Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ DẤU YÊU XƯA

04 Tháng Mười Hai 20218:49 CH(Xem: 6287)
Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ DẤU YÊU XƯA
tựa TRỞ VỀ DẤU YÊU XƯA

Hồi còn nhỏ gia đình tôi sống ở dưới làng. Sáng sớm còn say giấc đã nghe hồi kẻng đầu tiên báo đến giờ dân phu thức dậy nấu cơm đi làm. Chúng tôi mấy đứa học trò cũng bị lôi đầu dậy học bài. Cây đèn dầu được đốt lên lù mù trong căn nhà nhỏ đủ rọi ánh sáng xuống trang vở học. Bếp lửa được mồi lên sáng bừng. Chớ gì nhóm bếp bằng mủ dây và chụm củi cao su thì bén lửa phải biết. Tiếng xách nước, tiếng vo gạo của má tôi lục đục dưới nhà bếp. Tôi ôm tập vở xuống ngồi cạnh bếp lửa cho ấm và nhờ ánh sáng để học bài. Tháng mười hai miền nam không lạnh mấy, hơi ấm bếp lửa hồng làm thú vị tuổi thơ hơn. Nói vậy cho văn hoa, chứ cây đèn dầu hôi tim đèn hay lụn và khói bay lên quyện ở vành bóng đen xì vừa hôi vừa tối. Xuống bếp ngồi học bài để má có bạn, vui khi nhìn má đi tới đi lui. Bóng má ngồi chụm lửa in trên vách đẹp như bóng thiếu phụ Nam Xương của bài học ở trường. Má chắt nước cơm ra cái chén nhỏ, bao nhiêu tinh túy của nồi cơm má ưu tiên cho cô con gái cưng siêng năng chăm học. Có đôi khi má thưởng cho miếng cơm cháy chấm nước mắm kho quẹt hay thịt kho tiêu ăn ngon ra phết.

Bên này tôi đọc to bài Sử ký thì bên nhà kế bên thằng Châu cũng đọc to lên mấy chữ Vocabulary tiếng Pháp của ông Thầy Giáo Già cho hôm qua. Hôm nay là ngày phải trả bài. Nếu không thuộc hoặc viết lên bảng sai thì sẽ bị thầy cho nằm dài xuống đất quất roi mây mấy cái tùy theo hên xui mấy lỗi.  Má nó cũng soạn thùng nghe leng keng để chuẩn bị ra điểm danh trước khi xe chở ra lô cạo mủ sớm.

Kẻng hồi hai báo tin đã đến giờ điểm dân. Tiếng chân người lũ lượt ra đường. Tiếng thùng va vào nhau, tiếng dân phu gọi nhau, nói chuyện râm ran vui một ngày bắt đầu làm việc. 

Tiếng má thằng Châu dặn dò:

- Cơm má để sẵn trong gạc măng rê, em dậy cho nó ăn rồi mới đi học nha. Nhớ thay đồ cho em đừng để nó bận cái quần ướt nước đái cả ngày sẽ bị hâm. Đi học về không được la hay đánh em. Má dìa nghe nó mét là má quánh tét đít đó... Có tiếng thằng Châu dạ... dạ. Tiếng đóng cửa và tiếng học bài lại vang lên bên đó.

.....


Chúng tôi học ở ngôi trường tiểu học đầu làng. Trường cách nhà tôi bằng vài phút đi bộ. Đứng trước nhà tôi có thể thấy ngôi trường thân yêu. Tiếng kẻng trường vang lên, tôi có thể ba chân bốn cẳng chạy tới trường để kịp sắp hàng chào cờ. Trường nằm đối diện đường lộ. Từ sân trường có thể nhìn thấy hai ngôi nhà lầu của ông chủ Tây và sếp Tây ở trên đồi cao với khoảng sân thật rộng nằm hai bên con lộ lớn đi vào lô cao su. Đi tới một chút là cái sân Tennis được bao quanh bằng hàng rào kẽm lưới mắt cá.

Mỗi kỳ lãnh lương  máy bay thả bọc tiền ở cái sân rộng có cây me tây cao to xòe bóng mát chỗ nhà ông sếp Tây. Khi ấy chỉ có ông xếp công táp làm việc trên văn phòng đứng chờ nhận tiền và một người lính cầm súng đứng bảo vệ. Máy bay lượn vài vòng rồi thả một bao tiền xuống. Khi máy bay lên cao là bao tiền đã được đem lên chiếc xe con chờ sẵn và vội vã chạy đi. Tụi tôi: học trò ở trường thấy rõ hết. Giờ ra chơi thì khỏi nói tụi tôi nhảy tưng tưng la ó vang trời. Nếu trong giờ học thì sách vở để đó mà con mắt cứ hướng ra cửa lớp mở toang hoang. Ông thầy cũng đứng yên theo dõi như học trò. Chiếc xe chạy ra khỏi sân nhà chủ, quẹo ra đường lộ để đem tiền về văn phòng. Nhóm học trò kháo nhau "Chiều nay lãnh tiền". Chúng tôi nghĩ đến thức ăn được bày bán và những trò vui trong buổi chiều họp chợ kỳ tiền. Ông thầy gỏ mạnh cái thước kẻ lên bàn kéo học trò tập trung vào bài vở. Có lẽ ông thầy cũng nghĩ lúc hết giờ dạy sẽ lên văn phòng sở lãnh lương. Bà thầy sẽ đi chợ với áo dài tha thướt và bữa ăn tươm tất buổi tối gia đình.

Mỗi tháng đồn điền cao su nơi tôi ở được máy bay thả tiền hai lần như vậy. Lần đầu vào giữa tháng gọi là "Kỳ Vay " nghĩa là  ứng trước cho dân. Lần thứ nhì vào đầu tháng từ 3  đến 5 tây sẽ lãnh lương chính thức gọi là "Kỳ lương".  Kỳ lương được trả tính bằng những ngày đi làm thật sự, có tiền thưởng và phụ cấp. Đồng thời sẽ trừ ra tiền đã tạm ứng vào kỳ vay cũng như trừ tiền mua "đồ kho" (tức là dùng sổ công nhân mua chịu thức ăn, đồ dùng ở kho hàng bán hàng giá rẻ cho công nhân của sở.)

Bạn hàng ở chợ huyện Long Thành bắt rất nhanh tin công nhân được lãnh lương. Chiều đến là xe lam, xe lôi kéo từng chuyến đem hàng vào sở. Trên "Sân điểm" rất rộng để điểm dân buổi sáng là một hội chợ thành lập cấp kỳ bán không thiếu thứ gì. Quần áo, bánh kẹo, hàng tươi, hàng khô, đồ tạp hóa, thức ăn... Có cả sơn đông mãi võ bán cao đơn hườn tán, thuốc dán, dầu cù là, thuốc nhức răng, kem đánh răng Hynos. Cũng có những chú khỉ đi xiếc, chú hề vẽ mặt và chiêng trống đánh tùng phèng để những người mãi võ đánh quyền quảng cáo thuốc.

Phải nói một số bạn hàng ngoài quận Long Thành làm ăn khấm khá nhờ những đồn điền cao su. Dân phu được Tây cấp nhà cửa đàng hoàng, xây dựng kiên cố, đường xá, nước uống, nước xài đầy đủ sạch sẽ, nhưng họ không có đất trồng trọt hoặc chăn nuôi. Những căn nhà nào ở cuối dãy thì còn có một chút đất thừa để trồng ít rau, vài dây bầu, dây bí. Nhà này cách nhà kia vài mét, phía trước nhà còn trồng được vài cây xoài, cây ổi, hàng rào là hết. Người dân sáng đi làm, chiều mới về nhà nên thịt cá, rau cải đều phải mua. Một số nhà dân cũng mở tiệm tạp hóa để buôn bán nhưng không đủ cung cấp và cũng vì thiếu vốn. Mối buôn bán lớn là từ chợ Long Thành. Sở cũng có kho để bán dầu hôi, nước mắm, đường...cho công nhân theo giá rẻ nhưng những đồ tươi  để ăn hàng ngày không có. Một số bạn hàng ngoài quận mỗi buổi chiều đem hàng vào bán cho công nhân đi làm về. Dân mua tiền mặt thì ít, mua ghi sổ thì nhiều. Cho nên những ngày lãnh lương là những ngày bạn hàng vào lấy tiền thiếu, tiền ghi sổ. Người nghèo thì lúc nào cũng có những cái ngặt nghèo khó giải thích. Công nhân cạo mủ chỉ biết làm việc. Cây cao su không cho gì ngoài mủ mà thời đó không ai biết mủ cao su Tây dùng để làm gì. Mủ được tập trung đem về nhà máy sơ chế rồi chở lên Sài Gòn xuống tàu ở Bến Chương Dương chở tuốt về Pháp. (Khoảng thời gian sau 1975 mới có vụ cắp mủ cao su để bán ra ngoài)

Cho nên bạn hàng ở ngoài quận là mối làm ăn quen biết lâu dài với dân phu. Giữa họ là cái móc xích nợ nần, ơn nghĩa một cách đau lòng. Có những người mua đồ không nghĩ đến hậu quả phải trả tiền nên thành con nợ ngóc đầu lên không nỗi. Cũng có hoàn cảnh gia đình ông chồng bài bạc rượu chè mua đồ ở kho rồi bán lại rẻ để lấy tiền nhậu nhẹt cờ bạc cho đỡ cơn ghiền. Đến kỳ lương sở trừ hết tiền vợ lấy đâu trả nợ. Cũng có những bà vợ ăn hàng quá tay, sắm sửa không tính toán nên chủ nợ vét sạch lương tháng của chồng. Có người ngày lãnh tiền là trốn mất dạng, chủ nợ vào nhà chỉ thấy bầy con nheo nhóc, hai vợ chồng không thấy đâu, đành xách sổ nợ đi qua nhà khác.

Mỗi kỳ lãnh lương như vậy cuối tuần đều có xe của sở đưa công nhân ra chợ Long Thành mua đồ về dùng. Nói chung dù cực khổ nhưng đời sống họ được trả lương sòng phẳng, tiêu chuẩn lương thực rõ ràng, vợ con có phụ cấp và có gạo. Lúc ấy hình như mỗi công nhân được lãnh 22 ký gạo hàng tháng, vợ và con cái 13 ký hoặc 9 ký tùy theo lứa tuổi. Gạo rất ngon lấy từ miền tây hay kho gạo ở Sài gòn về. Thuốc men, sinh nở hay nằm nhà thương có bệnh xá không phải trả tiền. Ngoài y sĩ và y tá chăm sóc hàng ngày, mỗi định kỳ 3 tháng có một bác sĩ người Pháp về kiểm tra, giải quyết những ca bệnh khó hơn. Nếu bệnh nặng cần  cấp cứu thì xe của sở sẽ chuyển thẳng lên nhà thương lớn ở thành phố chữa trị, mọi chi phí đồn điền lo.

Hồi tôi còn nhỏ phải định kỳ uống thuốc ký ninh. Các công nhân uống tại chỗ trước khi đi làm. Vợ con ăn theo của công nhân phải được y tá hay y sĩ trực tiếp bỏ thuốc vào miệng uống theo danh sách rõ ràng. Không ai được trốn uống thuốc, theo lệnh, trốn uống thuốc là cúp gạo nên ai cũng sợ. Nhờ vậy khi khai hoang đất rừng trồng cao su đã giảm lượng lớn người mắc bệnh sốt rét. Những thuốc chích ngừa, trồng trái được chủ Tây quan tâm và kiểm soát gắt gao để bảo vệ sức khỏe người dân.

Học sinh đi học miễn phí, mỗi ba tháng có thanh tra học kỳ người Pháp tới viếng trường khảo hạch học trò. Hồi nhỏ mỗi lần có thanh tra người Pháp tới chúng tôi sợ lắm. Nhất là khảo hạch về chính tả và văn phạm. Tiếng Pháp số ít, số nhiều, giống cái giống đực rất khó nuốt. Đứa nào trả lời sai bị lỗi là y như rằng khi Thanh Tra ra về cũng bị thầy khẽ tay hay nằm dài xuống dùng roi mây đánh đít. Vì đây là trường của chủ Tây lập ra dạy cho con em công nhân nên chúng tôi phải học tiếng Pháp từ lớp ba. Các chương trình học cũng phải theo hệ thống giáo dục của ty học chánh Biên Hòa. Chúng tôi học hết lớp nhì là được chuyển thẳng ra học lớp nhất ngoài quận.

Mỗi năm thầy thường chọn ba học sinh giỏi nhất trường theo phái đoàn của Sở đến chúc Tết Chủ và Sếp đồn điền. Vào cuối niên học mỗi lớp chọn một học sinh giỏi nhất ra quận Long Thành lãnh thưởng danh dự. Hai đứa còn lại mỗi lớp nhận phần thưởng từ chủ Tây. Lần nào phần thưởng từ sở cũng nhiều và giá trị hơn phần thưởng danh dự nhận ngoài quận.

Tôi nhớ mãi ngày gần cuối tháng 12 có một chiếc máy bay bay rà rà trên sân vận động. Từ trên máy bay người ta rải tiền xuống cho con nít lượm. Những tờ một đồng bay trắng xóa và nhẹ nhàng rơi. Chúng tôi đã được báo trước nên tập trung chờ lượm tiền. Chúng tôi chạy theo lượm tiền rơi xuống đất, bám trên cây, trên cỏ. Tờ một đồng đối với con nít giá trị lắm, có thể xé làm hai để mua năm cắc xôi hay một gói kẹo. Có lẽ ngày đó ở bên Pháp là lễ Giáng Sinh chiếc máy bay thay mặt ông già Noel đem niềm vui và quà tặng cho chúng tôi.

Sở cũng có một cái nhà lồng khá to lợp tôn rất chắc chắn để làm chợ. Nhưng bạn hàng không vào đó buôn bán mà ra ngoài sân điểm  bày hàng bán cho công nhân đi làm về. Chợ biến thành hội trường mỗi khi có tập trung lớn hay biến thành rạp hát để các đoàn cải lương về lưu diễn. Có một đôi lần đoàn mô tô bay cũng về đây biểu diễn bán vé cho dân chúng coi. Sau này thỉnh thoảng cũng có đoàn chiếu phim về chiếu những phim cao bồi hay phim có tính tuyên truyền. 

Có nhiều gánh hát đã đến trình diễn ở nhà lồng chợ làng tôi. Có gánh sau vài xuất là dọn đi lưu diễn nơi khác, có đoàn rả gánh tại chỗ. Đoàn hát bao kín xung quanh chợ bằng vải dầy hoặc bằng tôn để không ai coi cọp được. Trong chợ có sân khấu nên gánh hát chỉ chuẩn bị ghế ngồi cho khán giả. Thường các gánh hát đến diễn khoảng thời gian gần Tết hay qua Tết. Đó là mùa cao su rụng lá dân được nghỉ làm chờ cho cây hồi phục thay lá mới. Thời gian đó kéo dài tùy tình hình sức khỏe cây cao su ngoài lô. Dân nghỉ làm nhưng gạo và phụ cấp vẫn phát đủ, cuộc sống an nhàn thư thả, coi như thời gian nghỉ phép thường niên. Mấy ông hay tụ nhau đánh tổ tôm, đánh chắn. Mấy bà rủ nhau đi xem cải lương. Bọn trẻ con chúng tôi chiều nào cũng ăn cơm sớm la cà canh me để đi coi cọp.

Gánh hát về đem không khí náo nhiệt mới mẻ đến cho mọi người. Xe lam hay xe lôi quảng cáo đi vòng vòng trong làng đánh phèng la, giăng biểu ngữ giới thiệu tuồng tích, đào kép rộn ràng. Chiều đến là nam thanh nữ tú ăn diện đi xem hát. Đào kép về đây đều hát hay hết vì ai cũng thích nghe vọng cổ, nhìn áo quần đầy màu sắc và say mê với những anh kép, cô đào son phấn rực rỡ.  Thế rồi công nhân hết tiền xem hát. Cây cao su trổ lá đơm bông thành trái, cô đào chánh có bầu bỏ đoàn ở lại lấy chồng. Anh kép mùi lấy vợ, có con. Gánh hát rả đàn tan nghé, cuốn gói lên đường. Tới mùa hè nhóm học trò chúng tôi đi lượm hột cao su lấy tiền mua sách vở, bắt gặp anh kép cải lương của năm nào trong lớp áo công nhân. Đám cưới làng quê có anh kép mùi lên hát giúp vui. Những màu sắc cuộc đời dễ thương của quê tôi là dấu ấn khó quên trong trái tim người xa xứ.

Rồi một lần bao tiền do máy bay thả bị ăn cướp. người bảo vệ đơn độc không thể chống cự. Rồi thêm một lần thứ hai dù thêm người bảo vệ cũng bị lấy đi. Chủ Tây đành đem tiền vào sở bằng cách khác. Xe nào chở tiền và khi nào lãnh lương là điều bí mật không ai biết trước. Có một lần tôi và em trai đi chợ kỳ tiền. Bất ngờ nghe tiếng súng nổ, họ đã bắn ông đội và cướp số tiền ông đang phát cho dân. Mọi người chạy tán loạn, tôi lôi em tôi núp sau thùng nước đá của quán bán giải khát. Lần đó hai chị ơi sợ quá, chạy về tới nhà má đang đứng chờ. Hai chị em ôm má khóc một trận. 

Những chợ kỳ tiền sau đó giảm lượng người vào bán. Chiến tranh, cướp bóc đã xuất hiện, nơi tôi ở không còn không khí bình yên.

........

Có một điều gì rất lạ rất đáng sợ bám lấy ngôi làng yên bình của tôi. Có những người lạ mặt về hàng đêm. Một số người dân mất tích , một số thanh niên bị dẫn đi làm  du kích. Chúng tôi hết lớp ở trường làng đi ra học trường quận. Thỉnh thoảng đường bị đắp mô, cây cao su bị chặt ngáng đường, có người bị giết treo bản án trước ngực. Lính ngoài quận về đóng trong làng nhiều hơn, xét giấy tờ tùy thân kỹ hơn. Xóm tôi trở nên khác lạ, nghe nói người này làm giao liên, người kia là của mặt trận… Chúng tôi học trò đang sống hồn nhiên vô tư bỗng thấy hoảng loạn, sợ sệt. Đêm nghe tiếng chó sủa là sợ không dám ngủ. Những người có điều kiện bỏ làng đi nơi khác làm ăn. Ông thầy giáo già nghỉ dạy đem cả gia đình lên tỉnh. Bạn bè tôi một số theo gia đình rời khỏi nơi đây. Ấp chiến lược bị phá, chơ vơ những cọc nhọn với bờ đê sạt lở. Giao thông hào nước đọng cỏ mọc như rừng.

Gia đình tôi dọn nhà lên ở trên khu nhà máy. Tôi không còn nghe tiếng kẻng từ sân điểm vọng về, không còn đọc bài thật lớn để báo cho thằng Châu, con Tám, con Thành biết tôi đã thức dậy. Lên trên này có điện nên tôi không còn học dưới ánh đèn lù mù. Tôi lại  nhớ tiếng leng keng của những chiếc thùng va chạm nhau mỗi sáng sớm hay chiều về. Nhớ khói bay lên trên mái nhà quyện thành một vùng trắng dễ thương. Nhớ ngôi trường và cây roi mây của thầy giáo Lượm.

Tôi rất nhớ những ngày sống ở dưới làng, khu nhà thờ có cái gác chuông và ông trùm Võ. Mùa Giáng Sinh hang đá trang hoàng lộng lẫy với Chúa Hài Đồng thật đẹp...

.......

Hôm qua một người bạn thân sống ở Pennsylvania gọi phone về hỏi: " Mày có còn nhớ Trương Thị Giao không? Trước 1975 dạy chung với tao. Không biết giờ nó ở đâu?". Tôi trả lời là biết vì nhà Giao ở trước nhà tôi ở trên xóm Nhà Máy. Còn bây giờ Giao ở đâu tôi không biết.

 

Phải! Làm sao tôi biết được khi đã qua hơn 50 năm thay đổi. Bao nhiêu biến cố đau thương đã dàn trải trên đất nước này. Tôi rời xa làng dưới, làng trên, bỏ cả VN để làm một chuyến đi xa mãi mãi. Tôi nhớ trong một bài học trong sách Giáo Khoa Thư. Có một người thích đi du lịch, qua nhiều nơi nhiều chỗ khi trở về được hỏi "Nơi nào đẹp nhất?" Ông ta trả lời là "Quê hương đẹp nhất". Tôi cũng vậy, đã đi một số nơi, ngắm khá nhiều cảnh đẹp nhưng ghi mãi trong lòng vẫn là cái làng nhỏ ngày xưa. Nó như dấu ấn in sâu vào da thịt, vào trái tim, vào ký ức của tôi.

 

Tôi nhắm mắt lại có thể thấy con đường, ngôi trường, cây xoài, cây dừa ở sân nhà và hình ảnh lũ bạn thời thơ ấu. Nhớ đêm trăng sáng rước đèn trung thu đi vòng vòng quanh xóm ca hát vang trời. Nhớ ngôi chùa nhỏ nép mình ở cuối làng. Nhớ vị minh sư thật hiền với nụ cười từ ái. Nhớ cái chỏm vá vắt mép tai của chú tiểu nhỏ ngày xưa. Bây giờ ngài đã là một vị đại đức quyền cao chức trọng. Nhớ những ngày áo quần đồng phục đi rước kiệu mừng Chúa Giêsu sống lại. Nhớ hội đình ngày lễ kỳ yên xem các đồng nam xiên que sắt vào mặt để rước Đức Thánh Trần. Kiệu ngài rước về gần đến đình làng bỗng bay lên không. Người khiêng kiệu la chới với hô nhau phụ tay kéo lại. Những cô hầu đồng rối rít khấn cầu, chiêng trống phèn la vang rền linh thiêng. Các đồng nữ mặc đồ nhiều màu rực rỡ múa mâm đèn điêu luyện. Tất cả như chuyện vẽ vời thêu dệt nhưng là chuyện thật chính mắt tôi đã thấy. Sẽ rất nhạt nhẽo nếu nghe tôi kể lể chuyện ngày xưa, nhưng bạn ơi đó là điểm yếu, là nỗi lòng của kẻ ly hương.

 

Đất nước vẫn là đất nước VN. Tôi vẫn là da vàng mũi tẹt, vẫn nói tiếng Việt,  thích ăn nước mắm, giá sống, rau muống xào tỏi thì đừng ai chê tôi hũ lậu không thức thời hay thiếu lập trường chính trị. "Quan nhất thời, dân vạn đại" mọi sự việc trên đời đều có huyền cơ. Trên thế gian này không có gì là trường cửu. Gieo ác sẽ gặp ác. Mọi cái xấu xa rồi cũng sẽ phơi bày. Có chèo chống bóc lột đến đâu lưới trời khó thoát.

 

Bây giờ là tháng 12. Một năm sắp kết thúc, mùa Giáng Sinh sắp về. Nhà tôi đã làm cây Noel với đèn sao lấp lánh. Ngày tôi chết, Chúa sẽ không mở cửa Thiên Đàng cho tôi vào nước Chúa cùng người, nhưng Chúa sẽ mỉm cười chỉ  cho tôi con đường đi vào Cực Lạc. Tôi tin như vậy vì Ngài và Đức Phật đều nhân từ  khoan dung với những con người luôn biết yêu thương.

 

Nguyễn Thị Thêm

05/ 12/2021

 

 

20 Tháng Sáu 202112:31 SA(Xem: 7674)
Tôi sẽ không viết những điều ai cũng biết về Trần Thiện Thanh, chỉ xin kể lại những “kỷ niệm” của riêng tôi với chàng ca nhạc sĩ lắm tài nhiều tình này.
19 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 11956)
Ước gì có một ngày như thế Bọn chúng mình, già mấy cũng thấy vui Lỡ mai kia đứa lìa đời Cũng có đám bạn già Ngồi trên xe lăn nắm tay nhau mà khóc.
19 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 4841)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
12 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 12158)
Chiều buồn nợ áng mây bay Đêm về... Nợ bóng trăng lay hiên nhà Cuối cùng ta nợ cả ta Nợ điều đã hứa... Nhớ ra chưa làm.
12 Tháng Sáu 202112:54 SA(Xem: 10486)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CÓ BAO GIỜ EM HỎI - Thơ Duyên Anh - Nhạc Phạm Duy Hòa âm & Keyboard: Hữu Quang Thanh Lam trình bày
12 Tháng Sáu 202112:34 SA(Xem: 3457)
Activator Method là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả sử dung một công cụ Activator có lò xo cung cấp lực thấp để điều chỉnh các đốt cột sống ...
12 Tháng Sáu 202112:25 SA(Xem: 10672)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ VẪN THẾ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
11 Tháng Sáu 20214:25 CH(Xem: 11937)
Gió đem hương chan vào vườn cây trái Để hoa thơm quả ngọt chín tràn trề Hạ nồng nàn khắp núi sông đồng bãi Ơn gió hiền hòa dong ruỗi say mê.
11 Tháng Sáu 202110:22 SA(Xem: 9646)
Tôi ở Cali đồi núi khô khan, cây cỏ không xanh tươi. Dọc đường về hướng Florida cây xanh bát ngát. Một màu xanh mướt đẹp mắt và trải rộng tới chân trời.
11 Tháng Sáu 20212:25 SA(Xem: 6751)
Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con.
11 Tháng Sáu 20211:57 SA(Xem: 7187)
Ngày mai tôi sẽ lái xe ra biển và ném thỏi son này thật xa để nó theo dòng nước trôi ra đại dương. Không còn lý do gì để giữ kỷ niệm này nữa.Một gút mắc của cuộc đời vừa được tháo gỡ. Chưa ra biển mà nghe lòng mênh mông.
11 Tháng Sáu 20211:08 SA(Xem: 8189)
Cù lao chín chữ vai mang Đại dương sâu thẳm ngút ngàn vọng chân Thái sơn chở nặng nghĩa ân Vầng dương chiếu rọi Sáng Ngần Tình Cha.
10 Tháng Sáu 202110:34 CH(Xem: 11983)
Có gì đó ở Sài Gòn nhớ mãi Đi thật xa vẫn quay quắt hướng về Sài Gòn bây giờ tháng sáu nhiêu khê Sài Gòn đắp mền ủ mình trốn dịch.
07 Tháng Sáu 20211:14 SA(Xem: 5284)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
06 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 14688)
Sài Gòn cơn bệnh rồi sẽ qua Hòn Ngọc Viễn Đông lại điệu đà " Sài Gòn tốt bụng " câu cửa miệng Để thương để nhớ kẻ phương xa.
06 Tháng Sáu 202112:13 CH(Xem: 10259)
Florida với trái cây miền nhiệt đới như ở VN. Tôi là dân miệt vườn nên mơ ước được đi đến đó, tận tay hái những cây trái sai oằn như ở vườn nhà ngày xưa. Tôi nôn nao lắm Florida ơi!
01 Tháng Sáu 202110:40 CH(Xem: 7698)
Chuyến đi Á Châu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2019 có thể là chuyến đi qua nhiều nước cuối cùng của tôi.
01 Tháng Sáu 202110:29 CH(Xem: 4217)
(Viết thay, là nén hương lòng tưởng nhớ CHS Ngô Quyền K8 Trần Hữu Phúc)
01 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 8953)
Cảm ơn câu hát tiếng đàn Để tình thơ dại luôn mang nặng lòng Cảm ơn ngày tháng thong dong Cảm ơn cả những long đong phận người
01 Tháng Sáu 20211:43 SA(Xem: 10255)
Nghe trong câu hát lời kinh Vạn lời xin lỗi tình em còn chờ Tào khang không trọn dòng thơ Phút giây hạnh ngộ cũng là thiên thu
01 Tháng Sáu 20211:29 SA(Xem: 6119)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
01 Tháng Sáu 202112:06 SA(Xem: 9489)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
31 Tháng Năm 202111:44 CH(Xem: 9685)
Nắng bồi hồi tiễn anh ngang đường cũ Có hàng cây lay lắt gió đợi chờ Có em ngồi bên sân chiều lá rụng Gom lá vàng, đong kỷ niệm ngày thơ.
23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7787)
Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng ...
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8154)
Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi...Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8725)
Cựu học sinh Ngô Quyền Houston hôm Sunday 5/20/21 tổ chức một buổi họp mặt chào đón cô Ma Thị Ngọc Huệ cùng phái đoàn đến từ California.
23 Tháng Năm 20212:33 SA(Xem: 7625)
Là người dân của Mỹ cũng may mắn như được làm con nhà giàu. Nếu được làm con nhà giàu thì phải biết mở lòng để giúp những người kém may mắn.
23 Tháng Năm 20211:42 SA(Xem: 3137)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
21 Tháng Năm 20211:41 SA(Xem: 7220)
Như đã thông báo trước, chúng tôi tổ chức viếng tang vào lúc 14 giờ ngày 19.05.2021. Tôi và Trần Văn Thông đến nơi tổ chức tang lễ đúng hẹn.
21 Tháng Năm 20211:16 SA(Xem: 6361)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
21 Tháng Năm 202112:45 SA(Xem: 4695)
Bài tập quan trọng nhất của bộ môn khiêu vũ Xin mời thưởng thức: Kỹ thuật đôi chân của vũ điệu International Latin Biên tập: Vũ sư Thanh Lam
17 Tháng Năm 20212:38 SA(Xem: 13189)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÃ LỠ DUYÊN RỒI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Văn Vĩnh
17 Tháng Năm 20211:34 SA(Xem: 10210)
Tìm nhau năm mươi năm Năm mươi mùa Đông lạnh Đường hun hút xa xăm Chim Thiên Đường mỏi cánh.
17 Tháng Năm 20211:30 SA(Xem: 7889)
Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học trò bên cạnh xem ké trận đấu.
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 4567)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 3415)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
17 Tháng Năm 20211:15 SA(Xem: 10353)
Những dấu chân mòn mỏi Mẹ đi qua. Nhiều khi Mẹ không ngoái đầu nhìn lại Sương Tấm trên vai ướt mềm áo vải Nắng nhuộm đen đôi gót nhỏ chai sần
17 Tháng Năm 20211:03 SA(Xem: 10372)
Anh nói với em chỉ một điều Hai ta giữ mãi một tình yêu Cho nhau nồng ấm như ngọn lửa Dù cả hai ta đã xế chiều.
16 Tháng Năm 202110:42 CH(Xem: 9046)
Mẹ ơi! Ơn nghĩa sinh thành biết chừng nào con đền đáp được. Con nguyện cầu cho mẹ khỏe mạnh, an lạc để sống đời với con.
16 Tháng Năm 20212:03 SA(Xem: 8750)
Tháng năm phượng đỏ sân trường Ve sầu rền rĩ điệu buồn âm vang Xuân trôi nắng hạ về ngang Đốt hồn cây cỏ hong vàng tóc ai.
16 Tháng Năm 202112:46 SA(Xem: 8546)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔNG NGÂM - Thơ Thy Lệ Trang - Nhạc Bằng Giang Hòa âm Vũ Thế Dũng - Trình bày Tâm Thư
11 Tháng Năm 202110:53 CH(Xem: 11289)
Nắng đã lên bầu trời đẹp lạ Ôm vào lòng bao nỗi ước mơ Bây giờ ta đếm từng giờ. Chờ cả thế giới hoàn toàn mở cửa.
09 Tháng Năm 202112:18 SA(Xem: 11750)
Ngày Mother's Day đừng bỏ lỡ Một cú phone và một món quà Hay em lái xe qua. Ôm lấy mẹ hôn trên đôi má
08 Tháng Năm 202111:34 CH(Xem: 9434)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TIẾNG GỌI MẸ - Thơ Trần Kiêu Bạc LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền - Ca sĩ: LệThanh Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202110:56 CH(Xem: 8898)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ TÔI - Nhị Hà: sáng tác - Hòa Âm: Ngô Nguyên Ca sĩ: Như Hương - Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202112:08 SA(Xem: 8553)
Hạt tốt ươm mầm... tâm tĩnh lặng Hoa lành nẩy giống... trí an ngơi Công ơn từ mẫu con chưa vẹn Mẹ đã lìa xa cõi thế rồi!
04 Tháng Năm 20214:12 CH(Xem: 9375)
Thời gian che lấp thương đau Vãng sanh lạc quốc Mẹ vào thiên thai Xong rồi ân trả nợ vay Tám tám mùa nắng mưa phai cuộc đời Tháng Năm Buồn Nhớ Mẹ Ơi...
04 Tháng Năm 20212:25 CH(Xem: 7799)
Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km....Tôi chỉ ở lại Biên Hòa đêm thứ hai, những ngày còn lại tôi ở Sài Gòn.
04 Tháng Năm 20212:12 CH(Xem: 11427)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
02 Tháng Năm 20218:07 CH(Xem: 10971)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 20219:24 CH(Xem: 7743)
Trong nỗi buồn sâu lắng mỗi cuối tháng 4. chúng tôi vẫn tin sẽ có một ngày quê hương sẽ có tự do, dân chủ, để không còn một em bé Việt Nam nào bị cướp mất thời mới lớn như chúng tôi
30 Tháng Tư 20218:11 CH(Xem: 11791)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 20214:57 CH(Xem: 12049)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
30 Tháng Tư 20212:16 CH(Xem: 10611)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "VIỄN XỨ CA" - Nhạc: Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Elvid Phương - Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Tư 20219:29 CH(Xem: 13246)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
24 Tháng Tư 202111:30 CH(Xem: 9512)
Tuy tôi sinh ra ở tỉnh Bình Dương nhưng tôi sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Sài Gòn, ngoài một thời gian ngắn đi dạy học ở Trà Vinh. Ngay trong 6 năm dạy học ở Biên Hòa, mỗi tuần tôi chỉ ở lại đó có một đêm.
24 Tháng Tư 202111:04 CH(Xem: 9407)
Ngô Quyền trang web đậm đầy Biên Hòa Ái Hữu vòng tay gọi mời Thơ Thầy đều khắp mọi nơi Tình thơ lắng đọng dẫu thời gian trôi.
20 Tháng Tư 20216:03 CH(Xem: 13804)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
19 Tháng Tư 20211:27 SA(Xem: 9476)
Chán thật! Nhưng Mất cell phone bây giờ là mất đời em, đời anh, đời chúng ta, đời mọi người phải không?
18 Tháng Tư 202111:34 CH(Xem: 10158)
Mẹ đi xa hay sắp về rồi? Con còn chờ Mẹ ngóng xa xôi Lá rụng bao nhiêu tàng lá rụng Là bao dấu lệ nhớ thương Người!
18 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 10587)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 202111:15 CH(Xem: 10298)
"NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA" Thơ: Nguyễn T. Thanh Dương Văn Sơn Trường phổ nhạc; Tiếng hát: Hiếu Trang Video clip: Kiều Oanh
18 Tháng Tư 202110:38 CH(Xem: 12214)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
18 Tháng Tư 20211:01 SA(Xem: 10384)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔI BỜ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Hà Thanh
13 Tháng Tư 20219:21 CH(Xem: 12110)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 20218:04 CH(Xem: 9329)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11429)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 20217:13 CH(Xem: 10622)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 20217:24 CH(Xem: 12467)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 20216:27 CH(Xem: 8734)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 202111:10 CH(Xem: 9441)
Ông thề trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu ông chết đi mà không trả được mối thù này thì con cái ông phải trả cho ông, đứa nào không trả được thì coi như là con bất hiếu, không xứng đáng được hưởng gia tài ông để lại,
06 Tháng Tư 202110:03 CH(Xem: 10174)
Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.
06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 12023)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11682)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 20213:18 CH(Xem: 11077)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 20213:11 CH(Xem: 11983)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 20213:07 CH(Xem: 11939)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 11349)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ TÔI VÀ EM - Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: YCH Văn Vĩnh trình bày
03 Tháng Tư 20215:37 CH(Xem: 9196)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 11455)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 202111:00 CH(Xem: 8860)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TÌNH TỰ MÙA XUÂN" -- Nhạc Sĩ: Từ Công Phụng - Song ca: Đèo Văn Sách & Kim Phụng
02 Tháng Tư 20211:21 SA(Xem: 12075)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
02 Tháng Tư 20211:18 SA(Xem: 8652)
Tao còn đoạ kiếp trần gian Tử qui sinh ký đeo mang ấn phù Đêm nằm Bên Khúc Niệm Ru Tuổi đôi mươi khóc gật gù ghé thăm...
31 Tháng Ba 20216:31 CH(Xem: 13087)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 202111:40 CH(Xem: 9063)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
27 Tháng Ba 20211:22 SA(Xem: 5411)
Họ càng tôn thờ ta thì cái cục danh dự mà họ phong cho ta càng lớn. Ta dồn quá nhiều năng lượng trông coi cái cục danh dự ấy, luôn luôn sợ nó mất sáng mất đẹp mà quên đi mất việc chính của mình là phải tu tâm
24 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 7649)
Người Việt mình, khi đặt tên cho con cái, thường chọn tên có ý nghĩa hoặc gửi gắm theo tình yêu thương với niềm mơ ước, nhưng cũng lắm khi…. “đời không như là tên”.
20 Tháng Ba 202110:11 CH(Xem: 12545)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 20219:34 CH(Xem: 8017)
Ở tuổi lên 9, Clara đủ khôn để biết đại dịch đã ảnh hưởng đến các em như thế nào, và những giọt nước mắt hạnh phúc được trở lại trường, sẽ theo em suốt quãng đời còn lại.
20 Tháng Ba 20217:38 CH(Xem: 10041)
Phụ nữ Việt Nam luôn luôn tự hào là hậu duệ con cháu của nhị nữ Trưng Vương, làm tốt mọi vai trò được giao phó.
20 Tháng Ba 20217:25 CH(Xem: 14572)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 20217:20 CH(Xem: 14755)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.
18 Tháng Ba 202110:16 CH(Xem: 11983)
Nền độc lập hoàn toàn tự chủ Sau gần hai thế kỷ gông xiềng Vẻ vang chiến thắng đầu tiên Nữ anh hùng kiệt lưu truyền ngàn sau
15 Tháng Ba 20218:11 CH(Xem: 9345)
Kiều Oanh cảm tác qua nhạc phẩm “Đừng Bao Giờ Hứa” Sáng tác: Lê Tín Hương Mời Quý Vị thưởng thức qua tiếng hát Kim Phụng
15 Tháng Ba 20211:27 SA(Xem: 11833)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức THU VỀ ĐÂU - Thơ: Tưởng Dung - Nhạc: Phạm Trung Trình bày: KaNa Ngọc Thúy
14 Tháng Ba 202112:43 SA(Xem: 5434)
Bốn mươi năm thủa đầu Công Nguyên Tô Định nhà Đông Hán tập quyền Áp bức Giao Châu, trăm họ Việt Hai bà Trưng Trắc, Nhị vùng lên
13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 8028)
Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu. Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão.
13 Tháng Ba 20219:35 CH(Xem: 7116)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
13 Tháng Ba 20214:11 CH(Xem: 16364)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
13 Tháng Ba 20211:01 SA(Xem: 11576)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới để xem youtube: MÙA THU VÀ CÔ GÁI MIỀN NAM - Thơ: Võ Đình Tuyết - Nhạc: Nguyễn Thiện Lý - Hòa âm: Quang Đạt - ca sỹ: Diệu Hiền