Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XII)

27 Tháng Bảy 201412:50 CH(Xem: 15329)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XII)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XII

Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau.

“Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.

“Trời ơi, nó giống cô cách gì!”

“Tám lên đây hồi nào?” Quỳnh hỏi.

“Em vừa mới lên. Em cứ sợ cô cậu đã đi mất tiêu rồi. Em mừng thấy cô cậu vẫn còn ở đây.”

“Vậy chớ Tám tưởng là tụi này đi đâu?” Tôi làm bộ hỏi.

“Em tưởng cô cậu đã đi Mỹ. Trên này nhiều người đi Mỹ lắm mà!”

“Ừ, thì cũng có người đi, cũng có người không.” Bỗng nhiên tôi khựng lại. Tôi cảm thấy có gì khác lạ nơi cô gái nhỏ nhắn này.

Sau ngày Sài Gòn thất thủ, nhiều gia đình không còn người giúp việc. Bà tổ trưởng dân phố trong một buổi họp nói rằng chế độ này không chấp nhận cảnh “người bóc lột người,” “không có chủ và tớ,” không còn “chủ nhân và nô lệ,” muốn ăn thì phải lăn vô bếp, không ai được phép ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón sai khiến người khác. Bà tổ trưởng nhà ở đầu xóm, cũng là dân Sài Gòn, trước đây làm nghề móng tay.

“Tám ở trên này chơi với em bé mấy bữa được không?” Quỳnh hỏi.

“Dạ!” Cô gái ngập ngừng, “em cũng muốn lắm, nhưng bà chị em làm việc ở dưới quận Năm bắt em phải về với chỉ.” Tám nói nhỏ nhẹ.

“Bà chị của Tám làm việc gì ở quận Năm?” Quỳnh hỏi lại giọng ngạc nhiên.

“Chị Hai em làm chủ tịch quận. Với lại em cũng không ở trên này lâu được. Em có việc ở dưới quê. Nghỉ lâu lúc này không được. Em sợ bị kiểm điểm lắm!”

“Như vậy Tám cũng là cán bộ?” Tôi biết mình hỏi một câu hỏi thừa.

“Dạ... Em... đem gạo lên cho cô cậu. Gạo ngon lúc này hiếm. Chắc lâu lâu khi nào có dịp em sẽ lên thăm em bé.” Tám nói lảng sang chuyện khác. “Mà cậu vẫn đi dạy phải không?”

“Không. Tôi đã nghỉ dạy lâu rồi.”

“Vậy cậu có tính làm gì không?”

“Chưa. Bây giờ thì chưa, nhưng có lẽ đầu tháng này tôi sẽ đi Sóc Trăng. Tôi sẽ làm việc ở một công trường dưới đó.”

“Còn cô? Cô mà đi làm nữa thì ai coi em bé?”

“Tôi chưa tính được. Nhưng có lẽ cũng phải kiếm việc chi làm, chớ ở không thế này cũng đâu có được.” Quỳnh nói.

Tám đặt bé xuống nôi, lấy gạo trong bao ra trút vào khạp.

“Trời ơi, khạp không còn một hột gạo. Cô chưa mua gạo lấy gì nấu cơm?” Tám ngạc nhiên kêu lên.

“Thì tôi cũng định đi chợ sáng nay đó chớ. Từ hồi cậu nghỉ dạy đâu còn mua được nhu yếu phẩm của cơ quan nữa.”

“Em thấy cô có vẻ mệt. Để em nấu cơm cho cô một bữa. Chiều em xuống chị Hai cũng được.” Tám nói nhanh nhẹn.

Tám làm cơm giỏi, chỉ một loáng là đâu ra đó. Tôi biết bữa ăn đạm bạc đâu có gì phải nấu nướng lâu lắc chi, nhưng dù sao “con bé này giỏi thật,” tôi nghĩ vậy.

Trong suốt bữa ăn, Tám ngồi xới cơm và kể chuyện dưới quê. Hồi còn giúp việc nhà cho Quỳnh, Tám vẫn ăn cơm cùng lượt với chúng tôi, chớ không mâm trước mâm sau gì cả.

“Em làm cán bộ mà tới chức gì lận?” Quỳnh ngừng đũa hỏi Tám.

“Ối, không có gì đâu cô,” Tám có vẻ mắc cỡ “thì mấy chú, mấy bác, mấy ảnh biểu sao em làm vậy mà. Em có biết ất giáp gì đâu.”


Tôi cố tin là Tám nói thật. Cô bé chưa kịp lớn để có một suy nghĩ độc lập, tất cả những gì Tám làm là cho “mấy ảnh, mấy chú, mấy bác” sắp đặt.

“Chừng nào cậu đi Sóc Trăng?” Tám vừa xới cơm cho Quỳnh vừa hỏi.

“Chưa biết, có thể đầu tháng tới.”

“Mà cậu sẽ làm cái gì ở dưới đó?”

“Tôi lái xe ủi đất ở công trường An Biên.”

“Cậu mà lái xe ủi đất?” Tám hỏi giọng ngạc nhiên.

“Ừ, lái xe ủi đất thì đâu có gì khó.”

“Nhưng mà... sao cậu không tìm cái việc gì khác trên này mà làm, thiếu giống gì việc làm, sao lại đi lái xe ủi đất?”

“Thôi đừng bàn chuyện đó nữa.” Quỳnh cắt ngang “Tám nhất định không chịu ở chơi vài bữa phải không?”

“Không được đâu cô! À, mà có tiếng ai gõ cửa kìa cô!” Tám đứng dậy bước ra phòng khách. Tôi cũng có nghe tiếng động như có ai bước hẳn vào trong nhà.

“Xin lỗi ông hỏi ai?”

“Tôi muốn biết đây có phải nhà ông Thăng không?” Giọng một người đàn ông.

“Dạ phải. Xin mời ông ngồi.”

Tám quay vào bàn ăn. Không cần hỏi khách là ai, gặp tôi có chuyện gì. Tám nói.

“Cậu có khách, cậu à?”

“Ai vậy?” Quỳnh hỏi.

“Em không rõ.”

Tôi đặt bát cơm xuống, đứng dậy, bước ra. Tự nhiên cảm thấy có một cái gì nôn nao khác lạ.

“Chào ông!” Tôi nói với người khách lạ.

“Ông là ông Thăng?” Khách hỏi.

“Dạ phải, tôi là Thăng!” Tôi nhìn khách.

Đó là một người đàn ông gầy ốm, khuôn mặt nhô xương, quần áo đúng là của bộ đội, màu vàng do bị nắng và mưa làm phai nhạt đi, mép áo đã sờn. Ông cầm chiếc nón cối trên tay, xoay qua xoay lại. Cả quần lẫn áo đều nhăn nhúm. Đôi dép ông mang làm bằng một thứ nhựa trong màu vàng đục.

“Tôi tên là Phú.” Khách tự giới thiệu.


“Chào ông Phú.” Tôi nhắc lời chào thêm một lần nữa và vẫn chưa hiểu khách là ai. “Xin mời ông ngồi.”

Tám tự động mang bình trà và rót hai ly để trên bàn. Khách đã yên chỗ.

“Tôi chờ đợi.”

“Tôi là bạn của anh Thúc.” Khách nói.

Thúc là anh tôi.

Năm Bảy Hai, anh Thúc tôi đóng lon thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến. Anh bị thương nặng trong một trận đụng độ với Việt Cộng ở Đông Hà. Ở Tổng Y Viện Cộng Hòa ra, anh được lệnh giải ngũ. Anh Thúc ngồi xe lăn, không nói được, muốn trò chuyện với ai phải ra dấu hoặc viết xuống mặt giấy, mà phải viết bằng tay trái, chữ lăn quăn rất khó đọc. Bạn bè đồng đội anh khá đông. Nhiều người đến thăm anh.

Phần lớn tìm cách giúp chị và các cháu. Sau Bảy Lăm, con trai lớn anh đóng lon đại úy, bị bắt đi học tập cải tạo. Thằng kế đóng lon trung úy, cũng bị đưa đi trại tập trung. Anh liệt giường, thuốc men lúc có lúc không. Đôi khi có thuốc thì không đủ tiền mà mua.

Khi chạy vạy được tiền thì thuốc không có. Chị Thúc vừa nuôi chồng, vừa bới xách quà thăm nuôi hai đứa con trai ở hai trại cách xa nhau hàng mấy trăm cây số. Chị đầu tắt mặt tối, tất tả ngược xuôi như một bà già, mặc dù tuổi tác chị chưa đến nỗi nào như vậy. Tháng trước chị biên thư cho tôi nói bệnh tình anh Thúc bây giờ hết thuốc chữa. Anh đau đớn lắm. Cả nửa thân người tê liệt, trăn trở không được, da thịt bị tấy lên, hôi thối. Cả nhà thương anh và khổ vì anh. Anh nói anh chỉ muốn chết cho xong, không phải phiền lụy ai. Tôi có bàn với Quỳnh có lẽ mình phải về quê một chuyến thăm anh chị Thúc.

“Anh là bạn anh Thúc?” Tôi hỏi lại.

“Vâng, tôi là bạn học của anh Thúc từ hồi nhỏ kia. Tôi tập kết ra Bắc Năm Năm Tư...” Khách nói, mắt chiếu thẳng vào mắt tôi. “Hơn hai mươi năm tôi mới gặp lại anh ấy. Tôi vừa đi thăm anh Thúc trên đường vào Sài Gòn. Chị Thúc nhờ tôi đến gặp chú.” Khách đổi cách xưng hô, “cho chú hay là cô chú cố gắng thu xếp về thăm anh Thúc một lần cuối.” Khách ngập ngừng, “có lẽ anh Thúc không qua khỏi.”

(Còn tiếp)

06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44536)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 52124)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 69544)
Bảy năm gắn bó ở trung học Ngô Quyền đã cho tao nhiều kỷ niệm, nếu viết thành sách cũng mấy trăm trang. Viết thơ cũng mấy chục bài.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 53996)
Những cô giáo trường Nữ Tiểu học ngày xưa đã từng là niềm hãnh diện tự hào của người xứ Bưởi Biên Hòa .
29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51556)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70166)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 64410)
Hoàng Duy Liệu mở trang Đại Hội Ngô Quyền 2013 và bà con ta nhào vô vui hết biết. Phải công nhận mỗi người con Ngô Quyền đều tha thiết về ngôi trường kỷ niệm nên ai cũng nôn nao.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 59551)
Đành vậy! Thôi cũng một lời cám ơn. Cám ơn người em với kỷ niệm tình rất đẹp, dù chỉ là bờ lưng quay vội và không là trăm năm…
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 62948)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119368)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82393)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 54214)
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 50566)
Chúng ta tan biến vào nhau trong tình yêu cuối đời muộn màng mà thơm lừng thi vị, như hai ly rượu ngon mình đưa lên môi nhau sóng sánh ái ân, nồng đượm hương vị tình yêu...
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75658)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57960)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53978)
Xin được một lời cám ơn gia đình anh chị Lê văn Tới, cám ơn toàn thể anh chị em đồng môn và bạn bè Bắc Cali với những tình cảm đẹp.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53014)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 72223)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 47058)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 51094)
Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn,