  vào hư không.

Nhẹ nhàng hồn phách thong dong.

Theo chân Đức Phật, thoát vòng tử sinh.

 

Vĩnh biệt em trai của chị

Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.

 

Nguyễn thị Thêm.

16/10/2015

 

06 Tháng Tư 2013(Xem: 70539)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71955)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73593)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70852)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84684)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96270)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71930)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65955)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82476)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103459)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109766)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101053)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148113)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99491)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81355)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65758)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101517)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99389)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81405)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117752)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.