Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

05 Tháng Bảy 202012:40 SA(Xem: 5689)
Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ”

VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

SC HangNhu

Thích Nữ Hằng Như


-

  I. DẪN NHẬP

       Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”.

       Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh,  tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.

      Muốn thân tâm trong sạch thanh khiết, Đức Phật đưa ra nhiều pháp tu trong đó có pháp tu Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là đế thứ tư trong bài kinh “Tứ Diệu Đế”, là Đạo Đế trong bốn đế gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế. Đạo đế là con đường tu chân chánh gồm tám chi, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Hành trì nhuần nhuyễn tám pháp này hành giả sẽ đạt được sự trong sạch toàn bộ về thân-khẩu-ý, đồng thời khi tâm hành giả hoàn toàn yên lặng thì “tiềm năng giác ngộ” tức Tánh giác hiển lộ, trí huệ tâm linh phát huy.

      Kết quả cuối cùng của “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” có điểm giống nhau là thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Như vậy hai pháp này có sự tương đồng với nhau. Mà tương đồng như thế nào? Chúng ta thử tìm câu giải đáp đó qua đề tài: “Tương Ưng Giữa  Giới Định Huệ Và Đạo Đế: Bát Chánh Đạo”.
 
      
 II. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TAM LẬU HỌC “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”

A. GIỚI HỌC

         -  Giới: Tiếng Pãli là “Sila” , được hiểu là những điều răn, những lời dạy của Đức Phật nhằm ngăn ngừa hoặc đình chỉ các nghiệp ác do thân-khẩu-ý sanh ra, và từ đó có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện. Như vậy Giới đặt trên căn bản để giữ thân-tâm được thanh tịnh, dần dần triệt tiêu những phiền não tham, sân, si.  

       Giới được đặt trên nền tảng tự lợi và tự tha. Đối với tự thân mình, Giới giúp hành giả nâng cao phẩm cách trở nên một người cao thượng được sự kính trọng quý mến của người chung quanh. Giới giúp gia tăng phẩm chất đời sống tu hành, vì thân-khẩu- ý không bị ô nhiễm. Giới giúp tâm trí được hài hòa, an nhiên, tự tại, dần dần dẹp được lậu hoặc…  Đối với tha nhân, nếu hành giả trì Giới đúng, người đó có cuộc sống hài hòa đạo đức, sẽ ảnh hưởng tốt tới những người chung quanh. Ngoài ra, trên con đường tâm linh, nghiêm trì Giới Luật sẽ giúp hành giả vượt qua những khó khăn trong việc thiền Định và phát huy trí huệ. Mặt khác, người có Giới đức là người đức hạnh, đức hạnh là hành trang, là thuyền bè đưa hành giả vượt thoát biển khổ luân hồi.

         Giới luật được xem là phương tiện để ngăn chặn những điều ác phát khởi qua thân-khẩu-ý.  Đồng thời đoạn trừ những phiền não xuất hiện trong tâm. Như vậy về phương diện tự lợi, Giới giúp cá nhân hành giả trở nên một con người có tư cách với nếp sống đạo đức. Về phương diện tự tha, Giới luật chính là sự nỗ lực thực hiện các điều thiện lành mang lợi ích cho chúng sanh. Ý nghĩa  đó được tóm gọn trong bài kinh Pháp cú 183 như sau:
                               Chư ác mạc tác  (Không làm các điều ác)              
                               Chúng thiện phụng hành  (Làm các việc lành)                  
                               Tư tịnh kỳ ý (Giữ tâm ý trong sạch)
                               Thị chư Phật giáo. (Đó là lời Phật dạy)
         Giới có nhiều mức độ từ 5 Giới, 10 Giới đến 250 Giới hay 348 Giới, có Giới trọng (tội nặng), Giới khinh (tội nhẹ), Giới tướng (những lỗi được gọi tên), Giới thể (Giới trong sạch tâm) v.v…   Ngoài ra, Giới được chia thành hai loại: Giới Thế Gian và Giới Xuất Thế Gian.

1) Giới thế gian: Giới luật này đồng nghĩa với luân lý đạo đức, sống hướng thượng đưa đến quả báo hữu lậu, được hưởng phước Nhân Thiên. Gọi là phước hữu lậu vì vẫn còn phải chịu luân hồi trong ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.            
          - Thí dụ 5 giới thuộc về nhân thừa: Là đệ tử tại gia, tự nguyện thọ Tam quy, ngũ giới, tức là nương tựa vào Tam Bảo, chấp nhận giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật là: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu hay xử dụng chất say nghiện. Người giữ được năm Giới này, khi thân hoại mạng chung được tái sanh trở lại Cõi Người.

          - Thập thiện nghiệp giới: Người Phật tử cũng có thể tự nguyện thọ trì thập thiện nghiệp giới nghĩa là giữ 10 giới, gieo nhân tốt, đời sau gặt kết quả tốt đẹp là sanh lên cõi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ. Mười giới đó là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cướp; 3. Không tà dục; 4. Không nói dối; 5. Không nói thêu dệt; 6.  Không nói lưỡi hai chiều; 7. Không nói lời hung ác; 8. Không tham muốn (Tham); 9. Không giận hờn (Sân); 10. Không si mê (Si).

2) Giới xuất thế gian: Là Giới đưa hành giả đến quả vị vô lậu, tức được tự tại thoát khỏi tam giới, không còn bị rơi trong vòng sanh tử luân hồi.

       Thí dụ người thực hành Giới Tỳ-Kheo hay Tỳ-Kheo-Ni chuyên cần đến mức  hoàn hảo, đoạn trừ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử.

1-2: Năm hạ phần Kiết sử: 1) Thân kiến (tin cái ngã thật sự hiện hữu,  đồng hóa cái Ta là ngũ uẩn); 2) Hoài nghi Tam Bảo (không tin Phật, Pháp, Tăng); 3) Giới Cấm Thủ (tin tưởng sai lầm cho rằng các pháp tu khổ hạnh sẽ đưa đến giải thoát; hoặc tuân thủ các hình thức nghi lễ tôn giáo rườm rà mê tín dị đoan…); 4) Tham (tài, sắc, danh, thực, thùy);  5) Sân (Tức giận, căm thù).

2-2: Năm thượng phần Kiết sử: 1) Sắc ái (Tham ái cõi dục sắc giới là cõi chúng sanh có thân và tâm);  2) Vô Sắc ái (Tham đắm với cõi  dục Vô Sắc. Đây là cõi chúng sanh không còn thân, họ sống với Thức. Hoặc chúng sanh ở cõi này, có hình tướng nhưng rất vi tế, mắt phàm phu không thể thấy được); 3) Mạn (Có 3 loại: Thắng mạn là tự phụ cho mình cao quý hơn, giỏi hơn; Đẳng mạn tự phụ cho mình ngang bằng; Ty liệt mạn là tự ty cho mình thua kém) 4) Trạo Cử (Thân tâm lăng xăng, dao động); 5) Vô Minh (không hiểu biết các pháp Phật dạy).
 
        Vị tỳ kheo hay tỳ-kheo-ni nào nghiêm trì Giới vô lậu, diệt bỏ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử kể trên, vị ấy đã diệt tận mọi khổ đau phiền não gọi chung là lậu hoặc, vị ấy hoàn toàn giải thoát nhờ Chánh trí, đắc quả A-La-Hán.  Giới này mới thực sự đúng nghĩa là “Giới Vô Lậu ”.

         Tóm lại, Giới là nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học “vô lậu” nhằm chấm dứt các lậu hoặc đưa đến giải thoát. Trên mặt lý thuyết, Giới giữ một vai trò quan trọng, vì Giới chiếm một phần ba của Tam Tạng kinh điển. Đó là Luật Tạng, hai tạng kia là Kinh tạng và Luận tạng. Về mặt thực hành, Giới đóng vai trò mấu chốt trong đời sống Tăng đoàn. Một người muốn xuất gia cầu đạo, trước hết phải thọ Giới Sa Di (10 Giới). Sau một thời gian tu tập Giới đức, mới được thọ Cụ Túc Giới. Cụ Túc Giới là Giới Tỳ Kheo (nam tu sĩ) 250 Giới . Sa-di-ni phải qua thời gian thọ Thức-Xoa Ma-Na Ni Giới (Căn bản 4 Sự, 6 Pháp, 292 hành pháp), rồi mới thọ Tỳ kheo ni 348 Giới.
 
B. ĐỊNH HỌC

- Định: Tiếng Pãli là “Samãdhi”.  Người Trung Hoa dịch là “Tam muội”. Định mang nhiều ý nghĩa như: Tập trung (concentration); làm cho chắc chắn, không dao động (make firm); sự tĩnh lặng (tranquillity); sự yên lặng (calmness); trạng thái tập trung sâu (a deep concentrated state)

Trong Trung Bộ Kinh 1, có hai định nghĩa về Định:

- Bài Kinh số 30: Định là “Nhất tâm” (P: cittass’ekaggatã: mental one-pointedness) cũng có nghĩa là “Nhất niệm”. Đây là trạng thái tâm đồng nhất với đối tượng, nơi đó không có Ý thức hiện hữu mà chỉ có “đơn niệm biết” (a single thought of awareness). Nghĩa là tâm hoàn toàn yên lặng không dao động (wavering) bởi các đối tượng bên ngoài giác quan.

- Bài Kinh số 36:
Định được xem là “trạng thái tâm thuần nhất” (P: Cetaso ekodi: unity of the mind). Đây là trạng thái tĩnh lặng của tâm (a state of mental tranquillity) hay trạng thái không hai của Ý thức ( A nondualistic state of consciousnesss). Trong đó nội tâm thiền gia không còn Tầm Tứ (trạng thái tâm không còn chú ý (tầm) và bắt dính (tứ) theo đối tượng).
         - Theo Thiền tông, trong “Pháp Bảo Đàn Kinh”, Lục Tổ Huệ Năng mô tả: “Nội tâm bất loạn là Định”; Ngài Hàn Sơn thì nói: “Bát phong xuy bất động” nghĩa là  tám gió thổi, tâm không động, là Định. Tám gió này là: Lợi (lợi lộc); Suy (suy sụp, suy đồi); Hủy (phỉ báng, làm ô nhục); Dự (lời ca tụng, tán dương); Xưng (khen tặng, đề cao);(chê bai, nói xấu); Khổ (sự đau khổ hay bất toại nguyện); Lạc (vui vẻ hay an lạc).
        - Tổ sư Thiền Chân Không-Thường Chiếu là Đại Lão Hòa Thượng Trúc Lâm tại Việt Nam cũng dạy môn đệ: “Vọng tưởng dừng là Định”. Do đó, nếu người hành thiền dừng được vọng tưởng một phút thì người ấy đạt được Định một phút, dừng được 30 phút thì đạt được Định 30 phút.

       Nhưng điểm cần lưu ý là khi vọng tưởng dừng thì cái gì xảy ra trong lúc đó? Cố Hòa Thượng Thông Triệt (Thiền Tánh Không) giải thích về trạng thái Định như sau: “Đó là cái biết thường hằng lặng lẽ hay trạng thái biết không lời của tánh giác”. Bởi vì muốn đạt được “tâm thuần nhất” hay “tâm bất loạn” hoặc “tám gió thổi không động” thì người thực hành thiền phải đạt được cái biết không lời. Nếu biết có lời, dù lời rất đúng vẫn không phải là tâm thuần nhất. Cho nên khi rơi vào trạng thái Định mà tâm ngôn vẫn còn khởi lên thì Đức Phật gọi đó là Định Có Tầm Có Tứ” tức Sơ Thiền. Còn tâm ngôn yên lặng, Phật gọi là “Định Không Tầm Không Tứ”. Đây chính là tầng thiền thứ Hai còn gọi là Nhị Thiền.

         Vì Định có nhiều mức độ, nên trong phạm vi kỹ thuật, Định còn có nghĩa là   cái “khung”. Trong cái khung đó chứa nội dung thực hành. Nội dung này chính là chủ đề, thiền gia chọn áp dụng vào việc hành trì của mình. Nền tảng cái khung đó được đặt trên “cơ sở năng lượng biết của Tánh giác”. Năng lượng biết càng mạnh, Định lực càng sâu. Chính vì thế, ở phạm vi này Định được xem là một tiến trình được hình thành trên cơ sở sức mạnh của Tánh giác hay Tánh biết. Khi Tánh biết chưa vững chắc, chưa trở thành sức mạnh thì Định chưa có mặt.”  

        Trong đạo Phật, Định không phải là mục tiêu chính, mà chỉ là cái cầu để bước tới Huệ. Tuy nhiên muốn Huệ phát sáng, thiền gia nhất định phải thông qua Định để phát triển năng lực biết vững chắc, hầu khai triển tiềm năng giác ngộ, tức Phật tánh. Như vậy, Định một mặt là phương tiện cơ bản để đạt được Huệ tức Giác ngộ, mặt khác Định là tác nhân đào thải tận gốc tập khí hay lậu hoặc đưa đến Giải thoát.
                                    
C.  HUỆ HỌC

      Như trình bày ở trên, Huệ là một môn học trong ba môn “Giới-Định-Huệ”. Danh từ Huệ thường đi chung với từ Trí gọi là Trí Huệ. Trí Huệ trong giáo lý nhà Phật còn gọi là Bát Nhã. Bát Nhã là Hán ngữ dịch âm từ tiếng Panna (Pãli) hay Prajna (Sanskrit ) có nghĩa là sự phát sáng của trí hiểu biết, sau khi tẩy sạch phiền não và vô minh.

1) Trí thức hay Kiến thức thế gian
      Trình bày về sự hiểu biết của con người, chúng ta cần phân biệt Trí Thức khác với Trí Huệ. Trí thức hay Kiến thức là những người có học thức, có bằng cấp thế gian. Người trí thức được xem là người thông minh vì có sự hiểu biết rộng rãi. Những hiểu biết, nhận thức đó đến từ bên ngoài, được tích lũy từ gia đình, trường lớp, rút tỉa kinh nghiệm thành công hay thất bại trong đời sống. Cái biết này, hay nhận thức này, được xem như là cái biết hay nhận thức của thế gian, nên gọi là “Tục đế.”

2) Trí Huệ trong đạo Phật
      Trí Huệ là nhận thức biết, phát xuất từ bên trong do tu tập thiền Định mà có. Đây là nhận thức xuất thế gian. Trí Huệ (Bát Nhã) có hai cấp bậc:

a) Thấp là Trí: Nàna (P); Jnàna (Skt). Tiếng Anh là: Insight. Trí này là trí hiểu biết về Phật pháp do học hỏi từ các bậc Thầy hay từ trong tam tạng kinh điển. Sự hiểu biết này, tuy có mùi vị đạo nhưng vẫn còn thuộc về Kiến thức (Phật học) bởi do học từ bên ngoài.
         Thí dụ: Chúng ta nghe các bậc Thầy giảng về Chân lý Tứ Diệu Đế, chúng ta hiểu rõ bốn đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì chúng ta “có tuệ tri về Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế”. Hay chúng ta học và hiểu rõ chủ đề: Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên, chúng ta “có tuệ tri về Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên” v.v… Trí này không phải do tự chúng ta biết, nên vẫn bị xem là tục đế. Nhưng vì chuyên học và ghi nhận những Nhận thức của Đức Phật chứng ngộ nên được xếp là Tục đế Bát nhã”.

 b) Cao hơn Trí,  là Huệ (Bát Nhã) : Panna (P); Prajna (Skt), tiếng Anh là Wisdom. Là Trí Huệ tự phát, do công phu tu tập thể nhập thiền Định. Thể nhập có nghĩa là qua dụng công thực hành, Ta và đối tượng là một. Nhưng muốn đạt được Huệ phải đi từ Trí, nghĩa là học hỏi từ bậc Thầy, rồi thực hành thiền Định để kinh nghiệm Thân chứng, Tâm chứng và Trí chứng.
        Trí Huệ này là Huệ siêu vượt (Transcendental wisdom), có nhiều tên gọi khác như: Huệ Bát Nhã, Huệ tự phát hay Phật tánh, hoặc tiềm năng giác ngộ, Chân Như ..v.v… được xếp là Chân đế Bát nhã”.
 
 
3. Đặc điểm của TUỆ TRÍ và HUỆ (BÁT NHÃ)

            - TRÍ  (hay TUỆ TRÍ) : (Trí căn: Vùng Tiền trán, bán cầu não trái và phải).  Hiểu biết hay Nhận thức giới hạn trong chủ đề học. Là cái biết có lời.  Cái biết hữu Sư do học từ kho báu của Đức Phật, học từ sự truyền dạy của các bậc Thầy. Có người học nên có Ngã. Kết quả có tuệ tri về những điều đã học.  Lậu hoặc vẫn còn nhưng nằm yên. Chưa thoát khỏi luân hồi. Được xếp là Tục đế Bát Nhã.

         - HUỆ (hay TRÍ HUỆ) : (Huệ căn: Phía sau bán cầu não trái). Cái biết không lời của Tánh nghe, Tánh thấy, Tánh xúc chạm. Nguyên tắc phát huy Huệ lực ở giai đoạn này do tác động của phản xạ giác quan.  Tâm trong giai đoạn này được xem như là Tâm bậc Thánh.

        Sâu sắc hơn là Tâm Phật (Tánh Nhận Thức Biết). Giai đoạn này mới là Huệ Bát Nhã, tức Huệ tự phát do hành trì nhập Định sâu, rơi vào phản xạ thụ động kích thích tiềm năng giác ngộ phát Huệ. Trí huệ này là kho báu của hành giả,  Vô Ngã, Vô Sư, không lời.  Trí huệ tâm linh phát huy vô hạn. Kết quả do dụng công, Định-Huệ đồng thời. Chấm dứt lậu hoặc. Chấm dứt luân hồi. Giải thoát. Đây mới thực sự là Chân đế Bát nhã.
 
4. TU TẬP ĐỂ THÀNH TỰU HUỆ BÁT NHÃ

       Có 4 mức độ tu tập, bắt đầu từ Trí Thế Gian, Trí Bậc Thánh, Thượng Trí, Trí Bát Nhã.

1. Trí Thế Gian (Tâm trí phàm phu): Là trí học hỏi, cóp nhặt, tổng hợp từ trường lớp có khả năng hiểu biết (knowledge) về Lý luận, Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật v.v…  Tất cả những hiểu biết này là sự lặp lại từ hiểu biết của người khác, không có sự sáng tạo của riêng mình.  Do cái Ngã làm chủ nên có nhiều tham sân si. Lúc nào cũng ganh đua, tranh đấu để đạt được điều mình muốn. Bên dưới tâm phàm phu đầy vẫy tập khí, lậu hoặc, kiết sử, tùy miên. Mớ ô nhiễm này luôn chi phối ảnh hưởng lên thân-khẩu-ý tạo nhiều nghiệp. Trí này là Trí thế gian, tuy có giúp ích cho cuộc sống con người, nhưng đa phần huân tập phiền não khổ đau. Khi quá mỏi mệt với những lụy phiền, vui ít buồn nhiều như vậy, Trí năng chợt tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của sầu, bi, ưu, khổ, não. Ước muốn này, là giai đoạn đầu tiên, Tâm phàm phu quyết định tìm Thầy học đạo.

2. Trí Xuất thế gian: Trí năng tỉnh ngộ hướng dẫn Ý căn, Ý thức học hỏi Phật pháp như: Tứ Diệu Đế; Tam pháp ấn;  Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh; Tương quan nhân quả; Quán, Chỉ, Định, Huệ ;  hiểu biết  Tánh giác, tâm Phật, hiểu biết con đường tu tập (37 phẩm trợ đạo) để chấm dứt lậu hoặc v.v…

        Trí năng tỉnh ngộ học hỏi nên cái biết của Trí này là Cái Biết Có Lời. Học từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật nên là Trí Hữu Sư. Trong lúc học Phật pháp tâm yên lặng, lậu hoặc không khởi lên, ngang với Tánh giác nên tạm xem đây là Trí của bậc Thánh.

3. Thượng Trí hay Trí Siêu Vượt: Trí năng tỉnh ngộ học những pháp cao siêu hơn trong Pháp Phật đó là các chủ đề về:  Như Thật, Chân Như, Không, Huyễn đạt được Như Thật Trí, Chân Như Trí, Không Trí hay Huyễn Trí.
       Người có Thượng Trí cũng học giáo lý từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật. Tuy còn Biết Có Lời nhưng trong lúc học Pháp, lậu hoặc không khởi lên, nên cũng có thể sánh ngang với Tánh giác ở mức độ cao như Nhất Thiết Chủng Trí, nhưng chưa chứng ngộ vì chưa thực hành, chưa thể nhập.

4. Thực hành để Huệ Tự Phát (Phật tánh, tiềm năng giác ngộ):
Sau khi thông hiểu nhuần nhuyễn giáo lý, bây giờ là giai đoạn thiền Định. Tiến trình dụng công từ Biết Không Lời (Chánh niệm, thực hiện các chủ đề liên quan đến Tánh Nghe, Thấy, Xúc chạm qua phản xạ giác quan). Ở mức độ này Huệ bắt đầu phát huy nhưng đơn sơ.
Tiếp theo, để an trú trong Nhận Thức Biết Không Lời thiền gia thực hành chủ đề siêu vượt bằng cách khởi ý chủ đề rồi buông. Kỹ thuật này kích thích phản xạ thụ động, phát ra những điều mới lạ gọi là Ngộ hay Chứng Ngộ (Realization hay Enlightenment) trên ba mặt: Thân, Tâm và Trí như: Trực giác, siêu trực giác, tánh sáng tạo, từ trường tứ vô lượng tâm (từ bi, hỷ, xả); biện tài vô ngại v.v… Những đặc điểm kể này phát huy từ thấp đến vô lượng. Đây mới chính là kho báu của hành giả tu tập từ Biết Có Lời đến Biết Không Lời, an trú trong Nhận Thức Không Lời.

       Tóm lại học và hiểu pháp thế gian thì gọi là Trí Thức, học và hiểu pháp Phật thì gọi là Trí (Tuệ). Tọa thiền dụng công có kinh nghiệm trên Thân, Tâm, Trí là Huệ (Bát Nhã).

III.  BÁT CHÁNH ĐẠO: TÁM CON ĐƯỜNG CAO THƯỢNG

      Bát Chánh Đạo là Giáo Pháp nồng cốt, thực tiễn mà Đức Phật đã chứng đạt trong tầng thiền thứ Tư. Bát Chánh Đạo hay Đạo đế là phần cuối của bài Pháp Bốn Chân Lý Cao Thượng  (Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế) được Đức Phật giảng đầu tiên cho nhóm năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như, đồng tu cũ với Phật. Trước tiên Ngài muốn năm vị này nhận rõ Con đường đi đến giải thoát không phải bằng khổ hạnh thái quá, cũng không phải bằng sự lợi dưỡng thái quá; mà bằng Con đường Trung đạo.

       Đạo đế hay Bát Chánh Đạo là Con đường đưa đến chấm dứt toàn bộ Khổ. Đây là phương pháp đưa đến chấm dứt “xung đột” nội tâm, và chấm dứt luân hồi. Phương pháp này gồm tám chi phần, mỗi chi phần được ghép thêm thuật ngữ “sammã” có nghĩa là “kiện toàn” hay “hoàn toàn” (perfect) thường được dịch là “Chánh” (right). Vì là pháp tu đưa đến đắc quả A-La-Hán, nên các nhà Phật giáo Theravãda xem đây là Thánh Đạo. Những ai còn dính mắc nhiều với tâm phàm phu hay tâm nhị nguyên, thì không thể hội nhập vào Con Đường này.

       Thông qua học và thực hành Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ tự mình thay đổi những quán tính cũ do bị trói buộc bởi Kiết Sử: từ truyền thống gia đình, học đường, xã hội, tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi thực sự thông hiểu Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ nhận ra chân tánh hiện tượng thế gian qua những quy luật Vô thường, Khổ, Vô ngã; Duyên sinh hay Tương quan Nhân Quả. Hành giả chuyên cần tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến kết quả thân-tâm hài hòa, trí huệ tâm linh phát huy, bước vào dòng Thánh.

IV. KHAI TRIỂN KHÁI QUÁT VỀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

        Bát Chánh Đạo gồm tám chi hay tám phần: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

       1. Chánh Kiến: Là thấy đúng, nhìn đúng, hiểu biết đúng, là nhận thức sáng suốt hợp lý trên căn bản đạo đức của cuộc sống. Có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. Nhận thức đúng về bản thể của vạn vật là Vô thường, Khổ, Vô ngã, về Lý Duyên khởi Pháp Duyên sinh, về Thập nhị nhân duyên. Nhận biết đúng về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và Con đường đưa đến hết Khổ. Hiểu thế nào là Trung đạo, không Chấp thường, Chấp đoạn v.v…
        Khi Chánh kiến có mặt thì Trí năng không còn mê chấp, nó chuyển hóa khiến tâm người phàm phu trở thành tâm cao thượng. Cho nên Chánh Kiến là bước quan trọng đầu tiên đưa đến tuệ trí.

      2. Chánh Tư Duy: Là suy nghĩ chân chánh,  đúng đắn. Chánh Tư Duy là không để đầu óc mình suy nghĩ về những điều bất thiện như tham dục, sân si, não hại. Nếu ý nghĩ không chân chánh, bất thiện, ác độc…  thì hành động tiếp theo là thân và lời sẽ theo đó mà phát sinh hại người và hại cả mình. Cho nên Chánh Tư Duy là hướng sự suy nghĩ theo chiều thiện lành, buông thả những gì cần buông thả, suy nghĩ về con đường giải thoát, từ bi hỷ xả giúp đỡ chúng sanh, nuôi dưỡng tinh thần bất bạo động, nhẫn nhịn và trầm tĩnh.

       3. Chánh ngữ: Ngôn ngữ đúng đắn, ngay thẳng, không thiên vị, không dối trá, không nói lời chia rẽ, xuyên tạc, dua nịnh không nói hai lưỡi hay hung bạo căm thù. Ngược lại lời nói mang tính cách nhu hòa chánh trực, sách tấn, khuyến tu. Nói những lời lẽ tạo niềm tin, xây dựng đoàn kết, tương thân hòa hợp, thương yêu và lợi ích chung.

       4. Chánh nghiệp: Hành vi có tác ý đúng đắn, hành động chân chánh, phát xuất từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là Chánh Nghiệp. Người sống với Chánh Nghiệp là người không tạo Nghiệp ác bởi hành động sát sanh. Người đó không trộm cướp, không hành dâm phi pháp, không vọng ngữ, không tham, sân, si. Nói chung là giữ ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh đưa đến một đời sống hiền lương, trong sạch, đạo đức. Ngoài ra, ở mức độ cao hơn trong Đại Kinh Bốn Mươi, Đức Phật phân biệt có hai loại Chánh Nghiệp.
        a) Thực hiện những việc có ích lợi cho mọi người bằng tâm rộng lượng, hòa hợp, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không tham, sân, si. Đó là những việc làm tốt tạo Thiện nghiệp. Khi thực hiện những công tác thiện lành với tâm mong cầu có được phần công đức, thì Thiện nghiệp này thuộc  Chánh nghiệp hữu lậu, vẫn còn bị tái sanh.
        b) Làm việc thiện với tâm cao thượng , tức làm trong Chân tâm hay Tánh giác hoặc trong niệm Vô niệm. Trong tiến trình làm việc, lậu hoặc không sinh khởi. Đây là Chánh nghiệp Vô lậu. Khi làm việc như thế, hành giả không mong cầu quả báo thiện trong đời này hay đời sau. Đây là Chánh Nghiệp hoàn hảo của bậc Thánh.

       5. Chánh mạng: Mạng là thân mạng, sự sống của mình. Chánh mạng là đời sống chân chánh, nghĩa là nuôi sống thân mình bằng nghề nghiệp chân chánh lương thiện, không bóc lột, lừa gạt, xâm hại đến lợi ích của người khác, không buông lung lười biếng, nương tựa ăn bám vào người khác. Không sống bằng nghề nghiệp  bất thiện như buôn bán hàng lậu, cần sa, ma túy, không buôn bán sinh vật sống … Tóm lại Chánh mạng là sống thanh cao, đúng Chánh pháp.

       6. Chánh tinh tấn: Để hoàn thành mục tiêu của Bát Chánh Đạo, hành giả luôn nỗ lực cố gắng ngăn ngừa không làm những việc ác chưa sanh, quyết tâm chấm dứt điều ác đã sanh. Nỗ lực làm việc thiện và duy trì phát huy việc lành việc thiện.
         Đối với việc tu Thiền thì đây là nỗ lực làm sinh khởi niệm Chân Như hay Vô Niệm hoặc Nhận Thức Biết Không Lời. Tuy nhiên, Chánh Tinh Tấn đối với người tu Thiền là siêng năng, miên mật, nhưng không phải là sự nỗ lực hay cố gắng quá mức trong lúc tọa Thiền, bởi vì trong lúc tọa thiền càng tinh tấn, tâm càng có đối tượng để hoạt động. Không còn tinh tấn, tâm trở nên yên lặng. Lúc bấy giờ chỉ có niệm Biết hiện diện, mới thật an trú trong hiện tại bây giờ và ở đây.

        7. Chánh niệm: P: Sammã-sati, Skt: samyak-smrti (right awareness or right mindfulness). Là sự nhận biết đúng hoặc sự chú tâm đúng, thường được dịch sang tiếng Anh là “right mindfulness”. Trong Phật giáo từ “sati” có những nghĩa tương ứng với tiếng Việt như: suy nghĩ, sự nhớ lại, sự ngẫm nghĩ, sự chú ý, sự lưu tâm, sự chú tâm, sự nhận biết…
         - Chánh niệm theo nghĩa thông thường:  Thông thường từ “sati” được dịch sang tiếng Anh là “mindfulness”, có nghĩa là “chú tâm”, “chú ý”. Khi “có chú tâm, chú ý” đến một Khách thể là đối tượng nào đó, tất nhiên phải có  Chủ thể là Tự ngã (Trí năng, Ý thức). Nếu không chú ý đến đối tượng hay công việc đang làm thì tâm sẽ lo ra, tạp niệm sẽ xen vào làm hỏng mục tiêu nhắm đến của chúng ta ngay. Trong chiều hướng này nội dung Chánh niệm có Trí năng, có tự ngã và có ý muốn đạt được điều gì. 
         Chánh niệm (mindfulness) này cần thiết cho những người tâm tưởng hay bị tán loạn, hoặc là ở bước đầu mới học Thiền, nhưng không phù hợp với Chánh niệm (awareness) trong Bát Chánh Đạo vì nó không giúp hành giả loại bỏ tâm nhị nguyên, dính mắc với ngoại trần. Lý do là vì tâm chưa thuần nhất, Tánh giác chưa có mặt, hay tâm chưa ở trong trạng thái “trống không”, mà ở trong nhị nguyên có đối tượng, có Ta, có Trí năng, có mục đích, có ý đồ. Nói chung có sự đối đãi trong đó.
       - Chánh niệm theo nghĩa trong Bát Chánh Đạo: Chánh niệm theo nghĩa của Bát Chánh Đạo là một loại kinh nghiệm thẳng về đối tượng không dựa trên suy nghĩ, tri thức và những cảm nghĩ của người khác hay của truyền thống hoặc qui ước xã hội. Chánh niệm này không có nội dung, nghĩa là không bao hàm mục đích tìm tòi soi mói về tướng chung hay tướng riêng của đối tượng. Đây chỉ là sự nhận biết tức khắc, rõ ràng về đối tượng mà không có tự ngã. Do đó, khi xuất hiện trong Bát Chánh  Đạo, “sati” có nghĩa là “sự nhận biết” (awareness). Sự nhận biết đối tượng mà vọng tâm không có mặt. Nó không giống như sắc thái “chú tâm”, “chú ý”.
         Tác dụng của Bát Chánh Đạo là dẹp tan năng lực của tự ngã, phát triển trí tuệ tâm linh. Nếu tu tập Chánh niệm, mà nội tâm lúc nào cũng dính mắc với hiện tượng thế gian thì không thể nào đạt được giác ngộ giải thoát. Vì thế, Chánh niệm theo pháp tu của Đức Phật, không phải là tâm tập chú vào ngoại trần.  Chánh niệm là cái biết rõ ràng mọi hành động và sự kiện trong hay ngoài thân mà không vướng mắc với nó, nghĩa là không có sự quyết đoán, so sánh, phủ nhận hay chấp nhận, tán thành hay  không tán thành. Từ đó gốc rễ xung đột nội tâm không có cơ hội khởi phát.  Sự nhận biết này là “tuệ trí không lời” (wordless insight). 
        Chánh niệm là pháp được Phật dạy đệ tử áp dụng bất cứ lúc nào trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, như lúc ăn uống, mặc áo, bước đi, xoay người, nhìn quanh, nằm xuống  v.v….   Nếu thành tựu vững chắc, tâm sẽ luôn luôn ở trạng thái an lạc, vọng tưởng không khởi, lậu hoặc không huân tập thêm và sáu căn không dính với sáu trần. Như vậy, Chánh niệm được xem là cội nguồn, là gốc rễ để tâm được an tịnh, nói cách khác Chánh niệm là nền tảng của Chánh định.

       8. Chánh định: Samã-Samãdhi (p), Samyak-Samãdhi (Skt): Chánh định là bước thứ tám trong Bát Chánh Đạo cũng là giai đoạn thứ  tư trong Tứ Thiền do Đức Phật thiết lập. Đây là trạng thái 3 hành không động.
      Chánh định là bước cuối cùng của Bát Chánh Đạo. Nó được đặt trên cơ sở Chánh niệm tức “niệm biết rõ ràng mà không lời”. Nó là trạng thái tâm định tĩnh, lặng yên vững chắc, với cái biết thuần tịnh (pure awareness) bên trong không có nhị nguyên. Sự nhận biết (awareness) đã trở thành một năng lực biết rõ ràng nhưng không dính mắc với cái gì hết. Và nó đã trở thành nhân chứng hoàn toàn khách quan. Thiền Nguyên Thủy có 4 tầng Định:

       1) Sơ Thiền: Tương đương với Định Có Tầm Có Tứ  (Sát-Na Định) và Định Có Tầm Không Tứ, hoặc Sơ Định. Trong tầng Định này những đam mê ghiền nghiện tạm thời nằm yên nên tâm hành giả được an tịnh, niềm hỷ lạc xuất hiện. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc có được, là do Bồ Tát đã “ly dục và ly bất thiện pháp”.
       2) Nhị thiền: Nếu tiến trình tâm yên lặng kéo dài và sâu, “niệm biết” trở thành năng lực vững chắc, ngũ chướng (năm triền cái: Tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi) yên lặng. Tầm và Tứ cũng yên lặng. Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Cái Biết Không Lời của Tánh giác có mặt theo ý muốn. Hành giả cảm thấy hỷ lạc khắp toàn thân. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc này do Định sanh.  Đây là Định Không Tầm Không Tứ.
     3) Tam Thiền: Hành giả ở trong trạng thái Định Không Tầm Không Tứ.  Hỷ lạc tràn ngập khắp châu thân, nhưng tâm không còn dính với cảm thọ nữa. Trong kinh mô tả trạng thai này là “Ly hỷ trú Xả” hay “Chánh niệm tỉnh giác” nghĩa là hành giả biết rõ thân tâm có hỵ lạc, nhưng không dính mắc với hỷ lạc, mà chỉ trú trong Xả.  Xả là trạng thái tâm định vững chắc, nghĩa là không làm gì hết, nó hoàn toàn yên lặng, thanh thản nhưng có dòng Nhận thức biết không lời.
      4) Tứ Thiền: Tức Chánh Định. Đây là trạng thái ba hành không động: 1) Ngôn hành không động: Tầm tứ yên lặng. 2) Ý hành không động: Thọ, tưởng yên lặng. 3) Thân hành không động: Thân đã lặng yên trong lúc tọa thiền, bây giờ hơi thở ngưng từng chập thuật ngữ gọi là “tịnh tức”. Trong kinh gọi trạng thái này là “Định Bất Động” là Tâm Như. Ở trong Tâm Như, trí huệ tâm linh phát triển theo nhịp gia tăng cường độ của nhận thức biết không lời.
 
V. KẾT LUẬN

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

       - “Giới-Định-Huệ” là môn học thù thắng giúp hành giả vượt khỏi sự trói buộc của phiền não lậu hoặc, phát huy trí huệ. Tuy phân làm ba để dễ dàng trong việc giải thích, thật ra chúng tương quan mật thiết và nương tựa lẫn nhau. Do giữ Giới mà thân tâm không loạn động, nên tâm trí được Định, nhờ đó trí não dần dần phát sang, đó là Huệ. Ngược lại, trí não phát sáng thì tâm dễ Định, tâm đã Định thì giữ Giới dễ dàng. Giới-Định-Huệ tương liên mật thiết như vậy, pháp này tăng thì hai pháp kia cùng tăng theo và ngược lại.

      - “Bát Chánh Đạo” là tám phương pháp tu tập thực tiễn nhằm giúp hành giả vượt thoát biển khổ.  Tuy chia thành tám chi hay tám phần nhưng tất cả đều liên hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì hành giả không biết phương hướng nào đúng để đi. Nếu thiếu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp. Chánh Mạng thì hành giả sống trong buông lung tạo nghiệp chẳng lành. Nếu thiếu Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thì không thể nào đoạn trừ lậu hoặc.
       Tu tập theo “Giới Định Huệ” hay “Bát Chánh Đạo” một cách đúng đắn, thì kết quả sau cùng là tâm hoàn toàn sạch lậu hoặc, tham, sân si… chứng quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sanh tử.
        Nhìn chung, hai pháp tu “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” dù pháp tu chia thành nhiều phần khác nhau, nhưng cách tu rốt ráo cũng như nhau. Cho nên, hai pháp môn này có những điểm tương ưng với nhau như sau:

         1) Giới tương ưng với ba chi: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
         2) Định tương ưng với ba chi: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
          3) Huệ tương ưng với hai chi: Chánh kiến và Chánh Tư Duy.

       Tóm lại, tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng chung quy cũng chỉ dựa trên cái sườn chính, đó là Tam Vô Lậu Học: Giới-Định Huệ. Học Giới-Định-Huệ là học cả ba tạng kinh. Học Giới là học Luật tạng. Học Định là học Kinh tạng. Học Huệ là học Luận tạng. Bước đầu tu tập hành giả phải học giáo lý để hiểu rõ và có nhận thức về những Nhận thức chứng ngộ của Đức Phật. Sau đó phải thực hành thể nhập những lời Phật dạy để trí huệ tâm linh của chính mình phát sáng. Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
                                         


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
  THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
      (Chân Tâm thiền đường; 04-7-2020
02 Tháng Mười Một 20179:53 SA(Xem: 24341)
Em ngồi chải tóc mượt mà Chải luôn mấy sợi thơ qua quấn lòng Ru em tròn bước thong dong Mùa thu vương vấn ẵm bồng dung nhan
02 Tháng Mười Một 20179:43 SA(Xem: 22946)
Thu vàng nhìn lá thu rơi, Mơ làm mây trắng rong chơi non bồng. Thu về gợi nhớ mênh mông, Trăng thu vằng vặc bên sông Biên Hòa.
28 Tháng Mười 201710:54 CH(Xem: 18685)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu & Tiếng Hát Học Trò" - Ngọc Lan - Ngọc Hạ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Mười 20175:01 CH(Xem: 21189)
Tận đáy lòng, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng tri ân và cảm tạ các thầy cô, bà con cô bác xa gần. Các bạn đồng nghiệp, đồng môn, đồng khóa, cùng lớp.
28 Tháng Mười 20174:52 CH(Xem: 19875)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
28 Tháng Mười 201712:02 CH(Xem: 27343)
Gót hài bước nhẹ trên lối vắng Một chút nhớ thôi thấy mỏi mòn Mùa thu trở lại trời chưa nắng Thêm gió heo may lạnh nửa hồn
27 Tháng Mười 201710:07 CH(Xem: 17931)
Cơn mưa giăng nhớ phương trời Ai cầm dù biếc che người phương xa Ai lau mái tóc mượt mà Mà lòng sũng ướt tình qua êm đềm?
27 Tháng Mười 201710:01 CH(Xem: 19515)
Bạn bè tri kỷ mấy người Biết nhau từ thuở lên mười lên năm Như là ruột thịt tình thân Sẻ chia nồng ấm khi lần gian nan.
27 Tháng Mười 20179:55 CH(Xem: 22136)
Các cháu, con quanh quẩn ở bên mình Chấp tay lại, nguyện cầu ông siêu thoát Trên bàn Phật, khói hương trầm bát ngát Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn hương linh.
27 Tháng Mười 201712:39 CH(Xem: 21113)
Lòng tôi đó... Nàng lẵng lặng thinh?! Buồn bã bước đi... như vô tình! Chắc quê tôi nghèo, Nàng không đến, Thôi! Đến mà chi? Khi người bỏ ra đi!
27 Tháng Mười 201712:32 CH(Xem: 26811)
Nghe Thu mưa đổ tiếng buồn, Niềm thương, nỗi nhớ cội nguồn biết bao? Muốn về chẳng được, làm sao? Nhớ Thu Hà Nội ngày nào tuổi xanh.
27 Tháng Mười 201712:24 CH(Xem: 10442)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
21 Tháng Mười 201712:09 CH(Xem: 20877)
Hãy yên lòng nghe anh. Hãy trở về nơi mình sẽ đến với một tâm hồn tự tại, thanh thản. Em chấp tay cầu nguyện. Em nhắm mắt lại và gọi tên anh. Lạy đức A Di Đà hãy tiếp dẫn hương linh anh về nơi an bình nhất.
21 Tháng Mười 201711:48 SA(Xem: 22844)
Trong chiều thu lạnh và mưa. Buồn vui chia sẻ với "người trò xưa". Lời naò diễn tả cho vừa. Đôi dòng lệ nhỏ tiễn đưa Trai về.
20 Tháng Mười 201710:42 CH(Xem: 16287)
Nhân 49 ngày cùa NQK14 Phạm Kim Phi Hùng (OCT 24 2017), và NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân (OCT 29 2017) xin mượn bài này kèm theo lời thành tâm cầu nguyện đưa hai ông anh NQ về hư không)
20 Tháng Mười 201710:24 CH(Xem: 20201)
Từ em bỏ xứ ra đi Phố buồn ngả ánh trăng khuya rã rời Em đi bỏ lại nụ cười Đỏ lòng hoa phượng nắng rơi bên đường
20 Tháng Mười 20176:54 CH(Xem: 42557)
Ta sẽ theo mây về với gió ngàn. Chút tro thân xác gửi thế gian. Biển rộng, trời xanh bay khắp chốn Hồn ta theo Phật. Ánh đạo vàng.
20 Tháng Mười 201712:34 CH(Xem: 19838)
Hôm nay đón mùa Thu hoan hỉ Trời tháng Mười, hoa cúc đầy sân Thu nơi đây, xinh đẹp lạ thường Rừng xanh ngát, ngả màu vàng thắm
20 Tháng Mười 201712:29 CH(Xem: 18733)
Làm sao gom hết lá vàng Đem về sưởi ấm cho Nàng được vui Đêm thâu Nàng mãi bùi ngùi Mai cây trụi lá cành xui hững hờ Còn gì đâu để mộng mơ?!
20 Tháng Mười 201712:15 CH(Xem: 20378)
Mùa Thu trở lại rộn ràng, Một năm xa cách vắng Nàng đã lâu. Đợi Nàng thức suốt canh thâu, Chim bay cá lặn, Thu đâu hỡi Trời?
20 Tháng Mười 201712:01 CH(Xem: 8800)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
19 Tháng Mười 201712:28 SA(Xem: 17410)
Mùa về gió bão mưa tuôn Nổi đau chồng chất nỗi buồn bám đeo Thương thay họa kiếp dân nghèo Mỗi Mùa Mưa Bão gieo neo phận người...
14 Tháng Mười 201711:50 CH(Xem: 10497)
Dù thành đạt, danh vọng hay bình thường yên ả, dù ở trong nước hay nước ngoài đều nhớ về mái ấm Ngô Quyền với bao hoài niệm đẹp -
14 Tháng Mười 201712:01 SA(Xem: 17539)
Chẳng duyên sao vẫn nợ nhau! Để em nhớ mãi những câu giao tình Dệt vần thơ mộng hương trinh Đắm say trong giấc mơ tình ái ân
13 Tháng Mười 201711:33 CH(Xem: 13135)
Vì vậy tôi tin dù Nai Bạch Mã đã lìa rừng trước, nhưng Sói Trầm Lặng còn ở lại chắc chắn không cô đơn…
13 Tháng Mười 20171:54 CH(Xem: 20941)
Đôi khi ta thoáng gặp nhau Mà như đã gặp ở đâu xa rồi Như là sóng vỗ trùng khơi Cát vàng đã ngấm những lời yêu thương
13 Tháng Mười 20171:45 CH(Xem: 30726)
Em qua phố vắng ngùi trông Mưa Chiều Thứ Bảy lạnh nồng gió reo Buồn ơi, lá chết bay theo Hôn tình mưa đổ vòng vèo lá rơi.
13 Tháng Mười 20171:35 CH(Xem: 21566)
Không thấy Nàng Thu nở nụ cười, Mắt buồn rười rượi nét đăm chiêu. Có phải sầu tình muôn thuở trước? Hay nặng lòng ai? Mãi ưu tư!
13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8350)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
10 Tháng Mười 20176:45 CH(Xem: 22167)
Hạnh phúc biết bao nhiêu, khi lớp đàn em của tôi tiếp tục nối dài truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của gia đình trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa,
10 Tháng Mười 20176:38 CH(Xem: 18195)
Dặn lòng đừng nghĩ chi chi!!! Cô đơn cũng mặc, mắc gì nhớ em...Lang thang ngược chuyến tàu đêm, Ôm hai tai chặt, chẳng thèm lắng nghe.
09 Tháng Mười 201711:23 SA(Xem: 23399)
Chiều Thu hiu hắt mưa mù, Giỗ đầu tưởng nhớ mặc dù ở đâu! Tình yêu sẽ chẳng chìm sâu, Bạn xưa, trò cũ bạc đầu nhớ nhau…
08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19542)
Nhân ngày giỗ đầu_Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo: Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !
07 Tháng Mười 201711:46 CH(Xem: 9783)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 201711:38 CH(Xem: 17666)
Nhưng những người bạn cũ, bạn cùng khóa, cùng lớp của chúng tôi tình bạn sẽ không thay đổi và luôn nhớ đến nhau.
06 Tháng Mười 201710:39 CH(Xem: 22145)
Trung Thu Trăng Sáng Rạng Ngời Đèn đêm dạ hội lã lơi Cung Hằng Chú Cuội ngủ giấc mơ trăng Trăng thu tháng tám mỗi năm lần về...
06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16183)
Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ sự, từ bỏ của tất cả...
06 Tháng Mười 20175:41 CH(Xem: 15280)
ánh trăng Thu năm nay đẹp quá. Trời trong xanh, trăng trên cao vằng vặc tỏa sáng góc vườn sau, chiếu lung linh trên những chậu cúc nở hoa vàng rực rỡ.
06 Tháng Mười 201712:54 CH(Xem: 22276)
Hôm nay Thu, lành lạnh heo may về, Chạnh lòng, thương nhớ những tình quê. Những người năm ấy, còn hay mất?! Cảm xúc nào dâng? Buồn lê thê...!
06 Tháng Mười 201712:49 CH(Xem: 24968)
Người lính của tôi đã nằm xuống Bỏ lại trần gian xác thân này Không đớn đau, không u uất mỗi ngày Và lặng lẽ trở về cát bụi.
06 Tháng Mười 201712:43 CH(Xem: 24877)
Buồn nào hơn được buồn này? Bài thơ Ta viết đêm nay u tình. Đời người ai cũng tử sinh, Nghe tin Em mất sao mình lệ rơi.
05 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11396)
Trung thu ngồi nhớ ngày xưa Chiếc lồng đèn cũ cũng vừa lướt qua Ngẩn ngơ ngồi ước giá mà Ta đừng khôn lớn chỉ là trẻ con...
01 Tháng Mười 20173:48 SA(Xem: 20206)
Thôi, em không chờ anh nữa Vì sợ nắng thắp chưa đầy Những sợi nắng thu vàng thiếu phụ vội vàng qua Ai sẽ ru em níu kéo xuân thì...
01 Tháng Mười 20173:27 SA(Xem: 15312)
Để ba mươi sáu năm sau gặp lại – trong hai hoàn cảnh cũng xa lắc xa lơ – nhưng tình bạn tôi và Thanh Châu vẫn không có khoảng cách.
01 Tháng Mười 20173:07 SA(Xem: 16902)
Cuộc đời như một sân khấu rộng lớn, mà ai cũng đều có một vai tham dự, và vào vai nào thì có ai được chọn? Như người đàn ông gục chết chẳng ngờ kia, sao chọn vai chi cho ông mà buồn đến vậy?
01 Tháng Mười 20172:56 SA(Xem: 17823)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Ngô Thụy Miên & CHIỀU VÀNG --Nguyễn Văn Khánh Lê Dung & Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Mười 20172:30 SA(Xem: 15458)
Hãy gắng lên ông xã. Mọi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục. Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã.
29 Tháng Chín 20172:26 CH(Xem: 21634)
Thùng thình trống hội múa lân Thùng thùng trống nhịp gõ lần hội vui Con lân say trống thậm thùi Đưa tay phá cổ ngọt bùi trung thu...
29 Tháng Chín 20171:57 CH(Xem: 24270)
Hè đi Hè đến cũng mau, Hết mưa trời nắng trước sau hai mùa. Cười lên, ca hát vui đùa, Đón Thu vàng tới, tiễn mùa Hè qua.
29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19752)
Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông. Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG. Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.
29 Tháng Chín 201710:00 SA(Xem: 22584)
Ngày về, cứ ngỡ rồi sẽ sang, Lời hứa, ngờ đâu đã lỡ làng! Thu về lạnh lẽo, đông càng buốt! Lẻo đẻo một mình... mãi lang thang!
28 Tháng Chín 201710:06 SA(Xem: 37696)
Trong lòng tôi đẹp nhất những đêm trăng. Ánh sáng lung linh tuyệt vời tạo hóa Những huyền thoại bị lột tàn phá, Chỉ làm cuộc đời thêm trần trụi, xấu xa.
23 Tháng Chín 20177:20 CH(Xem: 24097)
Thấy không anh mùa thu nên thơ quá Mau trở về kịp ngắm lá trở vàng Kịp đi giữa đường trăng lai láng đổ Kẻo suốt cuộc đời cứ mãi hoang mang.
23 Tháng Chín 201712:45 SA(Xem: 19506)
Trái đất này tròn (?!) và thế giới này thật nhỏ bé – Nếu hữu “duyên” sẽ có một ngày, gia đình tôi được trùng phùng cùng anh Dũng…
22 Tháng Chín 201711:47 CH(Xem: 18776)
Lòng rộn ràng hôm nay đón Thu sang Nhìn bầy trẻ hân hoan vào lớp học Hồi tưởng lại thời vàng son thơ mộng Mà giờ đây đã vời vợi xa bay
22 Tháng Chín 201710:37 CH(Xem: 22097)
Nếu, nếu thực sự có kiếp nầy và kiếp sau, tôi cầu nguyện cho anh tôi mãn nguyện tất cả hoài bão anh có từ kiếp anh mới vừa buông tay sang kiếp mới nhẹ nhàng sáng sủa.
22 Tháng Chín 20173:11 CH(Xem: 18796)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 20172:51 CH(Xem: 38441)
Sinh ra trong cỏi người ta May nhờ rủi chịu cũng là phước căn Ai ai cũng có duyên phần Do thiên tạo định lượt lần nghiệp duyên.
22 Tháng Chín 20172:30 CH(Xem: 23467)
Nhớ thương khóc để vơi sầu, Đôi mình xa cách theo màu thời gian. Bạn vàng vĩnh biệt thế gian, Tiếc thương khôn tả, ly tan đâu ngờ.
22 Tháng Chín 20171:46 CH(Xem: 24441)
Con đường nào? dừng lại bước đi! Bịn rịn chia tay, chẳng nói gì! Nàng đã khuất dần...trong tuyết mỏng... Thức giấc, mãi còn luống bận suy...!
22 Tháng Chín 20171:40 CH(Xem: 24250)
Con đường dài tấp nập. Sao mình lại trống không. Thương một người ở lại. Đêm chắc dài mênh mông.
17 Tháng Chín 20177:48 SA(Xem: 18429)
tất cả rồi sẽ qua, rồi sẽ quên chỉ còn chút hình ảnh và chử viết được thu góp về 1 nơi dành cho những ai muốn tìm https://sites.google.com/site/nguyengocxuan/
17 Tháng Chín 20177:43 SA(Xem: 18096)
đây là bài viết trên FB Mai Chu về NNX trước ngày bạn qua đời https://www.facebook.com/1948MaichU/posts/1463654173727773
16 Tháng Chín 20177:31 SA(Xem: 17125)
Chỉ vài năm ngắn ngủi quen biết anh qua những cánh điện thư. Dù sống cách nhau nửa vòng trái đất nhưng anh đã để lại trong lòng tôi tình anh em đồng môn thật gắn bó.
16 Tháng Chín 20173:56 SA(Xem: 11575)
Tưởng Nhớ NGUYỄN NGỌC XUÂN 1 tấm lòng, 1 cây viết tích cực trên trang nhà NGÔ QUYỀN
16 Tháng Chín 20173:36 SA(Xem: 19400)
Anh Xuân ơi, Không ai chọn được nơi ta sinh và chọn nơi ta ở, cũng không ai đếm được ta sống được bao năm và ta cười khóc bao lần?
15 Tháng Chín 201710:51 CH(Xem: 18116)
Tưởng niệm tám lần Thu vắng anh Tám năm Ngày Giỗ thoáng qua nhanh Âm, dương cách biệt lòng đau thắt Anh đã đơn thân bước độc hành
15 Tháng Chín 20178:01 CH(Xem: 14957)
Như một lời từ giã, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi trôi mãi... như những người bạn đã ra đi ...bỏ lại con đò...
15 Tháng Chín 20173:41 CH(Xem: 16185)
Từ California, xin chân thành thắp nén hương lòng hướng về Toronto và Đà Nẵng, cầu mong hai anh được thanh thản ở thế giới bên kia.
15 Tháng Chín 20171:01 CH(Xem: 22637)
Vi vu tiếng sáo đêm trường, Trăng Thu sáng tỏ phố phường lặng im. Kỷ niệm xưa mãi trong tim, Bốn mươi năm lẻ im lìm qua mau.
15 Tháng Chín 20176:58 SA(Xem: 21261)
Em cười đôi má hây hây Gót sen nhí nhảnh, cỏ cây giật mình Người về bến vắng buồn tênh Tre buồn rũ xuống cho mềm nhớ nhung.
14 Tháng Chín 20171:12 CH(Xem: 20397)
Nhớ thương lại gọi 'Mình ơi' Xin gió hãy chuyển đến người tôi yêu Tháng chín đến nhớ thương nhiều Một trời kỷ niệm nghìn điều bâng khuâng...
14 Tháng Chín 20171:09 CH(Xem: 27697)
Gối đầu tường đá xanh rêu Mơ trăng cổ độ phập phều hồn đau Xa em từ độ Thu nào Gác tay đỉnh nhớ gió trao tình buồn.
09 Tháng Chín 201710:59 CH(Xem: 16500)
Thu lại sắp về! Tôi nghe lòng mình lăng lắng rơi theo con nắng ngoài kia đang nhạt dần, lòng chợt im như một nốt lặng trầm,
09 Tháng Chín 20178:29 SA(Xem: 22293)
Vu Lan hoa trắng muốt lòng Trắng như lòng mẹ sáng trong một đời Dãi dầm mưa nắng sương rơi Gian nan vất vả dưỡng nuôi con mình
09 Tháng Chín 201712:08 SA(Xem: 19592)
Để rồi Phạm Kim Phi Hùng cũng chọn một ngày đầu thu ngủ giấc thiên thu, đặt dấu chấm hết cho hành trình xuôi ngược đời người…
08 Tháng Chín 201711:38 CH(Xem: 15269)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Cánh Hoa Duyên Kiếp" - Nhạc Đoàn Chuẩn-Từ Linh - Ca sĩ: Lan Ngọc Kiều Oanh thực hiện youtube
08 Tháng Chín 201710:42 CH(Xem: 25545)
Hai hàng hoa ngọt ngào lời mẹ gọi Xanh xanh màu cây lá ấm tình cha Thiên đường ấy rất gần không xa lạ Thuở nồng nàn chan chứa những niềm yêu.
08 Tháng Chín 201710:38 CH(Xem: 21582)
Mỗi năm tháng bảy mùa chay Báo ân hiếu đạo ơn dày Mẹ Cha Phổ hiền Phật tự di đà Vắng Cha mất Mẹ bông hoa trắng cài...
08 Tháng Chín 20179:27 CH(Xem: 22806)
Hoa đỏ , mang về tặng Mẹ yêu , Hạnh phúc bên nhau, thật mỹ miều Hoa trắng, mang đi ...buồn lặng lẽ.! Mộ chí Mẹ nằm, quá quạnh hiu !
08 Tháng Chín 20178:43 CH(Xem: 19335)
Vĩnh biệt má yêu kính nhân từ của con. Con không khóc được dù con thương và yêu kính má vô cùng.
08 Tháng Chín 20178:37 CH(Xem: 19680)
... Con sẽ về bên cạnh má và sẽ có cây phương vĩ, nơi hai mẹ con mình sẽ gặp lại. Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau.
08 Tháng Chín 20171:17 CH(Xem: 19870)
Em là đốm lửa đêm đông, Đem yêu thương để tô hồng ước ao. Chiều đang dần tối buồn sao? Từng giờ ngóng đợi khát khao gặp người.
08 Tháng Chín 20171:00 CH(Xem: 9611)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 20179:01 SA(Xem: 36761)
Nhìn đóa hoa hồng trắng ngậm ngùi Con nhớ Ngoại đã lâu rồi khuất bóng Tháng bảy về với nỗi niềm lắng đọng Vần thơ buồn nhớ Ngoại khóc rưng rưng
03 Tháng Chín 20178:32 SA(Xem: 17784)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
03 Tháng Chín 201712:21 SA(Xem: 19012)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Đại Lễ Vu Lan (2017) Bên Thềm Trăng Sáng & Lá Thư Gửi Mẹ (Hà Thanh & Lệ Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Chín 20174:34 CH(Xem: 25683)
Vu Lan năm nay, hoa trắng cài lên áo. Mẹ mất rồi. Tôi thành kẻ mồ côi. Lần đầu tiên đi chùa, chỉ một mình thôi Con cầu nguyện. Mẹ vãng sinh Cực Lạc Quốc.
01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16390)
Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ
01 Tháng Chín 201710:23 CH(Xem: 20382)
Em xưa xinh đẹp như hoa Buông làn tóc xõa mượt mà dễ thương Bước chân tha thướt con đường Gió bay ngan ngát mùi hương dịu dàng
01 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 24077)
Chuyện xưa kể lại rằng: Một đêm buồn... không gió trăng. Hai mẹ con trong căn lều nhỏ, Con tuổi còn thơ, mẹ già đang bịnh trầm kha.
01 Tháng Chín 20171:51 CH(Xem: 22129)
Ngày rằm tháng Bảy lễ Vu Lan Báo hiếu tứ ân đến đạo tràng Nghĩa Mẹ ơn Cha còn tại thế Nguyện cầu chư Phật độ bình an
01 Tháng Chín 20171:45 CH(Xem: 17467)
Làm con đạo hiếu trầm tư Mục Liên cứu Mẹ ngục tù cỏi xa Vô vi giữa chốn ta bà Nam Mô cứu khổ hằng sa vong hồn...
01 Tháng Chín 20171:38 CH(Xem: 22997)
Bà ru Ta ngủ ngày thơ, Mẹ Ta mất sớm bơ vơ một mình. Trẻ mồ côi thật tội tình, Đầu đường xó chợ, sân đình lang thang.
01 Tháng Chín 20171:31 CH(Xem: 8367)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
26 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 17386)
Cám ơn tác giả Dương Quân đã cho tôi và những đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng đọc qua, cùng thưởng thức bài thơ hay, chứa chan tình cảm.
26 Tháng Tám 201711:04 SA(Xem: 26686)
Vì sao Ta ở nơi đây? Lạ người lạ cảnh sao khuây nhớ nhà. Nhớ về Quê Mẹ thiết tha, Xóm làng, phố cũ giờ Ta xa vời.
25 Tháng Tám 201711:20 CH(Xem: 22620)
Con đường em đi nhiều gai góc quanh co. Nhưng đứng vững nhờ các con hiếu thảo. Em chấp tay. Xin trời ngừng giông bão. Vì tuổi đã già không chịu nỗi nữa anh ơi!
25 Tháng Tám 201710:58 CH(Xem: 21047)
Sinh mạng và cuộc sống mỗi người đã được ơn trên sắp đặt. Mong tất cả khó khăn sẽ được giải quyết và đi đến những điều tốt đẹp nhất. Hy vọng vẫn là điểm tựa cho con người, để mình còn có chút niềm vui.
25 Tháng Tám 201712:25 CH(Xem: 14076)
Đời người ngắn ngủi vô thường Nói năng cẩn trọng, nhúng nhường mọi khi Đường trần khúc khuỷu, thịnh suy Không ganh đua chớ so bì thiệt hơn