Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

KỶ NIỆM VÊ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA - Phạm Anh Quân

05 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 101261)
KỶ NIỆM VÊ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA - Phạm Anh Quân
KỶ NIỆM V TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA

blank




Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
Tôi học tiểu học ở Sàigon 1965-70. Nghỉ hè năm 1970 cha tôi chuyển về đơn vị tại BH và nộp đơn cho tôi thi vào lớp 6 trung học Ngô Quyền, BH. Nếu thi rớt tôi chắc phải học trường khác như Trần Thượng Xuyên, Khiết Tâm, Minh Tân, Phan Chu Trinh. Vì là con trai phải đi học đúng tuổi quân dịch, nếu đi học trể tuổi quân dịch sẽ không học đến lớp 12 được, con gái thì sao cũng được, trể 1,2 năm cũng không sao.
Tôi thi vào lớp 6 tại trường Phao Lồ, bên kia đường là trường Nguyễn Du, lâu quá không nhớ là phòng thi nào, số báo danh là 2694 hoặc 2964 gì đó. Thi 3 buổi, 3 môn: Toán, Văn, Câu hỏi thường thức.
Đề thi môn Văn (không nhớ đúng nguyên văn): Nên hay không nên giúp đỡ người nghèo? tại sao?
Nếu số báo danh của tôi xem như gần cuối hoăc là cuối thì năm 1970 có gần 3000 thí sinh thi vào lớp 6 trưòng NQ.BH
NK 1970-71 trường NQ.BH tuyển 12 lớp 6, nếu lấy sỉ số trung bình mỗi lớp là 60 học sinh thì chỉ có 720 học sinh trúng tuyễn. 3000 thi tuyễn lấy 720 nghĩa là 1 loại 4
Ngày có kết quả trúng tuyễn, người nhà tôi đi xem, tôi ở nhà rất lo lắng vì nếu rớt phải đi học trường tư, tháng nào cũng đóng học phí và nếu vào học trường NQ thì có danh tiếng hơn vì là trường công lập lớn nhất tỉnh BH
Khi có tiếng xe ngừng trước cửa nhà, chưa thấy người nhà thì đã nghe tiếng nói to: đậu rồi! đậu rồi! Tôi mừng quá chạy vòng tròn trong nhà mấy vòng liền! Sau đó là ngày đến trường làm thủ tục nhập học và đóng niên liễm (1 năm học chỉ đóng 1 lần).
Tôi không đi xem kết quả nên không biết mình đậu hạng mấy. Người nhà chỉ nói tôi đậu vào lớp 6 rồi, không nói tôi đậu thứ hạng nào!

 Đầu năm 2010, có dịp gặp 1 vài bạn cùng học lớp 6 năm xưa, khi nhắc lại kỷ niệm có bạn còn nhớ rõ mình đậu lớp 6 hạng nào... Vì có học 3 năm chương trình Pháp ở tiểu học nên thi lớp 6 tôi chọn sinh ngữ Pháp và được xếp vào lớp 6/8 NK 70-71.
NK 70-71 có 12 lớp 6 từ 6/1 đến 6/12 chỉ có 4 lớp Pháp văn là 6/1 nữ, 6/2 nữ, 6/3 nam và nữ, 6/8 nam.

 Đến NK 1974-75 lên lớp10 chọn ban A, B thì 4 lớp 6 Pháp văn nói trên cho ra 4 lớp 10 sinh ngữ 1 Pháp: 10A1 nữ, 10A2 nam và nữ (lớp tôi học), 10B1 nữ, 10B2 nam và nữ. Khi học sinh ngữ 1 là Pháp văn thì có thêm sinh ngữ 2 Anh văn học rất dễ và nhanh vì văn phạm Anh không nhiều phức tạp như Pháp. Nếu ngược lại thì sao tôi không rõ lắm.
Đến NK 1975-76 có sự đổi tên ban A gọi là D, ban B gọi là C nên từ 10A2 tôi lên học 11D2.
NK 1976-77 vì ít học sinh nên gộp 2 lớp 11D1 và 11D2 thành ra lớp 12D1.Tôi thi tốt nghiệp lớp 12 vào ngày 17.05.1977 (trước 75 gọi là thi Tú Tài). Số báo danh 718 thi tại trường NQ.BH
Ngày có kết quả thi hết lớp 12 cũng là ngày tôi giã từ mái trường thân yêu đã học 7 năm sau khi đến nghe đọc kết quả qua loa phát thanh tại sân cột cờ trường NQ.BH (nghe đọc tên và số báo danh đã đậu tốt nghiệp, không có xếp thứ hạng gì).

 Từ lớp 6/8(70-71) đến lớp 10A2(74-75), lớp tôi học có số học sinh trung bình là 60-62 hs, đến lớp 11D2(75-76)chỉ còn khoảng 40-45 hs vì nhiều lý do:
- một số bạn theo gia đình đi di tản ra ngoại quốc ngày 30.4.75
- hết chiến tranh, một số bạn theo gia đình trở về quê quán.
- một số bạn phải dang dở nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn.
- một số bạn, gia đình vẫn có thể cho đi học tiếp nhưng tinh thần chán nản tự ý thôi học.
Riêng gia đình tôi, cha tôi truớc khi đi tập trung cải tạo có nói: các con cố gắng đi học tiếp nếu mẹ vẫn lo cho các con được.
Mẹ tôi đã vất vả thay cha lo toan cho gia đình để tôi được đi học thêm 2 năm nữa hết lớp 12.
Sau nầy, khi ra đi làm ở nhiều nơi, tôi không nhớ là đã nghe ai nói hoặc viết: “...cùng làm một việc đơn giãn nào đó nhưng người có học lớp 12 sẽ khác với người chỉ học lớp 5, lớp 7... “
Tôi có đi thi tuyễn vào Đại Học 2 năm liền 1977 và 78 nhưng đều rớt, có thể là do bài thi tôi làm kém, cũng có thể là do xét lý lịch vì cha tôi vẫn đang bị tập trung cãi tạo
Có thể vì lý lịch mà tôi không học lên Đại Học được nhưng cũng nhờ lý lịch mà tôi không phải đi nghĩa vụ quân sự khi có chiến tranh với Campuchia
Nếu tôi nhớ đúng, từ NK 1969-70 trường NQ có thêm 1 dãy lầu mới, 1 đầu nồi liền với dãy lầu ngang phía sau,1 đầu cách khoảng là đến Phòng giáo sư (sau 1975 là Phòng giám thị)
Đi vào cỗng chính trường NQ, bên trái là Phòng thí nghiệm, bên phải có khoảng sân trống rồi đến dãy lớp học của trường Trần Thượng Xuyên (về sau mới có hàng rào ngăn cách).

blank


Từ cỗng chính đi thẳng đến cuối rẽ trái cũng có phòng học và phòng dạy võ thuật. Vị trí trung tâm là sân cột cờ, NK 70-71 vẫn còn là sân nền đất, về sau được tráng nhựa. Nếu xem như hình vuông, 1 cạnh là Thư Viện, đối diện là dãy lầu mới xây từ nk 69-70, 1 cạnh là dãy lầu trước và văn phòng trường NQ, đối diện là dãy lầu sau.
Lớp 6/8 (70-71) tôi học ở dãy lầu mới xây đối diện Thư Viện, sau chuyển qua học ở Phòng thí nghiệm.
Lớp 7/8 (71-72) dãy lầu sau (trên).
Lớp 8/8 (72-73) tại 4 phòng học mới giữa Phòng thí nghiệm với dãy lầu trước.
Lớp 9/8 (73-74) và 10A2 (74-75) cùng 1 vị trí tại dãy lầu sau (trệt).
Lớp 11D2 (75-76) vị trí của lớp 6/8 (70-71).
Lớp 12D1 (76-77) dãy lầu sau (trên).
Hiện nay trường NQ.BH đã xây lại mới (tôi không rõ là từ năm nào).Nếu CHS từ 1975 trở về trước có dịp về thăm lại trường xưa thì cảm giác xúc động chắc cũng sẽ giảm đi phần nào vì không tìm thấy chút gì hình ảnh xưa, dấu vết xưa khi mình còn học ở đây.

 

blank

Học lớp 6 NK 70-71 đúng tuổi quân dịch (đối với nam) là phải sinh năm 1959, một số bạn cùng lớp sinh 1958, 1957 khi lên lớp 9(73-74) buộc phải ra trường tư học nhảy 1 hoặc 2 lớp, nếu không sẽ phải đi lính.
Từ lớp 6 đến lớp 9 tôi chỉ là học sinh trung bình, đủ điểm để lên lớp, không có gì xuất sắc, phần vì sức học cá nhân trung bình, phần vì lớp học toàn là nam sinh, bạn bè có học giỏi hơn mình nhiều hoặc ít cũng chẳng sao. (Nói vui...nếu không có ngày 30/4 và tôi học lớp 11,12 cũng toàn là nam sinh thì có thể tôi sẽ thi rớt Tú Tài và đi lính Trung sĩ).
Đời học sinh lứa tuổi tôi sinh 1959 chỉ có thi vào lớp 6 trường công và thi Tú Tài phổ thong (hết lớp 12) thôi vì đã bãi bỏ thi tiểu học lớp 5, thi trung học đệ nhất cấp lớp 9, thi Tú Tài 1 lớp 11.
Lên lớp 10A2 học chung với nữ sinh, tôi cố gắng học nhiều hơn vì không muốn thua kém con gái! Lớp 10A2 NK 74-75 có 62 hs chỉ có 12 nam sinh và số nam sinh nầy đều xếp hạng kém hơn nữ sinh cùng lớp! Có 1 tháng, người xếp hạng cao nhất trong số nam sinh là tôi ở hạng 18/62 toàn lớp! Oh, thật là đáng xấu hổ cho phận làm trai!
Tôi học không giỏi nhưng lại mơ ước nhiều! Khi lên lớp 10 tôi thầm vẽ ra tương lai cho mình nếu thi đậu Tú Tài (vì cá nhân nhỏ bé của tôi không biết trước là sẽ có ngày 30.4.75):
- thi vào Đại học Sư phạm ra đi dạy học như một số Thầy Cô giáo là thần tượng của tôi(các Thầy: Vũ Khánh Thành, Nguyễn Viết Long, Huỳnh Quan Phận... Các Cô: Trần Thị Lý, Phan Kim Hoa, Phạm Thị Hạnh...)
- ghi danh học Đại học Luật ra tập sự Luật sư hoặc thi vào ngạch Thẩm phán làm công chức Bộ Tư Pháp, nếu bị động viên sẽ là sĩ quan Quân Pháp hoặc sĩ quan Quân Cãnh
- thi vào Đại học Chiến Tranh Chính Trị (Đà lạt) trở thành sĩ quan CTCT, nếu điều kiện thi tuyển không bắt buộc Tú Tài ban B như thi vào Trường Võ Bị vì tôi học ban A, học không giỏi đâu dám học ban B!

Mơ ước thời tuổi trẻ của tôi mãi mãi không thực hiện được. Khi tôi vào học lớp 6/8 NK70-71 thì:
Hiệu trưởng: thầy Phạm Đức Bão
Giám học: thầy Phạm Khắc Thành
Phụ tá: thầy Hoàng Đôn Trịnh
Tổng giám thị: thầy Dương Hòa Huân
Phụ tá: thầy Cơ ( tôi không nhớ họ tên của thầy).

Khi thầy Bảo chuyển đi làm Trưởng ty VHGD&TN thì :
Hiệu trưởng: thầy Phạm Khắc Thành
Giám học: thầy Hoàng Đôn Trịnh
Phụ tá: thầy Trần Minh Chính
Tổng giám thị: thầy Đoàn Hữu Ý
Phụ tá: thầy Huỳnh Kim Thân.

Sau ngày 30.4.1975 trường NQ có Ban điều hành :
Trưởng Ban (Hiệu trưởng tạm thời): thầy Nguyễn Xuân Kỳ (hình như thầy từ nơi khác chuyển đến).
Phó Ban: cô Nguyễn Thị Luông
thầy Nguyễn Văn Thại
thầy Trần Thiện Cơ
 Từ NK 76-77 trường NQ có Hiệu trưởng và Hiệu phó chính thức là giáo viên từ miền Bắc chuyển vào.
Các Thầy Cô tôi đã học tại trường NQ khóa 1970-77:
Việt văn: thầy Bùi Quang Huệ (lớp 6/8,7/8), thầy Trần Thiện Cơ (lớp 8/8), thầy Lê Văn Giáp (lớp 9/8), cô Phạm Thị Nhã Ý (lớp10A2,11D2). Lớp 12D1 học với giáo viên từ miền Bắc chuyển vào.
Pháp văn : thầy Phạm Tấn Bình (lớp 6/8, 7/8, 8/8), thầy Trương Hữu Chí (lớp 9/8), cô Đinh Thị Tú Lan (lớp 10A2), cô Quý (lớp 11D2), thầy Võ Đăng Lành (lớp 12D1).
Anh văn : cô Phạm Thị Hạnh (lớp 10A2). Tôi chỉ được học duy nhất 1 năm SN 2 Anh văn NK 1974-75.
Công dân: lớp 6/8 không nhớ. Thầy Nguyễn Minh Mẫn (lớp 7/8), cô Phạm Kiều Tiên(lớp 8/8), lớp 9/8 không nhớ, thầy Huỳnh Quan Phận (lớp10A2). Sau 1975 không có môn Công dân.
Khi học lớp 10 tôi mong nhanh lên học lớp 12 để học môn Triết vì tôi xem sách học Triết của người lớn trong nhà thấy có nhiều bài học hay lắm nhưng sau 1975 không có môn Triết nữa.
Sử Địa: thầy Đoàn Hữu Ý (lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, thầy Trần Công Nho (lớp 8/8), thầy Lê Ngọc Ẩn (lớp 9/8), cô Lương Thị Mỹ (lớp 10A2).
Lớp 11D2 NK 75-76: Sử (cô Lương Thị Mỹ).
Địa (thầy Trương Hữu Chí).
Lớp 12D1 NK76-77: Sử (thầy Đại, không nhớ họ tên của thầy).
Địa (không nhớ thầy nào dạy).
Toán: lớp 6/8 không nhớ, thầy Nguyễn Văn Phố (lớp 7/8), thầy Huỳnh Kim Thận (lớp 8/8), thầy Nguyễn Phi Long (lớp 9/8), cô Trần Thị Nguyệt Thu (lớp 10A2), thầy Nguyễn Phong Cảnh(Lớp 11D2), thầy Lê Văn Túy (lớp 12D1).
Vạn vật (sau 75 gọi là Sinh vật): cô Phạm Thị Anh Nga (lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, cô Phạm Thị Khang (lớp 8/8 và 9/8, cô Phan Thị Tánh (lớp 10A2), cô Kim Cúc (lớp 11D2), thầy Nguyễn Xuân Kỳ (lớp12D1).
Lý hóa : cô Đặng Thị Tuyế t(lớp 6/8), lớp 7/8 không nhớ, thầy Nguyễn Hữu Lợi (lớp8/8), cô Trần Thị Lý (lớp 9/8), cô Phan Kim Hoa(Lý) và thầy Tô Hoàn Lộc (Hóa) (lớp 10A2).
Lớp 11D2 (75-76) : Lý (thầy Trần Văn Tới)
Hóa (cô Phan Kim Hoa)
Lớp 12D1 (76-77) : Lý thầy Lương Văn Hoa)
Hóa (cô Nguyễn Thi Kim Còn)

Một số CHS đã trở thành thầy, cô giáo trở về dạy học tại trường NQ. Sau 1975, nghe bạn bè ở BH nói có lúc Hiệu trưởng/phó cùng là CHS
Thầy, cô giáo học Sư Phạm ra đi dạy học gọi là công chức chính ngạch, không học SP nhưng có trình độ học vấn theo quy định xin đi dạy học thì gọi là giáo chức khế ước (hợp đồng).
Thầy Huỳnh Quan Phận là cữ nhân Luật, không học SP nhưng dạy học rất hay.
Cô Đinh Thị Tú Lan là cữ nhân Văn Khoa (Pháp), dạy Pháp văn lớp 10A2 74-75 rất được học sinh ngưỡng mộ.
Học sinh nào có mơ ước học SP ra đi dạy chắc ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ thầy, cô giáo đã dạy mình học (tôi có lúc cũng mơ ước đi dạy học như các thầy, cô đã dạy tôi học).
Tôi không được học với thầy Bảo, Hiệu Trưởng, nhưng có học với thầy Phạm Thăng Long dạy Lý Hóa lớp 7/8 71-72 là em trai thầy Bảo và học với cô Phạm Thị Hạnh dạy Anh văn SN2 lớp 10A2 74-75 là con gái thầy Bảo.
Có lúc một số Thầy mặc quân phục đi dạy học vì là sĩ quan biệt phái (chắc vì lý do cần thiết nào đó nên ngày hôm đó Thầy phải mặc quân phục). Theo tôi hiễu, sĩ quan biệt phái là: các Thầy đã đi dạy học, rồi bị động viên vào lính theo nhu cầu của quân đội, một thời gian sau xin trở về dân sự, làm SQ biệt phái sẵn sàng trở lại quân đội khi cần thiết.
Tôi nhớ một số Thầy là SQ biệt phái (qua huy hiệu nơi tay áo) như sau:
Thầy Phạm Tấn Bình (Trung úy CTCT)
Thầy Nguyễn Văn Phố (Trung úy Truyền tin hoặc Pháo binh)
Thầy Đoàn Hữu Ý (Trung úy Quân Cãnh)
Thầy Huỳnh Kim Thân (Trung úy BDQ)
Thầy Trần Minh Chính (Trung úy trường BBTD)
Thầy Trần Công Nho (Thiếu úy)
Thầy Dương Thanh Tùng (Đại úy)
Thầy Nguyễn Phi Long (Thiếu úy SĐ25BB)
Thầy Phạm Thăng Long (Thiếu úy SĐ25BB)

 Niên khóa 1974-75 trường NQ tổ chức thi Đố vui để học toàn Khối lớp 10 (giống như chương trình ĐVĐH trên Đài truyền hình).
Khối 12 chắc lo tập trung học thi Tú Tài. Sao không chọn Khối 11,9,8? Tôi không rõ vì sao nhưng trường tổ chức thì mình tham dự.
Lớp 10A2 (74-75) có 62 hs chỉ có 12 nam sinh. Trưởng/phó lớp là nữ sinh. 12 nam sinh luôn xếp hạng kém hơn nữ sinh nên cũng không ham gì đi thi. Việc tham dự thi ĐVĐH do số nữ sinh học giỏi trong lớp lo thủ tục và chuẩn bị.
Kết quả bốc thăm thi vòng loại lớp 10A2 gặp lớp 10B3.
Đội tuyển 10A2 có 5 hs (3 thi chính thức+2 dự bị). Khi cả lớp bầu chọn hs tham gia đội tuyển thì có ý kiến: lớp có nam và nữ sao chỉ có nữ đi thi? vậy là thiếu sự đoàn kết!
Ý kiến vừa nêu lên là của 1 số nữ sinh. 12 nam sinh vì biết mình học kém hơn nữ sinh nên ko có ý kiến gì.
Cả lớp đồng lòng phải có 1 đại diện là nam sinh. 12 nam sinh hoàn toàn im lặng tùy bên nữ sinh quyết định. Nam sinh không ai dám tự ứng cử. Bên nữ sinh đề cử 3 tên nam sinh (trong đó có tên tôi) và đại diện nam sinh được chọn chính là tôi! (chắc vì có tháng tôi xếp hạng cao nhất trong 12 nam sinh là 18/62 toàn lớp!)
Là đại diện nam sinh duy nhất nên tôi có tên trong 3 hs chính thức đi thi, 2 bạn nữ sinh kia học giỏi nhất lớp, thay phiên nhau xếp hạng 1 và 2 toàn lớp gần như cả nk 74-75.
Bạn nữ sinh giỏi thứ 3 của lớp chấp nhận vị trí dự bị vì sự đoàn kết phải có đại diện nam sinh trong đội tuyển lớp 10A2 (74-75) (Xin cảm ơn bạn! Hiện nay 2010, bạn đang định cư ở Mỹ, nếu có đọc bài viết này bạn có biết là tôi nói về bạn không?)
Cũng xin cảm ơn cô Phạm Thị Nhã Ý dạy Việt văn lớp 10A2 74-75 vì đã cho phép những lần bầu chọn kể trên diễn ra trong giờ học với cô (nếu tôi nhớ đúng) vì giáo sư hướng dẫn lớp tôi năm đó là thầy Tô Hoàn Lộc (môn Hóa học), sau 1975 có một thời gian thầy Lộc làm Hiệu trưởng trường NQ.
Học sinh lên lớp 10 nếu biết sức mình học không giỏi môn toán, vật lý thì không dám chọn ban B. Vậy mà thi ĐVĐH lớp tôi 10A2 gặp lớp 10B3! Tâm lý đi thi thì cứ cố gắng thi chứ không chắc thắng nổi lớp ban B! May mắn sao Ban tổ chức quy định:
- vì khác ban A,B nên không thi môn toán, lý hóa,vạn vật.
- vì khác sinh ngữ nên không thi Anh, Pháp văn (dù lớp 10 nào cũng có học sinh ngữ 2).
- chỉ thi các môn Việt văn, sử địa, công dân và Kiến thức tổng quát (là kiến thức riêng cá nhân không có trong chương trình học).
Hết giờ học buổi sáng 2 đội thi tại Thư Viện trường NQ.Gần như cả lớp đi ủng hộ đội tuyển, lớp 10B3 cũng vậy. Chắc cũng có 1 vài lớp khác tham dự vì tò mò, vì thích không khí náo nhiệt của kiểu thi ĐVĐH (tôi nhớ buổi hôm đó Thư Viện rất là đông người, tiếng la, tiếng hò hét cổ vũ tưởng như muốn sập Thư Viện luôn!)
Điều khiển buổi thi hôm đó: thầy Nguyễn Hữu Lợi
Giám khảo: thầy Đại (tôi không nhớ họ tên của thầy)
thầy Lâm Sơn Hà (nếu tôi nhớ đúng là thầy)
2 đội tuyển 10B3 (3 nữ sinh) và 10A2 (2 nữ sinh và tôi, nam sinh duy nhất) thi đấu trong tiếng reo hò cổ vũ của rất đông học sinh có mặt tại Thư Viện lúc đó.
Thi ĐVĐH là phải bấm chuông nhanh vừa đúng lúc nghe đọc dứt câu hỏi và trả lời đúng (cuộc thi này 1 câu hỏi đáp đúng được 10 điểm, tôi không rõ ai phụ trách soạn câu hỏi).
Có câu hỏi mẹo như: Ai đã giết chết Tôn Sĩ Nghị tại Việt Nam?
Tôi trả lời: TSN không chết ở VN, ông ta bị vua Quang Trung đánh đuổi chạy về Tầu, bỏ lại cả ấn tín.
Có câu hỏi thời sự như: Ai là nữ Tổng Thống đầu tiên trên thế giới?
Tôi trả lời: bà Peron nước Argentine (lúc này là cuối năm 1974, tôi xem báo biết điều này)
Hết giờ thi, 2 đội bằng điểm nhau: 100 điểm
Thi vòng loại bắt buộc phải có 1 đội thắng
Thầy Lợi rút 1 câu hỏi trong số câu hỏi dự phòng:
- Thủ đô nước Do Thái tên là gì?
Tôi trả lời: Tel Aviv
Cho là tôi đáp sai, đội 10B3 trả lời: Jerusalem
Thầy Lợi cho đội 10A2 đáp đúng 10 điểm
Đội 10B3 khiếu nại: sách giáo khoa ghi là Jerusalem
Thầy Đại giải thích: đúng là sách Giáo Khoa ghi như thế nhưng Tel Aviv có Tòa Đại sứ các nước và các trụ sở làm việc của Chính phủ Do Thái nên là Thủ đô chính trị thực tế. Jerusalem là Thủ đô lịch sử, đang có nhiều tranh chấp chưa rõ ràng...
Kết quả thi vòng loại đội 10A2 thắng với 110 điểm vào bán kết.
Cá nhân xuất sắc của 2 đội thi là tôi--nam sinh duy nhất với 7 câu đáp đúng.
Vòng bán kết nhiều câu hỏi khó hơn và không được vui nhiều hào hứng như thi vòng loại vì thi trong giờ học nên không có nhiều học sinh tham dự cổ vũ. Đội 10A2 bị loại sau khi thi vòng bán kết (Điều khiển thi bán kết: thầy Lê Vân Giáp).
Giám khảo: thầy Diệp Cẩm Thu, vừa tu nghiệp ở Pháp về, cũng là CHS trường NQ)
Trên đây là những kỷ niệm đẹp nhất của cá nhân tôi khi học ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa.


Phạm Anh Quân
CHS NQ.BH
Khóa 1970-77

 

07 Tháng Ba 2015(Xem: 29907)
tôi cơ hồ chìm đắm trong cơn say và còn nghe đâu đây “Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
06 Tháng Ba 2015(Xem: 28436)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Anh cho em mùa Xuân & Đẹp Giấc Mơ Hoa - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
27 Tháng Hai 2015(Xem: 26304)
Vẫn với những gương mặt thân quen trìu mến các anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền vùng San Jose miền bắc Cali đã có một buổi tiệc Tân Niên cùng chào đón thầy Phạm Gia Hưng tại nhà hàng Bo Town trưa ngày mùng bốn Tết Ất Mùi 2015.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 27711)
Gặp được các anh chị đồng hương Biên Hòa, gặp ở một nới vạn dặm xa quê là một niềm hạnh phúc lớn. Xin cám ơn Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và…cám ơn Tam C.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 28080)
Tiệc Tân Niên đón mừng năm Ất Mùi do anh chị em trung học Ngô Quyền miền Bắc California tổ chức đã diển ra trọng thể vào ngày chủ nhật 02/22/2015 tại nhà hàng Bo Town
27 Tháng Hai 2015(Xem: 20547)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25986)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23878)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26856)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28542)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 29019)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28583)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31901)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27352)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25773)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 29100)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 26060)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28444)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23156)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27301)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...