Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÀY THÁNG CHIẾN ĐẤU Ở SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH

06 Tháng Tư 202512:17 SA(Xem: 2061)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÀY THÁNG CHIẾN ĐẤU Ở SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH


NHỮNG NGÀY THÁNG CHIẾN ĐẤU Ở SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH


image002 Sinh viên sĩ quan Huỳnh Công Ân


Khóa 2/68 sĩ quan trừ bị Đồng Đế mãn khóa tháng 11 năm 1968.



image004

Lễ khai giảng khóa 2/68 Sĩ quan trừ bị Đồng Đế


Mọi người theo hạng thứ của kết qủa thi mãn khóa lần lượt lên chọn đơn vị. Đa số về Địa Phương Quân, về các sư đoàn, một số ít về các đơn vị chuyên môn và Biệt Động Quân. Tôi và Âu Dương Ư, người bạn đứng cạnh tôi cũng vác trung liên như tôi trong hàng đầu của Đại Đội. chọn về Sư Đoàn 9.


image006 Chỉ huy trưởng đọc huấn thị


Đường bộ từ Nha Trang về Sài Gòn lúc đó không an ninh nên tôi ra phi trường Nha Trang mua vé  của Air Vietnam để về nhà. Tôi được một tuần nghỉ phép trước khi trình diện đơn vị. Tôi cùng Âu Dương Ư  đi xe đò xuống Sa Đéc, nơi đóng bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Anh Bạch Ngọc Hòa, bạn học của tôi  ở trường Nguyễn Văn Khuê gởi tôi và Ư ở tạm nhà đại úy Dũng , trưởng phòng 1 của Sư Đoàn 9, là em họ của anh.

Vài bữa sau, tôi và Ư trình diện đại tá Trần Bá Di, tư lệnh sư đoàn 9 để được bổ nhiệm về đơn vị. Ư được đưa về trung đoàn 15, vùng trách nhiệm là  Cao Lãnh và Châu Đốc, còn tôi về trung đoàn 16, hoạt  động ở Vĩnh Long và Sa Đéc. Tôi chia tay Ư đi Vĩnh Long nhận đơn vị. Sau này, tôi được tin Ư bị thương ở bụng và được về làm tại bộ tư lệnh quân khu 4 ở Cần Thơ.

 Bộ chỉ huy trung đoàn 16 đóng ở ngả tư Long Hồ, nằm bên nầy sông phía Vĩnh Long cách thị xã Vĩnh Long hơn 10km. Qua cầu, phía bên kia sông là chợ Ngả Tư, đối diện chợ bên kia đường, sát mé sông là đồn cảnh sát của một ông thượng sĩ nổi tiếng sát cộng mà tôi quên tên. Ông có một chiếc tàu sắt nhỏ nhưng có trang bị ống phóng hỏa tiễn. Ông đã tiêu diệt rất nhiều Việt Cộng và chúng đã treo giá đắt cái đầu của ông. Về sau tôi được nghe tin ông tử trận vì bị Việt Cộng phục kich..

Trung đoàn trưởng trung đoàn 16 là trung tá Huỳnh Văn Chính. Sau này ông lên đại tá và về làm tỉnh trưởng Rạch Giá. Năm 2015, tôi sang Houston dự buổi tiệc hội ngộ đồng hương Trà Vinh thì có gặp đại tá Chính ở đó. Ông vẫn còn sỏi dù đã cao tuổi.

Ngày hôm sau, tôi được đưa về tiểu đoàn 3, hậu cứ ở xã Phước Hậu. Trên tỉnh lộ từ  Vĩnh Long đi Trà Vinh,  khoảng nửa đường Vĩnh Long và ngả tư Long Hồ có một ngả ba  tên là cua Long Hồ, nếu quẹo mặt người ta  đi vài trăm thước sễ tới chỗ đóng quân của tiểu đoàn 3. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 là đại úy Sầm Long, tiểu đoàn phó là đại úy Bùi Văn Ba. Ông Ba sau lên làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thay đại úy Long và sau cùng ông là quận trưởng kiêm chi khu trưởng Vũng Liêm. Sau 1975, Việt Cộng đã trả thù ông Ba bằng cách cột đá vào người ông quăng xuống sông.

Đại úy Long cho tôi về đại đội 3 mà đại đội trưởng là thiếu úy Trụ, nguyên là một giáo viên tiểu học ở Mỹ Tho bị động viên, đại đội phó là chuẩn úy Cao Đình Đại cùng khóa 2/68 với tôi nhưng học ở trường bộ binh Thủ Đức, mãn khóa trước tôi vài tuần nên về đơn vị trước tôi. Sau này khi nói chuyện với Đại tôi mới biết anh của Đại là Cao Đình Vưu tức là nhà văn Cao Thoại Châu, giáo sư Quốc Văn trường Nguyễn Đình Chiểu và chị dâu là Dương Thị Lớn, hiệu trưởng trường nữ trung học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, về sau làm thanh tra ở Nha Trung Học.

Tôi tham dự cuộc hành quân đầu tiên bằng trực thăng vận vào quận Tam Bình, một quận mất an ninh nhứt của tỉnh Vĩnh Long, đó là nguyên quán của người vợ tương lai của tôi sau này. Khi tôi vừa nhảy từ trực thăng xuống thì tôi thấy một toán Việt Cộng bỏ chạy tán loạn từ những đống rơm vào vườn dừa phía sau chúng. Chúng tôi đuổi theo nổ súng, Trận đánh đó giúp chi khu Tam Bình giải tỏa được áp lực nặng nề của địch trước đó.

Rồi, tôi quen đần với những lệnh hành quân bất ngờ từ trung đoàn đưa xuống tiểu đoàn của tôi. Thường, mỗi lần hành quân trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long thì quân xa chở chúng tôi từ hậu cứ của tiểu đoàn đến Cầu Mới, ở đó chúng tôi chờ trực thăng đến bốc đi. Nếu hành quân tăng cường cho trung đoàn 14 ở Trà Vinh thì chúng tôi chờ trực thăng ở Càng Long còn nếu hành quân ở Sa Đéc thì chờ trực thăng ở  xã Trường An, trên quốc lộ  1 giữa bến Bắc Mỹ Thuận và thị xã Vĩnh Long. Hành quân xong, tiểu đoàn tôi đi bộ ra quốc lộ hay tỉnh  lộ  để quân xa chở trở về căn cứ. Thời gian hành quân thường kéo dài hai ba ngày. Bởi vậy chúng tôi ước ao mình là địa phương quân sướng hơn, chỉ đi hành quân trong ngày.

Lần hành quân ở Nha Mân, Sa đéc để  lại cho tôi một kỷ niệm khó quên. Đêm đóng quân tại đó, tôi ngủ trên một chiếc võng giăng giữa hai cây có tấm đấp nhưng muỗi ở đây chắc là có cây kim chích dài hơn muỗi nơi khác nên chúng chích tôi xuyên qua tấm đấp làm suốt đêm tôi không thể chợp mắt.

Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối. Chúng tôi lội khoảng vài trăm thước thì đã mệt nhoài. Nếu lúc đó gặp địch thì rất là nguy hiểm, chúng tôi sẽ là mồi ngon cho chúng tác xạ.

Tôi làm trung đội trưởng nên có một lính truyền tin và một lính tà lọt đi theo. Anh lính truyền tin mang theo máy PRC 10 để liên lạc với đại đội, còn thằng lính tà lọt để lo nấu nướng, giăng võng và đào hầm cho tôi. Thiếu úy  đại đội trưởng có vẻ không thích tôi vì anh ta biết trong ngành giáo dục ngạch trật anh ta kém tôi nên có ý muốn đì tôi. Nhưng tôi cũng thuộc loại lính ba gai nên đâu ngán anh ta. Có một lần đại đội tôi đánh đuổi bọn Việt Cộng chạy vào rừng dừa, anh ta bảo tôi dẫn trung đội vào vào rừng dừa truy kích chúng. Tôi từ chối và nói:"Thiếu úy muốn truy kích chúng thì đi, tôi không làm vì chỉ có một trung đội tôi vào đó nướng quân sao?".  Anh ta giận lắm nhưng không làm gì được tôi.

Đêm Noel năm 1968, tiểu đoàn tôi nằm ngoài đồng án binh bất động theo lệnh hưu chiến nhưng sẵn sàng tác chiến nếu địch vi phạm lệnh hưu chiến. Tôi năm trên võng kế bên hai tay cố vấn Mỹ, một trắng, một đen. Tôi chỉ lên mặt trăng tròn và nói với hai người cố vấn Mỹ: "Không lâu, người của mấy ông sẽ lên trên đó." Hai người cố vấn này thường nói với tôi:" Trong tiểu đoàn này, chúng tôi chỉ nói chuyện được với ông".

Những ngày không hành quân tôi và Đại lấy xe honda chạy ra thị xã Vĩnh Long chơi. Chúng tôi thường ăn uống ở trên lầu nhà hàng Bungalo cạnh bờ sông. Những anh quân cảnh tiểu khu Vĩnh Long đi kiểm soát trông thấy chúng tôi thì lơ đi như không thấy. Họ không muốn đụng chạm với lính tác chiến.

Đầu năm 1969, tiểu đoàn tôi mở một cuộc hành quân trong quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long để giải tỏa áp lực địch chung quanh đồn địa phương quân Giáp Nước và đóng lại đó để yểm trợ  việc xây cất lại đồn sau khi đồn bị Việt Cộng pháo kích và tấn công làm thiệt hại nặng nề. Trung đội tôi đóng trước một căn nhà mà người ta đã bỏ đi. Theo chiến thuật tôi ra lệnh cho trung đội không ai được ở trong nhà. Tất cả chúng tôi ra ngoài sân cạnh mé sông. Thằng tà lọt của tôi đã đào cho tôi, nó và thằng truyền tin mội cái hầm lớn đủ cho ba người.

Thằng mang máy cho tôi biết, đám tiền đồn báo cáo địch đang kéo tới rất đông và họ đã xin rút về và sẽ vượt qua sông để về phòng tuyến của mình. Một lát sau tôi nghe tiếng người lội nước về phía mình. Tôi dặn lính của tôi không được khai hỏa. Không bao lâu, súng địch từ bên kia sông bắn qua dữ dội. Bên ta đáp trả tức khắc. Tôi vẫn ngồi trên cái nón sắt  cạnh miệng hầm, tay cầm cây colt.

Bỗng tôi cảm thấy nóng rát ở vai và và thắt lưng và ngất đi nhưng vẫn còn nghe một tiếng nổ lớn. Tôi tỉnh lại ngay sau đó và thấy mình ngồi bẹp dưới hầm bên cạnh thằng mang máy. Ở phía trên có tiếng ai đó rên la. Thằng mang máy nói với tôi: "Em bị trúng đạn rồi chuẩn úy ơi, chuẩn úy xem  mặt em có sao không?".  Tôi rọi đèn pin soi mặt nó chỉ thấy bị trầy trụa sơ sài. Tôi an ủi nó:" Mày chỉ bị thương nhẹ thôi". Tôi rờ vào vai và lưng mình thấy có máu. Thì ra Việt Cộng đã thổi một trái B40 trúng trụ bàn ông thiên cạnh hầm tôi làm thằng Ê mang súng M79 đứng bên phải tôi lãnh đủ một mảnh ngay đầu đang rên la. Còn tôi và thằng máy ngồi trên miệng hầm bị những mãnh nhỏ và sức ép của B40 đẩy chúng tôi văng xuống hầm. Y tá đại đội chạy lại băng bó cho chúng tôi.

Hai bên đấu pháo với nhau một hồi rồi tiếng súng im bặt. Địch và ta không ai dám mạo hiểm sang sông ban đêm nên có lẽ địch đã rút lui. Trời dần sáng, đại úy Bùi văn Ba (thay cho đại uý Sầm Long), tiểu đoàn trưởng cũng bị thương nên tiểu đòan gọi trực thăng tải thương chở đại úy Ba, tôi và thằng Ê về quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ.

Đến phòng cấp cứu quân y viện Phan Thanh Giản, tôi được nằm trên giường, còn thằng Ê vẫn nằm trên cáng cứu thương chờ xếp loại. Tôi được giữ lại tại phòng cấp cứu chờ xem  các vết thương có chạm đến nội tạng hay không, còn Ê được đưa ngay vào phòng mỗ. Sáng hôm sau, khi thức dậy tôi tò mò xem sổ trực thì thấy ghi binh nhứt Nguyễn Văn Ê từ trần sau khi mỗ đầu. Tôi không ngạc nhiên vì ngoài mặt trận nếu một binh sĩ  bị thương ở đầu thì phần chắc khi mỗ sẽ chết. Kỷ thuật giải phẫu mở hộp sọ lúc đó có xác xuất thành công rất nhỏ.

Về phần tôi, người ta thấy bụng tôi không bị căng cứng chứng tỏ nhưng mảnh B40 nằm trong người tôi không chạm đến một cơ quan nào của nội tạng nên tôi được chuyển xuống khu vực ngoại khoa. Ở đây, mỗi sáng  y tá xuống xức thuốc, thay băng cho tôi. Trong thời gian tôi ở quân y viện Phan Thanh Giản, tôi gặp anh Tăng Kịa, dạy chung với tôi ở trường trung học Vĩnh Bình cũng nằm điều trị bệnh tâm thần ở đây.

Một buổi chiều, đang ngồi ngoài sân bệnh viện xem phim thì có loa gọi tên tôi lên phòng tiếp tân gặp người nhà đến thăm. Thì ra là má tôi. Má tôi kể rằng đêm qua bà không ngủ được mà trong lòng cứ lo âu, đến sáng bà đi xe đò xuống đơn vị tôi..Tại đây bà hỏi ông thượng sĩ  thường vụ muốn gặp con bà. Ban đầu, ông thượng sĩ nói dối là tôi theo tiểu đoàn hành quân chưa về, sau đó thấy vẻ thiểu não của má tôi ông nói thật là tôi bị thương đang nằm tại quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Vì vậy bà xuống đây. Tôi cho mẹ tôi biết rằng tôi chỉ bị thương nhẹ để bà bớt  lo.

Sau hơn một tuần điều trị ở bệnh viện Phan Thanh Giản, tôi được cho về. Bệnh viên cho tôi 21 ngày phép, sau đó sẽ được tái khám tại đơn vị. Tôi đi xe đò qua Vĩnh Long rồi vào phi trường xin quá giang máy bay về Sài Gòn.

Tôi chờ nhiều tiếng đồng hồ, các máy bay của Mỹ không còn chỗ, đến trưa tôi thấy có một chiếc C123 của không quân đáp xuống, Hai anh pilot rất ga lăng, đưa tay đỡ các cô ca sĩ  trong biệt đoàn văn nghệ trung ương xuống trong đó tôi nhận ra có nữ ca sĩ Giao Linh. Khi đoàn nghệ sĩ  lên xe jeep đi rồi tôi tiến tới hai anh hoa tiêu xin quá giang về Sài Gòn không quên cho biết tôi đã bị thương và vừa xuất viện. Họ đồng ý và tôi leo lên phi cơ.

Phi cơ bay lên và đáp xuống phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh để đón một đơn vị biệt cách dù về Sài Gòn.  6 năm sau, cuối tháng 6 năm 1975 tôi là nột trong nhóm tù cải tạo bị đưa đến đây giam giữ. Tôi theo theo hai anh hoa tiêu xuống đất, trông thấy  các anh biệt cách dù quân phục đầy bụi đỏ đang đứng theo hàng ngũ nghiêm trang. Một lát sau hai anh hoa tiêu nói với tôi, đơn vị này không về Sài Gòn vì vứa có lệnh hành quân mới. Thế là chiếc phi cơ to lớn với hai hoa tiêu và một hành khách duy nhứt là tôi cất cánh bay về phi trường Tân Sơn Nhứt.

Vè Sài Gòn nghỉ  21 ngày xong, tôi về ban quân y trung đoàn 16 trình diện để tái khám. Trung úy bác sĩ quân y cho phép tôi nghỉ thêm 21 ngày khi tôi cho ông biết tôi đã có sự vụ lệnh biệt phái về bộ Giáo Dục dạy học lại. Ông ta nói:" Tôi cho ông nghỉ thêm để chờ sự vụ lệnh biệt phái  xuống tới đơn vị ông để ông về đời sống dân sự an toàn. Có nhiều người sắp nhận sự vụ lệnh biệt phái mà đi vào hành quân bị ngủm củ tỏi đó." Tôi cám ơn ông bác sĩ tốt bụng.

Tôi trở về hậu cứ tiểu đoàn cất quân trang và ra thị xã Vĩnh Long ở chơi với các bạn đồng nghiệp đang dạy ở trường Tống Phước Hiệp để chờ sự vụ lệnh đến đơn vị. Khi nhân được sự vụ lệnh tôi về Sài Gòn trình diện bộ Giáo Dục.

Huỳnh Công Ân
(Trích hồi ký” Từ Sài Gòn đến Montréal, nổi trôi theo vận nước” của cùng tác giả)

16 Tháng Năm 2025(Xem: 9698)
Vào Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2025 tới đây, Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng tại tòa Thánh Vatican.
16 Tháng Năm 2025(Xem: 936)
Chuyện lạ có thật. Ai lên Đà Lạt (Lâm Đồng), đến đồi Mộng Mơ tất sẽ thấy người ta xây hẳn một đoạn Vạn lý trường thành chừng 300m vắt vẻo uốn lượn từ đầu đồi bên này đến cuối đồi bên kia.
16 Tháng Năm 2025(Xem: 829)
Ông xã, bà xã để chỉ chồng hay vợ là lối nói của người miền Bắc, sau này mới du nhập vào miền Nam, có lẽ từ cuộc di cư năm 1954.
16 Tháng Năm 2025(Xem: 1306)
Tôi tìm lại những mùi vị của phở bò chín, của nước ngọt xá xị, của miếng cơm cháy không vì thèm thuồng háo hức như thuở bé thơ mà chỉ vì tôi nghĩ đến mẹ. -
11 Tháng Năm 2025(Xem: 1276)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
11 Tháng Năm 2025(Xem: 1058)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
11 Tháng Năm 2025(Xem: 1042)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
09 Tháng Năm 2025(Xem: 2590)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
29 Tháng Tư 2025(Xem: 3871)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1530)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1226)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1621)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 2133)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1382)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 1332)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 2462)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 2367)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 4213)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3918)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 5427)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!