Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

05 Tháng Bảy 202012:40 SA(Xem: 5638)
Thích Nữ Hằng Như - TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ”

VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

SC HangNhu

Thích Nữ Hằng Như


-

  I. DẪN NHẬP

       Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”.

       Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh,  tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.

      Muốn thân tâm trong sạch thanh khiết, Đức Phật đưa ra nhiều pháp tu trong đó có pháp tu Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là đế thứ tư trong bài kinh “Tứ Diệu Đế”, là Đạo Đế trong bốn đế gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế. Đạo đế là con đường tu chân chánh gồm tám chi, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Hành trì nhuần nhuyễn tám pháp này hành giả sẽ đạt được sự trong sạch toàn bộ về thân-khẩu-ý, đồng thời khi tâm hành giả hoàn toàn yên lặng thì “tiềm năng giác ngộ” tức Tánh giác hiển lộ, trí huệ tâm linh phát huy.

      Kết quả cuối cùng của “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” có điểm giống nhau là thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Như vậy hai pháp này có sự tương đồng với nhau. Mà tương đồng như thế nào? Chúng ta thử tìm câu giải đáp đó qua đề tài: “Tương Ưng Giữa  Giới Định Huệ Và Đạo Đế: Bát Chánh Đạo”.
 
      
 II. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TAM LẬU HỌC “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”

A. GIỚI HỌC

         -  Giới: Tiếng Pãli là “Sila” , được hiểu là những điều răn, những lời dạy của Đức Phật nhằm ngăn ngừa hoặc đình chỉ các nghiệp ác do thân-khẩu-ý sanh ra, và từ đó có khả năng làm tăng trưởng nghiệp thiện. Như vậy Giới đặt trên căn bản để giữ thân-tâm được thanh tịnh, dần dần triệt tiêu những phiền não tham, sân, si.  

       Giới được đặt trên nền tảng tự lợi và tự tha. Đối với tự thân mình, Giới giúp hành giả nâng cao phẩm cách trở nên một người cao thượng được sự kính trọng quý mến của người chung quanh. Giới giúp gia tăng phẩm chất đời sống tu hành, vì thân-khẩu- ý không bị ô nhiễm. Giới giúp tâm trí được hài hòa, an nhiên, tự tại, dần dần dẹp được lậu hoặc…  Đối với tha nhân, nếu hành giả trì Giới đúng, người đó có cuộc sống hài hòa đạo đức, sẽ ảnh hưởng tốt tới những người chung quanh. Ngoài ra, trên con đường tâm linh, nghiêm trì Giới Luật sẽ giúp hành giả vượt qua những khó khăn trong việc thiền Định và phát huy trí huệ. Mặt khác, người có Giới đức là người đức hạnh, đức hạnh là hành trang, là thuyền bè đưa hành giả vượt thoát biển khổ luân hồi.

         Giới luật được xem là phương tiện để ngăn chặn những điều ác phát khởi qua thân-khẩu-ý.  Đồng thời đoạn trừ những phiền não xuất hiện trong tâm. Như vậy về phương diện tự lợi, Giới giúp cá nhân hành giả trở nên một con người có tư cách với nếp sống đạo đức. Về phương diện tự tha, Giới luật chính là sự nỗ lực thực hiện các điều thiện lành mang lợi ích cho chúng sanh. Ý nghĩa  đó được tóm gọn trong bài kinh Pháp cú 183 như sau:
                               Chư ác mạc tác  (Không làm các điều ác)              
                               Chúng thiện phụng hành  (Làm các việc lành)                  
                               Tư tịnh kỳ ý (Giữ tâm ý trong sạch)
                               Thị chư Phật giáo. (Đó là lời Phật dạy)
         Giới có nhiều mức độ từ 5 Giới, 10 Giới đến 250 Giới hay 348 Giới, có Giới trọng (tội nặng), Giới khinh (tội nhẹ), Giới tướng (những lỗi được gọi tên), Giới thể (Giới trong sạch tâm) v.v…   Ngoài ra, Giới được chia thành hai loại: Giới Thế Gian và Giới Xuất Thế Gian.

1) Giới thế gian: Giới luật này đồng nghĩa với luân lý đạo đức, sống hướng thượng đưa đến quả báo hữu lậu, được hưởng phước Nhân Thiên. Gọi là phước hữu lậu vì vẫn còn phải chịu luân hồi trong ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.            
          - Thí dụ 5 giới thuộc về nhân thừa: Là đệ tử tại gia, tự nguyện thọ Tam quy, ngũ giới, tức là nương tựa vào Tam Bảo, chấp nhận giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật là: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu hay xử dụng chất say nghiện. Người giữ được năm Giới này, khi thân hoại mạng chung được tái sanh trở lại Cõi Người.

          - Thập thiện nghiệp giới: Người Phật tử cũng có thể tự nguyện thọ trì thập thiện nghiệp giới nghĩa là giữ 10 giới, gieo nhân tốt, đời sau gặt kết quả tốt đẹp là sanh lên cõi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ. Mười giới đó là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cướp; 3. Không tà dục; 4. Không nói dối; 5. Không nói thêu dệt; 6.  Không nói lưỡi hai chiều; 7. Không nói lời hung ác; 8. Không tham muốn (Tham); 9. Không giận hờn (Sân); 10. Không si mê (Si).

2) Giới xuất thế gian: Là Giới đưa hành giả đến quả vị vô lậu, tức được tự tại thoát khỏi tam giới, không còn bị rơi trong vòng sanh tử luân hồi.

       Thí dụ người thực hành Giới Tỳ-Kheo hay Tỳ-Kheo-Ni chuyên cần đến mức  hoàn hảo, đoạn trừ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử.

1-2: Năm hạ phần Kiết sử: 1) Thân kiến (tin cái ngã thật sự hiện hữu,  đồng hóa cái Ta là ngũ uẩn); 2) Hoài nghi Tam Bảo (không tin Phật, Pháp, Tăng); 3) Giới Cấm Thủ (tin tưởng sai lầm cho rằng các pháp tu khổ hạnh sẽ đưa đến giải thoát; hoặc tuân thủ các hình thức nghi lễ tôn giáo rườm rà mê tín dị đoan…); 4) Tham (tài, sắc, danh, thực, thùy);  5) Sân (Tức giận, căm thù).

2-2: Năm thượng phần Kiết sử: 1) Sắc ái (Tham ái cõi dục sắc giới là cõi chúng sanh có thân và tâm);  2) Vô Sắc ái (Tham đắm với cõi  dục Vô Sắc. Đây là cõi chúng sanh không còn thân, họ sống với Thức. Hoặc chúng sanh ở cõi này, có hình tướng nhưng rất vi tế, mắt phàm phu không thể thấy được); 3) Mạn (Có 3 loại: Thắng mạn là tự phụ cho mình cao quý hơn, giỏi hơn; Đẳng mạn tự phụ cho mình ngang bằng; Ty liệt mạn là tự ty cho mình thua kém) 4) Trạo Cử (Thân tâm lăng xăng, dao động); 5) Vô Minh (không hiểu biết các pháp Phật dạy).
 
        Vị tỳ kheo hay tỳ-kheo-ni nào nghiêm trì Giới vô lậu, diệt bỏ năm hạ phần Kiết Sử và năm thượng phần Kiết Sử kể trên, vị ấy đã diệt tận mọi khổ đau phiền não gọi chung là lậu hoặc, vị ấy hoàn toàn giải thoát nhờ Chánh trí, đắc quả A-La-Hán.  Giới này mới thực sự đúng nghĩa là “Giới Vô Lậu ”.

         Tóm lại, Giới là nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học “vô lậu” nhằm chấm dứt các lậu hoặc đưa đến giải thoát. Trên mặt lý thuyết, Giới giữ một vai trò quan trọng, vì Giới chiếm một phần ba của Tam Tạng kinh điển. Đó là Luật Tạng, hai tạng kia là Kinh tạng và Luận tạng. Về mặt thực hành, Giới đóng vai trò mấu chốt trong đời sống Tăng đoàn. Một người muốn xuất gia cầu đạo, trước hết phải thọ Giới Sa Di (10 Giới). Sau một thời gian tu tập Giới đức, mới được thọ Cụ Túc Giới. Cụ Túc Giới là Giới Tỳ Kheo (nam tu sĩ) 250 Giới . Sa-di-ni phải qua thời gian thọ Thức-Xoa Ma-Na Ni Giới (Căn bản 4 Sự, 6 Pháp, 292 hành pháp), rồi mới thọ Tỳ kheo ni 348 Giới.
 
B. ĐỊNH HỌC

- Định: Tiếng Pãli là “Samãdhi”.  Người Trung Hoa dịch là “Tam muội”. Định mang nhiều ý nghĩa như: Tập trung (concentration); làm cho chắc chắn, không dao động (make firm); sự tĩnh lặng (tranquillity); sự yên lặng (calmness); trạng thái tập trung sâu (a deep concentrated state)

Trong Trung Bộ Kinh 1, có hai định nghĩa về Định:

- Bài Kinh số 30: Định là “Nhất tâm” (P: cittass’ekaggatã: mental one-pointedness) cũng có nghĩa là “Nhất niệm”. Đây là trạng thái tâm đồng nhất với đối tượng, nơi đó không có Ý thức hiện hữu mà chỉ có “đơn niệm biết” (a single thought of awareness). Nghĩa là tâm hoàn toàn yên lặng không dao động (wavering) bởi các đối tượng bên ngoài giác quan.

- Bài Kinh số 36:
Định được xem là “trạng thái tâm thuần nhất” (P: Cetaso ekodi: unity of the mind). Đây là trạng thái tĩnh lặng của tâm (a state of mental tranquillity) hay trạng thái không hai của Ý thức ( A nondualistic state of consciousnesss). Trong đó nội tâm thiền gia không còn Tầm Tứ (trạng thái tâm không còn chú ý (tầm) và bắt dính (tứ) theo đối tượng).
         - Theo Thiền tông, trong “Pháp Bảo Đàn Kinh”, Lục Tổ Huệ Năng mô tả: “Nội tâm bất loạn là Định”; Ngài Hàn Sơn thì nói: “Bát phong xuy bất động” nghĩa là  tám gió thổi, tâm không động, là Định. Tám gió này là: Lợi (lợi lộc); Suy (suy sụp, suy đồi); Hủy (phỉ báng, làm ô nhục); Dự (lời ca tụng, tán dương); Xưng (khen tặng, đề cao);(chê bai, nói xấu); Khổ (sự đau khổ hay bất toại nguyện); Lạc (vui vẻ hay an lạc).
        - Tổ sư Thiền Chân Không-Thường Chiếu là Đại Lão Hòa Thượng Trúc Lâm tại Việt Nam cũng dạy môn đệ: “Vọng tưởng dừng là Định”. Do đó, nếu người hành thiền dừng được vọng tưởng một phút thì người ấy đạt được Định một phút, dừng được 30 phút thì đạt được Định 30 phút.

       Nhưng điểm cần lưu ý là khi vọng tưởng dừng thì cái gì xảy ra trong lúc đó? Cố Hòa Thượng Thông Triệt (Thiền Tánh Không) giải thích về trạng thái Định như sau: “Đó là cái biết thường hằng lặng lẽ hay trạng thái biết không lời của tánh giác”. Bởi vì muốn đạt được “tâm thuần nhất” hay “tâm bất loạn” hoặc “tám gió thổi không động” thì người thực hành thiền phải đạt được cái biết không lời. Nếu biết có lời, dù lời rất đúng vẫn không phải là tâm thuần nhất. Cho nên khi rơi vào trạng thái Định mà tâm ngôn vẫn còn khởi lên thì Đức Phật gọi đó là Định Có Tầm Có Tứ” tức Sơ Thiền. Còn tâm ngôn yên lặng, Phật gọi là “Định Không Tầm Không Tứ”. Đây chính là tầng thiền thứ Hai còn gọi là Nhị Thiền.

         Vì Định có nhiều mức độ, nên trong phạm vi kỹ thuật, Định còn có nghĩa là   cái “khung”. Trong cái khung đó chứa nội dung thực hành. Nội dung này chính là chủ đề, thiền gia chọn áp dụng vào việc hành trì của mình. Nền tảng cái khung đó được đặt trên “cơ sở năng lượng biết của Tánh giác”. Năng lượng biết càng mạnh, Định lực càng sâu. Chính vì thế, ở phạm vi này Định được xem là một tiến trình được hình thành trên cơ sở sức mạnh của Tánh giác hay Tánh biết. Khi Tánh biết chưa vững chắc, chưa trở thành sức mạnh thì Định chưa có mặt.”  

        Trong đạo Phật, Định không phải là mục tiêu chính, mà chỉ là cái cầu để bước tới Huệ. Tuy nhiên muốn Huệ phát sáng, thiền gia nhất định phải thông qua Định để phát triển năng lực biết vững chắc, hầu khai triển tiềm năng giác ngộ, tức Phật tánh. Như vậy, Định một mặt là phương tiện cơ bản để đạt được Huệ tức Giác ngộ, mặt khác Định là tác nhân đào thải tận gốc tập khí hay lậu hoặc đưa đến Giải thoát.
                                    
C.  HUỆ HỌC

      Như trình bày ở trên, Huệ là một môn học trong ba môn “Giới-Định-Huệ”. Danh từ Huệ thường đi chung với từ Trí gọi là Trí Huệ. Trí Huệ trong giáo lý nhà Phật còn gọi là Bát Nhã. Bát Nhã là Hán ngữ dịch âm từ tiếng Panna (Pãli) hay Prajna (Sanskrit ) có nghĩa là sự phát sáng của trí hiểu biết, sau khi tẩy sạch phiền não và vô minh.

1) Trí thức hay Kiến thức thế gian
      Trình bày về sự hiểu biết của con người, chúng ta cần phân biệt Trí Thức khác với Trí Huệ. Trí thức hay Kiến thức là những người có học thức, có bằng cấp thế gian. Người trí thức được xem là người thông minh vì có sự hiểu biết rộng rãi. Những hiểu biết, nhận thức đó đến từ bên ngoài, được tích lũy từ gia đình, trường lớp, rút tỉa kinh nghiệm thành công hay thất bại trong đời sống. Cái biết này, hay nhận thức này, được xem như là cái biết hay nhận thức của thế gian, nên gọi là “Tục đế.”

2) Trí Huệ trong đạo Phật
      Trí Huệ là nhận thức biết, phát xuất từ bên trong do tu tập thiền Định mà có. Đây là nhận thức xuất thế gian. Trí Huệ (Bát Nhã) có hai cấp bậc:

a) Thấp là Trí: Nàna (P); Jnàna (Skt). Tiếng Anh là: Insight. Trí này là trí hiểu biết về Phật pháp do học hỏi từ các bậc Thầy hay từ trong tam tạng kinh điển. Sự hiểu biết này, tuy có mùi vị đạo nhưng vẫn còn thuộc về Kiến thức (Phật học) bởi do học từ bên ngoài.
         Thí dụ: Chúng ta nghe các bậc Thầy giảng về Chân lý Tứ Diệu Đế, chúng ta hiểu rõ bốn đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì chúng ta “có tuệ tri về Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế”. Hay chúng ta học và hiểu rõ chủ đề: Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên, chúng ta “có tuệ tri về Lý Duyên Khởi, Mười hai Nhân Duyên” v.v… Trí này không phải do tự chúng ta biết, nên vẫn bị xem là tục đế. Nhưng vì chuyên học và ghi nhận những Nhận thức của Đức Phật chứng ngộ nên được xếp là Tục đế Bát nhã”.

 b) Cao hơn Trí,  là Huệ (Bát Nhã) : Panna (P); Prajna (Skt), tiếng Anh là Wisdom. Là Trí Huệ tự phát, do công phu tu tập thể nhập thiền Định. Thể nhập có nghĩa là qua dụng công thực hành, Ta và đối tượng là một. Nhưng muốn đạt được Huệ phải đi từ Trí, nghĩa là học hỏi từ bậc Thầy, rồi thực hành thiền Định để kinh nghiệm Thân chứng, Tâm chứng và Trí chứng.
        Trí Huệ này là Huệ siêu vượt (Transcendental wisdom), có nhiều tên gọi khác như: Huệ Bát Nhã, Huệ tự phát hay Phật tánh, hoặc tiềm năng giác ngộ, Chân Như ..v.v… được xếp là Chân đế Bát nhã”.
 
 
3. Đặc điểm của TUỆ TRÍ và HUỆ (BÁT NHÃ)

            - TRÍ  (hay TUỆ TRÍ) : (Trí căn: Vùng Tiền trán, bán cầu não trái và phải).  Hiểu biết hay Nhận thức giới hạn trong chủ đề học. Là cái biết có lời.  Cái biết hữu Sư do học từ kho báu của Đức Phật, học từ sự truyền dạy của các bậc Thầy. Có người học nên có Ngã. Kết quả có tuệ tri về những điều đã học.  Lậu hoặc vẫn còn nhưng nằm yên. Chưa thoát khỏi luân hồi. Được xếp là Tục đế Bát Nhã.

         - HUỆ (hay TRÍ HUỆ) : (Huệ căn: Phía sau bán cầu não trái). Cái biết không lời của Tánh nghe, Tánh thấy, Tánh xúc chạm. Nguyên tắc phát huy Huệ lực ở giai đoạn này do tác động của phản xạ giác quan.  Tâm trong giai đoạn này được xem như là Tâm bậc Thánh.

        Sâu sắc hơn là Tâm Phật (Tánh Nhận Thức Biết). Giai đoạn này mới là Huệ Bát Nhã, tức Huệ tự phát do hành trì nhập Định sâu, rơi vào phản xạ thụ động kích thích tiềm năng giác ngộ phát Huệ. Trí huệ này là kho báu của hành giả,  Vô Ngã, Vô Sư, không lời.  Trí huệ tâm linh phát huy vô hạn. Kết quả do dụng công, Định-Huệ đồng thời. Chấm dứt lậu hoặc. Chấm dứt luân hồi. Giải thoát. Đây mới thực sự là Chân đế Bát nhã.
 
4. TU TẬP ĐỂ THÀNH TỰU HUỆ BÁT NHÃ

       Có 4 mức độ tu tập, bắt đầu từ Trí Thế Gian, Trí Bậc Thánh, Thượng Trí, Trí Bát Nhã.

1. Trí Thế Gian (Tâm trí phàm phu): Là trí học hỏi, cóp nhặt, tổng hợp từ trường lớp có khả năng hiểu biết (knowledge) về Lý luận, Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật v.v…  Tất cả những hiểu biết này là sự lặp lại từ hiểu biết của người khác, không có sự sáng tạo của riêng mình.  Do cái Ngã làm chủ nên có nhiều tham sân si. Lúc nào cũng ganh đua, tranh đấu để đạt được điều mình muốn. Bên dưới tâm phàm phu đầy vẫy tập khí, lậu hoặc, kiết sử, tùy miên. Mớ ô nhiễm này luôn chi phối ảnh hưởng lên thân-khẩu-ý tạo nhiều nghiệp. Trí này là Trí thế gian, tuy có giúp ích cho cuộc sống con người, nhưng đa phần huân tập phiền não khổ đau. Khi quá mỏi mệt với những lụy phiền, vui ít buồn nhiều như vậy, Trí năng chợt tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của sầu, bi, ưu, khổ, não. Ước muốn này, là giai đoạn đầu tiên, Tâm phàm phu quyết định tìm Thầy học đạo.

2. Trí Xuất thế gian: Trí năng tỉnh ngộ hướng dẫn Ý căn, Ý thức học hỏi Phật pháp như: Tứ Diệu Đế; Tam pháp ấn;  Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh; Tương quan nhân quả; Quán, Chỉ, Định, Huệ ;  hiểu biết  Tánh giác, tâm Phật, hiểu biết con đường tu tập (37 phẩm trợ đạo) để chấm dứt lậu hoặc v.v…

        Trí năng tỉnh ngộ học hỏi nên cái biết của Trí này là Cái Biết Có Lời. Học từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật nên là Trí Hữu Sư. Trong lúc học Phật pháp tâm yên lặng, lậu hoặc không khởi lên, ngang với Tánh giác nên tạm xem đây là Trí của bậc Thánh.

3. Thượng Trí hay Trí Siêu Vượt: Trí năng tỉnh ngộ học những pháp cao siêu hơn trong Pháp Phật đó là các chủ đề về:  Như Thật, Chân Như, Không, Huyễn đạt được Như Thật Trí, Chân Như Trí, Không Trí hay Huyễn Trí.
       Người có Thượng Trí cũng học giáo lý từ Thầy, từ kho báu của Đức Phật. Tuy còn Biết Có Lời nhưng trong lúc học Pháp, lậu hoặc không khởi lên, nên cũng có thể sánh ngang với Tánh giác ở mức độ cao như Nhất Thiết Chủng Trí, nhưng chưa chứng ngộ vì chưa thực hành, chưa thể nhập.

4. Thực hành để Huệ Tự Phát (Phật tánh, tiềm năng giác ngộ):
Sau khi thông hiểu nhuần nhuyễn giáo lý, bây giờ là giai đoạn thiền Định. Tiến trình dụng công từ Biết Không Lời (Chánh niệm, thực hiện các chủ đề liên quan đến Tánh Nghe, Thấy, Xúc chạm qua phản xạ giác quan). Ở mức độ này Huệ bắt đầu phát huy nhưng đơn sơ.
Tiếp theo, để an trú trong Nhận Thức Biết Không Lời thiền gia thực hành chủ đề siêu vượt bằng cách khởi ý chủ đề rồi buông. Kỹ thuật này kích thích phản xạ thụ động, phát ra những điều mới lạ gọi là Ngộ hay Chứng Ngộ (Realization hay Enlightenment) trên ba mặt: Thân, Tâm và Trí như: Trực giác, siêu trực giác, tánh sáng tạo, từ trường tứ vô lượng tâm (từ bi, hỷ, xả); biện tài vô ngại v.v… Những đặc điểm kể này phát huy từ thấp đến vô lượng. Đây mới chính là kho báu của hành giả tu tập từ Biết Có Lời đến Biết Không Lời, an trú trong Nhận Thức Không Lời.

       Tóm lại học và hiểu pháp thế gian thì gọi là Trí Thức, học và hiểu pháp Phật thì gọi là Trí (Tuệ). Tọa thiền dụng công có kinh nghiệm trên Thân, Tâm, Trí là Huệ (Bát Nhã).

III.  BÁT CHÁNH ĐẠO: TÁM CON ĐƯỜNG CAO THƯỢNG

      Bát Chánh Đạo là Giáo Pháp nồng cốt, thực tiễn mà Đức Phật đã chứng đạt trong tầng thiền thứ Tư. Bát Chánh Đạo hay Đạo đế là phần cuối của bài Pháp Bốn Chân Lý Cao Thượng  (Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế) được Đức Phật giảng đầu tiên cho nhóm năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như, đồng tu cũ với Phật. Trước tiên Ngài muốn năm vị này nhận rõ Con đường đi đến giải thoát không phải bằng khổ hạnh thái quá, cũng không phải bằng sự lợi dưỡng thái quá; mà bằng Con đường Trung đạo.

       Đạo đế hay Bát Chánh Đạo là Con đường đưa đến chấm dứt toàn bộ Khổ. Đây là phương pháp đưa đến chấm dứt “xung đột” nội tâm, và chấm dứt luân hồi. Phương pháp này gồm tám chi phần, mỗi chi phần được ghép thêm thuật ngữ “sammã” có nghĩa là “kiện toàn” hay “hoàn toàn” (perfect) thường được dịch là “Chánh” (right). Vì là pháp tu đưa đến đắc quả A-La-Hán, nên các nhà Phật giáo Theravãda xem đây là Thánh Đạo. Những ai còn dính mắc nhiều với tâm phàm phu hay tâm nhị nguyên, thì không thể hội nhập vào Con Đường này.

       Thông qua học và thực hành Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ tự mình thay đổi những quán tính cũ do bị trói buộc bởi Kiết Sử: từ truyền thống gia đình, học đường, xã hội, tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi thực sự thông hiểu Bát Chánh Đạo, hành giả sẽ nhận ra chân tánh hiện tượng thế gian qua những quy luật Vô thường, Khổ, Vô ngã; Duyên sinh hay Tương quan Nhân Quả. Hành giả chuyên cần tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến kết quả thân-tâm hài hòa, trí huệ tâm linh phát huy, bước vào dòng Thánh.

IV. KHAI TRIỂN KHÁI QUÁT VỀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

        Bát Chánh Đạo gồm tám chi hay tám phần: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

       1. Chánh Kiến: Là thấy đúng, nhìn đúng, hiểu biết đúng, là nhận thức sáng suốt hợp lý trên căn bản đạo đức của cuộc sống. Có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. Nhận thức đúng về bản thể của vạn vật là Vô thường, Khổ, Vô ngã, về Lý Duyên khởi Pháp Duyên sinh, về Thập nhị nhân duyên. Nhận biết đúng về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và Con đường đưa đến hết Khổ. Hiểu thế nào là Trung đạo, không Chấp thường, Chấp đoạn v.v…
        Khi Chánh kiến có mặt thì Trí năng không còn mê chấp, nó chuyển hóa khiến tâm người phàm phu trở thành tâm cao thượng. Cho nên Chánh Kiến là bước quan trọng đầu tiên đưa đến tuệ trí.

      2. Chánh Tư Duy: Là suy nghĩ chân chánh,  đúng đắn. Chánh Tư Duy là không để đầu óc mình suy nghĩ về những điều bất thiện như tham dục, sân si, não hại. Nếu ý nghĩ không chân chánh, bất thiện, ác độc…  thì hành động tiếp theo là thân và lời sẽ theo đó mà phát sinh hại người và hại cả mình. Cho nên Chánh Tư Duy là hướng sự suy nghĩ theo chiều thiện lành, buông thả những gì cần buông thả, suy nghĩ về con đường giải thoát, từ bi hỷ xả giúp đỡ chúng sanh, nuôi dưỡng tinh thần bất bạo động, nhẫn nhịn và trầm tĩnh.

       3. Chánh ngữ: Ngôn ngữ đúng đắn, ngay thẳng, không thiên vị, không dối trá, không nói lời chia rẽ, xuyên tạc, dua nịnh không nói hai lưỡi hay hung bạo căm thù. Ngược lại lời nói mang tính cách nhu hòa chánh trực, sách tấn, khuyến tu. Nói những lời lẽ tạo niềm tin, xây dựng đoàn kết, tương thân hòa hợp, thương yêu và lợi ích chung.

       4. Chánh nghiệp: Hành vi có tác ý đúng đắn, hành động chân chánh, phát xuất từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là Chánh Nghiệp. Người sống với Chánh Nghiệp là người không tạo Nghiệp ác bởi hành động sát sanh. Người đó không trộm cướp, không hành dâm phi pháp, không vọng ngữ, không tham, sân, si. Nói chung là giữ ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh đưa đến một đời sống hiền lương, trong sạch, đạo đức. Ngoài ra, ở mức độ cao hơn trong Đại Kinh Bốn Mươi, Đức Phật phân biệt có hai loại Chánh Nghiệp.
        a) Thực hiện những việc có ích lợi cho mọi người bằng tâm rộng lượng, hòa hợp, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không tham, sân, si. Đó là những việc làm tốt tạo Thiện nghiệp. Khi thực hiện những công tác thiện lành với tâm mong cầu có được phần công đức, thì Thiện nghiệp này thuộc  Chánh nghiệp hữu lậu, vẫn còn bị tái sanh.
        b) Làm việc thiện với tâm cao thượng , tức làm trong Chân tâm hay Tánh giác hoặc trong niệm Vô niệm. Trong tiến trình làm việc, lậu hoặc không sinh khởi. Đây là Chánh nghiệp Vô lậu. Khi làm việc như thế, hành giả không mong cầu quả báo thiện trong đời này hay đời sau. Đây là Chánh Nghiệp hoàn hảo của bậc Thánh.

       5. Chánh mạng: Mạng là thân mạng, sự sống của mình. Chánh mạng là đời sống chân chánh, nghĩa là nuôi sống thân mình bằng nghề nghiệp chân chánh lương thiện, không bóc lột, lừa gạt, xâm hại đến lợi ích của người khác, không buông lung lười biếng, nương tựa ăn bám vào người khác. Không sống bằng nghề nghiệp  bất thiện như buôn bán hàng lậu, cần sa, ma túy, không buôn bán sinh vật sống … Tóm lại Chánh mạng là sống thanh cao, đúng Chánh pháp.

       6. Chánh tinh tấn: Để hoàn thành mục tiêu của Bát Chánh Đạo, hành giả luôn nỗ lực cố gắng ngăn ngừa không làm những việc ác chưa sanh, quyết tâm chấm dứt điều ác đã sanh. Nỗ lực làm việc thiện và duy trì phát huy việc lành việc thiện.
         Đối với việc tu Thiền thì đây là nỗ lực làm sinh khởi niệm Chân Như hay Vô Niệm hoặc Nhận Thức Biết Không Lời. Tuy nhiên, Chánh Tinh Tấn đối với người tu Thiền là siêng năng, miên mật, nhưng không phải là sự nỗ lực hay cố gắng quá mức trong lúc tọa Thiền, bởi vì trong lúc tọa thiền càng tinh tấn, tâm càng có đối tượng để hoạt động. Không còn tinh tấn, tâm trở nên yên lặng. Lúc bấy giờ chỉ có niệm Biết hiện diện, mới thật an trú trong hiện tại bây giờ và ở đây.

        7. Chánh niệm: P: Sammã-sati, Skt: samyak-smrti (right awareness or right mindfulness). Là sự nhận biết đúng hoặc sự chú tâm đúng, thường được dịch sang tiếng Anh là “right mindfulness”. Trong Phật giáo từ “sati” có những nghĩa tương ứng với tiếng Việt như: suy nghĩ, sự nhớ lại, sự ngẫm nghĩ, sự chú ý, sự lưu tâm, sự chú tâm, sự nhận biết…
         - Chánh niệm theo nghĩa thông thường:  Thông thường từ “sati” được dịch sang tiếng Anh là “mindfulness”, có nghĩa là “chú tâm”, “chú ý”. Khi “có chú tâm, chú ý” đến một Khách thể là đối tượng nào đó, tất nhiên phải có  Chủ thể là Tự ngã (Trí năng, Ý thức). Nếu không chú ý đến đối tượng hay công việc đang làm thì tâm sẽ lo ra, tạp niệm sẽ xen vào làm hỏng mục tiêu nhắm đến của chúng ta ngay. Trong chiều hướng này nội dung Chánh niệm có Trí năng, có tự ngã và có ý muốn đạt được điều gì. 
         Chánh niệm (mindfulness) này cần thiết cho những người tâm tưởng hay bị tán loạn, hoặc là ở bước đầu mới học Thiền, nhưng không phù hợp với Chánh niệm (awareness) trong Bát Chánh Đạo vì nó không giúp hành giả loại bỏ tâm nhị nguyên, dính mắc với ngoại trần. Lý do là vì tâm chưa thuần nhất, Tánh giác chưa có mặt, hay tâm chưa ở trong trạng thái “trống không”, mà ở trong nhị nguyên có đối tượng, có Ta, có Trí năng, có mục đích, có ý đồ. Nói chung có sự đối đãi trong đó.
       - Chánh niệm theo nghĩa trong Bát Chánh Đạo: Chánh niệm theo nghĩa của Bát Chánh Đạo là một loại kinh nghiệm thẳng về đối tượng không dựa trên suy nghĩ, tri thức và những cảm nghĩ của người khác hay của truyền thống hoặc qui ước xã hội. Chánh niệm này không có nội dung, nghĩa là không bao hàm mục đích tìm tòi soi mói về tướng chung hay tướng riêng của đối tượng. Đây chỉ là sự nhận biết tức khắc, rõ ràng về đối tượng mà không có tự ngã. Do đó, khi xuất hiện trong Bát Chánh  Đạo, “sati” có nghĩa là “sự nhận biết” (awareness). Sự nhận biết đối tượng mà vọng tâm không có mặt. Nó không giống như sắc thái “chú tâm”, “chú ý”.
         Tác dụng của Bát Chánh Đạo là dẹp tan năng lực của tự ngã, phát triển trí tuệ tâm linh. Nếu tu tập Chánh niệm, mà nội tâm lúc nào cũng dính mắc với hiện tượng thế gian thì không thể nào đạt được giác ngộ giải thoát. Vì thế, Chánh niệm theo pháp tu của Đức Phật, không phải là tâm tập chú vào ngoại trần.  Chánh niệm là cái biết rõ ràng mọi hành động và sự kiện trong hay ngoài thân mà không vướng mắc với nó, nghĩa là không có sự quyết đoán, so sánh, phủ nhận hay chấp nhận, tán thành hay  không tán thành. Từ đó gốc rễ xung đột nội tâm không có cơ hội khởi phát.  Sự nhận biết này là “tuệ trí không lời” (wordless insight). 
        Chánh niệm là pháp được Phật dạy đệ tử áp dụng bất cứ lúc nào trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, như lúc ăn uống, mặc áo, bước đi, xoay người, nhìn quanh, nằm xuống  v.v….   Nếu thành tựu vững chắc, tâm sẽ luôn luôn ở trạng thái an lạc, vọng tưởng không khởi, lậu hoặc không huân tập thêm và sáu căn không dính với sáu trần. Như vậy, Chánh niệm được xem là cội nguồn, là gốc rễ để tâm được an tịnh, nói cách khác Chánh niệm là nền tảng của Chánh định.

       8. Chánh định: Samã-Samãdhi (p), Samyak-Samãdhi (Skt): Chánh định là bước thứ tám trong Bát Chánh Đạo cũng là giai đoạn thứ  tư trong Tứ Thiền do Đức Phật thiết lập. Đây là trạng thái 3 hành không động.
      Chánh định là bước cuối cùng của Bát Chánh Đạo. Nó được đặt trên cơ sở Chánh niệm tức “niệm biết rõ ràng mà không lời”. Nó là trạng thái tâm định tĩnh, lặng yên vững chắc, với cái biết thuần tịnh (pure awareness) bên trong không có nhị nguyên. Sự nhận biết (awareness) đã trở thành một năng lực biết rõ ràng nhưng không dính mắc với cái gì hết. Và nó đã trở thành nhân chứng hoàn toàn khách quan. Thiền Nguyên Thủy có 4 tầng Định:

       1) Sơ Thiền: Tương đương với Định Có Tầm Có Tứ  (Sát-Na Định) và Định Có Tầm Không Tứ, hoặc Sơ Định. Trong tầng Định này những đam mê ghiền nghiện tạm thời nằm yên nên tâm hành giả được an tịnh, niềm hỷ lạc xuất hiện. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc có được, là do Bồ Tát đã “ly dục và ly bất thiện pháp”.
       2) Nhị thiền: Nếu tiến trình tâm yên lặng kéo dài và sâu, “niệm biết” trở thành năng lực vững chắc, ngũ chướng (năm triền cái: Tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi) yên lặng. Tầm và Tứ cũng yên lặng. Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Cái Biết Không Lời của Tánh giác có mặt theo ý muốn. Hành giả cảm thấy hỷ lạc khắp toàn thân. Trong kinh giải thích trạng thái hỷ lạc này do Định sanh.  Đây là Định Không Tầm Không Tứ.
     3) Tam Thiền: Hành giả ở trong trạng thái Định Không Tầm Không Tứ.  Hỷ lạc tràn ngập khắp châu thân, nhưng tâm không còn dính với cảm thọ nữa. Trong kinh mô tả trạng thai này là “Ly hỷ trú Xả” hay “Chánh niệm tỉnh giác” nghĩa là hành giả biết rõ thân tâm có hỵ lạc, nhưng không dính mắc với hỷ lạc, mà chỉ trú trong Xả.  Xả là trạng thái tâm định vững chắc, nghĩa là không làm gì hết, nó hoàn toàn yên lặng, thanh thản nhưng có dòng Nhận thức biết không lời.
      4) Tứ Thiền: Tức Chánh Định. Đây là trạng thái ba hành không động: 1) Ngôn hành không động: Tầm tứ yên lặng. 2) Ý hành không động: Thọ, tưởng yên lặng. 3) Thân hành không động: Thân đã lặng yên trong lúc tọa thiền, bây giờ hơi thở ngưng từng chập thuật ngữ gọi là “tịnh tức”. Trong kinh gọi trạng thái này là “Định Bất Động” là Tâm Như. Ở trong Tâm Như, trí huệ tâm linh phát triển theo nhịp gia tăng cường độ của nhận thức biết không lời.
 
V. KẾT LUẬN

TƯƠNG ƯNG GIỮA “GIỚI-ĐỊNH-HUỆ” VÀ “BÁT CHÁNH ĐẠO”

       - “Giới-Định-Huệ” là môn học thù thắng giúp hành giả vượt khỏi sự trói buộc của phiền não lậu hoặc, phát huy trí huệ. Tuy phân làm ba để dễ dàng trong việc giải thích, thật ra chúng tương quan mật thiết và nương tựa lẫn nhau. Do giữ Giới mà thân tâm không loạn động, nên tâm trí được Định, nhờ đó trí não dần dần phát sang, đó là Huệ. Ngược lại, trí não phát sáng thì tâm dễ Định, tâm đã Định thì giữ Giới dễ dàng. Giới-Định-Huệ tương liên mật thiết như vậy, pháp này tăng thì hai pháp kia cùng tăng theo và ngược lại.

      - “Bát Chánh Đạo” là tám phương pháp tu tập thực tiễn nhằm giúp hành giả vượt thoát biển khổ.  Tuy chia thành tám chi hay tám phần nhưng tất cả đều liên hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì hành giả không biết phương hướng nào đúng để đi. Nếu thiếu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp. Chánh Mạng thì hành giả sống trong buông lung tạo nghiệp chẳng lành. Nếu thiếu Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thì không thể nào đoạn trừ lậu hoặc.
       Tu tập theo “Giới Định Huệ” hay “Bát Chánh Đạo” một cách đúng đắn, thì kết quả sau cùng là tâm hoàn toàn sạch lậu hoặc, tham, sân si… chứng quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sanh tử.
        Nhìn chung, hai pháp tu “Giới-Định-Huệ” và “Bát Chánh Đạo” dù pháp tu chia thành nhiều phần khác nhau, nhưng cách tu rốt ráo cũng như nhau. Cho nên, hai pháp môn này có những điểm tương ưng với nhau như sau:

         1) Giới tương ưng với ba chi: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.
         2) Định tương ưng với ba chi: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
          3) Huệ tương ưng với hai chi: Chánh kiến và Chánh Tư Duy.

       Tóm lại, tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Đức Phật có nhiều phương thức, nhiều pháp môn hướng dẫn đệ tử tu tập để đạt quả vị giải thoát tối hậu, nhưng chung quy cũng chỉ dựa trên cái sườn chính, đó là Tam Vô Lậu Học: Giới-Định Huệ. Học Giới-Định-Huệ là học cả ba tạng kinh. Học Giới là học Luật tạng. Học Định là học Kinh tạng. Học Huệ là học Luận tạng. Bước đầu tu tập hành giả phải học giáo lý để hiểu rõ và có nhận thức về những Nhận thức chứng ngộ của Đức Phật. Sau đó phải thực hành thể nhập những lời Phật dạy để trí huệ tâm linh của chính mình phát sáng. Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
                                         


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
  THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
      (Chân Tâm thiền đường; 04-7-2020
18 Tháng Ba 201711:04 CH(Xem: 18307)
Cám ơn nhạc sĩ Nguyên Phan đã khoác áo Hoàng Hậu cho những lời thơ dễ thương của Tưởng Dung. Và với người viết cùng một số bạn bè trong nhóm “trà đạo” đang tâm đắc thả hồn ngồi nghe “lời ru bình yên”
18 Tháng Ba 201710:55 CH(Xem: 18849)
Phượng trên cành nói gì với gió Một thời để nhớ một thời xa Mưa học trò ngang qua cửa lớp Mắt em buồn có phải vì ta!
18 Tháng Ba 20178:44 SA(Xem: 16511)
Tháng ba xa ngút ngàn ấy anh đi Bỏ lại em và vùng quê bom đạn Rẫy mía lau nhuộm hoàng hôn tím ngát Rặng tre già run rẩy gió lao xao.
18 Tháng Ba 20178:36 SA(Xem: 16621)
Có anh rồi ngày tháng đẹp như tranh… Lãng đãng như sương… ầm ào như sóng… Tình yêu anh mênh mang biển rộng Có anh rồi cứ ngồi nghĩ bâng quơ!
18 Tháng Ba 20171:38 SA(Xem: 17513)
... kể từ ngày Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến đặt tay lên Đoàn kỳ đọc lời tuyên hứa – tinh thần hướng đạo dường như đã trở thành hơi thở của cuộc đời anh.
17 Tháng Ba 201711:48 CH(Xem: 17358)
Thôi còn đâu những tháng ngày, Có Xuân, có nắng làm say lòng mình? Ở đây cây cỏ vô tinh Em nghe hạnh phúc ko6ng hình thoảng bay
17 Tháng Ba 201711:58 SA(Xem: 17169)
Tháng ba ngọn cỏ đong đưa Nắng Xuân nhẹ bước chân vừa lối quen Xuân phân đánh lửa tối đèn Thanh minh trời sáng cỏ mềm đạp thanh...
17 Tháng Ba 201711:39 SA(Xem: 17799)
Ai có hiểu cho lòng ai thương cảm? Xót xa nhìn đất nước quá điêu linh Mong sao nắng bình minh, đời tươi sáng Để muôn dân êm ấm… sống thanh bình
16 Tháng Ba 20171:22 CH(Xem: 18662)
Tưởng rằng Xuân đến hết Đông, Sáng nay thấy tuyết mênh mông đầy trời. Nhìn hoa ủ rũ tơi bời, Xót thương hoa thắm cuộc đời truân chuyên.
16 Tháng Ba 20171:15 CH(Xem: 9067)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
11 Tháng Ba 201711:27 CH(Xem: 11862)
Hình như Phương Dung cũng đang ở một nơi nào đâu đó thầm lặng chào Thầy, chào các anh chị lần cuối với nụ cười ngây thơ của một thuở Ngô Quyền?
11 Tháng Ba 20171:26 SA(Xem: 17968)
Giờ hồi tưởng lại, tôi thầm cảm ơn những “nhân vật kỳ tài” trong gia đình Hướng Đạo Biên Hòa xưa. Anh chị đã trao tặng cô em cơ hội, được tung tăng vui đùa thỏa thích trong thế giới trẻ thơ…
11 Tháng Ba 201712:40 SA(Xem: 17734)
Sáng: Chạy vào Yahoo, check mail lúng túng. Bạn bè hiện ra, lời chúc thân thương. Những người bạn thân ở khắp muôn phương Tình ảo thật, vấn vương ngày sinh nhật
10 Tháng Ba 201711:43 SA(Xem: 18912)
Ly cà phê đã cạn Đau đáu một dòng sông Sông sao lắm thác ghềnh! Bao giờ ra biển lớn? Ly cà phê đã cạn Sao nỗi nhớ vẫn đầy
10 Tháng Ba 201711:35 SA(Xem: 17776)
Đứng bâng khuâng ngắm cành hoa chớm nụ Từng cánh nhung chúm chím hé môi cười Nghe xa xa, chập chùng cơn sóng vỗ Đàn hải âu tung cánh phía chân trời
10 Tháng Ba 20171:25 SA(Xem: 14458)
. Xã hội bây giờ tiến bộ nhiều mặt. Người phụ nữ đã được sống xứng đáng với vai trò của mình. Nhưng còn biết bao người phụ nữ trên thế giới vẫn chịu thiệt thòi, đau khổ vì những hủ tục trên xứ sở của mình.
09 Tháng Ba 20171:12 CH(Xem: 15778)
Tháng ba lòng buồn tái tê Đất bằng sóng cuộn tư bề lửa binh Tan rồi giấc mộng cuồng chinh Mùa Xuân dấu mặt rập rình nhớ thương...
09 Tháng Ba 20171:05 CH(Xem: 19162)
Đêm nào mình thăm Phố Cổ Hội An Tên sông Hoài làm đôi ta thêm nhớ Sông không đủ dài cho đêm trăn trở Đã xa đâu sao nhớ cứ thêm đầy?
09 Tháng Ba 201712:52 CH(Xem: 17313)
Thân cát bụi, trở về cát bụi, Mớ tro tàn, theo sóng biển nhấp nhô, Đời phù du, kiếp sống vô thường, Buông thả hết, chúc Ông đi... đến nơi... Ông muốn đến!
09 Tháng Ba 201712:44 CH(Xem: 16944)
Ta mơ trở ngược dòng đời, Những ngày thân ái thuở thời học sinh. Mùa Xuân đón Tết linh đình, Phố phường tấp nập Ta, Mình rong chơi.
04 Tháng Ba 20174:36 CH(Xem: 18395)
sống trọn cho nhau từng phút tình yêu không chỗ bắt đầu tình yêu không hồi kết thúc vườn xuân miên viễn nhiệm mầu.
04 Tháng Ba 20174:22 CH(Xem: 15292)
Tin cây cầu Gành bị gãy hai nhịp làm con tim của những người sinh trưởng tại Biên Hòa hay những ai từng làm việc tại thủ phủ miền Đông này không tránh khỏi đau nhói.
03 Tháng Ba 201712:26 CH(Xem: 28490)
Có nhiều món ăn bình dân được làm từ dế như: dế rang muối ớt, dế nướng than hồng, dế chiên nước mắm, dế kho tiêu hay dế trộn gỏi v.v…
03 Tháng Ba 201712:26 CH(Xem: 17809)
Đếm mùa xuân trôi qua bằng nhung nhớ Trên cội mai vàng, trên cỏ xanh non Hoa vàng cỏ xanh chan hòa rực rỡ Sao tay ta mười ngón mãi u sầu.
03 Tháng Ba 20171:43 SA(Xem: 15995)
Bác đi bình yên nghe Bác, Bác đã là một người lính gương mẫu, một người con hiếu, một người chồng tốt, một người cha toàn hảo.
03 Tháng Ba 201712:22 SA(Xem: 9528)
Người viết chỉ ghi chép và hệ thống lại quá trình hình thành – phát triển phong trào hướng đạo Biên Hòa, từ những lời kể theo trí nhớ của những cựu hướng đạo sinh.
02 Tháng Ba 201710:24 CH(Xem: 18189)
Tháng ba hoa bưởi vời trông Hương thơm tinh khiết ngập lòng yêu thương Chở hoa đi khắp phố phường Mưa Xuân lất phất nhượng đường em qua...
02 Tháng Ba 20171:39 CH(Xem: 16869)
Làm sao giữ được những làn hương Thuở mới yêu nhau đẹp lạ thường Hương vị ngọt ngào như mật ấy Nhẹ nhàng quyến rũ khắp ngàn phương
02 Tháng Ba 20171:34 CH(Xem: 16695)
Xôn xao ngọn gió xuân mời gọi Tí tách bên hiên giọt mưa Xuân Thì thầm bên tai lời mật ngọt Yến oanh trao đổi khúc ái ân
02 Tháng Ba 20171:20 CH(Xem: 17428)
Mưa Xuân lất phất ngoài trời, Cho cây đơm lộc cho đời thắm tươi. Đưa ta về tuổi đôi mươi, Đời không băng giá miệng cười đắm say.
02 Tháng Ba 20171:07 CH(Xem: 9140)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 201711:45 CH(Xem: 18452)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
25 Tháng Hai 201711:40 CH(Xem: 20120)
Mừng ngày Dương lão có trên đời Ân Phước gần kề tám chục thôi Nền nếp duy trì câu thệ ước Gia phong gìn giữ chữ giao bôi Văn thơ lai láng tràn muôn chốn Ý tứ dồi dào trải khắp nơi
25 Tháng Hai 201710:29 SA(Xem: 19374)
Theo tôi, trong Duyên Anh có hai con người. Nếu muốn cũng có thể bảo rằng hai con người đó tượng trưng cho hai mặt tốt và xấu của Duyên Anh.
25 Tháng Hai 201712:29 SA(Xem: 16705)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
25 Tháng Hai 201712:16 SA(Xem: 10713)
Thế là xong kiếp người. Khóa 8 CHS NQ BH là lại vắng thêm người bạn....Xin họp mặt năm sau, 2018, không có chiếc ghế trống vắng nào nữa...
24 Tháng Hai 20173:16 CH(Xem: 15618)
Sau hơn 40 năm dài xa cách, sáng thứ Bảy 18/02/2017 thầy Phạm Tấn Bình từ nước Mỹ trở lại Biên Hòa thăm học trò xưa.
24 Tháng Hai 201712:33 CH(Xem: 17697)
Thư gửi đi…em tự nhủ với lòng Người đã xa…xa tận cùng góc bể Buổi xuân về rưng rưng mắt lệ Áng mây buồn tím ngắt nhớ thiên thu
24 Tháng Hai 201712:22 CH(Xem: 17171)
Tháng giêng rồi sẽ đi qua Những ngày Xuân ấm lượt là ngủ say Tháng hai thức giấc trên tay Nắng khô hanh lại tìm hoài giọt mưa.
22 Tháng Hai 201712:37 CH(Xem: 9653)
Gửi người bạn đã ra đi, Lòng buồn chất ngất viết chi bây giờ? Nghe tin Bạn mất đâu ngờ, Thất tuần của Bạn Ta giờ chia xa.
22 Tháng Hai 201712:06 CH(Xem: 17160)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
17 Tháng Hai 201712:24 SA(Xem: 17473)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Lam Phương -- Hợp Ca: Thanh Trúc & Như Loan) Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Hai 201711:24 CH(Xem: 17336)
Gìn giữ và tạo thêm công việc làm tốt ở Mỹ thì hợp lý, có nhiều lợi ích, mau chóng và được lòng dân hơn là mang sweet shop trở lại Mỹ
16 Tháng Hai 201711:12 CH(Xem: 16054)
Con gà điều không còn đem tiền bạc về cho lão nữa rồi. Nó đã... lên mây như lão từng khoác lác. Thế là "Giấc Mộng Kê Vàng" (*) của lão xem như chấm dứt rồi !!!... ./.
16 Tháng Hai 20171:22 CH(Xem: 18707)
Xuân không thắm nụ hoa vàng Mùa xuân hoa trắng ngỡ ngàng xiết bao Đón xuân ta những tuôn trào Bao nhiêu dòng lệ thương đau suốt đời
15 Tháng Hai 20179:00 CH(Xem: 14317)
Bạn bè lâu ngày không gặp, hôm nay cũng là dịp để vui vẻ bên nhau, tiệc tàn mà vẫn còn lưu luyến lúc chia tay ...
15 Tháng Hai 20171:43 CH(Xem: 17550)
Ngày Valentine, đứng trước cửa hàng hoa... Những đóa hoa tươi trông mượt mà, Màu đỏ cho đời thêm sắc thắm, Tô điểm cho ngày "Yêu" thiết tha.
15 Tháng Hai 20171:37 CH(Xem: 17263)
Vậy thì cứ xa... cứ xa... cứ xa nhé: Tình yêu vô vọng và tình bạn mù khơi, tít tắp của tôi ơi!
15 Tháng Hai 20171:28 CH(Xem: 17821)
Đời người quý một chữ tình, Công Cha nghĩa Mẹ nuôi mình tới nay. Bảo ban dạy dỗ tình Thầy, Gia đình bè bạn những ngày bên nhau.
15 Tháng Hai 201712:10 SA(Xem: 10596)
Hôm nay họp mặt mừng vui Bốn mươi bằng hữu ngọt bùi bên nhau Thời gian thắm thoát qua mau Năm tư năm đã đậm màu gió sương.
14 Tháng Hai 20171:27 SA(Xem: 15602)
Mấy chục năm dài dằng dặc trôi qua, anh và nàng mới kết nối xong sợi tơ hồng đứt đoạn nhiều phen. Cám ơn Trời- Phật- Chúa đã ban phước lành cho cả hai.
10 Tháng Hai 201710:55 CH(Xem: 14577)
Cám ơn hội AHBH đã tổ chức một ngày họp mặt nhiều nghĩa đầu năm. Chúc cho hội nhà càng ngày càng vững mạnh.
10 Tháng Hai 20177:33 CH(Xem: 20045)
Hình ảnh cuối cùng của Phương Dung đọng lại trong tôi, là bạn tôi vẫn xinh tươi – duyên dáng – đẹp rạng ngời …
10 Tháng Hai 201712:08 CH(Xem: 18035)
Mùa xuân dang rộng tay Nối liền trời và đất Bằng muôn hoa khoe sắc Chao cánh én lượn bay
10 Tháng Hai 201711:55 SA(Xem: 17149)
Hội ngộ, mừng Xuân tiệc tưng bừng... Những bản hùng ca, đôi mắt rưng, Biên Hòa hiện về thời chinh chiến, Trao nhau tình thân ly rượu mừng.
10 Tháng Hai 201711:40 SA(Xem: 17502)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Mùa Xuân Đầu Tiên" Tuấn Khanh-Văn Cao - Hương Lan & Ánh Tuyết trình bày
10 Tháng Hai 201711:30 SA(Xem: 17181)
Mỗi năm họp mặt có lần Đầu năm gặp gỡ nắng Xuân gọi mời Bạn bè còn ngần ấy thôi Năm mươi năm đã tóc trôi muộn phiền.
10 Tháng Hai 201711:25 SA(Xem: 15761)
Dân ở cái xóm chài ven biển này ghét cay ghét đắng con gà nòi lông điều (đỏ) của tay tư Nhị lắm! Ở nơi khác nào đó có lẽ họ đã tìm cách... thịt nó rồi!
09 Tháng Hai 20171:01 CH(Xem: 18299)
Thướt tha ngàn xuân mới, Dáng ngọc, nét son tươi, Cùng nhân gian hò hẹn, Vui cho thỏa đất trời...
09 Tháng Hai 201712:49 CH(Xem: 17595)
Xuân về rồi tiễn Xuân đi, Mỗi Xuân thêm tuổi ước chi trẻ nhiều. Đầu Xuân xin chúc đôi điều, Thân tâm an lạc xế chiều tha hương.
09 Tháng Hai 201712:36 CH(Xem: 11669)
Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu.
03 Tháng Hai 20172:19 CH(Xem: 18969)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
03 Tháng Hai 20173:33 SA(Xem: 16373)
Thế nào là Xuân Xuất Thế Gian? Đó là Mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người,
03 Tháng Hai 201712:11 SA(Xem: 17604)
Cám ơn đời, cho tôi mỗi sáng là một nụ cười đón chào ngày mới Cám ơn các con, các cháu luôn yêu thương và kính trọng.
02 Tháng Hai 20173:47 CH(Xem: 23241)
hôm nay đầu năm mới em dậy sớm hơn nè… cùng anh đi lễ Phật.. chờ em một chút nhe… em ngồi trước gương soi một chút thôi… điệu đàng muốn vẽ thêm màu mắt… màu mắt nâu dịu dàng
02 Tháng Hai 20172:32 CH(Xem: 17492)
Xuân đi Xuân đến trong đời, Tình Xuân vẫn thắm như thời trẻ thơ. Nàng Xuân tươi đẹp trong mơ, Mai, Đào, Huệ, Cúc nguồn thơ Xuân tình...
02 Tháng Hai 20174:27 SA(Xem: 16965)
Chiều nay mưa nặng hạt rơi Sáu ngày Tết nhớ cuốn trôi muộn phiền Em còn vui hết tháng giêng Dư âm ngày Tết Xuân viền mến thương.
02 Tháng Hai 20172:23 SA(Xem: 15053)
Còn chưa đầy 3 ngày nữa, cuộc họp mặt thường niên đầu năm của Hội Ái Hữu Biên Hòa khai mạc. Nhà hàng Paracel Seafood sẽ chào đón hàng trăm đồng hương Biên Hòa về tham dự.
02 Tháng Hai 20171:37 SA(Xem: 24281)
Còn đường em cứ việc đi, Em theo đường tắt anh thì vòng quanh, Vượt qua cõi tạm đua tranh, Bến mê hỷ nộ chạm ranh đôi bờ,
01 Tháng Hai 20172:38 CH(Xem: 17486)
Phượng bay lên một khoảng trời thinh lặng, Chốn hư vô chào đón chị đầu xuân. Mai nở vàng nhưng bóng ai thấp thoáng, Ẩn hiện về trong giấc mơ mùa xuân.
01 Tháng Hai 20172:22 CH(Xem: 16982)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
27 Tháng Giêng 20174:43 SA(Xem: 10062)
Nhân dịp thầy Phạm ngọc Quýnh đến San Jose ăn Tết với gia đình Quỳnh Thư và cũng qua lời nhắc nhở của thầy Hiệp đến anh Xương
27 Tháng Giêng 20174:34 SA(Xem: 17636)
Tuổi gà thì phải bươn chải để kiếm ăn nhưng cũng không cực nhiều, và cuối cùng thì cũng tai qua nạn khỏi. Không biết những điều tiên đoán về tương lai định mệnh theo 12 con giáp này có đúng không
27 Tháng Giêng 20174:27 SA(Xem: 17624)
Tết xưa xa ngái. Ký ức ở trong tôi nên chỉ là gang tấc, mà cớ gì tôi cứ mãi miết vòng vèo, lan man nhặt từng bước chậm ... Có gì đâu, ngày còn thơ ... tôi đi chơi tết chút mà!
27 Tháng Giêng 20174:12 SA(Xem: 19259)
Những con gà Việt Nam ở rất xa quê nhà vẫn chưa bao giờ quên quê cha đất tổ, ngày Tết bên tai lúc nào cũng văng vẳng tiếng vó ngựa Quang Trung của mùa Xuân Kỷ Dậu 1789.
26 Tháng Giêng 201710:47 CH(Xem: 17398)
Nao nao đông hết lại thêm buồn Dẫu có bên trời sợi nắng vương Lầm lũi rặng xoan đà trụi gốc Trần phơi làn thủy mới trơ nguồn
26 Tháng Giêng 201710:38 CH(Xem: 17709)
Em gánh mùa xuân gởi chốn nào? Môi hồng cười mỉm nụ xôn xao Ngoài vườn hoa nở bừng hương sắc Ong bướm rập rờn nhẹ cánh chao
26 Tháng Giêng 201710:30 CH(Xem: 17542)
Xuân Đinh Dậu, chúc mọi người vui hưởng Một mùa Xuân an lạc, vạn điều may Sang năm mới, hạnh thông, đầy sức khỏe Nơi xứ người cùng nhắp chén men say
25 Tháng Giêng 20171:50 CH(Xem: 17300)
Tuổi Xuân thuở đó xa mờ, Đầu xanh giờ bạc, mắt giờ kém tinh. Nhớ ngày còn tuổi học sinh, Lang thang khắp chốn thỏa tình rong chơi.
25 Tháng Giêng 20171:43 CH(Xem: 17759)
Chiều đứng trên cầu nhìn qua thành phố, Đèn đã lên... đủ cở, đủ màu. Một đêm bắt đầu, ôi đẹp làm sao! Biên Hòa thân thương dâng trào sức sống.
25 Tháng Giêng 20171:38 CH(Xem: 15935)
CHÚC vui Xuân thắm đến mọi nhà MỪNG ngày nắng ấm đất nở hoa NĂM cũ đã qua cùng thắng lợi MỚI đó một năm đã thấy già.
25 Tháng Giêng 20171:31 CH(Xem: 7998)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 20177:09 SA(Xem: 30744)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
20 Tháng Giêng 201711:23 CH(Xem: 22740)
Website Ngô Quyền Mái nhà ấm êm. Văn thơ trao đổi. Không quên gửi tới Một bài thật hay. Đủ mọi đề tài Về Ban Biên Tập Tháng 7/17 họp mặt. Tuyển tập phát hành Hưởng niềm vui chung Ngô Quyền Trung học.
20 Tháng Giêng 201710:02 CH(Xem: 16181)
Gửi tặng cho nhau một bài thơ. Tình Xuân dào dạt ý mong chờ. Về lại Biên Hòa, Cù Lao Phố. Ngô Quyền ngày ấy, thuở mộng mơ.
20 Tháng Giêng 20179:08 CH(Xem: 17060)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức MÙA XUÂN NÀO LÀ TA VỀ -- Nhạc Lam Phương--Hợp Ca:Thái Châu, Hương Lan; Phương H. Quế Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Giêng 201712:54 CH(Xem: 17654)
Trời đã vào xuân! Trời đã vào xuân! Sáng nay ùa về cơn gió chướng Ngõ vắng thênh thang mỏng manh làn sương sớm Những nụ mai e ấp ngỡ ngàng
19 Tháng Giêng 20171:10 CH(Xem: 23995)
Anh nằm đó muôn đời không tiếc nuối, Vầng trăng xưa vẫn sáng, ánh trăng vàng. Khuyết một chút trăng đưa tiễn anh đi, Chút hoài niệm về một ngày xa khuất.
19 Tháng Giêng 20171:02 CH(Xem: 18341)
Cây bên đường trơ cành như những bộ xương! Đứng lặng lẽ mặc tình sương tuyết phủ! Mùa Đông ở đây không có gì thích thú! Chỉ có nỗi buồn hoài vọng cố hương!
19 Tháng Giêng 201712:57 CH(Xem: 16541)
GÀ kêu cục tác thanh âm VÀNG lên ánh mắt âm thầm nhớ nhung GÁY vang trời đất mông lung SÁNG trong hơi thở bão bùng nắng mưa.
19 Tháng Giêng 201712:49 CH(Xem: 18740)
Quê hương xứ Bưởi yêu ơi! Bao năm cách trở đôi nơi chưa về. Dòng sông tuổi nhỏ tóc thề, Tìm đâu thấy nữa, não nề nhớ thương. Hè về kỷ niệm còn vương, "1" Nhớ Hoa Phượng đỏ cổng trường ngày xưa."2"
19 Tháng Giêng 201712:46 CH(Xem: 19293)
Dù ai buôn bán đâu đâu, Mười hai tháng tới, nhớ về Hui Ton. Dù ai buôn bán trăm nghề, Mười hai tháng hai, rủ nhau mà về.
19 Tháng Giêng 201712:43 CH(Xem: 8220)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
19 Tháng Giêng 201712:19 CH(Xem: 28273)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức MÙA XUÂN LÁ KHÔ - Nhạc Trần Thiện Thanh - Thảo Sương trình bày
18 Tháng Giêng 201711:46 SA(Xem: 16397)
Dù ủng hộ hay chống đối, tất cả mọi người đều phải nhìn nhận Donald Trump là một con người khác thường theo cả hai hướng, tích cực (phi thường) và tiêu cực (tầm thường).
14 Tháng Giêng 201711:29 CH(Xem: 17417)
Khép, mở ... cửa ngõ trần gian miệt mài ngàn năm vẫn vậy khép lại nơi này, mở ngõ nơi kia và cứ thế làm cho trần gian ồn ào tiếng cười tiếng khóc
14 Tháng Giêng 20171:04 CH(Xem: 19214)
Gia đình tan nát lầm than, Làm sao giải quyết dân oan đầy đường. Mọi người sống với yêu thương, Như trong giấc ngủ em đương say nồng.
14 Tháng Giêng 20179:35 SA(Xem: 18094)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TAN VỠ - Nhạc Lam Phương - Mỹ Thể trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
14 Tháng Giêng 201712:09 SA(Xem: 18086)
Người đi hồi tháng chạp, mưa Tôi về bến cũ, sông xưa lở bồi Mà như trời đất và tôi Vẫn còn trăm mối nợ đời trả vay
13 Tháng Giêng 201710:58 CH(Xem: 18570)
Sáng thứ bảy xuống phố Sài Gòn tất bật hơn Đông đúc dòng xe cộ Nắng sớm như trải thảm Đông giờ đã phai tàn Phố phường trông lạ lẫm Áo mới đón mùa sang Vu vơ chút tủi hờn