Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XII)

27 Tháng Bảy 201412:50 CH(Xem: 15328)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XII)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XII

Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau.

“Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.

“Trời ơi, nó giống cô cách gì!”

“Tám lên đây hồi nào?” Quỳnh hỏi.

“Em vừa mới lên. Em cứ sợ cô cậu đã đi mất tiêu rồi. Em mừng thấy cô cậu vẫn còn ở đây.”

“Vậy chớ Tám tưởng là tụi này đi đâu?” Tôi làm bộ hỏi.

“Em tưởng cô cậu đã đi Mỹ. Trên này nhiều người đi Mỹ lắm mà!”

“Ừ, thì cũng có người đi, cũng có người không.” Bỗng nhiên tôi khựng lại. Tôi cảm thấy có gì khác lạ nơi cô gái nhỏ nhắn này.

Sau ngày Sài Gòn thất thủ, nhiều gia đình không còn người giúp việc. Bà tổ trưởng dân phố trong một buổi họp nói rằng chế độ này không chấp nhận cảnh “người bóc lột người,” “không có chủ và tớ,” không còn “chủ nhân và nô lệ,” muốn ăn thì phải lăn vô bếp, không ai được phép ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón sai khiến người khác. Bà tổ trưởng nhà ở đầu xóm, cũng là dân Sài Gòn, trước đây làm nghề móng tay.

“Tám ở trên này chơi với em bé mấy bữa được không?” Quỳnh hỏi.

“Dạ!” Cô gái ngập ngừng, “em cũng muốn lắm, nhưng bà chị em làm việc ở dưới quận Năm bắt em phải về với chỉ.” Tám nói nhỏ nhẹ.

“Bà chị của Tám làm việc gì ở quận Năm?” Quỳnh hỏi lại giọng ngạc nhiên.

“Chị Hai em làm chủ tịch quận. Với lại em cũng không ở trên này lâu được. Em có việc ở dưới quê. Nghỉ lâu lúc này không được. Em sợ bị kiểm điểm lắm!”

“Như vậy Tám cũng là cán bộ?” Tôi biết mình hỏi một câu hỏi thừa.

“Dạ... Em... đem gạo lên cho cô cậu. Gạo ngon lúc này hiếm. Chắc lâu lâu khi nào có dịp em sẽ lên thăm em bé.” Tám nói lảng sang chuyện khác. “Mà cậu vẫn đi dạy phải không?”

“Không. Tôi đã nghỉ dạy lâu rồi.”

“Vậy cậu có tính làm gì không?”

“Chưa. Bây giờ thì chưa, nhưng có lẽ đầu tháng này tôi sẽ đi Sóc Trăng. Tôi sẽ làm việc ở một công trường dưới đó.”

“Còn cô? Cô mà đi làm nữa thì ai coi em bé?”

“Tôi chưa tính được. Nhưng có lẽ cũng phải kiếm việc chi làm, chớ ở không thế này cũng đâu có được.” Quỳnh nói.

Tám đặt bé xuống nôi, lấy gạo trong bao ra trút vào khạp.

“Trời ơi, khạp không còn một hột gạo. Cô chưa mua gạo lấy gì nấu cơm?” Tám ngạc nhiên kêu lên.

“Thì tôi cũng định đi chợ sáng nay đó chớ. Từ hồi cậu nghỉ dạy đâu còn mua được nhu yếu phẩm của cơ quan nữa.”

“Em thấy cô có vẻ mệt. Để em nấu cơm cho cô một bữa. Chiều em xuống chị Hai cũng được.” Tám nói nhanh nhẹn.

Tám làm cơm giỏi, chỉ một loáng là đâu ra đó. Tôi biết bữa ăn đạm bạc đâu có gì phải nấu nướng lâu lắc chi, nhưng dù sao “con bé này giỏi thật,” tôi nghĩ vậy.

Trong suốt bữa ăn, Tám ngồi xới cơm và kể chuyện dưới quê. Hồi còn giúp việc nhà cho Quỳnh, Tám vẫn ăn cơm cùng lượt với chúng tôi, chớ không mâm trước mâm sau gì cả.

“Em làm cán bộ mà tới chức gì lận?” Quỳnh ngừng đũa hỏi Tám.

“Ối, không có gì đâu cô,” Tám có vẻ mắc cỡ “thì mấy chú, mấy bác, mấy ảnh biểu sao em làm vậy mà. Em có biết ất giáp gì đâu.”


Tôi cố tin là Tám nói thật. Cô bé chưa kịp lớn để có một suy nghĩ độc lập, tất cả những gì Tám làm là cho “mấy ảnh, mấy chú, mấy bác” sắp đặt.

“Chừng nào cậu đi Sóc Trăng?” Tám vừa xới cơm cho Quỳnh vừa hỏi.

“Chưa biết, có thể đầu tháng tới.”

“Mà cậu sẽ làm cái gì ở dưới đó?”

“Tôi lái xe ủi đất ở công trường An Biên.”

“Cậu mà lái xe ủi đất?” Tám hỏi giọng ngạc nhiên.

“Ừ, lái xe ủi đất thì đâu có gì khó.”

“Nhưng mà... sao cậu không tìm cái việc gì khác trên này mà làm, thiếu giống gì việc làm, sao lại đi lái xe ủi đất?”

“Thôi đừng bàn chuyện đó nữa.” Quỳnh cắt ngang “Tám nhất định không chịu ở chơi vài bữa phải không?”

“Không được đâu cô! À, mà có tiếng ai gõ cửa kìa cô!” Tám đứng dậy bước ra phòng khách. Tôi cũng có nghe tiếng động như có ai bước hẳn vào trong nhà.

“Xin lỗi ông hỏi ai?”

“Tôi muốn biết đây có phải nhà ông Thăng không?” Giọng một người đàn ông.

“Dạ phải. Xin mời ông ngồi.”

Tám quay vào bàn ăn. Không cần hỏi khách là ai, gặp tôi có chuyện gì. Tám nói.

“Cậu có khách, cậu à?”

“Ai vậy?” Quỳnh hỏi.

“Em không rõ.”

Tôi đặt bát cơm xuống, đứng dậy, bước ra. Tự nhiên cảm thấy có một cái gì nôn nao khác lạ.

“Chào ông!” Tôi nói với người khách lạ.

“Ông là ông Thăng?” Khách hỏi.

“Dạ phải, tôi là Thăng!” Tôi nhìn khách.

Đó là một người đàn ông gầy ốm, khuôn mặt nhô xương, quần áo đúng là của bộ đội, màu vàng do bị nắng và mưa làm phai nhạt đi, mép áo đã sờn. Ông cầm chiếc nón cối trên tay, xoay qua xoay lại. Cả quần lẫn áo đều nhăn nhúm. Đôi dép ông mang làm bằng một thứ nhựa trong màu vàng đục.

“Tôi tên là Phú.” Khách tự giới thiệu.


“Chào ông Phú.” Tôi nhắc lời chào thêm một lần nữa và vẫn chưa hiểu khách là ai. “Xin mời ông ngồi.”

Tám tự động mang bình trà và rót hai ly để trên bàn. Khách đã yên chỗ.

“Tôi chờ đợi.”

“Tôi là bạn của anh Thúc.” Khách nói.

Thúc là anh tôi.

Năm Bảy Hai, anh Thúc tôi đóng lon thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến. Anh bị thương nặng trong một trận đụng độ với Việt Cộng ở Đông Hà. Ở Tổng Y Viện Cộng Hòa ra, anh được lệnh giải ngũ. Anh Thúc ngồi xe lăn, không nói được, muốn trò chuyện với ai phải ra dấu hoặc viết xuống mặt giấy, mà phải viết bằng tay trái, chữ lăn quăn rất khó đọc. Bạn bè đồng đội anh khá đông. Nhiều người đến thăm anh.

Phần lớn tìm cách giúp chị và các cháu. Sau Bảy Lăm, con trai lớn anh đóng lon đại úy, bị bắt đi học tập cải tạo. Thằng kế đóng lon trung úy, cũng bị đưa đi trại tập trung. Anh liệt giường, thuốc men lúc có lúc không. Đôi khi có thuốc thì không đủ tiền mà mua.

Khi chạy vạy được tiền thì thuốc không có. Chị Thúc vừa nuôi chồng, vừa bới xách quà thăm nuôi hai đứa con trai ở hai trại cách xa nhau hàng mấy trăm cây số. Chị đầu tắt mặt tối, tất tả ngược xuôi như một bà già, mặc dù tuổi tác chị chưa đến nỗi nào như vậy. Tháng trước chị biên thư cho tôi nói bệnh tình anh Thúc bây giờ hết thuốc chữa. Anh đau đớn lắm. Cả nửa thân người tê liệt, trăn trở không được, da thịt bị tấy lên, hôi thối. Cả nhà thương anh và khổ vì anh. Anh nói anh chỉ muốn chết cho xong, không phải phiền lụy ai. Tôi có bàn với Quỳnh có lẽ mình phải về quê một chuyến thăm anh chị Thúc.

“Anh là bạn anh Thúc?” Tôi hỏi lại.

“Vâng, tôi là bạn học của anh Thúc từ hồi nhỏ kia. Tôi tập kết ra Bắc Năm Năm Tư...” Khách nói, mắt chiếu thẳng vào mắt tôi. “Hơn hai mươi năm tôi mới gặp lại anh ấy. Tôi vừa đi thăm anh Thúc trên đường vào Sài Gòn. Chị Thúc nhờ tôi đến gặp chú.” Khách đổi cách xưng hô, “cho chú hay là cô chú cố gắng thu xếp về thăm anh Thúc một lần cuối.” Khách ngập ngừng, “có lẽ anh Thúc không qua khỏi.”

(Còn tiếp)

19 Tháng Tư 2013(Xem: 91062)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77745)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74604)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77272)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86403)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70599)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71994)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73642)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70883)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84728)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96323)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71961)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65981)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82514)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103490)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109815)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101093)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148150)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99525)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81387)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,