Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh Trịnh - Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU - THU XƯA

25 Tháng Chín 20151:00 CH(Xem: 29674)
Kiều Oanh Trịnh - Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU - THU XƯA

Ý Nghĩa về Tết Trung Thu

 

thu xua 2thu xua 1

 

Tết Trung Thu là lễ hội cổ xưa của Việt Nam đặc biệt dành cho trẻ con thường tổ chức vào trung tuần tháng 8 âm lịch. Truyền thống này đã có từ những ngàn xưa, cách đây khoảng 15-20 ngàn năm trước và được ảnh hưởng ở khắp vùng Đông Nam Á. Tết Trung Thu được coi như là của Tết Nhi Đồng, một cái Tết cũng không kém phần quan trọng. Tết này cũng như là Tết của cha mẹ bù đắp cho các con sau những tháng ngày mải mê bận rộn, không có thì giờ gần gũi con cái.

Và cũng nhân dịp vừa xong mùa gặt hái, người ta cũng mượn Tết Trung Thu như để ăn mừng. Ơ Ở Mỹ có mùa Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Vì những tháng ngày làm việc vất vả ... và vì qúa tất bật đã không dành nhiều thời gian với gia đình, con cái, để đền bù những thiếu vắng của mình nên hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng Tám, Âm Lịch, người lớn thường tổ chức một buổi tối họp mặt đặc biệt vào ngày trăng tròn và sáng. Cả gia đình cùng quây quần dưới ánh trăng, người lớn ăn bánh, uống trà, trẻ con thì ca hát, rước đèn và được cha Mẹ phát bánh trung thu, mặc quần áo mới...

Vì thế mà Tết Trung Thu, còn gọi là Tết Nhi Đồng, trẻ con lại có dịp được ba mẹ sắm sửa hay làm cho những chiếc lồng đèn, xanh đỏ với đủ hình thù các con thú rồi gắn đèn cầy vào lồng đèn cùng nhau đi rước đèn khắp xóm, vừa đi vừa ca hát rộn ràng, vui tai. Người lớn bày tiệc, bắc ghế ra sân ngồi ngắm trăng bên ly trà sen cùng nhâm nhi những chiếc bánh Trung Thu ngọt ngào. Ở ngoài Bắc, mùa Thu lại vào mùa cốm và hồng nên có thêm món hồng chín ăn với cốm mới gặt mềm mại, xanh mướt và thơm phức mùi lúa non cũng ngon lắm... Người lớn cùng mừng vui với trẻ con trong ngày Tết Nhi Đồng, vừa cùng nhau hàn huyên, tâm sự dưới ánh trăng rằm.

Tết Trung Thu còn là niềm vui cho trẻ là được xem những đoàn múa lân, múa rồng, diễn hành qua các đường phố vào đêm Trung Thu, chiêng trống nhộn nhịp, nghe rất vui tai...mỗi khi đoàn múa lân đi qua, trẻ con reo hò, người lớn treo giải thưởng thật cao, và lân thì lo vờn để lấy giải thưởng, thường là tiền. Những chiếc đầu lân tuy làm bằng giấy, nhưng được trang trí rất công phu và đẹp lắm.

Cũng nhân dịp này, cha mẹ thường kể cho các con nghe những câu chuyện thần thoại trong ngày Tết Trung Thu, chuyện “Cá Hóa Rồng, Hằng Nga và chú Cuội”, v. v… là những truyện cổ tích mà hầu hết các trẻ em đều được cha mẹ truyền lại vào dịp Tết trung Thu.

Chuyện “Hằng Nga và Hậu Nghệ” cũng là một câu chuyên cổ tích nói về sự tích ngắm trăng vào rằm Trung Thu.

Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một anh chàng giỏi võ nghệ, tên là Hao Yi (Hậu Nghệ), tài bắn tên của chàng thật tuyệt diệu, vợ là Hằng Nga, vừa đẹp vừa nhân từ. Vào 1 năm Trời hạn hán vì 10 ông mặt trời cùng nhau họp mặt toả ánh sáng chói lòa xuống trần, gây sức nóng bỏng cho nhân gian, lòng dân ta thán. Hao Yi đã dùng cung tên của mình hạ rụng 1 lúc 9 mặt trời rơi xuống, chỉ chừa lại 1 cái đủ dùng làm ánh sáng cho thế gian mà thôi. Chàng được mọi người ngưỡng mộ, trong nhóm có một người tên gọi “Bất Tử” vì phục tài bắn tên của Hao Yi nên đã tặng anh 1 hộp thuốc “Trường sinh bất tử”.

Hao Yi thương vợ, không muốn chỉ mình anh được sống mãi, nên anh trao hộp thuốc cho Hằng Nga cất giữ, chờ dịp sẽ cùng nhau uống chung. Chẳng may có tên học trò của anh biết chuyện, thừa lúc Hao Yin đi săn bắn xa nhà, tên học trò lẻn vào bắt Hằng Nga phải trao hộp thuốc cho hắn, Hằng Nga không chịu nên cô uống hết chai thuốc rồi bay lên mặt trăng trú ngụ tại đó mong ở gần trái đất để mãi được gần chồng. Hôm đó đúng vào ngày rằm Trung Thu. Khi Hao Yin trở về thấy mất vợ, anh buồn bã, vì nhớ thương Hằng Nga, bèn đem tất cả những thứ bánh trái mà Hằng Nga thích bày ra sân, hy vọng Hằng Nga ở trên cung trăng có thể về ăn được, dân trong làng thấy việc làm của Hảo Yin, ai nấy đều cảm động cho lòng thương yêu vợ của anh, họ cũng đồng loạt bày tỏ cảm tình của mình với Hằng Nga bằng cách hàng năm, cứ đến rằm Trung Thu mọi nhà đều bày các thức bánh trái, hoa quả ra sân cùng với Hao Yin để tưởng nhớ Hằng Nga, họ cùng ngồi ngắm trăng thưởng bánh ngọt, trà thơm như để chờ đợi Hằng Nga trở về.

Lại có 1 truyền thuyết khác nói rằng:

Sau khi Hậu Nghệ bắn rơi chín trong mười ông mặt trời, thì được dân chúng ngưỡng mộ tôn lên làm vua. Tuy nhiên, khi đã có uy quyền trong tay thì anh lại trở thành một vị vua kiêu ngạo và độc tài. Vì muốn sống lâu, anh đã xin thuốc trường sinh từ Xiwangmu. Nhưng vợ anh, Hằng Nga, đã đánh cắp nó... vì cô không muốn vị vua tàn nhẫn nầy sống lâu, sẽ làm tổn thương đến nhiều người. Đúng vào ngày rằm tháng Tám, Cô đã uống hết lọ thuốc kỳ diệu và bay về Trời. Hậu Nghệ tức giận khi phát hiện Hằng Nga đã uống hết thuốc của mình và đang bay lên mặt trăng, ông dương tên lên bắn vào vợ nhưng bắn trượt. Hằng Nga trốn đến mặt trăng và trở thành nàng tiên sống mãi trên ấy. Từ đó, hàng năm cứ đến rằm tháng tám âm lịch, mọi người đều đem bánh, trà dâng lễ cho Hằng Nga để tưởng nhớ đến công ơn của nàng.

Đây cũng là một câu chuyện ngụ ngôn, khuyên răn trẻ con vào mỗi rằm tháng Tám.

Đó là cách để thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con trẻ cùng lời giảng huấn về tình yêu và truyền thống ngày Lễ Nhi Đồng của trẻ em Việt Nam. 

Ngày nay, Tết Trung Thu không hẳn chỉ là Tết của trẻ con, mà dường như người lớn đón Tết Trung Thu có phần trịnh trọng hơn, không phải từ những chiếc lồng đèn nho nhỏ, gắn đèn hoa lộng lẫy cho trẻ con nữa, mà người lớn mượn dịp sắm sửa Lễ Tết để biếu xén lẫn nhau, những hộp bánh dẻo, bánh nướng mùi thơm phưng phức được đặt trong những chiếc hộp vuông vứt in hình ảnh các cô tiên rất đẹp, kèm theo nào trà, rượu, trái cây, keo, mứt, v.v...

Năm nay Tết Trung Thu vào ngày Chủ Nhật 27 tháng 10 Dương Lịch. Tuy đang sống trên xứ người, nhưng cộng đồng người Việt khắp nơi cũng đều tổ chức những buổi lễ mừng đón Tết Trung Thu cho trẻ em, những chiếc đèn lồng, đèn xếp xinh xắn được phân phát cho các cháu bé cùng những phần quà nho nhỏ, kẹo bánh và đồ chơi đựng trong những chiếc túi xách be bé, xinh xinh.

Trẻ con thì náo nức súng sính trong những bộ quần áo dài bằng tơ lụa, chân mang hài đủ màu sắc thật xinh đẹp đáng yêu vô cùng. Nhìn đám trẻ vui mừng đón Tết Trung Thu … gợi nhớ cho tôi nhiều kỷ niệm về thời ấu thơ, những ngày thơ mộng nơi quê nhà và không khỏi ngậm ngùi nhớ mãi. Cha mẹ đã không còn, tuổi thơ trôi qua nhanh. Thấm thoát đã mấy chục năm bốn ba nơi xứ người. Và cứ mỗi độ Thu về lòng tôi càng buồn và nhớ mãi về những ngày tháng cũ, nơi có cha mẹ, chị em cùng quây quần dưới ánh trăng vào mỗi mùa Trung Thu thuở nhỏ.

Mời quý vị cùng thưởng thức “Hình Ảnh Một Đêm Trăng”, sáng tác Văn Phụng, qua tiếng hát Hiếu Thuận & Hiếu Tâm để cùng hồi tưởng lại những đêm trăng sáng của những ngày Rằm Trung Thu năm xưa.

 


thu xua
04 Tháng Tám 2020(Xem: 11125)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 13107)
Cũng như hết mùa hè mùa Thu sẽ đến. Cháu tôi không được đến trường nhưng vẫn được học online. Những đóa hoa của vườn hồng Portland cũng sẽ héo tàn, nhưng những nụ hoa mới sẽ mọc lên, thay thế và rực rỡ vào mùa Xuân tới.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 12154)
Anh ghé lại chiều thu vàng vọt Nho cuối mùa, anh lỡ cuộc tình Chẳng thể nào hò hẹn ba sinh Thôi cứ thế, em mãi là 18.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 8769)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 12729)
Ngày sinh nhật này có ý nghĩa lớn lao đối với em. Em sẽ dành cho chồng em những gì lãng mạn nhất để chuộc lỗi lầm..Đương nhiên em sẽ giấu kín như bưng chuyện ngày hôm qua, một ngày vô vị nhất trong cuộc đời em. Tất cả điều tồi tệ xảy ra vì em đã quá GHEN.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14599)
Sáng nay nhìn bạn mừng sum họp Tôi bỗng thấy đời như giấc mơ Những gương mặt ấy thời con gái. Rưng rưng xúc động thuở dại khờ.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14366)
Tình Ta chân chất đậm đà Dù cho xa cách lòng già nhớ thương. Mặc dù Đại dịch nhiễu nhương. Ngày xưa thân ái như đương trở về.
18 Tháng Bảy 2020(Xem: 13131)
Lucy đã từ giã chúng tôi để trở về nơi nó bắt đầu. Mạng sống của sanh linh đều đến rồi đi. Tôi rồi cũng sẽ ra đi như nó.Tôi không biết nó từ đâu đến, nhưng nó đã chấm dứt cuộc đời ở tại nơi này, trong tình thương của đại gia đình chúng tôi.
17 Tháng Sáu 2020(Xem: 15649)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI TÂM SỰ CÙNG CHA – Thơ Ngọc Quý- Phổ nhạc: Đăng Phương Hòa âm: Quang Đạt - Kim Ngân trình bày
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 14485)
Con sẽ bay theo gió Và rơi xuống gốc cây Ủ mục theo ngày tháng Thêm đất màu nơi này Một mầm non lại nhú Những chiếc lá tái sinh Cây cội nguồn Đất Mẹ Bao thế hệ giữ gìn.
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 13148)
Xin đừng đập phá. Xin đừng mang theo gạch đá, búa và gậy gộc để đập phá cửa kiếng. Khi một tiếng bụp vang lên. Những tấm kiếng rả ra và gục xuống rệu rạo. Có khác gì một thây người bị thương quỵ xuống.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 15069)
Chúc mừng cháu hôm nay thành tựu Tốt nghiệp học sinh giỏi của trường Hết hè này cháu phải lên đường Sống tự lập đời sinh viên Đại học.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 13359)
Ngày Memorial Day, tôi treo lá cờ Hoa Kỳ trước nhà để tưởng niệm và tri ân. Trong nhà, tôi mua hoa và trái cây đặt lên bàn thờ ba tôi. Tôi đốt hương khấn nguyện cho hai người cha, hai người lính.
23 Tháng Năm 2020(Xem: 13033)
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau.
22 Tháng Năm 2020(Xem: 14758)
Nếu một ngày điều này có thật Thì con ơi! chuyện đó cũng thường Hãy tin đi ở cõi vô thường. Mẹ an lạc bình yên, siêu thoát.
15 Tháng Năm 2020(Xem: 15317)
Để Mẹ ra đi lòng thanh thản. Vui cùng cây cỏ với trăng sao. Tự hào phủi sạch bao nghiệp chướng. Nhẹ nhàng hồn phách bay lên cao.
10 Tháng Năm 2020(Xem: 9283)
Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị. Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.
09 Tháng Năm 2020(Xem: 15068)
Năm nay Phật Đản chẳng đi chùa Dịch cúm hoành hành phải chịu thua Trong bếp rộn ràng nồi cháo nấm Ngoài sân tíu tít cháu chơi đùa
03 Tháng Năm 2020(Xem: 13336)
Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15332)
Tháng tư đói rạc nơi nơi Bo bo cho ngựa, nay người phải ăn Từ nay xuống kiếp lầm than Đọa đày dân Việt hàm oan tội gì?
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15206)
Thư bất tận ngôn! Xin chúc bạn: Ráng mà gầy dựng chút tương lai Phần ta, còn quãng đời hiu hắt Như khói hoàng hôn muộn cuối ngày.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 17975)
Nguyện Mẹ siêu sanh cõi vĩnh hằng Hương linh của mẹ được vinh thăng Theo chân Phật Tổ về Tịnh Độ Thoát vòng sinh tử dứt nghiệp căn.
26 Tháng Tư 2020(Xem: 13248)
Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Phật Tử Lê Văn Tới Pháp danh Nhật Minh tạ thế vào 20/4/2020 nhằm ngày 28/3 năm Canh Tý tại San Jose về cõi niết bàn.
24 Tháng Tư 2020(Xem: 14150)
Thoát xa cõi tạm xô bồ Sát na hơi thở bên bờ tử sinh Con đường riêng chỉ một mình Giữa mùa dịch bệnh hành trình lẻ loi
18 Tháng Tư 2020(Xem: 15259)
Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 16192)
Đám tang chị tôi đầy nước mắt Vỏn vẹn 10 người. Chồng, con, cháu chỉ được 8 người Nhà quàn hai người Đúng như luật lệ. Tôi đứng xa xa như người viếng mộ Tham dự chui tang lễ chị mình.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12354)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
13 Tháng Tư 2020(Xem: 9374)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?