Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

vph Hạ Vũ - Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng

05 Tháng Bảy 20141:04 SA(Xem: 37086)
vph Hạ Vũ - Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng


 Tản Mạn Về Cái Chết của Hai Bà Trưng
 Hai-Ba-Trung-4
 
 Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi
1. Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
Khi tôi nêu thắc mắc này, nhiều bạn đọc sẽ thầm mắng: "Đặt câu hỏi tào lao. Ai mà không biết Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự tử vì không muốn lọt vào tay địch. Người đặt câu hỏi này có lẽ từ hồi Tiểu Học cho đến hết Trung Học hễ tới giờ Sử là ngủ gục hay trốn học đi chơi với kép cho nên không biết điều đó." Xin thưa, khoan khoan đừng mắng vội. Tôi có lý do để thắc mắc. Tôi biết Hai Bà tự tử  自 死  (nghĩa là tự mình giết mình chết, không để ai giết chết mình) nhưng Hai Bà chọn tự kết liễu đời mình theo kiểu nào?
 Có sách viết Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự tận自盡 Hai Bà nhảy xuống sông để tự chấm dứt sự sống của chính mình thì cũng đúng thôi (tận: chấm dứt). Nhưng có cả sách lẫn báo viết rằng Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự vẫn 自  . Ôi chao! Hai Bà muốn chắc chắn được chết, vì sợ tụi Tàu vớt Hai Bà lên rồi chém đầu nên Hai Bà thực hiện hai động tác tự tử một lúc để "xí hụt" tụi bây chơi. Đó là vừa nhảy xuống sông vừa cầm gươm tự cứa cổ mình (tự vẫn: tự cắt cổ chết), nhưng mà tôi không thấy sách sử nào viết như vây.
Có người còn cho Hai Bà có phép thần thông hơn xa những đại hiệp của Kấm Dùng xếnh xáng mà viết rằng Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự ải  (tự ải: tự treo cố chết). Không nghe sách sử nào viết giữa dòng sông Hát có cây cổ thụ hay có cây cầu treo để mà cột dây treo cổ. Mà dù có đi nữa, con người bình thường chúng ta làm sao mà thực hiện được? Từ cổ chí kim có lẽ chỉ mỗi Hai Bà Trưng trong tiểu thuyết dã tưởng của ai đó mới thực hiện được những động tác này mà thôi. May quá, ngày xưa chưa có ai chọn cái chết bằng cách tự tẫm dầu/xăng rồi bật quẹt lửa để đốt chính mình, có lẽ lúc đó chưa có xăng, dầu nên không ai cho Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự thiêu 自燒!!!
Tôi chỉ biết sách sử ghi rằng Hai Bà Trưng chọn cái chết bằng cách nhảy xuống sông Hát để kết liễu đời mình. Như vậy thì chúng ta phải nói là Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự trầm  自 沈 (tự dầm mình xuống nước mà chết) hay dùng những chữ chung chung là tự tử, tự tận, tuẫn tiết.

2. Nơi Hai Bà Trưng tự trầm 
Theo sách sử của Tàu và ta-ngày-xưa (viết bằng chữ Tàu) ghi chép con sông nơi Hai Bà tự trầm là Hát giang. Giang nghĩa là sông. Hát giang là sông Hát. Ta-ngày-nay có chữ viết theo mẩu tự La-tinh để ghi lại tiếng nói của chúng ta. Xin viết: hoặc sông Hát (thuần Việt) hoặc Hát giang (Hán Việt), đừng trộn lẫn cả hai thành "sông Hát giang," Tương tợ như vậy nên viết: sông Hương hoặc Hương giang, sông Cửu Long hoặc Cửu Long giang, sông Bạch Đằng hoặc Bạch Đằng giang, sông Hồng hoặc Hồng hà (hà: có nghĩa là sông) vân vân.
 
3. Nhân nói về các kiểu tự kết liễu đời mình, xin được lan man viết thêm về việc tự chọn cách chết cho chính mình của các tướng lãnh VNCH vào Tháng Tư Đen 1975. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ đã dùng súng kết liễu đời mình. Các vị này đã tự sát  自殺 (Tự sát: dùng binh khí mà tự giết mình. Chữ sát: thuộc bộ 'thù'. Thù: là cái thù, một thứ đồ binh dài một trượng hai thước, không có mũi nhọn). Vậy xin quý vị đừng cho các Tướng này tự vẫn.  Sai sự thật làm buồn lòng các tướng.
Hai Tướng Phạm Văn Phú và Trần Văn Hai uống thuốc độc tự tử, xin đừng cho hai vị này tự sát, tự vẫn, tự ải, cứ viết hai vị Tướng này uống thuốc độc tự tử hoặc tuẫn tiết 殉 節Nếu dùng chữ tuẫn tiết 殉 節 (vì tiết nghĩa mà liều chết) thì đẹp vô cùng.
Vài hàng lan man, lẩm cẩm. Nếu có sai sót xin quý vị bổ sung.
 
vhp.Hạ Vũ
27 Tháng Ba 2009(Xem: 70783)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 73144)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 73290)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72605)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70371)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72619)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72693)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72513)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 72131)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 33034)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80484)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 73098)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35517)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81663)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76873)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76827)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76344)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76666)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24494)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38109)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91012)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39458)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88187)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35671)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75559)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39986)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41147)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83823)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh