Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ "HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

05 Tháng Hai 20207:28 CH(Xem: 7178)
Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ "HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ

"HUYỄN" TRONG ĐẠO PHẬT

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

-huyen-mong

 

          Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na. Hiện tượng thế gian hiện hữu như trò ảo thuật tiếng Phạn gọi là Màyà, tiếng Anh là Illusion nghĩa là ảo ảnh. Bằng giác quan nhìn thấy hiện tượng thế gian như đang hiện hữu, nhưng tích tắc sau là thay đổi. Đó là đặc tính của Huyễn.

          Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

          Thí dụ: Bằng giác quan người ta nhận thấy sự thay đổi khi nắng, khi mưa, lúc lạnh lúc nóng. Nhìn đoá hoa lúc tươi thắm, lúc tàn phai, hoặc những ý nghĩ xảy ra trong đầu thay đổi hoài hoài. Hôm nay cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, tuần sau cảm thấy buồn bực chán đời vì đau ốm.

          Tuy nhiên, có những sự việc mà giác quan con người không nhận ra.

          Thí dụ: Nhìn con sông hay dãy núi... ngày này qua ngày khác..., tháng nọ qua năm kia... không thấy có gì thay đổi. Thực ra, nó đang thay đổi từng sát-na thời gian, nhưng vì hình tướng quá lớn và đời sống quá dài, nên mắt thường không thấy sự thay đổi đó, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

 

II. KHÁI NIỆM "HUYỄN" TRONG KINH "VỆ ĐÀ"

          Từ thời cổ đại khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch, khái niệm Huyễn đã được ghi lại thành nhưng bài kệ bằng tiếng Sanskrit trong kinh Vệ Đà của Bà-La-Môn Giáo. Như vậy khái niệm Huyễn của Bà-La-Môn có trước thời Đức Phật, nhưng ý nghĩa Huyễn của Bà-La-Môn khác với Huyễn do Đức Phật chứng ngộ.

          Trong kinh Vệ-Đà, người ta tin có đấng Brahman, là một đấng thần linh giống như Thượng đế, có quyền năng tạo ra vũ trụ và muôn loài, trong đó có con người. Sự biến hoá hay quyền năng của đấng Brahman trong kinh Vệ-Đà gọi là Huyễn. Do vậy chúng ta có thể xem Huyễn là không thật, nó chỉ như trò đùa, trò biến hoá của ông Brahman.

          Kinh Vệ-Đà cho rằng trong con người có linh hồn. Khái niệm linh hồn này gọi là tiểu ngã, là Atman. Còn Brahman là đại ngã. Thực ra Atman cũng trong sạch cao thượng không khác gì Brahman, nhưng vì bị bức màn Huyễn của Brahman che lấp nên con người tin tưởng cuộc đời của mình do Brahman xếp đặt.

          Người Ấn Độ thời cổ xưa bị khái niệm Huyễn đè nén, ức chế, khiến họ u mê không nhận ra đâu là thật đâu là giả, nên chấp nhận số phận an bài, chịu cảnh cha truyền con nối, họ tin rằng hễ sanh ra trong giai cấp nào, phải chịu giai cấp đó suốt đời. Chính vì sự u mê đó, vô hình chung củng cố thêm quyền lực cho Brahman tức Huyễn, giúp cho Brahman có cơ hội che giấu sự thật khiến con người không nhìn thấy Chân lý trong cuộc đời, không nhận ra chính mình từ đâu sinh ra và tin rằng mình có mặt ở thế gian này là do Brahman biến hoá, nên Huyễn ở đây đồng nghĩa với Vô Minh là không biết gì. Quyền năng khác của Brahman là phóng chiếu sự huyền ảo, bao trùm con người. Trong ý nghĩa này tạo nên hình ảnh Brahman như là Thượng đế.

          Từ đó, quan niệm con người và vũ trụ là kết quả của quyền năng Brahman. Con người và thiên nhiên phụ thuộc vào thần linh. Con người cúi đầu chấp nhận số phận đã an bài, gần như là nô lệ của thần linh, họ không vùng vẫy thoát ra, mà chỉ biết cúng bái, cầu nguyện van xin thần linh điều này, điều nọ.

          Tóm lại Huyễn là quyền năng của Brahman chứ không phải là Chân Lý Khách Quan. Hiểu Huyễn theo Bà-La-Môn Giáo, chúng ta nhận ra con người bị trói buộc trong những xếp đặt sẵn của thần linh. Từ đó, người ta sống với quan niệm "Có cái Ngã thường hằng bất biến trong ý nghĩa linh hồn trường cửu Àtman (tiểu ngã) khi chết sẽ nhập vào đại ngã Brahman."

 

 

III. Ý NGHĨA "HUYỄN" TRONG PHẬT GIÁO

          Qua sự chứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt, cũng do nhân duyên mà hoại đi và biến mất. Nói cách khác hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết "Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh" dưới ảnh hưởng của quy luật "Tương Quan Nhân Quả: Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái kia diệt". Và quy luật "Biến Dịch:  Sinh, trụ, hoại, diệt, thành".  Đây là những quy luật khách quan vận hành vạn pháp, dù có Phật ra đời hay không nó vẫn như thế!

          Con người và hiện tượng thế gian không có tự tánh, nên bản thể nó Vô thường, Vô ngã, Trống không. Nhưng nói vạn vật trống không, không phải là hoàn toàn không có. Nó hiện hữu qua giác quan của con người. Nhưng nó có mà thay đổi theo thời gian không gian, nên cái thực có này nằm trong vòng tương đối, trong kinh gọi bằng từ khác là "Huyễn Có".

          Huyễn Có là ngay bây giờ có, nhưng lát nữa thì thay đổi rồi. Nó không hoàn toàn "Có" thuộc Thường kiến, mà cũng chẳng hoàn toàn "Không" thuộc Đoạn kiến, mà nó thuộc về Trung đạo, tức "Chánh Kiến". Còn Thường kiến và Đoạn kiến bị Đức Phật xếp vào "Tà kiến".

          IV. ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ "HUYỄN" TRONG NHIỀU BÀI KINH

          - Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật dạy Con Người do năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại mà thành. Do không thực chất tánh nên con người Vô thường, Vô ngã, Trống không. Hiện tượng thế gian cũng thế, nó có mặt là do nhiều điều kiện hợp lại mà thành, nên hiện tượng thế gian cũng Vô thường, Vô ngã, Trống không, trong kinh gọi hiện tượng này là "Huyễn Có".

          - Kinh Kim Cang có bài kệ nói về Huyễn như sau:

                                Tất cả pháp hữu vi,

                               Như mộng, huyễn, bọt, bóng,

                               Như sương, như điện chớp,

                              Nên quán tưởng như thế.

          - Pháp hữu vi: Các pháp do nhiều điều kiện thành lập được gọi là pháp hữu vi. Thí dụ như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, mặc quần áo, chải đầu, tắm rửa ... Các sự kiện này đều là các pháp hữu vi. Con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành, nên con người là pháp hữu vi. Bốn đại đất, nước, gió, lửa là pháp hữu vi. Sáu căn, sáu trần (hiện tượng thế gian) là pháp hữu vi. Mười hai xứ, mười tám giới cũng là pháp hữu vi.

          Nội dung bài kệ ám chỉ tất cả các pháp hữu vi ở trên đời này đều như "mộng, huyễn, bọt, bóng" hay như "sương, như điện chớp". Chúng ta phải coi các pháp hữu vi như sáu thứ nói trên, nên theo như vậy mà quán. Vậy chúng ta quán như thế nào?

          - Mộng: Là chiêm bao không thật. Nếu chúng ta biết mình đang ở trong mộng, trong chiêm bao tức là không phải mộng, không phải chiêm bao, vì ngay lúc đó chúng ta đang tỉnh thức. Mộng là cõi mơ là chiêm bao. Bây giờ chúng ta nói đời người là mộng có nghĩa là chúng ta đang sống trong mộng trong mơ không thật, vì tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong đời đều thay đổi như huyễn như mộng.

          - Huyễn: Là huyễn hoặc, hư ảo, phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhà ảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hình ở chỗ kia, và tay chân ở chỗ nọ. Chúng ta là khán giả nhìn lên thấy cái đầu vẫn lắc lư, mắt vẫn mở to nhìn qua nhìn lại, và miệng thì cười toe. Loại thần thông này chỉ là một trò ảo thuật trông như thật, nhưng đó chẳng phải thật mà chỉ là cảnh ảo là phù phép của nhà ảo thuật biết giấu giếm và che mờ mắt khán giả.

          Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sự trên đời này thay đổi liên miên giống như trò ảo thuật. Cái thế giới này hư ảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rả theo. Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống như khán giả đang xem xiếc, bị trò ảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

          Trong cuộc sống vui, buồn, hạnh phúc, thành công, thất bại, tuy là có thật ngay lúc đó, rồi sẽ đổi thay không ở mãi với mình, nên trong kinh gọi là "Huyễn Có". Nhận ra mọi sự vật trên đời đều huyễn thì chúng ta không bị các trò ảo thuật mê hoặc.

          - Bọt: Vừa xuất hiện thì tan rã ngay, nó như hư ảo chẳng thật, còn bóng tức là ảnh của một hình tướng, nhưng bóng người thì tuỳ thuộc theo thân người. Vì có hình mới có bóng. Hình là thật, bóng là hư giả. Hiểu sâu sắc hơn, thì hình tướng thật cũng là hư dối, chẳng phải thật có. Nếu không tin, chúng ta thử chấp vào hình hài này xem chúng ta có bảo trì, giữ nó đẹp đẽ khoẻ mạnh hoài hay là hình hài này vẫn phải chết?

          - Như sương, như điện chớp: Buổi sáng sớm, lúc thức dậy, chúng ta thấy trên hoa cỏ còn đọng lại những giọt sương, nhưng khi mặt trời ló dạng, ánh nắng chiếu xuống thì sương tan, không còn nữa. Điện chớp cũng là hiện tượng thoáng qua, bất thường như vậy.

          - Nên quán như thế: Nếu nhìn mọi sự theo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là "Huyễn Có" thì tâm chúng ta rổng rang quảng đại không bị sự vật gì ràng buộc. Bởi tâm không bị ràng buộc, không bị ngăn ngại, nên khi gặp sự cố buồn phiền đau khổ gì thì mình tự nhủ: "Cuộc đời là Huyễn. Chuyện gì rồi cũng qua, cũng thay đổi!"

          - Trong "Tương Ưng Bộ Kinh tập III - Thiên Uẩn, phẩm Hoa", Đức Phật nêu lên Tánh Huyễn của Con người (Ngũ uẩn) như sau:

                              Sắc như đống bọt

                              Thọ như bong bóng nước

                              Tưởng như ráng mặt trời,

                              Hành như thân cây chuối

                                    Thức như trò ảo thuật.

          Nội dung bài kệ như sau:

          - Sắc tựa như đống bọt: Đống bọt không có cái lõi cố định, vững chắc, nó tầm phồng, trống rỗng, nhẹ xốp, rất dễ tan vỡ không tồn tại lâu. So sánh sắc tức tấm thân ngũ uẩn với đống bọt, thực chất cả hai giống như nhau. Thân con người do nhiều điều kiện hợp thành, nó không có cái lõi cố định, nên nó thay đổi theo chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt, Trở thành cái khác. Do vậy thực chất Ngũ uẩn tuy hiện tại có nhưng rồi nó sẽ biến hoại. Cái có này là cái có tương đối, trong kinh gọi là "Huyễn Có".

          - Cảm thọ ví như bong bóng nước: Một bong bóng nước vô cùng yếu ớt, không ai có thể nắm bắt được, vì nó sẽ vỡ ra ngay sau khi mới thành hình. So sánh cảm thọ như bong bóng nước, ý nói cảm thọ thoáng hiện lên khi tiếp xúc đối tượng, chúng không tồn tại cố định lâu dài. Khi cảm xúc xuất hiện, nó chấm dứt trong thời gian của một cái búng móng tay. Ý nói tình cảm vui buồn của con người cũng Huyễn vì nó thay đổi nhanh chóng.

          - Tưởng như ráng mặt trời: Ráng nắng hiện lên làm sáng cảnh vật, rồi xụp xuống biến mất. Ráng nắng ẩn hiện rồi biến nhanh như ảo ảnh. Những thứ cảm xúc phát xuất từ cảm Thọ sẽ thay đổi không trường tồn. Do ảnh hưởng từ cảm Thọ mà tri giác, tư tưởng của con người cũng thay đổi giống như ráng nắng chiều.

          - Hành tựa như cây chuối: Thân cây chuối là một tập hợp của nhiều lớp vỏ, mỗi lớp vỏ dày mỏng có đặc trưng riêng của nó. Hành là một tập hợp của nhiều hiện tượng giống như thân cây chuối. Mỗi hiện tượng có đặc điểm riêng của nó như tâm hành vui, tâm hành buồn, thương, ghét v.v...

          - Thức như trò ảo thuật: Những suy nghĩ so sánh phân biệt sẽ thay đổi nếu tâm Hành thay đổi, cho nên Ý thức cũng không có cái cốt lõi riêng của nó. Sự suy nghĩ trong tâm thay đổi liên miên. Khi Tưởng điên đảo thì Hành cũng điên đảo và Ý thức cũng sai lệch điên đảo theo. Nên nói Ý Thức như trò ảo thuật là như vậy.

          Tóm lại, năm uẩn đều không có tự ngã nên con người là Vô ngã, Vô thường. Không chấp nhận quy luật này thì Khổ. Ngã là đầu mối của biển khổ, nếu nhận ra Ngã là không thật, chỉ giả danh, là Huyễn Có thì làm gì có Khổ.

          Trong kinh diễn tả con người và hiện tượng thế gian có mà không thật. Nếu chúng ta cho rằng hiện tượng thế gian hoàn toàn có thật thì cũng giống như trí tưởng tượng con rùa mà có lông và con thỏ mà có sừng như câu: "lông rùa sừng thỏ" hay tưởng tượng đứa nhỏ này là con của một người đàn bà không bao giờ có con như câu: "đứa con của người đàn bà không bao giờ có con" hoặc như tượng người đàn bà bằng đá sanh được con như câu: "đứa con của người đàn bà bằng đá". Những sự kiện này chỉ là sự tưởng tượng, một niềm tin mù quáng, một quan niệm sai lầm không thể có được.

          Huyễn không phủ nhận thế gian có. Thế gian có, nhưng không thường hằng, vì thế gian không thực chất tánh, chỉ là sự tập hợp của nhiều thứ, mà khi có sự tập hợp thì sẽ tan rã. Như vậy, hiện tượng thế gian hôm nay có mặt nhưng một ngày nào đó sẽ biến mất, nên nói thế gian là phù du, là ảo ảnh gọi chung là Huyễn. Nếu ai tin Huyễn là thật sự có, thì người đó Vô minh.

          Khi vén bức màn Huyễn tức bức màn Vô minh, mới thấy Chân lý thật của cuộc đời chỉ là một sự giả danh. Bờ ranh giữa Huyễn (Vô minh) và Giác ngộ là Biết Có Lời là cái Biết phân biệt, so sánh, trong kinh gọi là cái Biết nhị nguyên. Chấm dứt lời, là đi vào thế giới giác ngộ, tức là Nhận thức không lời. Không lời là nhận ra liền Tánh Không, Như Vậy, Như Huyễn của hiện tượng thế gian.

 

V. VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐỀ "HUYỄN" ĐỨNG Ở CHỖ NÀO?

          Huyễn đứng ở giữa Tánh (Chân đế) và Tướng (tục đế). Tánh là Trống Không, Trống Rỗng. Còn Tướng là hiện tượng thế gian có thật trước giác quan.

          Chủ đề Huyễn cho biết Tướng có nhưng hư ảo, giả dối, thay đổi từng phút giây nên Tướng như là bọt nước, chiêm bao sẽ thay đổi biến mất gọi là Huyễn Tướng.

          Cái nhìn Huyễn Có, cũng tương tự như cái nhìn của Bản Thể hiện tượng là Trống Không (Tánh Không). Vì Trống không nên hiện tượng khi thế này, khi thế khác gọi là Huyễn. Vai trò của Trống Không và Huyễn là đứng ở một chỗ nhìn hiện tượng thế gian thay đổi. Còn cái nhìn Chân Như về hiện tượng thế gian là nó Như Vậy là Như Vậy không diễn tả gì thêm.

          Ba chủ đề Tánh Không, Chân Như, Huyễn là thế chân vạt vững chắc để hình thành nên Trí huệ Bát-Nhã Ba-La-Mật. Nếu chúng ta thông suốt và sống được trong Nhận thức này, thì Trí tuệ Bát-Nhã phát huy cho đến lúc kiện toàn. Cả ba chủ đề đưa tới mục đích là tâm chúng ta không dính mắc bất cứ những gì xảy ra trong thế gian.

          - Về Chân Như: Khi thấy Như Vậy, biết rõ ràng không phản ứng gì hết thì tâm phẳng lặng trống không, định tĩnh, bất động, không có chỗ thương ghét hay xét đoán có mặt.

          - Tánh Không và Huyễn: Khi thấy hiện tượng thế gian là Trống không, là Huyễn thì mình cũng phủi hết bụi trần không còn dính mắc, chấp trước, không thủ, không hữu và sẽ không tái sanh (chặt đứt vòng luân hồi 12 nhân duyên trong học thuyết Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh).

          Ba chủ đề đưa tới mục tiêu dừng lại tại Thọ, không khởi mạng lưới Tưởng (tương ứng với cơ chế Hậu Hồi Đai trong bộ não. Hồi đai là vùng tri giác (Tưởng) có 3 phần: Tiền Hồi Đai, Trung Hồi Đai là 2 vùng khái niệm có lời, còn Hậu Hồi Đai là vùng yên lặng không lời). Từ Tưởng đưa tín hiệu đến Hành (tương ứng với cơ chế Dưới Đồi là nơi thành lập tâm phàm phu, tâm bậc Thánh hay tâm Phật) cất giữ vào Nhận thức không lời (tương ứng với cơ chế Precuneus).

          Chủ đề Huyễn có tầm quan trọng hơn nhiều so với Chân Như và Không. Chư Tổ tạm bày ra chủ đề Huyễn, Không, Chân Như để thể nhập Chân Như Định, Không Định hay Như Huyễn Định để có kết quả diệu hữu trên đường tâm linh. Hay bày ra con đường A-La-Hán đạo và Bồ-Tát đạo để đi đến mục tiêu rốt ráo của con đường tâm linh là phát huy trí huệ siêu vượt. Để rồi cuối cùng nhận ra Chân Như Định hay Không Định chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Muốn buông bỏ ngón tay thì phải nhờ tới Huyễn.

          Buông ngón tay tức buông chiếc bè đi, thì mới vào chỗ không lời (atakkàvacara), vì nếu không buông bỏ thì trong tâm vẫn còn cái Tướng chứ không hoàn toàn Vô tâm.

          Về chủ đề Không và Chân Như cũng do con người tạm đặt ra theo quy ước. Sau cùng phải bỏ văn tự, lời nói. Bát-Nhã Tâm-Kinh có câu: "vô Trí diệc vô Đắc" nghĩa là "Không có Trí mà cũng không có Đắc". Nếu nói mình đắc quả này, quả kia là còn trong tục đế, còn trong cái nhìn của thế gian. Cho nên khi diễn tả về Chân Như, các Tổ nói: "Thực tướng vô tướng". Cái tướng thật của hiện tượng thế gian là không có tướng. Nếu còn tướng trong thế gian thì đó chỉ là "huyễn tướng" nghĩa là có mà không có!

          Như vậy, cái nhìn sau cùng là xoá bỏ quy ước dựa trên khái niệm có lời, mới nhận ra Chân lý tối hậu. Hiện tượng thế gian do con người đặt tên, áp đặt như thế này thế nọ, che lấp bao phủ sự thật lên hiện tượng thế gian, nên không nhìn thấy Chân lý tối hậu của hiện tượng. Chứ tự nó chỉ là "như vậy" thôi!  Do đó, khi nhận ra Chân lý tối hậu, chỉ là sự trở về, chứ không phải khám phá ra cái gì mới mẻ.

          Đức Phật khi chứng ngộ "Tứ Diệu Đế" đã nói: "Giống như Ta đã tìm lại con đường mòn mà chư Phật đời quá khứ, chư Phật đời hiện tại và chư Phật vị lai đã đi và sẽ đi". Cũng vì thế khi mình quay trở về nhận ra cái Tâm Như hay Tâm Không, các vị Tổ gọi là "đi về nhà" hay "trở về nguồn" chứ không có chứng đắc gì cả.

          Kinh điển là quy ước. Còn lời là còn quy ước, còn tục đế. Chân lý tối hậu là không dùng văn tự chữ viết. Phật Giáo Phát Triển nói: "Kinh Vô Tự mới là Chân Kinh" ý muốn nói tới chỗ Atakkàvacara là chỗ ngoài lời trong Tâm, thuật ngữ gọi là Tâm Như. Từ Tâm Như nhận ra sự khách quan tĩnh lặng của hiện tượng thế gian gọi là Chân Như của hiện tượng. Bấy giờ hành giả thấy xung quanh hiện tượng hiển lộ bài kinh không lời, thuật ngữ gọi là "Vô tự Chân kinh". Chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng thế gian đang thuyết giảng cái tối hậu Phật pháp từ thấp tới cao. Từ quy luật Vô Thường, Khổ/Xung đột, Vô ngã, đến Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sinh, đến Tương Quan Nhân Quả, đến Quy luật Biến dịch, Bình Đẳng tánh, đến sự Trống Không, Chân Như và Huyễn tánh.

          Khi thông suốt những chủ đề trên, thì lúc nào chúng ta cũng có thể dụng công cất giữ cái Biết Không Lời vào Nhận Thức (Precuneus).

          Khi chúng ta nhìn hiện tượng thế gian hoàn toàn không lời, mặc nhiên Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng đóng cửa. Lúc bấy giờ, vùng "Kiến giải tổng quát" (The General Interpretative Area hay Gnostic Area), tức vùng Tánh Giác sẽ bật ra kiến giải bất cứ lúc nào.

 

VI. TÁC DỤNG CỦA "NHƯ HUYỄN"

          - Sống ở đời, khi có những gì thích thú, thành công, nếu nhận ra Như Huyễn chúng ta sẽ bớt đam mê say đắm. Khi có nỗi khổ đau do người khác mang đến, nếu nhận ra Như Huyễn, chúng ta bớt dính mắc, bớt đau khổ và phát tâm tha thứ, đồng thời thương xót người hãm hại ta.

          - Cái thấy Như Thật và Như Huyễn cũng đóng cửa tiền trán khiến cho tâm chúng ta được thanh thản và chức năng kiến giải của Tánh Giác sẽ hoạt động giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

          - Khi chúng ta thấy Như Huyễn, những gì mất mát không đè nặng tâm tư của chúng ta.

          - Bên cạnh Như Huyễn, chúng ta áp dụng Như Thật để không suy luận, không tưởng tượng, vẻ vời, chụp mũ cho người xung quanh những điều xấu xa, thì tâm chúng ta sẽ được an ổn, thanh thản, sáng suốt, quyết định thích hợp với hoàn cảnh. Tâm từ, tâm bi biểu lộ trong lời nói, đó là từ trường của chúng ta lần hồi sẽ cảm hoá được những người sống bên cạnh chúng ta.

          - Trên con đường tu tập, Như Thật, Như Huyễn giúp chúng ta sống toàn tâm toàn ý ở giây phút đó. Thấy biết ngay bây giờ và ở đây là cái thấy sự vật đang là chính nó, không thêm không bớt, không đặt hay gọi tên, thì tâm chúng ta không bị vọng tưởng quấy rối.

          - Ngoài ra, "Như Huyễn định" còn là hành trang của các vị Bồ-Tát phát tâm đời đời thừa hành Bồ-Tát đạo. Phải có Như Huyễn Tam Muội để thấy cuộc đời vui buồn đau khổ hay hạnh phúc chỉ là giả, là ảo. Thấy người bị khổ và người không khổ, đều là Huyễn thì các Ngài mới thực hành Bồ-Tát được. Cho nên Từ Bi phải thấy Huyễn nằm bên dưới, nghĩa là phải có trí huệ về Như Huyễn.

 

VII. CÁCH THỰC HÀNH "NHƯ HUYỄN" TRONG ĐỜI SỐNG

          Chủ đề Huyễn được xếp là thiền Huệ, thực tập trong 4 oai nghi. Đối duyên xúc cảnh không dính mắc thì phải có Trí huệ để nhận biết tất cả đều là ảo, giống như trong chiêm bao. Trong văn chương Việt Nam, thi sĩ Tản Đà có câu:

                                        "Cuộc đời là đại mộng

                                        Khi nằm ngủ là tiểu mộng"

          Khi biết đó là mộng thì mình ra khỏi mộng. Những gì xảy ra khi mình đang sống mình tưởng là thật, nhưng qua đi thì như giấc chiêm bao, chỉ còn dư vị trong ký ức mà thôi!

          Tuy nhiên muốn thực tập để kinh nghiệm "Như Huyễn định" thì trước hết phải có trí huệ hiểu biết ý nghĩa Huyễn là gì? Nhận ra hiện tượng thế gian đều là Huyễn. Biết tướng của hiện tượng thế gian là chỉ Huyễn Tướng, tức là có tướng mà không thật có.

          Khi khái niệm Huyễn nội tại trong Nhận thức không lời vững chắc thì mặc nhiên đã trở thành định gọi là Như Huyễn Định. Dĩ nhiên là lúc đó tâm hoàn toàn yên lặng không dính mắc gì với hiện tượng thế gian. Tâm ba thời không hoạt động, chỉ có dòng Nhận thức Biết không lời, thì mới vào định.

 

VIII. "NHƯ HUYỄN" và "NHƯ THẬT"

          Cả hai thuộc về thiền Huệ. Một cái là Như Huyễn, một cái là Như Thật. Tuỳ nơi chỗ đứng Như Huyễn hay Như Thật mà cái nhìn và phương thức tu tập khác nhau, nhưng kết quả sau cùng đưa đến giống nhau là thoát khổ.

          - Về Như Huyễn, chúng ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian thay đổi như ảo ảnh, như chiêm bao nên thế gian tuy có mà là Như Huyễn Có. Hành giả có nhận thức về Huyễn (Màyà) sẽ không bị dính mắc với hiện tượng thế gian. Khi vui không quá say mê với niềm vui với hạnh phúc. Khi đau khổ không quá bi lụy trầm cảm, vì mọi việc sẽ đổi thay.

          - Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian.Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy. Đó là nhìn thấy Như Thật. Nhìn Như Thật là nhìn thấy "Cái Đang Là" của hiện tượng thế gian. Tích tắc này thấy "Cái Đang Là". Tích tắc kế tiếp cũng thấy "Cái Đang Là"... thì hành giả có "Như Thật Trí" hay "Tuệ Trí", tức trí thấy biết như thật về đối tượng không phân biệt so sánh. Tâm ba thời hoàn toàn yên lặng không tác ý. Hành giả đang ở trong Tâm Bậc Thánh khách quan, trong sạch, tâm không dính mắc với 6 trần. Nhìn "Cái Đang Là" vững chắc sẽ trở thành Cái thấy "Như Vậy". Từ một bước đi từ Như Thật đến Như Vậy (Chân Như).

          Cảnh giới bên ngoài thế gian tức bên ngoài Huyễn là chỗ vắng lặng, tịch diệt, ra ngoài giác quan. Chỗ đó là trạng thái Niết Bàn, Chân Như. Tâm thế gian không nhận ra được mà phải do Trí tuệ Bát Nhã mới nhận ra. Vì ngoài không gian, ngoài thời gian nên gọi chỗ đó là "Thực tại tuyệt đối".

 

KẾT LUẬN

          Khi bước sang các chủ đề siêu vượt như Tánh Không, Huyễn hay Chân Như là bước vào thế giới của Chân lý tuyệt đối, không lời. Nó ở bên ngoài không gian, thời gian, nên không còn xử dụng giác quan để nhìn thấy. Chỉ có thể nhìn thấy nó bằng Nhận thức Biết Không lời, bằng trí huệ Bát-Nhã. Vì thế qua bài "Tìm Hiểu Khái Quát Về Huyễn" trên đây, chỉ là cách mượn lời, mượn từ ngữ, trình bày một khía cạnh nhỏ nhoi về Huyễn qua chương trình học Phật, còn nhiều khiếm khuyết của người viết. Dù sao thì lý thuyết có đơn sơ hay sâu sắc thì cũng chỉ là Chân lý tục đế. Sau đó phải buông cái bè, để đi vào Chân đế Bát Nhã, bằng cách hành trì hầu thể nhập vào Tánh Không, Chân Như hay Như Huyễn, và mỗi hành giả tự mình quan sát tâm của mình (phản quan tự kỷ) như quan sát một dòng sông lúc chậm lúc nhanh lúc sâu lúc cạn, mà tâm lúc nào cũng bình thản, không dao động. Con đường tu tập tâm linh là con đường dài hun hút. Nhưng có hành trì thì sẽ có kết quả. Chúc quý vị thành công.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

31/01/2020

 

Tài liệu tham khảo:

- "Thiền và Kiến Thức Thời Đại", tác giả Thích Thông Triệt, ấn hành: Phật lịch 2558 (2014).

- Dựa theo chương trình giảng dạy "Thiền Trung cấp 3", của cố HT Thích Thông Triệt.

 

 

15 Tháng Giêng 202211:06 SA(Xem: 7389)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC MÙA ĐÔNG ( TIẾC THU) Sáng tác: Thanh Trang - Tiếng hát: Quang Tuấn Kiều Oanh thực hiện youtube
09 Tháng Giêng 202212:16 SA(Xem: 6325)
Thế hệ chúng tôi thời ấy, đa phần kiến thức thu thập được đến từ hai nguồn: từ phương tiện truyền thông ngoài xã hội (TV, Radio, sách báo) và chủ yếu là từ môi trường học tập ở trường.
08 Tháng Giêng 20226:31 CH(Xem: 5253)
Mong rằng con Covid 19, Bà Cô Vi mắc dịch tàn ác kia lìa xa tôi. Xa ra, xa ra hãy xa tôi ra và đừng bao giờ hẹn ngày tái ngộ.
08 Tháng Giêng 20226:22 CH(Xem: 7673)
Chuyện tình yêu muôn đời không đổi Giận, nhớ, thương, xin lỗi, làm hòa "Chín bỏ làm mười" phải biết thứ tha 50 năm sau nhìn nhau hạnh phúc.
08 Tháng Giêng 20226:12 CH(Xem: 8238)
Rực rỡ bên thềm Mai báo Xuân Rồi người biền biệt bỏ người thân Lên đường chấp cánh cùng sương gió Bịn rịn... Người đi chẳng ngại ngần...!
05 Tháng Giêng 202210:59 CH(Xem: 7368)
Nhìn con nắng mong manh Thấy một cõi thinh không Nhìn cơn sóng xô bờ Thấy biển quá mênh mông Nhìn bãi cát trắng êm Thấy gót chân đau mềm Nhìn em đứng lặng im Thấy nỗi nhớ buồn tênh
05 Tháng Giêng 202212:10 SA(Xem: 6353)
Trong thời gian chiến tranh, tôi không có dịp đến 3 tỉnh đó thường được xem như nằm trên “nóc nhà Đông Dương” vì vị trí trên cao và gần chỗ giáp giới của ba nước Đông Dương: Việt, Miên Lào.
01 Tháng Giêng 202211:08 CH(Xem: 8045)
Đầu năm xin chúc mọi người Luôn vui, khoẻ, trẻ nụ cười thắm tươi Mừng người tám chục chín mươi Đón chào năm mới vui tươi "tuổi vàng"
01 Tháng Giêng 202210:42 CH(Xem: 8998)
Vững tin rằng ở quanh mình Biết bao người biết chân tình chi ly Cứ ĐƯỜNG CHÂN CHÍNH ta đi Đón mừng “Năm Mới” còn chi vui bằng?
01 Tháng Giêng 202210:28 CH(Xem: 8086)
Chuông ngân đồng vọng nhịp tuần Tiễn đưa năm cũ đón xuân mới về Chào nhau phố chợ đến quê Đầu Năm Chấp Bút hội thề niên lai.
01 Tháng Giêng 202210:08 CH(Xem: 8317)
Từ rau... Con khôn lớn Một thời làm sinh viên Mỗi ngày ăn rau muống Chan nỗi nhớ triền miên. Giờ... Mẹ đã đi xa Ngồi bên đồng rau muống Con nhớ mẹ... Mẹ ơi!
24 Tháng Mười Hai 20211:26 SA(Xem: 8337)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài Thánh Ca Buồn & Hai Mùa Noel Sáng tác Nguyên Vũ - Tiếng hát: Đèo V. Sách-Kim Phụng - Hòa âm: Đỗ thị Thu Hằng
24 Tháng Mười Hai 202112:58 SA(Xem: 6026)
Tôi tin rằng tôi đã trả xong món nợ cho bà Nancy và cây Giáng sinh trong phòng khách này là của riêng bà, của đứa con gái yêu quý Sandra đã tặng cho bà khi mùa Giáng Sinh đến.
24 Tháng Mười Hai 202112:16 SA(Xem: 6048)
Giáng Sinh năm đó, tôi nhận được một giỏ quà với đủ loại trái cây tươi, được cắt sẵn theo những hình ngôi sao, trái tim, chim, cá... rồi nhúng vào sô cô la,
24 Tháng Mười Hai 202112:12 SA(Xem: 7836)
Giáng sinh cũng đã cận kề Năm mới sẽ lượt lần về thế gian Niềm vui sung sướng hân hoan Trào dâng khoé mắt rộn ràng muôn nơi. Đêm đông Chúa sinh ra đời Trong hang đá lạnh rạng ngời đức tin
23 Tháng Mười Hai 20219:05 CH(Xem: 7492)
Hôm nay ngày sinh nhật Chúa Thương giúp những kẻ nghèo nàn Chuông giáo đường vang vang Bài hát thánh ca mừng Chúa
23 Tháng Mười Hai 20211:18 SA(Xem: 6075)
Nhân mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến, người viết xin chúc tất cả quý bạn có những phút vui và hạnh phúc với người thân trong buổi tiệc sum họp gia đình của quý bạn. Bạn nhé!
23 Tháng Mười Hai 202112:30 SA(Xem: 6143)
Mấy chục năm đã trôi qua, cứ mỗi khi Tháng Mười Hai trở về, trời Canada tuyết phủ trắng xoá không gian, thỉnh thoảng tôi lại nhớ về đêm Reveillon tuổi mười chín,
22 Tháng Mười Hai 202111:54 CH(Xem: 7484)
Rằng... Con không có Đạo Nhưng lòng con chan chứa Tràn đầy niềm Tôn Vinh Từ Hồng Ân Thiên Chúa Từ Đức Mẹ bao dung
21 Tháng Mười Hai 20211:00 SA(Xem: 3214)
Và rồi bao mùa đông trôi qua Ký ức thời gian chẳng phôi pha Mỗi mùa Noel tôi đi lễ Gửi ánh sao đêm về quê nhà Nơi ấy có những ngày tươi trẻ Reveillon tuổi 19 nhiệm màu
19 Tháng Mười Hai 202111:34 CH(Xem: 3187)
Kính mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Cầu cho trần thế an bình muôn nơi Sáng soi ân đức rạng ngời Ngàn năm tình nghĩa chúa tôi vọng mùa...
12 Tháng Mười Hai 202111:43 CH(Xem: 7129)
Đúng là niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo là một sự kiện không thể giải thích bằng lý trí. Hơn một giờ sau tôi lên xe buýt quay về Lisbon và từ đây có thể tự hào là mình đã bước chân đến Fatima.
12 Tháng Mười Hai 202110:59 CH(Xem: 6849)
Hãy chín bỏ làm mười tha thứ những gì tha thứ được. Cho đi là nhận thêm một niềm vui mới. Mọi việc tốt đẹp sẽ nằm ở phía trước nếu ta bước tới trong tâm trạng vui vẻ và đầy niềm tin.
12 Tháng Mười Hai 202110:49 CH(Xem: 9883)
Hầu như ai cũng nghĩ là “Ngậm Ngùi” được thi sĩ Huy Cận viết về mối tình yêu đương đôi lứa thông thường.
12 Tháng Mười Hai 20217:38 CH(Xem: 8510)
Gió đưa Ba Má về trời Đủng đỉnh ở lại vời vời nhớ thương Bước đi từng bước ra vườn Nhìn cây Đủng Đỉnh vấn vương nỗi niềm
12 Tháng Mười Hai 202112:26 SA(Xem: 8361)
Ơ.... ơ... Huế ơi! Sâu lắng lòng yêu Tôi đi bên Huế chân xiêu liễu hờn Buổi chiều như níu hoàng hôn Áo ai vạt bướm, trăng cong đôi mày.
12 Tháng Mười Hai 202112:11 SA(Xem: 7797)
Tháng mười hai lại về Trong gió lạnh lê thê Anh ơi anh có nghe Tim thiết tha Mùa Vọng? Tình yêu Chúa mênh mông Như tuyết bên trời rộng Ngài đã xuống gian trần Cho cõi đời hy vọng
11 Tháng Mười Hai 202111:37 CH(Xem: 8622)
Đêm Giáng Sinh đêm ngọt ngào ân sũng Của trời cao thương xót phận con người. Nhưng cũng là đêm đất sinh thêm loài rắn Đôi mắt vô hồn và ngọn lưỡi chẻ đôi.
09 Tháng Mười Hai 202112:53 SA(Xem: 6559)
Cuối cùng, cũng sẽ đến lượt tôi. Rồi tất cả sẽ gặp lại nhau ở một thế giới khác, bình yên, không còn chiến tranh, hận thù, khổ đau, chia lìa mà chỉ còn có tình yêu thương miên viễn.
06 Tháng Mười Hai 202111:53 CH(Xem: 6010)
Người Bộ tộc Tesuque KHÔNG có dự tiệc Thanksgiving, vì họ không phải cảm ơn ai cả, chính người Mỹ phải cảm ơn Tổ Tiên của họ, và những người Việt nam chúng ta cũng… cảm ơn họ,
06 Tháng Mười Hai 202112:49 SA(Xem: 7510)
Đêm nay trống vắng ngàn sao Em ngồi nhỏ lệ nghẹn ngào nhớ nhau Thôi thì hẹn lại kiếp sau Cho ta nối lại tình sầu dở dang.
05 Tháng Mười Hai 20218:45 CH(Xem: 11669)
Ta trở về với xác thân cằn cỗi Nhưng mãi luôn yêu mến cuộc đời này Có ai không? cho ta bàn tay với Trong vũng buồn, vẫn gắng gượng. Ta bơi
05 Tháng Mười Hai 20218:41 CH(Xem: 8887)
Biển ơi! ta yêu bờ cát trắng Không khổ đau sân hận lẫn âu lo. Có gì đâu ngày vào cõi hư vô Hòa theo sóng ta chơi đùa với cát .
04 Tháng Mười Hai 20218:49 CH(Xem: 6245)
Chúa sẽ không mở cửa Thiên Đàng cho tôi vào nước Chúa cùng người, nhưng Chúa sẽ mỉm cười chỉ cho tôi con đường đi vào Cực Lạc. ..
04 Tháng Mười Hai 20212:24 SA(Xem: 5460)
Thanksgiving là mở đầu cho mùa lễ hội, mùa của tình yêu thương và sự chia sẻ. Xin mọi người hãy dừng lại, hãy nhìn vào bản thiện và lòng nhân trong mỗi chúng ta để khép lại những hỉ nộ ái ố của năm, tháng vừa qua.
04 Tháng Mười Hai 20211:20 SA(Xem: 7956)
Chiếc lá nối hai mùa bâng khuâng, Cuối mùa thu và đầu mùa đông, Lá rực rỡ trên trời dưới đất, Thu sắp đi mà tình mênh mông.
02 Tháng Mười Hai 20217:58 CH(Xem: 8953)
Thu trở lạnh thu tàn vương vấn Trời mây kia dong ruỗi dặm trường Thân như lá chao mình theo gió Níu lấy thời gian nhớ cội đời
02 Tháng Mười Hai 20217:54 CH(Xem: 8041)
Nhớ tháng Mười Hai trời buông hơi lạnh Bờ lưng người ấm áp nắng mùa xưa Chút nắng chiều nồng hương ngang qua ngõ Quay lưng rồi... Không hiểu... Nói yêu chưa.
02 Tháng Mười Hai 202112:57 SA(Xem: 6709)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
02 Tháng Mười Hai 202112:42 SA(Xem: 8095)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Bạn Lòng" Sáng tác: Cố NS Hoàng Trọng Song Ca: Kim Phụng & Đèo Văn Sách Kiều Oanh thực hiện youtube
23 Tháng Mười Một 202110:48 CH(Xem: 7696)
Một bó hoa, một món quà nhỏ làm mùa Xuân ấm áp hơn. Nụ cười hạnh phúc, yêu thương sẽ tăng thêm tuổi thọ thầy cô chúng mình.
23 Tháng Mười Một 202110:23 CH(Xem: 5740)
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, em thương kính chúc tất cả thầy cô luôn có được sức khỏe và hạnh phúc, vui hưởng cuộc sống Và kính cầu nguyện các thầy cô đã khuất được thảnh thơi cõi Vĩnh hằng
23 Tháng Mười Một 202110:18 CH(Xem: 8540)
Con là ánh sao nhỏ Lung linh trên bầu trời Mẹ là vầng trăng sáng Soi thuyền cha ra khơi. Mẹ nghiêng mình đón nắng Che chở cả đời con Khi trên đường mệt mỏi Tìm bóng râm nghe con
23 Tháng Mười Một 20217:44 CH(Xem: 7715)
40 năm có lâu? Đôi mắt lại nhìn nhau Chưa thấm câu tâm sự Chia ly lại bắt đầu Nặng duyên đời cùng nhau Phận mỏng, mối tình đầu…!
23 Tháng Mười Một 20213:03 CH(Xem: 7025)
Trong dân gian “kiếp tằm trả nợ dâu xanh” là một thành ngữ để nói về thân phận của người nghệ sĩ trong xã hội.
21 Tháng Mười Một 202111:35 CH(Xem: 7686)
Ngày vui lễ hội rộn ràng Gà tây chiên nướng đỏ vàng thịt da Yêu thương đến với mọi nhà Trái tim bồ tát bài ca hạnh đầy.
19 Tháng Mười Một 20216:20 CH(Xem: 7972)
Tôi vẫn hỏi Gió... Cớ sao mê mải Có ích gì khi rụng lá hoa rơi? Rồi xóa hết vào hư vô xa thẳm Có thấy bùi ngùi không vậy... Gió ơi!
19 Tháng Mười Một 20216:16 CH(Xem: 8887)
Cuộc đời muôn nẻo - nhiều phương Chẳng qua bến đỗ, con đường tương lai Dù rằng còn lắm chông gai Mang theo hoài vọng ngày mai sáng ngời
18 Tháng Mười Một 202112:43 SA(Xem: 7182)
Vị sĩ quan phụ trách tâm lý chiến ở Thủ Đức đã đăng Giã Từ coi như chọn lựa bất trắc. Tôi nghĩ tôi có nợ anh. Tôi nghĩ nếu như tôi gặp lại, tôi phải nói với anh lời cám ơn.
16 Tháng Mười Một 202110:14 CH(Xem: 9445)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH NHƯ ĐÃ XA NHAU Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa âm Đỗ Hải & trình bày Minh Đạt
10 Tháng Mười Một 20219:29 CH(Xem: 7069)
Nguyện cầu mười phương Chư Phật gia hộ cho hương linh chồng tôi. Bốn lạy tạ từ ta mất nhau Thủy chung ta giữ trước như sau Chút tro xin gửi vào lòng biển. Thênh thang trời rộng vẫy tay chào.
09 Tháng Mười Một 202111:52 CH(Xem: 6700)
Tuy nhiên tôi cũng không còn nhớ gì về việc Thủy nói Cây Quỳnh phải trồng chung với Cành Giao thì mấy đứa nhỏ mới chịu lấy chồng.
08 Tháng Mười Một 20212:06 CH(Xem: 3713)
Nhớ màu lá đỏ cây Bàng Cốm Vòng Hồng Lạng trăng vàng bên nhau? Thời gian thấm thoát qua mau Thu đi thu đến trước sau đợi chờ Dù cho cách trở đôi bờ! Tình xưa quê cũ chẳng mờ nhạt phai
07 Tháng Mười Một 202110:26 CH(Xem: 8006)
Đường về quê quá dài. Không còn có ngày mai Người thành tro thành nước Ước mơ đành phôi phai Rời tàu trở về nhà Tiếng kinh buồn ngân nga Đêm sẽ dài vô tận. Ta với người chia xa.
05 Tháng Mười Một 20219:09 CH(Xem: 7121)
Nguyên Sa là một tên tuổi quá quen thuộc. Nhất là trong lãnh vực thơ tình kéo dài cả hơn 10 năm. Trước ông và sau ông, có nhiều thi sỹ thế hệ tiền chiến.
05 Tháng Mười Một 202112:47 SA(Xem: 6196)
có những chân tình như một dấu lặng trong dòng nhạc và khi được khảy lên vẫn ngân vang trong tĩnh lặng, nó không phải là một khoảng trống để lấp đầy, nó được nuôi dưỡng bằng tên gọi là “tình bạn”.
05 Tháng Mười Một 202112:38 SA(Xem: 6290)
Bài thơ Hải Phù của Thi Sĩ Hoàng Xuân Sơn thật là tuyệt vời. Nó chạm tới cái sâu thẳm nhất của sự thật hiển nhiên phơi bày trước mắt mà chúng ta không hay chưa nhìn thấu.
04 Tháng Mười Một 202111:41 CH(Xem: 8204)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
01 Tháng Mười Một 20211:12 SA(Xem: 8929)
Nhớ nhung không là khói Sao lại buồn như mây? Chờ nắng về an ủi Ấm áp bờ vai gầy. Nỗi nhớ như huyền thoại Chỉ tràn đầy... Khi xa Và... Tình yêu đẹp mãi Khi lòng biết thứ tha.
01 Tháng Mười Một 202112:52 SA(Xem: 6759)
Cuối cùng rồi tôi cũng tiễn biệt Nhà Truyền Thông Lê Văn, cựu chủ biên Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)-Cây Đại Thụ của truyền thanh, là người anh khả kính của chúng tôi.
31 Tháng Mười 20218:19 CH(Xem: 5938)
Đêm nay ma giả sẽ có mặt mọi nơi ở nước Mỹ. Cầu mong mọi việc bình yên để trẻ em có lại những niềm vui trong sáng theo phong tục. Những cha mẹ, ông bà có dịp hóa trang dẫn cháu đi chơi.
31 Tháng Mười 202111:25 SA(Xem: 10703)
Cho tôi xin được gọi pháp danh em: Ni sư Diệu Vợi Đường Đạo em theo. Tôi lầm lũi đường đời Tôi lầm lũi đường đời .
31 Tháng Mười 202111:21 SA(Xem: 8727)
Lá thu rơi xuống ngập đàng Thời gian trôi cũng lẹ làng như mây! Nào ai biết được mai đây ? Tình người nghệ sỹ ngất ngây Thu vàng.
31 Tháng Mười 202111:17 SA(Xem: 8398)
Ngước nhìn cầu khẩn trời cao Ban cho phép lạ bằng bao nhiêu người Cho con tìm được nụ cười Bình minh rạng rỡ - sáng tươi đời mình
30 Tháng Mười 202111:28 SA(Xem: 8191)
Cám ơn đã có một ngày. Cho mình thoát xác thơ ngây với đời Hôm nay ma giả vui chơi. Mai kia ma thật, than ôi thật buồn.
30 Tháng Mười 202112:37 SA(Xem: 6085)
.Vì thế đọc tập thơ Đêm của Khánh Minh là theo bước chân nữ sĩ “Về Quê” của “Bóng” và “Hình”, là nhận ra mối thâm tình giữa Ánh Sáng và Bóng Tối,
29 Tháng Mười 20219:51 CH(Xem: 5723)
Hình ảnh các con đường, góc phố thân thương của BH mà ngày xưa tôi đã từng tung tăng rảo bước đến trường, với nhiều kỷ niệm đẹp, đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm ...
28 Tháng Mười 202112:14 SA(Xem: 7901)
Bí ngô màu sắc đỏ vàng Tháng mười, ba mốt hóa trang hội hè Tạ ơn thiên sứ chở che Hạ đi đông tới đỏ hoe mộng thường.
26 Tháng Mười 202110:37 CH(Xem: 8289)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
25 Tháng Mười 202111:02 CH(Xem: 7568)
Buồn lắm phải không sông? Khi con đò gác mái Trên dòng chảy chênh chông Lục bình quên trở lại.
25 Tháng Mười 20211:34 SA(Xem: 6674)
Khi khép lại tập sách “Cái Cười và Sự Lãng Quên”, tôi có một cảm giác thật hài lòng với những gì tôi được hứa hẹn sẽ nhận được trong lời giới thiệu của chính Kundera,,,
25 Tháng Mười 202112:33 SA(Xem: 7836)
Bao năm lưu lạc tha hương Bâng khuâng nhớ lại vấn vương tơ lòng Thương quê nước mắt lưng tròng Thuở học trò đã theo dòng nước trôi
24 Tháng Mười 202111:34 CH(Xem: 6871)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
24 Tháng Mười 20211:07 SA(Xem: 9440)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TRƯỜNG XƯA IN DẤU - Nhạc: Anh Thy - Trình bày: Thu Thủy
23 Tháng Mười 20211:34 SA(Xem: 9434)
Nếu biết rằng tôi… mê Bún Bò Trời ơi người ấy mừng hay lo Có còn nhớ tới ngày thơ ấy Gái Bắc trai Trung đã hẹn hò!!!!
23 Tháng Mười 20211:25 SA(Xem: 8608)
Em Nam Kỳ lấy chồng miền Trung Những ngày trời lạnh rét và run Mụ gia dạy nấu Bún Bò Huế. Vị cay làm nóng, ấm tận cùng.
23 Tháng Mười 20211:02 SA(Xem: 7728)
Cuộc đời là kiếp tù đày Là câu nhân quả trả ngay kiếp này Hãy mau tỉnh giấc đổi thay Làm điều phước đức hàng ngày tu thân Cho mau thoát kiếp phong trần Cuộc đời an lạc đến gần từ bi
15 Tháng Mười 202112:22 SA(Xem: 7733)
Sương nhớ gì rưng rưng từng hạt Lên tàng cây xao xác đợi chờ Tháng Mười nồng nàn như nốt nhạc Đợi người về hát khúc tình thơ.
15 Tháng Mười 202112:08 SA(Xem: 7073)
Từ nơi xa xôi, nhìn hình ảnh thành phố Sài Gòn ngày hôm nay tôi không sao cầm được nước mắt....
13 Tháng Mười 202110:09 CH(Xem: 7834)
Em là ngàn cánh hoa sen Hương thơm lan tỏa, là men tình người Nhớ em nhớ mãi nụ cười Là hoa sen nở xinh tươi muôn đời
13 Tháng Mười 20218:47 SA(Xem: 2919)
Xin mời thưởng thức 2 tác phẩm MÙA THU của họa sĩ Lê Thúy Vinh
13 Tháng Mười 20211:09 SA(Xem: 6638)
Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa ...
13 Tháng Mười 202112:57 SA(Xem: 7709)
Buồn Thu cung lạc, phím chùng, "Trăng thu dạ khúc" não nùng lòng đêm. Lá thu xào xạc bên thềm, Lá bay theo những nỗi niềm triền miên...
12 Tháng Mười 202111:23 CH(Xem: 8069)
háng 10 hoa cúc nở Em xuống phố ươm vàng Hương mùi bay trong gió Anh đón mùa thu sang. Nhớ chiều xưa hai đứa Đi bên phố rộn ràng
12 Tháng Mười 202112:37 SA(Xem: 6659)
Hơn ai hết, tôi sớm biết sách là chìa khóa mở cửa một thế giới huy hoàng, của ánh sáng, của tâm hồn, của trí tuệ, của trái tim và của trí khôn nhân loại.
11 Tháng Mười 202111:46 CH(Xem: 6288)
Chỉ còn một tuần nữa thôi anh sẽ tạm biệt ngã tư Carter- Park Row, hàng cây bên kia Apartment sẽ không ai rảnh ngồi ngắm suốt bốn mùa như anh,
03 Tháng Mười 202111:33 CH(Xem: 7853)
Đời là bãi biển nương dâu Trăng vàng mây trắng đêm thâu cũng tàn Hợp tan tan hợp vô vàn Mây bay theo gió xuôi ngàn muôn phương Nửa đời viễn xứ tha hương Sống đời phiêu lãng nhớ thương ngập lòng
02 Tháng Mười 20216:22 SA(Xem: 7152)
(Bài này viết tháng 10 năm 2011, được hiệu đính lại tháng 10 năm 2021 để tưởng nhớ ông Steve Jobs, 10 năm sau ngày ông qua đời OCT 5 2011) (Viết cho H4, H5 - Kính tặng các Thầy Cô dạy Toán thời Trung học của em)
01 Tháng Mười 202111:06 CH(Xem: 8170)
Qua bài viết này, chúng con kính gửi đến quý Thầy, quý Cô đã dạy dỗ, hướng dẫn chúng con trên con đường học vấn lời kính chúc: “Thật nhiều sức khỏe, an khang, sống lâu trăm tuổi”.
01 Tháng Mười 202110:17 CH(Xem: 6521)
Hình ảnh trân trọng lá quốc kỳ này của người dân, đã đem lại cảm xúc mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm cho tôi mãi đến ngày nay.. Tôi vô cùng xúc động vì biết rằng hành động chào cờ của người dân là hoàn toàn tự giác, không ai bắt buộc họ cả.
30 Tháng Chín 202112:44 SA(Xem: 7987)
Nếu mỗi nghệ sĩ là một vì tinh tú, Làm đẹp bầu trời, làm đẹp thế gian. Tôi chọn Phi Nhung, ngôi sao toàn mỹ, Giữa trần ai em tỏa ánh huy hoàng!
29 Tháng Chín 202111:58 CH(Xem: 7708)
Nhưng Vầng trăng trong lòng Là những vầng trăng của kỷ niệm Sáng mãi không thôi. Những đêm trăng tỏ Nằm nghe bà kể chuyện, ngủ quên
29 Tháng Chín 202112:24 SA(Xem: 7977)
Em đi để lại tiếc thương Bao nhiêu ánh mắt Nỗi Buồn Phi Nhung Niềm đau vời vợi tận cùng Trẻ thơ khóc ngất não nùng không nguôi. Con ơi, Mẹ đã đi rồi Hai ba trẻ dại lặng đôi mắt thầm
29 Tháng Chín 202112:06 SA(Xem: 6888)
Đến giữa tháng 9, sau khi chính quyền CS Sài Gòn tuyên bố sẽ kéo dài ”giãn cách” đến hết tháng 9 thì đến phiên các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam.
26 Tháng Chín 202110:04 CH(Xem: 7866)
Thôi... Đành vớt dưới đáy hồ tâm thức Kỷ niệm xưa trong hoang hoải sân trường Ngô Quyền ơi! Tim bồi hồi day dứt Bảy năm... Ngập tràn nỗi nhớ yêu thương.
24 Tháng Chín 202110:48 CH(Xem: 6280)
Thi ca phái nữ VN thập niên 30 thế kỷ trước, có một sự kiện riêng biệt, một huyền thoại, mà khởi sự thì như một hiện tượng lạ, sau mỗi lúc mỗi huyễn ảo hơn, bởi cái tên ký tắt kín đáo,
20 Tháng Chín 202110:54 CH(Xem: 7501)
mới đây thôi sao tim em bối rối? đập ngập ngừng, không chịu thở cùng em 9.11. em đi êm… một ngày. cả nước buồn mai, Rằm Trung Thu em hoá thân cùng cát bụi… em về với Phật Trời, biển bao la chờ đón riêng chị. rất buồn… thêm một lần, ngày trọng đại trong đời chị không đến được bên em…
20 Tháng Chín 20213:59 CH(Xem: 6267)
Ngày đó tôi mê khuôn mặt ông tiến sĩ này. Mặt trắng bóc như trứng gà, mắt đen láy, môi màu đỏ đậm. Màu nào cũng là màu nguyên thủy, đâu ra đó. Mặt ông tiến sĩ trông không như mặt người thường làm cho lũ trẻ chúng tôi cảm thấy xa cách.
20 Tháng Chín 202112:59 SA(Xem: 7269)
Nhưng đối với tôi, biểu tượng của Nha Trang vẫn là một bãi biển dài nhiều cây số, một trong những bãi biển đẹp nhứt của thế giới. Tuy nhiên, tôi vẫn thích bãi biển Nha Trang trước năm 1975 với cát trắng và những hàng dương thơ mộng mà nay chỉ còn trong ký ức của tôi.
20 Tháng Chín 202112:54 SA(Xem: 7972)
Hoa bằng lăng vẫn nở tím trên đồng Làm sao gửi... Giọng ca bài hát cũ? Em vẫn nghĩ dù nghìn trùng xa cách Anh luôn nhớ về nhung gấm quê hương Gửi về anh... Tình em như hạt giống Mong ngày mai hoa nở suốt con đường