Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quang Trần - HOÀI NIỆM

06 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 146849)
Quang Trần - HOÀI NIỆM

 

 

HOÀI NIỆM 

(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)

cau_nguyen-content


 Khi em ngồi đây viết những dòng chữ này, thì bên quê nhà những người thân trong gia đình, bạn bè thân hữu , làng xóm láng giềng… đang tin đưa linh cửu và hương hồn anh về cõi vĩnh hằng. Còn em, xa cách anh những nửa vòng trái đất, trong giờ phút này thì nước mắt cũng muốn trào ra, cố lắng đọng vào lòng để ghi lại cho anh, cho em những gì sâu lắng mà mai này và mãi mãi về sau, anh và em không bao giờ còn gặp nhau nữa.

 Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả em bên này trong gần một tháng qua đã tiên liệu ngày anh sẽ mãi mãi vĩnh biệt cõi trần, song mọi người cố gắng dấu anh tất cả, kể cả Bu-Bá là người cha, người mẹ đã sinh thành và dưng dục anh và những người con trong gia đình. Tuy tuổi đã cao cũng chạy đi chạy về để lo cho anh, anh Hai trên Sài gòn chạy tìm từng loại thuốc, sắc từng chén thuốc Nam mang về tận Biên Hòa cho anh uống, những đứa em dù bận bịu công ăn-việc làm và gia đình riệng cũng tranh thủ từng lúc một, để qua lại ở bên anh trong từng giây phút, vợ con anh cũng lo lắng trong từng thời khắc… Du trong ai cũng biết chắc rằng anh không thể qua khỏi nhưng mọi người vẫn cầu nguyện cho anh để tìm xem trong những khonh khắc còn lại của anh có điều kỳ diệu sẽ xãy ra, để anh hồi sinh và trở về với mọi người.

 Cách gần một tuần nay, từ bên này em điện thoại về, em đã thật mừng khi em nghe được giọng nói của anh, nghe anh nói đã uống được sửa, ăn được vài muỗng cơm. Em còn hỏi anh, thích ăn gì để em dặn mấy đứa nhỏ nấu hoăc mua để anh ăn. Lúc đó, em vừa ngờ vực sự tỉnh trở lại của anh nhưng trong lòng em vẫn thầm cầu nguyện điều kỳ diệu sẽ xuất hiện, để anh vượt qua đim dừng cuối của một kiếp con người. Nhưng không phải vậy, chỉ hai ngày sau em lại nhận được điện bên nhà báo qua… Anh đã ra đi và mãi mãi anh em mình không còn gặp lại nhau, để những chuyến về thăm nhà sau này của em sẽ không còn gặp lại anh nữa.

 Ngày xưa, trong gia đình mình, nhìn vào ai cũng khen anh cao ráo, đẹp trai nhất trong nhà, lại còn học giỏi và chơi thể thao cũng hay. Tuy gia cảnh của mình có khó khăn từ thuở anh em mình còn niên thiếu, nhưng anh cũng không nề hà mặc cảm, không chút tự ti…, vừa đi học vừa phụ trông coi sạp báo, chiều về, chạy ra đại lý lấy báo dù phải ngồi ngay ở lề đường để gấp những tờ báo cho nhanh, mong cho sạp báo mình có trước để bán được nhiều hơn nơi khác. Mặc dù trên con đường ấy tấp nập người qua lại.

 Thời còn học ở Ngô Quyền, ngoài chuyện học hành chăm chỉ, là tấm gương học tập gia đình và trong bạn bè. Anh còn là tay đánh bóng chuyền cừ khôi của trường. Những năm đệ nhị cấp, anh còn khoác áo đội tuyn của trường (có anh M, anh Thất…) tranh giải khối trung học của tĩnh, nào đánh với các đội của Trường Minh Tân, Khiết Tâm, Dĩ an… thì trường mình đều giành chiến thắng, mà trong đó có đóng góp của anh. Sân bóng chuyền trường mình nằm kế bên cột cờ, ba cạnh thì có khán đài cổ vủ là các dãy lầu bao bọc, nên khi những cú đập ghi đim của anh, của bạn bè anh trong đội, thì chung quanh vang lên tiếng vỗ tay hoan hô náo nhiệt. Mà anh ơi, giờ phút này trong lòng đất lạnh, anh có còn nghe được những tràng pháo tay đó nữa không anh …?

 Sau năm 1975, điều kiện gia đình mình sa sút. Anh phải bỏ học ở Sài gòn để về nhà phụ giúp gia đình. Em nào quên được thời điễm đó, cứ khoảng 4-5 giờ sáng là anh và em phải thức dậy lo chuẫn bị lên đường, cột vào chiếc xe đạp thồ con rựa thật bén, treo vào tay lái những lon cơm và ít đồ mặn, cái can chứa nước bằng nhựa để dành uống cả ngày … thế là trong khi thành phố còn đang yên giấc, trong khoảng không tỉnh lặng… chỉ có hai anh em đạp xe hì hục lên tận Trảng bom sao cho thật sơm để đở mệt khi nắng lên… Tranh thủ thời gian, là phát rừng làm rẩy, bàn tay học trò ngày nào giờ phải cầm rựa, cầm búa để hạ cây, mà có cây còn bự hơn cả hai anh em mình. Buổi trưa tranh thủ ăn vội vàng mấy miếng cơm đã nguội mà đồ ăn thì cũng chẳng có đầy đủ gì… rồi tranh thủ chặt gom củi, chất lên xe đạp, chằng chéo ràng buộc sao cho chắc chắn để lại vượt từ Trảng bom về lại Biên hòa, mỗi lần lên dốc Tân Bắc rồi dốc Bùi chu, anh dừng lại đẩy cho xe em lên trước, rồi anh quay lại mới đẩy xe mình lên sau… Cả hai anh em đều ráng mang về thật nhiều củi để bán lấy tiền trang trải trong gia đình, không một tiếng thở than, không một lời phiền muộn. Rồi cũng phát xong được mẫu rẫy, anh lại cùng Bu cất nhà và ở hẳn trên Trảng bom làm rẩy. Còn em ở lại Biên Hòa học cho hết năm cuối. Và cũng chính đây là dấu ngoặc của cuộc đời anh.

 Đến tn bây giờ, em vẫn còn tự hỏi mình mà không trả lời được, cuộc đời tuy gập gềnh thuở ban đầu, nhưng trong anh vẫn có nhiều thứ mà có lẽ nhiều người ao ước mà không có được. Một mái ấm gia đình- anh có. Một cuộc sống chưa thể gọi là cao vọng nhưng đầy đủ- anh cũng có được, con cháu ngoan ngoản, giỏi giang- anh cũng có được … đứng ngay chổ mình đang đứng thì anh đã có tất cả, đủ để hài lòng và vui vẻ với những gì mình đang có trong tay…

 Vậy mà anh không ôm gi nó, anh không níu chặt cuộc đời mình lại như những ngày nào mình cột chặt những bó cũi... anh không tận hưởng niềm hạnh phúc trào dâng như ngày xưa anh nghe những tràng pháo tay cổ vũ những pha đánh bóng đẹp của anh thời còn đi học… tại sao anh lại buông tay thả trôi tất cả những gì mà chung quanh anh mọi người cố kéo anh lại. Dù biết rằng trong anh, trong em và trong tất cả mọi người, không ai có thể thắng được số phận đã an bài cho một kiếp người, kiến nghiệp, tạo nghiệp và trả nghiệp là luân hồi, là trong vô thường như lời Phật dạy, nhưng tại sao Anh không ráng chờ em về thăm nhà, để hai anh em hàn huyên, tâm sự rồi anh hãy đi… để em không trách và muộn phiền về anh.

 Tại sao và tại sao anh đánh mất d dàng quá trong cuộc đời mình, mà bây giờ anh có thanh thản không anh? anh đã nhẹ lòng về với cát bụi mà chung quanh anh mọi người luôn nhớ và nuối tiếc cho anh nhiều lắm.

 Anh ơi, em không thể nào viết thêm được nữa , những dòng nước mắt cứ muốn trào ra thôi anh à, em muốn gào thét lên để trả anh về lại … nhưng nào có được. Anh đã đi và mãi mãi không về lại rồi, bên nhà chắc hẵn giờ phút này, Bu-Bá, anh chị em trong nhà và mọi người thân của anh đang khóc lịm vì anh. Còn em bên này, gia mùa đông tuyết giá thứ mười trên đất lạ, em nghe buốt lạnh trong hồn, từ đáy sâu thẳm trong lòng em… giờ này , em đã mất anh.

  VĨNH BIỆT ANH, YÊN GIẤC NGÀN THU… ANH CỦA EM: VINH ƠI! VINH ƠI! VINH ƠI…   


Quang Trần

(Canada, viết lúc 4 PM ngày 5 tháng 1 năm 2012, tức lúc 5 AM giờ VN, ngày thứ sáu, 06 tháng 01 năm 2012)

 

 

30 Tháng Mười 2014(Xem: 32713)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 29145)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 29020)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 31156)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 20333)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).
19 Tháng Chín 2014(Xem: 23084)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 26320)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24870)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16936)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 31058)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24997)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 29501)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38323)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18729)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16879)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14627)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22586)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16953)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20961)
Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.