Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - CHUYỆN MỘT LÁ THƯ CẤT TRONG KINH THÁNH

07 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51072)
Hoàng Mai Đạt - CHUYỆN MỘT LÁ THƯ CẤT TRONG KINH THÁNH

Chuyện một lá thư cất trong Kinh Thánh


kinh_thanh-1-large-content


Cuối tuần qua, người bạn đời của tôi thực hiện một công việc mà chúng tôi (nhất là tôi) muốn làm từ lâu nhưng không có thời giờ, và cũng không mấy hứng thú khi làm chuyện đó. Ấy là xem lại những món vật cá nhân và bỏ bớt đồ đạc cho nhà được thoáng rộng. Ở thời điểm tuổi đã xế trưa, bắt đầu thấy thấp thoáng bóng hoàng hôn của tuổi già, chúng tôi không muốn để lại quá nhiều thứ cho con cái phải quyết định “nên giữ hay bỏ” một khi cha mẹ đã ra đi vĩnh viễn.

Cho bớt vật dụng, quần áo của mình, đồ chơi cũ của con thì tương đối dễ, tặng sách thì khó hơn một chút nhưng cũng làm được (chúng tôi đã đành chia tay trong sự tiếc nuối và phải “xử lý” đâu chừng 500 tựa sách, phần lớn sách tiếng Việt được tặng cho một thư viện, phần còn lại thảy vô thùng rác recycle), đến hình ảnh lưu niệm, những trang nhật ký thì hơi khó vì chúng còn “dính” rất gần với những kinh nghiệm hiện hữu của tôi trên thế gian này.

Mỗi khi đọc lại một lá thư hay thấy một bức ảnh từ mấy chục năm trước, tôi không thể không dành một chút thời giờ để suy tư, sống lại thời quá khứ. Nếu tìm ra một tấm hình của hai vợ chồng lâu ngày không thấy, thế nào chúng tôi cũng thốt lên hoặc nghĩ trong đầu một câu y chang nhau, “Sao hồi đó mình trẻ đẹp vậy cà!” Lẽ đương nhiên chỉ trẻ đẹp, dễ thương đối với chính mình.

Có lần tôi rất đỗi “kinh ngạc” khi tìm lại được một kỷ vật mà tôi tưởng đã thất lạc từ lâu: bức thư tỏ tình dài lê thê dành cho “một người” mà nay chính là vợ tôi. Nàng vội cầm lấy bức thư cất vào tủ có ổ khóa rất chắc chắn, và tuyên bố, “Bằng chứng đấy nhé. Từng nói yêu em, viết mùi mẫn như thế nào thì bây giờ không thể chối cãi được đâu đấy.”

Một người khác còn ngạc nhiên hơn tôi gấp nhiều lần, và sung sướng chứ không ngượng ngùng, thẹn thùng như tôi khi nhận ra những dòng chữ do chính tay mình viết mấy thập niên trước. Người ấy là bà Marion Shurtleff, một bà cụ 75 tuổi đang sống tại Quận Cam của chúng tôi. Chuyện của bà Marion không chỉ được nhắc đến ở Nam California, mà ở tận Covington, tiểu bang Kentucky, người ta cũng viết tin về bà.

Bà Marion từng sống ở Covington thời thơ ấu. Mấy tháng trước đây, chính xác hơn nữa là vào đầu năm 2013 tại San Clemente, nơi bà đang an hưởng cuộc đời ở tuổi xế chiều, bà Marion đi bộ đến một tiệm chuyên bán sách mới và cũ. Ở các phố biển dọc theo miền duyên hải California, người ta thường thấy những tiệm bán sách mà có lẽ dành cho du khách muốn đọc truyện trong thời gian nghỉ mát. Bà Marion đến tiệm không nhằm mua sách để đọc giải trí, mà đến để tìm một cuốn Kinh Thánh ấn bản cũ để so sánh với cuốn Kinh Thánh ấn bản mới mà bà đang có ở nhà. Bà đã thắc mắc về một đoạn kinh, muốn biết đoạn ấy được chuyển ngữ như thế nào ở hai bản dịch khác nhau.

Từ một quán sách rất nhỏ hẹp, bà ôm cuốn kinh về nhà và không ngờ vài tháng sau bà khám phá một chuyện lớn, có lẽ là chuyện vĩ đại nhất trong đời bà. Đó là bà tìm thấy một lá thư do chính mình viết khoảng 65 năm trước. Bình thường thì tôi và bạn chỉ khám phá thư cũ cất trong thùng ở dưới garage hoặc trên gác xép. Hầu như chưa có ai nhận ra thư của mình ở một tiệm sách cũ. Kỳ diệu hơn nữa, thư nằm trong cuốn Kinh Thánh của một người khác.

Bà kể với báo chí địa phương về cuốn Kinh Thánh mua ở quán, “Tôi lật qua mấy trang sách, cảm thấy thích nên mua.” Về nhà, bà thấy có một tấm giấy màu vàng gấp ở bên trong. Bà không chú ý lắm đến tờ giấy, chỉ muốn đọc những đoạn kinh mà thôi. Bà xem cuốn kinh được vài lần.

Hai tháng trôi qua, bà bỗng thắc mắc về tờ giấy màu vàng và lấy ra xem. Đó là một lá thư được viết tay và ký bởi một người tên Mary Lou. “Tôi thấy tên này và nhận ra ngay đó chính là tên mình thời thơ ấu.” Khi trưởng thành và dời đi nơi khác, bà đã đổi tên từ Mary Lou sang Marion.

“Tôi nhận ra chữ viết của mình. Tôi la lên. Tôi run rẩy. Tôi khóc. Tôi nổi da gà và lạnh xương sống,” bà lão mũm mĩm, phúc hậu kể với một đài truyền hình.

Lá thư màu vàng là thư em gái Mary Lou từng viết trong một cuộc thi để được nhận một chuyên hiệu của Hướng Đạo Sinh. Trong những hàng chữ mà cô bé 10 tuổi đã viết có một dòng như sau: “Hãy thương yêu thú vật. Không bứt hoa. Không đạp trên cỏ.”

Bà Marion kể rằng bà đã viết những dòng chữ đó ở quê hương Covington cách xa San Clemente hơn 2,000 dặm.

“Làm sao lá thư đã đến đây? Tôi nghĩ nó có liên hệ tới người nào từng giữ lá thư này trong cuốn Kinh Thánh. Mà tại sao lại giữ nó chứ,” bà thắc mắc. Bà hy vọng thân nhân của một nữ huynh trưởng Hướng Đạo từng chấm điểm lá thư sẽ nghe tin này và liên lạc để bà biết thêm tin tức. Tiệm sách không có thông tin gì hơn về cuốn Kinh Thánh cũ.

Trước những câu hỏi chưa có giải đáp, bà tin rằng đây là một tín hiệu từ trên cao. “Có lẽ thư được gởi đến tôi vì một lý do nào đó. ‘Tại sao’ là một câu hỏi rất lớn mà tôi đang muốn biết,” bà nói. Đây có thể là sự dẫn dắt từ một đấng bề trên muốn giúp bà giữ vững niềm tin trên con đường tâm linh mà bà Marion đang bước lên.

Viết đến đây, dù muốn dù không tôi cũng nhận thấy chuyện lá thư kỳ lạ của bà Marion quả thật có liên quan đến hành trình tâm linh của bà. Sự việc bà tìm mua một cuốn Kinh Thánh để so với cuốn ở nhà cho thấy bà đang nghiên cứu những điều gì đó về một thế giới vô hình đang ở ngay bên cạnh chúng ta. Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn, tôi đoán chừng, cũng tương tự như tin rằng ngoài kia có rất nhiều người tốt thì bạn sẽ gặp những người tươi cười với bạn, còn cho rằng ai cũng bất lương thì bạn sẽ thấy toàn những người khó ưa, đáng sợ như kẻ có ý đồ muốn hại bạn.

Câu chuyện về lá thư 65 năm của bà Marion nghe mơ hồ như bao câu chuyện khác từng được kể trên thế gian. Thế nhưng đâu đó đã hiện ra một mũi tên chỉ đường cho tôi ở tuổi “đã qua đỉnh đồi,” nhắc cho tôi biết sự hiện hữu của một thế giới vượt bên ngoài sự giải thích của lý trí. Mũi tên đó chắc hẳn chỉ đường cho tôi đi đúng hướng trong “thung lũng của bóng tối” thường được gợi nhắc trong Kinh Thánh, vượt qua màn đêm si mê luôn được nói đến trong Kinh Phật, để nhận ra một chút ánh sáng lung linh giữa dòng đời vô tận.


Hoàng Mai Đạt

Nguồn: "http://hoangmaidat.wordpress.com."

29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51537)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70154)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 64397)
Hoàng Duy Liệu mở trang Đại Hội Ngô Quyền 2013 và bà con ta nhào vô vui hết biết. Phải công nhận mỗi người con Ngô Quyền đều tha thiết về ngôi trường kỷ niệm nên ai cũng nôn nao.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 59525)
Đành vậy! Thôi cũng một lời cám ơn. Cám ơn người em với kỷ niệm tình rất đẹp, dù chỉ là bờ lưng quay vội và không là trăm năm…
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 62896)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119311)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82373)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 54200)
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 50549)
Chúng ta tan biến vào nhau trong tình yêu cuối đời muộn màng mà thơm lừng thi vị, như hai ly rượu ngon mình đưa lên môi nhau sóng sánh ái ân, nồng đượm hương vị tình yêu...
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75631)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57938)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53970)
Xin được một lời cám ơn gia đình anh chị Lê văn Tới, cám ơn toàn thể anh chị em đồng môn và bạn bè Bắc Cali với những tình cảm đẹp.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 52990)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 72199)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 47046)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
01 Tháng Sáu 2013(Xem: 70382)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc Ca Sĩ : Hương Giang.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 82561)
Chia tay trong lưu luyến và chúc sức khỏe cho nhau để mong còn được thường gặp mặt Ngày hôm sau, trong lúc ngôi chờ lên máy bay về lại Canada, những hình ảnh thân quí ấy lạị hiện ra
30 Tháng Năm 2013(Xem: 59376)
Xin thắp một nén hương cho những vị Giáo Sư và bạn bè cùng lớp đã nằm xuống (*). Thân tặng các Bạn cùng lớp.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 60120)
Khóa 8 NQ nhập học nay đúng 50 năm, nửa thế kỷ, gần một đời người. Những cô cậu bé học trò ngày xưa giờ gặp gỡ nhau để nhắc về kỷ niệm. Tuổi thì quá lục tuần và mái tóc điểm trắng theo mưa nắng thời gian.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 82302)
Wembley, "thánh địa" của làng banh Anh quốc tràn ngập màu cờ sắc áo của hai đội banh Đức tranh hùng trong trận chung kết: Bayern Munchen (Munich) màu đỏ và Dortmund màu vàng sọc đen.