Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - NHỮNG MẢNH ĐỜI TRẺ THƠ NGÀY RẰM THÁNG BẢY…

15 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 35945)
Diệp Hoàng Mai - NHỮNG MẢNH ĐỜI TRẺ THƠ NGÀY RẰM THÁNG BẢY…

NHỮNG MẢNH ĐỜI TRẺ THƠ NGÀY RẰM THÁNG BẢY…

 

dhm_images__3_-large-content

mecca32-large-content

 

Trên những bậc đá rêu phong dẫn lên ngôi cổ tự, có đủ dạng hành khất chực chờ lòng nhân của khách thập phương. Một phụ nữ đầu tóc bù xù, áo quần xộc xệch, nước da cháy nắng … đã biến cái tuổi ba mươi của chị già nua xấp xỉ ngũ tuần. Thế nhưng thu hút ánh mắt tò mò của mọi người, lại là đứa trẻ bụ bẫm trên đôi tay của chị. Rất dễ thương, đứa bé luôn nhoẻn miệng cười, trong lúc mẹ của bé không ngớt huyên thuyên:

- Bố các cháu hở? Ông í suốt ngày “ bát ngát bao la, sáng say chiều xỉn” các bác ạ! Ông í bỏ mẹ con em, ngay khi em vừa đẻ thằng bé này này…

Chị kể lể, chị sinh cả thảy sáu lần, chết một còn năm. Đứa lớn nhất khoảng chừng tám tuổi, đứa nhỏ nhất còn đang bú mẹ. Chị tha đàn con lít nhít rời làng quê nghèo Bắc bộ, lang thang trôi dạt đến miền Đông Nam bộ vừa được mươi ngày. Không nhà cửa, mẹ con của chị bạ đâu ngủ đấy! Không nghề nghiệp, nửa đêm chị dựng đàn con ngái ngủ lê la khắp phố xin ăn. “ Kinh nghiệm” của chị là, vào giờ trái khoáy ít có “đồng nghiệp” cạnh tranh. Và khách ăn đêm, cũng thường tỏ ra hào phóng. Địa bàn đắc dụng nhất cho mẹ con chị là những đình chùa, cho dù không xin được tiền, ít nhất mẹ con của chị cũng sẽ có bữa ăn no nê miễn phí.

Các vị khách viếng chùa, có người dừng chân nựng nịu rồi cho tiền mẹ con đứa bé. Có người đề nghị:

- Cho tui thằng nhỏ đi, tui sẽ nuôi nó ăn học đàng hoàng. Tui sẽ cho chị số vốn làm ăn, để chị chăm lo cho anh chị của nó…

- Thế nhà của bác ở đâu? Để thỉnh thoảng em ghé qua thăm cháu...

- Đâu được! Cho thì cho đứt, không thì thôi. Chứ tui nuôi nó đến lúc mến tay mến chân, chị đổi ý đòi con lại tui biết làm sao?...

Người phụ nữ nghèo khó phân vân, và cuộc “ngã giá” không thành. Có thể, con số vị khách đưa ra không đủ sức lung lay tấm lòng bà mẹ trẻ. Thằng bé còn, chị còn hy vọng có “nguồn sinh kế”. Cho đứt nó đi, thì tương lai của chị và mấy đứa con còn lại tối tăm mù mịt. Thôi thì … mặc cho chúng nó dốt, mặc cho chúng nó dãi nắng dầm sương, cứ ngày ngày “tha” nhau kiếm cơm cách này cũng được!...

dhm_-_images__17_-contentdhm_-_images__21_-large-content

Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo, mái tóc rối bời khét nắng… Chúng khoái chí chén món cà-ri chay, vét sạch sành sanh đĩa mắm sắc dưa leo, rồi sùm sụp húp tô canh chua chan bún … thấy mà thương quá!... Ăn uống no nê, chúng vỗ bụng bành bạch trêu ghẹo nhau rồi cười nghiêng ngã. Chỉ đến lúc này, tôi mới bắt gặp nét hồn nhiên đáng yêu, trên khuôn mặt những đứa trẻ thơ phải vào đời sớm…

Đây là đội quân “đầu đội trời, chân đạp đất” … chuyên nghiệp. Ngày ngày, các em dong ruỗi khắp hang cùng ngõ hẽm lượm ve chai. Hỏi các em thu nhập mỗi ngày, cô bé tên Nghĩa trả lời nhanh nhẩu:

- Hễ “siêng mà hên” thì được mười mấy, còn “xúi quẩy” thì được mấy ngàn…

- Tiền kiếm được, các em dùng làm gì?

- Đưa cho má mua gạo…

- Mua sữa cho em bé …

Hầu hết bọn trẻ sinh ra trong những gia đình đông con – Nhiều nhất “ một chục … có đầu”, ít nhất cũng dăm bảy đứa – Không gia đình nào của bọn trẻ có “ từ một đến hai con”. Nghèo? Tất nhiên rồi! Sức khỏe? Các em sống tựa cỏ cây, hồn nhiên lớn khôn dù ít được quan tâm chăm sóc. Học hành thì sao? Các em tự khai, một chữ bẻ đôi không biết!.. Thật ra, các em đã học xong lớp xóa mù chữ. Nhưng mớ chữ yếu ớt ít oi của các em, thường xuyên bị cái đói hành hà đè bẹp, cho nên các em “mù lại hoàn mù”...

dhm-images__18_-contentdhm_-_images__23_-large-contentdhm_images__2_-large-content

Trừ chú bé chừng mười một tuổi, chân thấp chân cao tên, có cái tên là … Rớt. Các em còn lại, được ba mẹ đặt cho những cái tên rất đẹp. Nào Sang, Giàu, Phú, Quí; Nào Nhân, Nghĩa, Quan, Quyền… Nhưng cuộc đời các em, chẳng đứa nào “ứng” với cái tên được mang khi bước vào đời. Mặc dù vậy, các em vẫn thờ ơ với sự đầy đủ vật chất của đám trẻ con nhà khá giả. Cũng có thể các em chưa đủ ý thức để nhận ra rằng, không được hưởng các “quyền cơ bản của trẻ em”, là điều bất hạnh nhất cho cuộc đời thơ trẻ của các em.

Không được học hành, nên ý nghĩa chữ Hiếu bọn trẻ tỏ ra hết sức mù mờ. Nhưng bằng sức lao động non nớt của mình, quanh năm suốt tháng các em thực hành khá tốt nghĩa cử báo ân, chứ không chỉ đợi đến ngày Rằm tháng bảy. Ngay cả đứa bé trên tay người phụ nữ nghèo khó kia, mới vài tháng tuổi đã “dọc đường gió bụi” kiếm cơm nuối nấng cả nhà. Bởi chắc chắn một điều, sẽ không một vị khách nào dễ dãi bỏ tiền vào chiếc nón tơi của người mẹ, nếu không vì nụ cười ngây thơ dễ thương của bé …

Tháng 08/2013

Diệp Hoàng Mai

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80787)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74252)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65816)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78676)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68882)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76292)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76879)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73920)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74024)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72752)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72109)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75619)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74317)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80568)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74157)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75929)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69275)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73867)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69445)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66630)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .