Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nàng Dâu Ngô Quyền - NHỮNG Ý NGHĨ VỤN

14 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 91537)
Nàng Dâu Ngô Quyền - NHỮNG Ý NGHĨ VỤN



NHỮNG Ý NGHĨ VỤN


tranngocdanh2-content

 
Nói hơi quá đáng và theo văn ngữ của Kim Dung, tôi đã “sơn khê vạn dặm” để về dự Ngày Hội Ngộ Ngô Quyền Thế Giới Lần Thứ 2, ngày 3 tháng 7 năm 2011 vừa qua!

Vượt qua mấy trăm miles trên xe đò, rồi ngồi trong xe Van chật chội, chân co chân duỗi như con gà luộc cúng mồng ba Tết, tôi đau đáu một ý nghĩ là sẽ gặp lại bạn xưa và Thầy Cô cũ. Chỉ chừng đó thôi, mọi khó chịu hay cực nhọc tan biến đâu hết mà chỉ còn lại sự háo hức bên nụ cười tưởng chừng tươi trẻ như thuở còn thanh xuân.

 Mà thật như vậy, tôi đã được đền bù xứng đáng! Quanh tôị những gương mặt quen và không quen như hòa nhập vào nhau, không phân biệt nam nữ hay tuổi tác. Họ nói cười reo hò, bắt tay, ôm nhau như chưa từng thấy nhau trên cõi đời nầy. Thầy Cô và những đấng phu nhân, phu quân đi cùng không bao giờ thấy mệt mỏi khi thăm hỏi nhau và trả lời “bọn trẻ học trò” những câu hỏi ngây ngô như hồi còn trong lớp: Thầy mệt không? Cô khỏe không?. Những câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời sẽ như thế nào! Không gian đặc quánh tình thương tưởng như những giận hờn ganh ghét không có kẽ để chui lọt vào.

 Tôi đã hạnh phúc cùng chồng đến chào Thầy Phiên, Thầy Phúc, Thầy Phố, Thầy Cát, Thầy Hoài… và những Thầy Cô khác, mắt nhìn quanh coi có Cô Hồng Oanh ngày xưa không? Cô Nhã Ý? Không! Thầy Nguyễn Xuân Hoàng qua những đầu sách nổi tiếng từ lâu hay những bài viết sắc bén trên VOAnews? Không! Thầy Nguyễn Văn Lục mà tôi quá thán phục qua bài Bùi Giáng Giữa Chúng Ta trong tác phẩm Hai Mươi Năm Miền Nam mà tôi mới đọc? Không! Một chút buồn man mác khó giấu! À! Cô Trí kìa! Cô Nguyệt San Diego kìa! Các Cô vẫn vậy với nụ cười hiền hoà dễ mến và dễ nhớ như hồi còn trong lớp ngày xưa! Phần đông Thầy Cô không nhớ học trò cũ, nhưng chúng em làm sao quên Thầy Cô được? Xin phép mượn trang viết nầy và thay lời ông xã vẽ lại khoảng sân trường xưa, khung lớp cũ, bảng đen, phấn trắng với lời dạy dỗ tuyệt vời ngàn năm ghi nhớ để nhớ ơn Thầy Cô một thời trên bục giảng nay còn sức khỏe về với Đại Hội năm nầy! Cả những Thầy Cô không về được vì những lý do khác nhau, xin nhận nơi chúng em những lời thậm cảm suốt đời ghi nhớ mãi!

 Tôi đã hạnh phúc gặp được những đồng môn cùng khóa hay khác khóa của ông xã tôi, mà tôi đã nhắc nhở trong bài thơ thỏ thẻ “dụ “ông về dự Đại Hội. Anh Tô Anh Tuấn vẫn là người xông xáo dù theo anh, bây giờ nhiệt huyết có hao mòn đôi chút. Chị Hiền vẫn nụ cười hiền như lần tôi gặp cách nay 3 năm! Rồi Anh Ma Tâm ”xe be” luôn xôm tụ; anh Ma Phúc vẫn trầm ngâm hiền hoà. Anh Ma Xuân vẫn trẻ có mái tóc đen rậm như chàng Leonardo Dicaprio hồi đóng phim Titanic và Cô Phượng áo dài phù hiệu như còn dưới đôi mươi. Cô Ma Huệ, Cô giáo Hà Thị Nhung, Cô Ngọc Dung, Cô Minh Thủy tuy khuôn mặt có phảng phất chút phụ huynh, nhưng vóc dáng vẫn giữ nét học sinh ngày nào! Tôi gặp lại nhà văn Hoàng Mai Đạt sánh vai cùng nhà thơ Nguyễn Thị Minh Thủy rất vui! Tôi đã bắt tay và phỏng vấn vài câu với anh Trần Kiêu Bạc mà không thấy những người tài ba về nhạc như Ngô Càn Chiếu, Phạm Chinh Đông mà chỉ thấy ở phần trình diễn một tài ba trẻ là Anh Huỳnh Quan Minh, nghe nói là Bác Sĩ và là Nhạc Sĩ có “ tay nghề” cao, lại đẹp trai quá cỡ!

Tôi đã bắt tay cây viết tài ba Diệu Hương và rất chú ý Diệu Hương rất hăng say trong việc ca hát và phỏng vấn Thầy Cô (xin chữ ký luôn vì theo Diệu Hương, những dấu tích nầy sẽ có giá trị mỗi ngày mỗi tăng theo năm tháng). Tôi đã gặp và biết mặt những nhà thơ lớn của WEB Ngô Quyền như Võ Thị Tuyết, Thy Lệ Trang (từ Tiểu Bang Massachusetts về), nhà thơ Tưởng Dung cùng phu quân là anh Sinh và những ân nhân trong những lần họp mặt là anh Kiệt và chị Cao Chung. Tôi không thể quên anh Mai Trọng Ngãi, anh Lữ Công Tâm, chị Tất Ứng, anh Nguyễn Hữu Hạnh và chị Nguyễn Thị Mỹ trong vai trò Đại Diện Ngô Quyền và giữ vai trò MC rất hay, được hoan nghênh nhiệt lịệt. Tôi chỉ kịp nhìn thấy mà không kịp chào Cô Hạnh, họa sĩ trẻ, đẹp từ Úc sang, người đã tham gia vẽ tranh cho Đặc San rất có hồn. Anh Phẩm của San Jose ngày nào vẫn không khiêm nhượng ở chiều cao và nụ cười thân ái.

 Tôi gặp những bạn học của ông xã tôi, nhìn họ ngỡ ngàng nhận ra nhau mà thấy thời gian luôn tàn nhẫn với mọi người để bạn không nhìn ra bạn mà phải chờ xưng tên mới hình dung ra! Đỗ Hữu Phương. Mai Minh Tuất, Tiêu Em Thành, Nguyễn Ngọc Ẩn E, Đặng Hùng, Trần Ngọc Danh, Hà Thị Nhung… của lớp Đệ Nhất B ngày xưa đó! Rồi cô Trang cùng anh Thắng cũng về hội ngộ năm nầy với biệt danh khó quên là Cô Út Phở!

 Tôi trở lại việc phỏng vấn Anh Trần Kiêu Bạc về phụ bản mà anh vẽ ở trang trong Đặc San, anh ngỏ lời cảm ơn Ban Biên Tập sáng suốt và độ lượng đã “KHÔNG CHỌN” bức tranh nầy làm bìa như là không cho Cô Gái Đặc San mặc áo dài nhà may Thiết Lập mà vô tình biến bức tranh thành nội y (underwear) để vào trong nên càng hấp dẫn hơn vì nội y phụ nữ càng nhỏ, càng giấu kín, càng lãng mạn, càng đắt tiền và càng có giá trị cao hơn. Qua tiếng lao xao, tôi nghe vang vọng bài hát về Ngô Quyền 55 năm mãi mãi một thời để nhớ để thương mà lòng nôn nao một cảm xúc khó tả.

 Tôi, một mình, không thể ngắm nhìn bao quát hết, mà còn phải chú ý đến các món ăn ngon của Nhà Hàng nữa, nên chỉ thấy đâu kể đấy như một mụ nhà quê lần đầu theo chồng ra Tỉnh vậy! Xin tha thứ nếu tôi kể tên ra còn thiếu sót!

 Đó là thấy, còn nghe nữa! Tôi nghe đâu đó có người đã nói ” PHẢI CHI” như sau:

Phải chi phần kỹ thuật của Nhà Hàng khá hơn thì mọi người đã nghe rõ và chú ý hơn là vì nghe không rõ nên nhiều người cứ xao lãng, lo bàn chuyện riêng thay vì tập trung vào chủ đề trên sân khấu. (chuyện nầy có thể sửa chửa trong những lần sau).

Cuối cùng xin hoan nghênh BTC đã có sáng kiến và chịu chi phí cho việc chụp hình kỷ niệm cho cá nhân về dự Đại Hội nên chúng tôi có một tấm hình đẹp trong dịp nầy!

 Ca dao ngày xưa đã có câu:

Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam


 Bây giờ lỡ làm nàng dâu Ngô Quyền rồi, tôi muốn thêm vào hai câu cho trọn tình trọn nghĩa:

Nếu mình sống được ngàn năm

Mỗi năm đưa thiếp về thăm Ngô Quyền!


 Ông xã ơi! chàng con trai Ngô Quyền chịu hông?

 Xin chấm dứt và hẹn tái ngộ khi có dịp gởi tâm tình.


 NÀNG DÂU NGÔ QUYỀN

23 Tháng Tư 2024(Xem: 447)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 327)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 405)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 681)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 402)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 738)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 550)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 644)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 859)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1368)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1015)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 937)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 902)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1732)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1227)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1428)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1308)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1208)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1233)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1478)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…