Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CON TRÂU

12 Tháng Mười Hai 20146:18 CH(Xem: 36690)
Nguyễn Thị Thêm - CON TRÂU

CON TRÂU

con trau
Nhiều người không thích con trâu vì nó khá xấu xí.
Nó lại đen thùi to lớn và dơ nữa.
Nhìn nó thật dễ sợ với hai cái sừng rất dài và to, cặp mắt lờ đờ.
Người ta thường ví von "Ngu như trâu"  để chỉ những người tối dạ. Hay "Đàn khảy tai trâu" để ngầm chê bai, đừng tranh luận với những người nói hoài mà vẫn không  hiểu, giải thích mãi vẫn không lọt vào tai.

Riêng tôi, một thời đã từng gắn bó với con trâu nên tôi có nhiều cảm tình với nó. Nói nào ngay nhìn nó tôi cũng sợ không dám lại gần. Nó mà đá hay húc một cái chắc là vong mạng.  Nhất là lần đầu tiên phải dẫn nó đi ăn cỏ. Ui chao nhìn nó  mà chân tay tôi run, chỉ muốn quay về. Tuy nhiên có gần gũi mới thấy con trâu thật hiền và trung thành. 

Các bạn có thấy không? Những đứa bé nhà quê nhỏ xíu, trèo lên mình trâu cũng không nổi. Vậy mà nó có thể sai khiến, dẫn dắt con trâu đi ngon ơ. Chúng nằm trên lưng trâu như nằm trên tấm ván. Chúng dùng roi quất vào mông, dùng chỉa thọt vào đùi để bắt con trâu đi theo ý chúng. Thế mà con trâu cũng ngoan ngoản vâng lời. Chúng đứng lên lưng trâu làm đủ thứ trò trẻ con. Thậm chí có đứa nghịch ngợm dùng pháo cột vào đuôi trâu rồi châm lửa đốt. Con trâu giật mình chạy bất kể sống chết.

Con trâu là bạn của lũ mục đồng vào những ngày xa xưa . Trẻ con nhà quê không được cắp sách đến trường, chúng được cha mẹ gửi đến giúp việc hoặc làm công cho những người giàu có. Chúng chăn cả bầy và thả trâu ăn cỏ rồi rũ nhau chơi bằng thích. Con trâu chỉ yên lặng chậm chạp gậm cỏ. Thỉnh thoảng có con mon men xuống ruộng ăn lúa người ta. Nếu bị phát hiện, chú chủ chăn đó sẽ bị hậu quả và đương nhiên hôm sau chú bé sẽ có dịp trả thù con trâu. 

Còn một trò chơi của nhà quê về con trâu mà nhiều người thành phố không biết. Đó là dùng phân trâu khô đốt lên vào ban đêm sẽ quyến dụ rất nhiều con bọ rầy bay đến. Trẻ con lấy bọ rầy quẻ quặp hai vỏ cứng của cánh chúng xuống. Dùng kẻm bẻ thành một chiếc xe. Đặt hai vỏ cánh con bọ rầy vài cái khe của dây kẻm. Thả xuống đất, thổi nhẹ, thế là cánh con bọ rầy đập mạnh. Chiếc xe sẽ chạy và bọn trẻ sẽ chấm điểm xe nào về nhất.

Con trâu là lao động chính của nhà nông. Chúng cày ruộng, bừa ruộng, chuyên chở lúa về nhà, đạp lúa và làm bao nhiêu việc linh tinh khác.
Thế nhưng tối về chỉ được nhai rơm khô hay thả đi ăn cỏ ngoài đồng khi chủ nhân nghỉ ngơi. Con trâu bản chất rất hiền. Đôi mắt nó lim dim như một triết gia đang suy nghĩ điều gì. Nó không gây ồn ào, không kêu lên như bò. Nó chỉ yên lặng nằm nhẩn nha nhai cỏ như nghiềm ngẫm số phận đời mình.

Lúc được phân công giữ trâu trong hợp tác xã, tôi như từ trên trời rơi xuống. Tôi thật bất mãn, uất ức và tủi nhục. Nhưng khi gần gũi tôi thấy nó thân thiết như một người bạn. Tôi có thể bảo nó đi hay dừng lại, quẹo trái hay phải. Sợi dây nhỏ xíu nếu nó muốn chạy là dây bứt ra hay kéo tôi ngã nhào. Nhưng bao giờ nó cũng lặng lẽ đi theo tôi, nó yên lặng như một người bạn sẳn sàng lắng nghe tôi tâm sự. Khi tôi lại gần vuốt ve hay bắt rận trên mình nó, nó đứng yên, cặp mắt nhìn tôi hiền từ như tỏ ý cám ơn.

Tôi sợ nhất là cho nó đi tắm, tức là dầm nước miền trung gọi là "trâu mẹp." Cả thân hình nó nằm bẹp trong nước chỉ ló cái sừng lên thôi. Giữa một đàn trâu của cả xã, tôi hoàn toàn không phân biệt cái sừng nào là sừng của con trâu hợp tác xã của tôi. Tôi phải chạy về nhờ ông đội trưởng xuống đem nó lên dùm. Ông ta nhìn tôi cười, còn tôi thì muốn khóc.

Nhưng lần hồi tôi không còn sợ. Bởi vì trâu nào có chủ đó. Các con trâu theo từng đàn mà lên bờ. Con trâu Bầu của tôi cũng từ từ đi lên. Nó không đi theo các trâu xóm khác mà đi lại bên tôi chờ tôi cột dây rồi thong thả theo tôi đi về.

Trẻ con thì khác, cho trâu mẹp là một việc vui. Ngoài bỏ mặc cho trâu nằm dưới nước, chúng rũ nhau bỏ đi chơi thỏa thích. Chúng còn bày trò chơi đùa, nghịch phá với anh bạn to con này. Chúng đứng trên lưng trâu rong rong xuống nước thi đua nhau. Chúng dùng lưng trâu để hái những trái cây cạnh bờ sông mà chúng không với tới. 
Trong khi tôi ngồi trên bờ sông lật mo cơm ra ăn mà buồn cho mình, cho gia đình, cho đất nước thì con trâu vẫn hồn nhiên hưởng thụ sự mát mẻ trong ngày. Đối với nó được ngâm mình dưới nước giữa bầu trời oi bức là một đặc ân mà người chủ ban cho nó.

Có những ngày thả trâu ăn trên đám ruộng đã gặt xong, tôi nhìn con trâu hiền lành thật thà thương thật là thương. Cái kiếp trâu bò của nó thật tội nghiệp biết bao. Khi sống làm việc quần quật, Khi bệnh hay khi cần người ta xẻ thịt chia nhau. Con trâu tôi chăn và những con trâu trong hợp tác xã là những con trâu riêng của các xã viên trước tháng 4/75. Khi thành lập Hợp tác xã, tất cả ruộng cá nhân của dân làng được gom về một hợp tác xã kể cả trâu bò của họ. Ruộng được phân ra cho từng đội và người nông dân mất trắng chỉ đơn thuần là một xã viên. Trâu cũng quy về Hợp tác và được tính thêm bao nhiêu điểm tôi không rõ. Con trâu từ là tài sản của gia đình, có những người bạn của gia đình bị dẫn về nhốt trong chuồng hợp tác. Người chăn là các xã viên được phân công. Chúng đoạn lìa nơi chúng được chăm lo từ khi là một con nghé.

Con Bầu của tôi chỉ là một con nghé đang lớn. Lúc tôi chăn nó đang được tập để kéo cày. Nó cũng như tôi đoạn lìa những người thân yêu để sống một cuộc đời mới quang vinh hơn mà mình cũng không biết rằng sẽ tốt như thế nào.
Hôm nay một người bạn gửi cho tôi những bức hình con trâu thật dễ thương với lũ trẻ nhà quê. Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.  

"Làm ruộng thì phải cần trâu bò" Câu nói này đã đi vào quá khứ trong những nước tiên tiến. Một đường cày bằng một con trâu quần quật cả buổi, một người dẫn trâu đi trước và một người cầm cày theo sau. Nông thôn đã hiện đại hóa để người nông dân đỡ tay lấm chân bùn và con trâu chỉ còn là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê như con sông, cây đa, bến nước.

Con trâu ngày xưa tôi giữ có lẽ nó đã bị làm thịt lâu rồi. Khi lần đầu tôi về lại quê chồng để đi thăm nuôi chồng tôi. Một người trong đội đã dẫn tôi thăm lại nó. Nó cũng đã bắt đầu già, gầy ốm và tội nghiệp. Tôi vuốt ve lông của nó và sờ đôi sừng đã đổi khác màu. Nó nhìn tôi với đôi mắt như xưa. Hiền lành và lừ đừ. Không biết nó còn nhớ tôi không? Nhưng tôi không bao giờ quên nó.

Một thời kỷ niệm với con trâu. Con trâu Bầu thân thiết đã gắn liền với tôi bằng những hồi ức khó quên.
Nguyễn thị Thêm.


Xin mời xem video "Con trâu quê mình"
Thực hiện Nguyễn thị Thêm.


07 Tháng Ba 2015(Xem: 29878)
tôi cơ hồ chìm đắm trong cơn say và còn nghe đâu đây “Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
06 Tháng Ba 2015(Xem: 28404)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Anh cho em mùa Xuân & Đẹp Giấc Mơ Hoa - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
27 Tháng Hai 2015(Xem: 26266)
Vẫn với những gương mặt thân quen trìu mến các anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền vùng San Jose miền bắc Cali đã có một buổi tiệc Tân Niên cùng chào đón thầy Phạm Gia Hưng tại nhà hàng Bo Town trưa ngày mùng bốn Tết Ất Mùi 2015.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 27674)
Gặp được các anh chị đồng hương Biên Hòa, gặp ở một nới vạn dặm xa quê là một niềm hạnh phúc lớn. Xin cám ơn Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và…cám ơn Tam C.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 28026)
Tiệc Tân Niên đón mừng năm Ất Mùi do anh chị em trung học Ngô Quyền miền Bắc California tổ chức đã diển ra trọng thể vào ngày chủ nhật 02/22/2015 tại nhà hàng Bo Town
27 Tháng Hai 2015(Xem: 20513)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25941)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23851)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26825)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28498)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28978)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28522)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31848)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27295)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25733)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 29044)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25902)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28405)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23131)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27266)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...