Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương IV)

20 Tháng Tư 201912:49 SA(Xem: 13143)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương IV)
Chương 4 - Bn năm dy hc Trà Vinh


Tôi tốt nghiệp đại học sư phạm năm 21 tuổi, còn quá trẻ để di dạy học . Học sinh mới lên lớp đệ nhứt (lớp 12 bây giờ)  trể nhứt là 17 tuổi, nhưng thường thường là 18, 19 tuổi. Như vậy tôi chỉ hơn học trò có 2, 3 hoặc nhiều nhứt là 4 tuôi. Ở dưới tỉnh , người ta thường học trễ, nên có lớp học sinh lớn hơn thầy. Như lớp dệ nhị B2 đầu tiên tôi dạy ở trường trung học Vĩnh Bình có anh học trò sinh năm 1943, nghĩa là lớn hơn tôi một tuổi. Tôi nghe nói có một giáo sư mới ra trường, khi đến trình diện ông hiệu trưởng, anh cứ thập thò ngoài cửa, ông hiệu trưởng tưởng anh là học sinh quát bảo giờ học sao không vào lớp. Lát sau, khi biết đó là giáo sư mới đến nhận nhiệm sở, ông hiệu trưởng phải xin lỗi thầy giáo mới. Tôi cũng từng bị lâm vào trường hợp tương tự như vậy nhưng không phải là tại nhiệm sở của tôi. Số là, một lần về Sài Gòn nghỉ lễ, khi trở xuống dạy và đi ngang Vĩnh Long tôi ghé trường Tống Phước Hiệp thăm anh bạn cùng khóa là Nguyễn Trọng Bối đang dạy ở đó. Khi đang hỏi nhân viên ở văn phòng thì ông hiệu trưởng xuất hiện hỏi tôi: em tìm thầy Bối có việc gì? Tôi trả lời tôi là bạn cùng khóa với anh Bối, sẵn đi ngang đây ghé thăm anh ấy. Ông hiệu trưởng vỡ lẽ xin lỗi tôi. Sau này tôi và ông ấy cùng định cư tại Montréal và trở thành quen biết. Để tránh bị hiệu trưởng hiểu lầm là học sinh, tôi quyết định thắt cravate khi đi trình diện. Mới xuống tỉnh nên từ nhà tôi ở, tôi đi bộ đến trường trình diện để nhận nhiệm sở. Dọc đường, khi tôi đi ngang nhà nào, người ta cũng đổ xô ra chỉ chỏ. Tôi mắc cỡ cứng cả người. Thì ra trong trường học sinh đã được tin có một số thầy giáo mới ra trường sẽ về dạy ở đây. Họ về nhà nói lại với cha mẹ họ thành ra cha mẹ họ hiếu kỳ muốn nhìn mặt các ông giáo sư mới.

Hôm đi xe đò xuống trình diện nhiệm sở Trà Vinh, dọc đường ở những nút kiểm soát cảnh sát sau khi đọc sự vụ lệnh đi nhận nhiệm sở của chúng tôi, các anh cảnh sát nói với nhau rằng hôm nay sao có nhiều ông đi công tác gì mà có sự vụ lệnh giống nhau. Tôi mỉm cười tự nhủ công tác dạy học chứ công tác gi!

Hôm đó tôi đi xuống Trà Vinh với Huỳnh Ba, một học sinh vừa đậu Tú Tài 2 mới lên Sài Gòn ghi danh học ở đại học văn khoa. Huỳnh Ba là em bà con bên ngoại của tôi, sẵn trở xuống Trà Vinh chuẩn bị để vào học văn khoa nên làm hướng đẫn viên cho tôi. Huỳnh Ba và tôi trao đổi nhau, tôi xuống Trà Vinh dạy sẽ ở nhà Huỳnh Ba, còn Huỳnh Ba lên Sài Gòn học thì sẽ trú ngụ ở nhà tôi. Nhà Huỳnh Ba ở Tri Tân A. Má của Huỳnh Ba được má tôi gọi bằng chế. Vì gia đình Huỳnh Ba là người Hoa nên tôi lớn tuổi hơn Huỳnh Ba thì vào vai anh. Ba má Huỳnh Ba làm nghề bán heo con ở chợ Trà Vinh. Huỳnh Ba là một trong số các học sinh thế hệ đầu tiên của trung học Vĩnh Bình. Về sau, Huỳnh Ba đậu vào trường Cao Đẵng Sư Phạm Cần Thơ, ra trường Huỳnh Ba về trung học Vĩnh Bình dạy chung với tôi và phụ trách môn văn các lớp đệ nhứt cấp.

Nhà Huỳnh Ba là loại nhà trệt, tường gạch, mái ngói đỏ, thềm cao, chung quanh có tường che và có cổng vào. Đất nhà dài bề sâu. Sau nhà trên là nhà bếp cất riêng. Đối diện nhà bếp là giếng nước và một dãy chuồng heo. Hai bác Tư, ba má Huỳnh Ba mua heo con do mối dưới quê đem lên. Ông bà chỉ nuôi có vài ngày rồi đem ra chợ bán.Sáng sớm người đạp xe lôi mối cho bác Tư chạy tới nhà, bác Tư trai đến các chuồng, lựa những con heo nào mập mạp bắt đem lên xe chở ra chợ. Một lát sau bác Tư gái mới đi ra chợ. Trưa hai bác cũng đi xe lôi về, có khi bán hết, có khi còn một hai con heo. Bác Tư trai lại bỏ chúng vào chuồng. Bác Tư gái đã đi chợ trước khi về để chuản bị bữa ăn trưa. Hai bác chỉ bán chợ có một buổi sáng.

Hai bác có bốn người con. Chị Hai là con gái lớn, có chồng và lúc đó có ba con, cất nhà  ở phía sau nhà bác Tư và ở chung với ông già chồng. Hai vợ chồng chị cũng làm nghề bán heo con như hai bác. Huỳnh Ba à con trai lớn kế chị Hai, hai người con kế là Huỳnh Văn Giàu và Huỳnh Thắng Lợi. Cả ba người con trai đều là học sinh của trường trung học Vĩnh Bình. Huỳnh Ba có một người bạn là Huỳnh Văn Được, nhà nghèo, ở dưới quê lên tỉnh học và tá túc ở nhà Huỳnh Ba, phụ với bác Tư trai chăm sóc các con heo. Được chính là người học trò lớn hơn tôi một tuổi học lớp đệ nhị B2 mà tôi phụ trách ban toán. Nghe nói về sau, Được đậu cử nhân luật, có vợ giàu và là chủ một cây xăng. Hiện nay Được ở nước ngoài nhưng không rõ ở đâu. Huỳnh Ba mất vì đột quy sau khi đánh một ván cờ tướng ở quán  nước và trên đường đi bộ về nhà. Huỳnh Văn Giàu học với tôi hai năm đê tam B2 và nhị B2, hiện vẫn ở nhà cũ.  Mỗi lần về nước và xuống Trà Vinh, tôi không bao giờ quên đến đi chơi với Giàu. Còn Lợi thì hiện ở San Diego, Hoa Kỳ. Vợ chồng anh chị Hai đều mất hết. Anh chị có ba đứa con ở Âu Châu và một đứa ở Việt Nam.

Cùng ra trường khóa 1 năm 1965 và cùng về Trà Vinh với tôi có các anh Nguyễn Văn Quan, Huỳnh Bá Lạc và Lê Vĩnh Thọ  dạy Quốc Văn, Trà Văn Gởi và Lê Quốc Tấn dạy Vạn Vật, Lê Tấn Kiệt dạy Sử Địa, Vài tháng sau thêm hai anh Trần Kim Hoàng và Lương Văn Kiệt dạy Lý Hóa cũng về Trà Vinh, Lúc đó đa số giáo sư mới ra trường đều còn độc thân, ngoại trừ anh Thọ có gia đình, Lê Tấn Kiệt và Tấn sống khép kín, chúng tôi nhanh chóng kết thân với các đồng nghiệp đang dạy  ở đây như Nguyễn Bình Tưởng dạy Sử Địa , Huỳnh Đạt Bửu dạy Triết, cả hai ra trường trước chúng tôi một năm, Nguyễn Quang Hiền dạy Pháp Văn. Bửu và Hiền là dân "sở tại" nên hướng dẫn chúng tôi hội nhập vào lối sống ở tỉnh lẻ.

Gởi, Quan, Lạc và Lê Tấn Kiệt mướn nguyên một căn nhà lầu ở đường bờ sông, gần cầu Tiệm Tương. Vì chủ nhà thấy nơi đó không an ninh nên cho các thầy giáo mướn với một giá rất rẻ. Đêm đêm, nhóm  thầy giáo trẻ chúng tôi tụ tập ở đó nhậu nhẹt, ca hát hoặc đánh bài.

Khi tôi vê Trà Vinh thì tại đây có trường trung học công lập Vĩnh Bình dạy đến lớp đệ nhứt, trung học bán công Trần Trung Tiên dạy đến lớp đệ nhị và trung học tư thục Thánh Gioan dạy đến đệ tứ. Trường Vĩnh Bình nằm đối diện với doanh trại của trung đoàn 14, thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Trường Trần Trung Tiên năm song song với trường công lập và gần sân vận động. Hiệu trưởng trường công lập là anh Hà Khải Hoàn kiêm nhiệm hiệu trưởng bán công. Giám học trường công lập là anh Nguyễn Xuân Nhựt, khóa đàn anh ban toán của tôi.

image001

Trường trung học Vĩnh Bình

Năm đầu tiên về trường trung học công lập Vĩnh Bình tôi được phân công dạy lớp đệ nhị B2, lớp đệ nhị A2, lớp đệ ngũ 3, lớp đệ ngũ 4 và lớp  đệ thất 8  Giờ dạy bắt buộc đối với một giáo sư trung học đệ nhị cấp là 17 giờ nếu có day lớp thi, 18 giờ nếu không có dạy lớp thi. Những giờ còn lại chúng tôi được lãnh tiền tính theo số giờ gọi là lương phụ trội. Giáo sư mới ra trường có ngạch trật là giáo sư đệ nhị cấp hạng 4, chỉ số lương là 470 cao hơn người tốt nghiệp quốc gia hành chánh và kỷ sư Phú Thọ chỉ có 430. Lương căn bản của chúng tôi là 7.200 đồng, trong khi lương một người lính lúc đó chỉ có 900 đồng. Cộng với lương phụ trội dạy thêm giờ tôi lãnh được khoảng 10.000 đồng một tháng. Tôi đặt cơm tháng  nhà ông xếp nhà đèn có con gái học trường công lập. Mỗi ngày hai lần, có người mang ga men cơm tháng gồm cơm trắng và 3 món ăn:  canh, xào, mặn và một trái chuối tráng miệng đến nhà Huỳnh Ba giao cho tôi. Bà chủ nấu cơm tháng nói với tôi: giá cơm tháng cho công chức là 500 đồng, học sinh là 300 đồng nhưng tính cho thầy giáo có công dạy con em chúng tôi chỉ lấy 300 đồng như giá học sinh. Thật đúng như câu ca dao: "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". Thật ra, bác Tư gái, mẹ của Huỳnh Ba nói với tôi để tôi ăn chung với gia đình nhưng tôi lễ phép từ chối vì không muốn làm phiền thêm cho bác.

Gia đình tôi ở Sài Gòn lúc đó không khá giã lắm v đông con. Mỗi tháng khi lãnh lương tôi đều ra bưu điện mua mandat 5.000 đồng gởi về phụ giúp gia đình. Tuy vậy với số tiền còn lại tôi tiêu xài thoải mái. Thường tôi ít ăn cơm nhà, tôi cùng các bạn đồng nghiệp buổi trưa thì đi ăn ở nhà hàng Lạc Viên, nơi có một gánh nem nướng rất ngon bán trước nhà hàng, hay ăn ở nhà hàng Túy Hương;  buổi tối thì đi nhậu ở quán Lai Rai có ghế mây, đầu đường Tri Tân A hay quán Gió đường bờ sông hoặc quán Tứ Hải gần rạp hát. Thành ra ga men cơm của tôi thường được trả về bà chủ nấu cơm tháng. Tôi vẫn trả đủ tiền cơm tháng nhưng bà chủ nhứt đinh trừ ra những bữa tôi không ăn và thối tiền lại cho tôi.

Năm đầu tiên, tôi mua một chiếc xe đạp để đi dạy. Năm sau, tôi nhờ cậu tôi ở trong quân đội mua cho tôi một chiếc xe Honda dame màu xanh trong đợt bán xe honda cho lính. Tôi là người đầu tiên có xe Honda ở Trà Vinh. Bạn tôi, Huỳnh Đạt Bửu sờ vào cái bửng xe và la lên: Ê xe của thằng Ân làm bằng mũ .Thời đó các xe gắn máy đều làm bằng sắt, duy hảng Honda của Nhật sử dụng mũ cho vài bộ phận để  xe nhẹ hơn. Năm đó Huỳnh Văn Giàu học với tôi. Sáng nào tôi cũng chở Giàu đến quán Vĩnh Lạc ăn hủ tíu, uống cà phê sữa đá rồi vào trường, tôi vô lớp dạy còn Giàu vô lớp học.

Những kỷ niệm đầu đời dạy học của tôi là hai sự kiện một vui và một buồn. Trong buổi dạy dầu tiên ở lớp đệ ngũ 3, tôi "bị" em Phạm Thị Duyên "phỏng vấn" khá kỷ. Em là con gái một vị chánh lục sự làm việc tại tòa án Trà Vinh. Em và gia đình từ Sài Gòn xuống sống ở đây theo cha em. Biết tôi là người Sài Gòn, em hỏi tôi xem tôi có rành những đặc điểm của thủ đô không? Rạp xi nê nào các sinh viên, học sinh thường lui tới; đường phố nào cuối tuần dập dìu tài tử, giai nhân; nhà hàng nào có món bò kho nổi tiếng hay món bún suông thật ngon. Tôi đã trả lời chính xác những câu hỏi của em để chứng minh mình là một người  "Saigonnais" chính hiệu con nai vàng. Duyên hiện ở Toronto, Canada và được nhiều người biết đến qua câu chuyện vượt biên bi thảm của em với những người đồng thuyền.

Kỷ niệm thứ hai là chuyện xảy ra ở lớp đệ nhị B2. Một buổi sáng, khi tôi đến trường để dạy thì được anh hiệu trưởng mời vào nói chuyện. Tôi lặng người khi nghe anh nói các học sinh lớp đệ nhị B2 đã làm đơn gởi lên anh xin đổi người khác thay tôi dạy toán lớp đó vì tôi dạy các em không hiểu. Tự ái của một người trẻ khiến tôi nói với anh hiệu trưởng cứ việc làm theo nguyện vọng của các em. Anh hiệu trưởng lắc đầu nói không thể giải quyết như vậy được. Theo anh làm như vậy là tạo tiền lệ cho học sinh không thích giáo sư nào thì xin đổi giáo sư đó thì còn gì  kỷ cương nhà trường. Anh nói, phần anh sẽ bác lá đơn này, còn phần tôi hãy xét lại cách dạy của mình và tìm cách thay đổi làm sao cho học sinh hiểu bài và có thể làm bài được. Về nhà tôi suy nghỉ thấy mình quá háo thắng, quen tự tìm cách giải những bài toán khó khi học trên đại học mà đem những bài toán khó bắt các em học sinh tự giải mà không hướng dẫn gì cả. Bây giờ tôi hiểu ra dạy học sinh chứ không phải là đố học sinh. Ngày hôm sau, đến lớp tôi thay đổi hẵn cách dạy. Tôi nhìn thấy những ánh mắt sáng lên của các em học sinh, tôi biết mình đã làm đúng thiên chức của mình. Chuyện xin đổi giáo sư toán của lớp đệ nhị B2 dần chìm trong quên lãng. Khoảng cách giữa tôi và các em học sinh được thâu ngắn lại. Bây giờ các em đã hiểu bài và đa số làm được bài. Cuối năm học, tỷ số học sinh đậu Tú Tài 1 của lớp rất cao Tôi như trút được một gánh nặng.

Niên khóa thứ hai, tôi được anh Hoàn mời dạy thêm một số giờ bên trường bán công Trần Trung Tiên.  Bên trường công lập, tôi phụ trách các lớp đệ nhị B1, đệ nhị B2, đệ tứ 6.Tôi là giáo sư hướng dẫn lớp đệ nhị B2. Lớp này là lớp hỗn hợp nam và nữ, số các em nữ sinh đếm không đầy các ngón của hai bàn tay, nhưng ngoài em Nguyễn Văn Huệ ra còn một số em khác cũng học rất giỏi như  Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Hồng Vân,  Thạch Ngọc Hoài...Kiệt sau du học ở Đức có bằng cao học về năng lượng mặt trời, định cư ở Đức và nay về hưu thường về Việt Nam chơi và những lần tôi về Việt Nam, Kiệt dùng xe hơi chở vợ chồng tôi và một vài bạn học của Kiệt đi chơi đây đó. Nguyễn Hồng Vân hiện ở xã Hòa Bình, quận Tam Bình, Trà Vinh là chủ tiệm bán phân bón rất khá giả. Thạch Ngọc Hoài đã qua đời ở Việt Nam. Lớp này còn có các em nữ như Nguyễn Thị Kim Huệ, Trần Nguyệt Viên, Huỳnh Thị Kim Hồng cũng thường gặp tôi mỗi khi tôi về Việt Nam. Kim Huệ, Nguyệt Viên hiện ở Mỹ còn Kim Hồng ở Việt Nam. Lớp đệ tứ 6 là lớp có một nữ sinh sau này là bạn đời của người bạn tôi. Đám cưới của hai người tổ chức năm 1969, lúc đó tôi đã đổi về Biên Hòa nhưng cũng cố gắng mua vé máy bay về Trà Vinh tham dự.

Cuối niên khóa thứ hai, nhằm định hướng các em học sinh lớp đệ tứ chuẩn bị rời cấp học phổ thông sang cấp học chuyên khoa chọn ban A (sinh vật), ban B (toán) hay ban C (văn chương) cho mình, trường có tổ chức một buổi thuyết trình để ba giáo sư đại diện cho ba ban trình bày những ưu điểm của mỗi ngành học. Tôi được trường chọn thuyết trình cho ban toán. Vốn là một người say mê toán học từ thời trung học, tôi soạn bài thuyết trình rất kỷ lưởng hầu khuyến khích các em học sinh không cảm thấy toán là một môn học khô khan. Tôi vận dụng khiếu văn chương của mình để bài thuyết trình tươi mát, hấp dẫn chứ không khô cứng như bản chất của môn mình dạy. Cuối buổi thuyết trình, em Nghiêm lớp đệ tứ 3, người thường cổ vũ các bạn mình theo học ban C, thất vọng bảo với các bạn: thôi thua rồi, thầy Ân thuyết trình hay quá. Đầu niên khóa sau, số lớp đệ tam B đông hơn số lớp đệ tam A và không có lớp đệ tam C vì không đủ sĩ số. Không biết việc tôi "khuyến dụ" các em học sinh ồ ạt học ban toán là đúng hay sai?

Nhà Huỳnh Ba đối diện với vườn hoa bà cai Yến. Mỗi buổi chiều, tôi thường ngồi trước nhà nhìn ngắm đủ loài hoa đua nhau nở rực rở bên kia đường. Một buổi chiều nọ, vào khoảng đầu niên khóa dạy học thứ ba ở Trà Vinh,  tôi đang ngồi hóng mát và ngắm hoa như vậy trước cổng nhà, thình lình có một chiếc xe lôi ngừng trước cổng. Nguyễn Văn Nhiều, một người bạn cùng khóa và chơi thân với tôi bước xuống xe. Nhiều vào ban toán đại học sư phạm một lượt với tôi nhưng bị rớt năm thứ nhứt  ở lại chịu chế độ 4 năm nên ra trường sau tôi hai năm. Lúc về Sài Gòn chơi, tôi có rủ Nhiều khi ra trường về dạy ở Trà Vinh với tôi cho vui. Vì vậy chắc là anh xuống đây để quan sát tình hình sinh hoạt và dạy học ở đây như thế nào. Ở chơi với tôi vài ngày, Nhiều trở về Sài Gòn để chọn nhiệm sở và lãnh sự vụ lệnh đi dạy. Vài ngày sau, một số giáo sư mới ra trường năm 1967 tới trường công lập Vĩnh Bình để trình sự vụ lệnh và nhận nhiệm sở. Tôi nhận ra trong số đó có anh Trịnh Văn Dĩ, người cùng vào đại học sư phạm một lượt với tôi. Dĩ cho biết Nhiều đã chọn về trường trung học Bình Minh (Cái Vồn), Vinh Long nên Dĩ mới về đây. Nhiều về sau đổi sang dạy ở trường nữ trung học Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ. Sau 75, anh mắc bệnh tâm thần nên cuộc sống khó khăn dù các con anh đều là bác sĩ. Nhân một lần về Việt Nam, tôi, Dĩ và một người bạn của Dĩ xuống Cần Thơ chơi, chúng tôi đã thăm Nhiều và giúp đỡ một ít cho Nhiều. Vài năm sau tôi được tin Nhiều mất.

Số giáo sư mới về Trà Vinh lần này khá đông gồm cả đệ nhị cấp và đệ nhứt cấp. Trịnh Văn Dĩ dạy toán, Nguyễn Văn Lý dạy lý hóa và Nguyễn Trung Hiếu dạy vạn vật chơi thân với nhóm chúng tôi. Phải kể thêm trong nhóm chúng tôi có cả anh Thành dạy nhạc. Thành ở Vĩnh Long, nhà bên hông trường Tống Phước Hiệp. Mỗi tuần, anh đi xe đò xuống Trà Vinh ở lại  đôi ngày để dạy nhạc ở trường công lập. Những ngày khác anh ở Vĩnh Long dạy nhạc cho trường Tống Phước Hiệp và Sư Phạm. Học trò thường gọi anh là thầy Thành nhỏng vì anh ốm và dáng đi nghiêng về phía trước. Mỗi lần lên Vĩnh Long chơi, chúng tôi gần cả chục người ngủ như cá hộp ở căn phố nhỏ của anh. Tối đến, anh dẫn chúng tôi đi đến quán cà phê nhạc bên bờ sông, nơi anh phụ trách phần âm nhạc. Sau này anh cưới một cô giáo sinh, hoa khôi của trường sư phạm Vĩnh Long. Thành tốt nghiệp trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn nên có ngón đòn guitar độc đáo. Anh thường đánh những bản nhạc  như  La Cumparsita, Back to Sorrento, La Paloma và nhiều bản nhạc classic khác cho chúng tôi nghe. Trong những lần về Việt Nam, khi đến Vĩnh Long tôi ghé thăm anh Thành. Nhà anh nay đã cất lên nhiều tầng và vợ anh mở quán cơm tấm dưới nhà. Tôi mừng cho người bạn mình nay có cuộc sống sung túc nhưng không bao lâu sau hai lần đi ăn uống với Thành ở nhà hàng nổi ở Vĩnh Long và quán hải sản ở quận 4, Sài Gòn lúc trở về Canada thì tôi được tin anh mất.

Quan và Lạc bây giờ thuê nhà ở đường số 1, Hoàng và Kiệt thuê nhà ông Tạ Hoàng ở một con đường bên hông tòa tỉnh trưởng, Tưởng ở nhà anh Đồng trong hẻm đối diện trường. Trà Văn Gởi thuê một căn nhà trên đường Cây Dầu. Nhóm chúng tôi tụ họp khi thì ở nhà này, khi thì ở nhà nọ. Có khi chúng tôi nằm xếp cá mòi hộp ở phòng của anh Hiền trong khu nhà gia đình anh ở Thanh Lệ. Cũng có khi chúng tôi tụ tập ở nhà cô Tư của Huỳnh Đạt Bửu, gần cầu Long Bình đánh phé  hay nhậu nhẹt qua đêm. Cạnh nhà cô Tư là nhà anh Bửu dạy toán. Để phân biệt hai người tên Bửu, người ta gọi là Bửu triết và Bửu toán.

Năm đầu ở Trà Vinh, còn nhớ Sài thành hoa lệ, nên cuối tuần nào  tôi cũng về Sài Gòn dù mất  nguyên hai ngày thứ sáu và chủ nhật ngồi trên xe đò, chỉ có một ngày thứ bảy là ở thủ đô. Dần dà nhờ có bạn bè, tôi bớt về Sài Gòn mà ở lại cuối tuần ăn uống với các bạn hay cắm trại với học trò. Chúng tôi và các em học sinh thường tổ chức cắm trại ở Ao Bà Om. Các em nữ sinh phụ trách ẩm thực còn các em nam sinh chuẩn bị các trò chơi. Lần nào kết thúc buổi cắm trại chúng tôi đều đồng ca bản nhạc Shalom của người Do Thái như để hẹn ngày về gặp lại.

Rời tay, phút chia ly,

Bạn hỡi, vui ra đi

Gian khó , ta không nề

Luôn nhớ nhau trong đời,

Bạn ơi, vui đi

Tôi và các bạn đồng nghiệp thân thiết đều còn độc thân và ở tuổi thanh xuân nên bầu nhiệt huyết tràn đầy những lý tưởng cao đẹp. Không lo lắng vì về sinh kế với mức lương dư dả, chúng tôi nghĩ đến việc làm sao nâng đỡ việc học hành của các em học sinh và nếu cần, giúp đỡ những em đang gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày để các em có thể tiếp tục việc học. Ngày cuối tuần, thay vì về Sài Gòn chơi, tôi ở lại Trà Vinh, tổ chức những buổi sinh hoạt tại trường với các lớp mà tôi là giáo sư hướng dẫn để dạy thêm cho các em nhứt là các lớp thi. Mỗi người chúng tôi đóng góp vào một quỹ giúp em Nguyễn Văn T. học lớp đệ nhứt B, từ quê lên ở Trà vinh đi học mà không đủ tiền ăn ở, phải đi làm việc dọn dẹp vệ sinh ở nhà bảo sanh Bửu Hòa. Nhờ đó, em T. có nơi ăn ở và khỏi đi làm cực nhọc để chuyên tâm vào việc học thi. Tôi đã nhờ ba tôi may cho em Lê Văn T. bên trường bán công Trần Trung Tiên một bộ complet khi em được học bổng đi du học.

Cuối năm 1967 tức là giữa niên học 1967-1968, tôi, Trần Kim Hoàng và Nguyễn VănTâm bên trường công lập; Văn Tường trường bán công  nhận được lệnh nhập ngũ khóa 27 sĩ quan Thủ Đức. Các em học sinh Trà Vinh chắc đều thấm thía câu: "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" nên bịn rịn , có em không cầm được nước mắt trong những buổi tiệc hay những đêm lửa trại chia tay với các thầy sắp rời bảng đen, phấn trắng lên đường đi vào vòng lửa đạn.

Riêng Tâm không đủ sức khỏe nên được trả về trường sớm nhất. Còn lại ba người chúng tôi sau hơn một năm khoác áo lính được biệt phái trở về dạy học lại dù có người không cón nguyên vẹn như trước: Hoàng với cái trán được vá một miếng plastic và tôi với hai mãnh đạn còn trong bụng và trên lưng.

Tôi trở lại Trà Vinh không còn ở nhà Huỳnh Ba nữa mà cùng Dĩ và Lý mướn nhà của chị Huỳnh, dạy Anh Văn ở trường Công Lập. Ba người chúng tôi ngủ chung trên một cái giường lớn sát cửa sổ đêm đêm "cùng ngắm ánh trăng vàng" qua cửa sổ. Cả ba đều ăn cơm tháng nhà thầy giáo Tư chung với một số công chức và quân nhân trong tỉnh. Thầy giáo Tư có những cô con gái nổi tiếng đẹp nên biết bao mặc khách, tao nhân ngắm nghé.

Một thời gian sau, Lý đi ở chỗ khác, Hiếu về ở chung với tôi và Dĩ, Chúng tôi dọn sang một phòng khác. Tôi và Dĩ ngủ chung một giường, Hiếu đã cưới vợ, cũng là giáo sư vạn vât, dạy ở trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, ngủ riêng một giường. Cuối tuần, vợ Hiếu từ Vĩnh Long xuống thăm chồng, tôi phải lấy xe Honda chở Dĩ chạy long rong ngoài đường suốt ngày cho bạn mình được tự nhiên.

Hè năm 1969, chúng tôi đi coi thi ở các tỉnh khác. Lương Văn Kiệt, lúc đó đã đổi về Tống Phước Hiệp, xuống Trà Vinh coi thi và ở phòng chúng tôi. Đầu niên khóa 1969-1970, khi chúng tôi xuống Trà Vinh để bắt đầu niên khóa mới thì trông thấy lá thư của Lương Văn Kiệt để lại trong đó có câu: tao cám ơn tụi bây đã cho mượn cái "bẩn xá" để tao ở coi thi. Chúng tôi phá lên cười vì Kiệt nhận xét không sai: ba ông tướng chúng tôi lười biếng chẵng bao giờ quét dọn phòng ở. Về sau, tôi được tin Kiệt mất vì tai nạn lưu thông trong lúc dẫn học sinh đi du ngoạn ở Rạch Giá khi tuổi đời còn rất trẻ.

Niên khóa mới chưa bắt đầu bao lâu thì tôi nhận được sự vụ lệnh đổi về trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Thế là những buổi tiệc tiễn đưa của các đồng nghiệp, của học sinh các lớp làm rơi nước mắt kẻ ở lại và lưu luyến bước chân người ra đi. Dù được đổi về nơi gần gia đình hơn, nhưng bốn năm ở Trà Vinh với bạn bè, với học sinh tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm. Trong những buổi tiệc chia tay, tôi bùi ngùi đọc lại bài thơ tôi sáng tác năm 1967 khi rời trường đi nhập ngũ. Bài thơ này tôi lấy cảm hứng từ bài "Tám phố Sài Gòn" của thi sĩ Nguyên Sa làm để tặng những người Trà Vinh thân thương của tôi.


TÁM NO TRÀ VINH

1

Trà Vinh đi chợ ba nhà lồng

Tinh sương thức sớm rủ thật đông

Nhịp guốc khua dòn như pháo Tết

Gió sớm nhẹ lay áo lụa hồng

2

Trà Vinh đi học trưa nắng vàng

Ánh dương treo nón ngủ miên man

Có trông mái tóc huyền buông xoả

Ước vọng tương lai đẹp huy hoàng

3

Trà Vinh tha thướt dưới Hàng Me

Áo trắng trinh nguyên vẻ rụt rè

Bóng nhỏ chân chim xào xạc lá

Tiếng hát sơn ca ríu rít về

4

Trà Vinh đi dạo mát Cây Dầu

Thấp thoáng Sân Bay những cánh tàu

Mơ ước mai sau thành lữ thứ

Gót sen đặt bước bến bờ nào?

5

Trà Vinh phóng Honda thật mau

Hoàng hôn chầm chậm xuống Cầu Tàu

Ánh mắt ru hồn trong điệu nhớ

Cung môi đeo đẳng khối tình sầu

6

Trà Vinh cắm trại Ao Bà Om

Giả từ quyến luyến khúc Shalom

Nghe như du tử thân phiêu lãng

Bát ngát, bâng khuâng toả một vòm

7

Trà Vinh ngủ sớm lúc đêm vào

Để đắm say trong giấc mộng đào

Rèm mi hờ hửng buông mong đợi

Ôm ấp, tưng tiu bóng dáng nào?

8

Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đương

Xin ở bên nhau khắp nẻo đường

Phút giây êm ấm trôi qua chóng

Dù cách xa rồi vẫn nhớ thương

 


image003

Chợ Trà Vinh trước năm 1975

 

 (còn tiếp)

20 Tháng Sáu 20211:23 SA(Xem: 4031)
Cha về với cõi u linh Mười năm loan phụng hòa minh tương phùng Ấm êm huyệt địa mộ chung Con còn sớm tối vẫy vùng trường giang...
20 Tháng Sáu 202112:31 SA(Xem: 7693)
Tôi sẽ không viết những điều ai cũng biết về Trần Thiện Thanh, chỉ xin kể lại những “kỷ niệm” của riêng tôi với chàng ca nhạc sĩ lắm tài nhiều tình này.
19 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 12144)
Ước gì có một ngày như thế Bọn chúng mình, già mấy cũng thấy vui Lỡ mai kia đứa lìa đời Cũng có đám bạn già Ngồi trên xe lăn nắm tay nhau mà khóc.
19 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 4865)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
12 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 12341)
Chiều buồn nợ áng mây bay Đêm về... Nợ bóng trăng lay hiên nhà Cuối cùng ta nợ cả ta Nợ điều đã hứa... Nhớ ra chưa làm.
12 Tháng Sáu 202112:54 SA(Xem: 10506)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CÓ BAO GIỜ EM HỎI - Thơ Duyên Anh - Nhạc Phạm Duy Hòa âm & Keyboard: Hữu Quang Thanh Lam trình bày
12 Tháng Sáu 202112:34 SA(Xem: 3466)
Activator Method là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả sử dung một công cụ Activator có lò xo cung cấp lực thấp để điều chỉnh các đốt cột sống ...
12 Tháng Sáu 202112:25 SA(Xem: 10700)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ VẪN THẾ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
11 Tháng Sáu 20214:25 CH(Xem: 11965)
Gió đem hương chan vào vườn cây trái Để hoa thơm quả ngọt chín tràn trề Hạ nồng nàn khắp núi sông đồng bãi Ơn gió hiền hòa dong ruỗi say mê.
11 Tháng Sáu 202110:22 SA(Xem: 9668)
Tôi ở Cali đồi núi khô khan, cây cỏ không xanh tươi. Dọc đường về hướng Florida cây xanh bát ngát. Một màu xanh mướt đẹp mắt và trải rộng tới chân trời.
11 Tháng Sáu 20212:25 SA(Xem: 6775)
Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con.
11 Tháng Sáu 20211:57 SA(Xem: 7199)
Ngày mai tôi sẽ lái xe ra biển và ném thỏi son này thật xa để nó theo dòng nước trôi ra đại dương. Không còn lý do gì để giữ kỷ niệm này nữa.Một gút mắc của cuộc đời vừa được tháo gỡ. Chưa ra biển mà nghe lòng mênh mông.
11 Tháng Sáu 20211:08 SA(Xem: 8205)
Cù lao chín chữ vai mang Đại dương sâu thẳm ngút ngàn vọng chân Thái sơn chở nặng nghĩa ân Vầng dương chiếu rọi Sáng Ngần Tình Cha.
10 Tháng Sáu 202110:34 CH(Xem: 12007)
Có gì đó ở Sài Gòn nhớ mãi Đi thật xa vẫn quay quắt hướng về Sài Gòn bây giờ tháng sáu nhiêu khê Sài Gòn đắp mền ủ mình trốn dịch.
07 Tháng Sáu 20211:14 SA(Xem: 5295)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
06 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 14725)
Sài Gòn cơn bệnh rồi sẽ qua Hòn Ngọc Viễn Đông lại điệu đà " Sài Gòn tốt bụng " câu cửa miệng Để thương để nhớ kẻ phương xa.
06 Tháng Sáu 202112:13 CH(Xem: 10300)
Florida với trái cây miền nhiệt đới như ở VN. Tôi là dân miệt vườn nên mơ ước được đi đến đó, tận tay hái những cây trái sai oằn như ở vườn nhà ngày xưa. Tôi nôn nao lắm Florida ơi!
01 Tháng Sáu 202110:40 CH(Xem: 7721)
Chuyến đi Á Châu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2019 có thể là chuyến đi qua nhiều nước cuối cùng của tôi.
01 Tháng Sáu 202110:29 CH(Xem: 4231)
(Viết thay, là nén hương lòng tưởng nhớ CHS Ngô Quyền K8 Trần Hữu Phúc)
01 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 8984)
Cảm ơn câu hát tiếng đàn Để tình thơ dại luôn mang nặng lòng Cảm ơn ngày tháng thong dong Cảm ơn cả những long đong phận người
01 Tháng Sáu 20211:43 SA(Xem: 10270)
Nghe trong câu hát lời kinh Vạn lời xin lỗi tình em còn chờ Tào khang không trọn dòng thơ Phút giây hạnh ngộ cũng là thiên thu
01 Tháng Sáu 20211:29 SA(Xem: 6138)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
01 Tháng Sáu 202112:06 SA(Xem: 9530)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
31 Tháng Năm 202111:44 CH(Xem: 9724)
Nắng bồi hồi tiễn anh ngang đường cũ Có hàng cây lay lắt gió đợi chờ Có em ngồi bên sân chiều lá rụng Gom lá vàng, đong kỷ niệm ngày thơ.
23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7804)
Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng ...
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8172)
Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi...Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8743)
Cựu học sinh Ngô Quyền Houston hôm Sunday 5/20/21 tổ chức một buổi họp mặt chào đón cô Ma Thị Ngọc Huệ cùng phái đoàn đến từ California.
23 Tháng Năm 20212:33 SA(Xem: 7637)
Là người dân của Mỹ cũng may mắn như được làm con nhà giàu. Nếu được làm con nhà giàu thì phải biết mở lòng để giúp những người kém may mắn.
23 Tháng Năm 20211:42 SA(Xem: 3144)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
21 Tháng Năm 20211:41 SA(Xem: 7230)
Như đã thông báo trước, chúng tôi tổ chức viếng tang vào lúc 14 giờ ngày 19.05.2021. Tôi và Trần Văn Thông đến nơi tổ chức tang lễ đúng hẹn.
21 Tháng Năm 20211:16 SA(Xem: 6375)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
21 Tháng Năm 202112:45 SA(Xem: 4705)
Bài tập quan trọng nhất của bộ môn khiêu vũ Xin mời thưởng thức: Kỹ thuật đôi chân của vũ điệu International Latin Biên tập: Vũ sư Thanh Lam
17 Tháng Năm 20212:38 SA(Xem: 13215)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÃ LỠ DUYÊN RỒI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Văn Vĩnh
17 Tháng Năm 20211:34 SA(Xem: 10235)
Tìm nhau năm mươi năm Năm mươi mùa Đông lạnh Đường hun hút xa xăm Chim Thiên Đường mỏi cánh.
17 Tháng Năm 20211:30 SA(Xem: 7907)
Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học trò bên cạnh xem ké trận đấu.
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 4582)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 3430)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
17 Tháng Năm 20211:15 SA(Xem: 10395)
Những dấu chân mòn mỏi Mẹ đi qua. Nhiều khi Mẹ không ngoái đầu nhìn lại Sương Tấm trên vai ướt mềm áo vải Nắng nhuộm đen đôi gót nhỏ chai sần
17 Tháng Năm 20211:03 SA(Xem: 10398)
Anh nói với em chỉ một điều Hai ta giữ mãi một tình yêu Cho nhau nồng ấm như ngọn lửa Dù cả hai ta đã xế chiều.
16 Tháng Năm 202110:42 CH(Xem: 9105)
Mẹ ơi! Ơn nghĩa sinh thành biết chừng nào con đền đáp được. Con nguyện cầu cho mẹ khỏe mạnh, an lạc để sống đời với con.
16 Tháng Năm 20212:03 SA(Xem: 8942)
Tháng năm phượng đỏ sân trường Ve sầu rền rĩ điệu buồn âm vang Xuân trôi nắng hạ về ngang Đốt hồn cây cỏ hong vàng tóc ai.
16 Tháng Năm 202112:46 SA(Xem: 8727)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔNG NGÂM - Thơ Thy Lệ Trang - Nhạc Bằng Giang Hòa âm Vũ Thế Dũng - Trình bày Tâm Thư
11 Tháng Năm 202110:53 CH(Xem: 11510)
Nắng đã lên bầu trời đẹp lạ Ôm vào lòng bao nỗi ước mơ Bây giờ ta đếm từng giờ. Chờ cả thế giới hoàn toàn mở cửa.
09 Tháng Năm 202112:18 SA(Xem: 11940)
Ngày Mother's Day đừng bỏ lỡ Một cú phone và một món quà Hay em lái xe qua. Ôm lấy mẹ hôn trên đôi má
08 Tháng Năm 202111:34 CH(Xem: 9580)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TIẾNG GỌI MẸ - Thơ Trần Kiêu Bạc LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền - Ca sĩ: LệThanh Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202110:56 CH(Xem: 8922)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ TÔI - Nhị Hà: sáng tác - Hòa Âm: Ngô Nguyên Ca sĩ: Như Hương - Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202112:08 SA(Xem: 8566)
Hạt tốt ươm mầm... tâm tĩnh lặng Hoa lành nẩy giống... trí an ngơi Công ơn từ mẫu con chưa vẹn Mẹ đã lìa xa cõi thế rồi!
04 Tháng Năm 20214:12 CH(Xem: 9394)
Thời gian che lấp thương đau Vãng sanh lạc quốc Mẹ vào thiên thai Xong rồi ân trả nợ vay Tám tám mùa nắng mưa phai cuộc đời Tháng Năm Buồn Nhớ Mẹ Ơi...
04 Tháng Năm 20212:25 CH(Xem: 7811)
Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km....Tôi chỉ ở lại Biên Hòa đêm thứ hai, những ngày còn lại tôi ở Sài Gòn.
04 Tháng Năm 20212:12 CH(Xem: 11478)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
02 Tháng Năm 20218:07 CH(Xem: 11015)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 20219:24 CH(Xem: 7772)
Trong nỗi buồn sâu lắng mỗi cuối tháng 4. chúng tôi vẫn tin sẽ có một ngày quê hương sẽ có tự do, dân chủ, để không còn một em bé Việt Nam nào bị cướp mất thời mới lớn như chúng tôi
30 Tháng Tư 20218:11 CH(Xem: 11821)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 20214:57 CH(Xem: 12102)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
30 Tháng Tư 20212:16 CH(Xem: 10629)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "VIỄN XỨ CA" - Nhạc: Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Elvid Phương - Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Tư 20219:29 CH(Xem: 13296)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
24 Tháng Tư 202111:30 CH(Xem: 9529)
Tuy tôi sinh ra ở tỉnh Bình Dương nhưng tôi sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Sài Gòn, ngoài một thời gian ngắn đi dạy học ở Trà Vinh. Ngay trong 6 năm dạy học ở Biên Hòa, mỗi tuần tôi chỉ ở lại đó có một đêm.
24 Tháng Tư 202111:04 CH(Xem: 9424)
Ngô Quyền trang web đậm đầy Biên Hòa Ái Hữu vòng tay gọi mời Thơ Thầy đều khắp mọi nơi Tình thơ lắng đọng dẫu thời gian trôi.
20 Tháng Tư 20216:03 CH(Xem: 13843)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
19 Tháng Tư 20211:27 SA(Xem: 9489)
Chán thật! Nhưng Mất cell phone bây giờ là mất đời em, đời anh, đời chúng ta, đời mọi người phải không?
18 Tháng Tư 202111:34 CH(Xem: 10179)
Mẹ đi xa hay sắp về rồi? Con còn chờ Mẹ ngóng xa xôi Lá rụng bao nhiêu tàng lá rụng Là bao dấu lệ nhớ thương Người!
18 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 10622)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 202111:15 CH(Xem: 10318)
"NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA" Thơ: Nguyễn T. Thanh Dương Văn Sơn Trường phổ nhạc; Tiếng hát: Hiếu Trang Video clip: Kiều Oanh
18 Tháng Tư 202110:38 CH(Xem: 12265)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
18 Tháng Tư 20211:01 SA(Xem: 10393)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔI BỜ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Hà Thanh
13 Tháng Tư 20219:21 CH(Xem: 12158)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 20218:04 CH(Xem: 9366)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11464)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 20217:13 CH(Xem: 10651)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 20217:24 CH(Xem: 12514)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 20216:27 CH(Xem: 8768)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 202111:10 CH(Xem: 9456)
Ông thề trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu ông chết đi mà không trả được mối thù này thì con cái ông phải trả cho ông, đứa nào không trả được thì coi như là con bất hiếu, không xứng đáng được hưởng gia tài ông để lại,
06 Tháng Tư 202110:03 CH(Xem: 10210)
Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.
06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 12049)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11788)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 20213:18 CH(Xem: 11192)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 20213:11 CH(Xem: 12008)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 20213:07 CH(Xem: 11959)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 11390)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ TÔI VÀ EM - Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: YCH Văn Vĩnh trình bày
03 Tháng Tư 20215:37 CH(Xem: 9230)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 11478)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 202111:00 CH(Xem: 8890)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TÌNH TỰ MÙA XUÂN" -- Nhạc Sĩ: Từ Công Phụng - Song ca: Đèo Văn Sách & Kim Phụng
02 Tháng Tư 20211:21 SA(Xem: 12098)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
02 Tháng Tư 20211:18 SA(Xem: 8676)
Tao còn đoạ kiếp trần gian Tử qui sinh ký đeo mang ấn phù Đêm nằm Bên Khúc Niệm Ru Tuổi đôi mươi khóc gật gù ghé thăm...
31 Tháng Ba 20216:31 CH(Xem: 13114)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 202111:40 CH(Xem: 9082)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
27 Tháng Ba 20211:22 SA(Xem: 5431)
Họ càng tôn thờ ta thì cái cục danh dự mà họ phong cho ta càng lớn. Ta dồn quá nhiều năng lượng trông coi cái cục danh dự ấy, luôn luôn sợ nó mất sáng mất đẹp mà quên đi mất việc chính của mình là phải tu tâm
24 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 7670)
Người Việt mình, khi đặt tên cho con cái, thường chọn tên có ý nghĩa hoặc gửi gắm theo tình yêu thương với niềm mơ ước, nhưng cũng lắm khi…. “đời không như là tên”.
20 Tháng Ba 202110:11 CH(Xem: 12583)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 20219:34 CH(Xem: 8032)
Ở tuổi lên 9, Clara đủ khôn để biết đại dịch đã ảnh hưởng đến các em như thế nào, và những giọt nước mắt hạnh phúc được trở lại trường, sẽ theo em suốt quãng đời còn lại.
20 Tháng Ba 20217:38 CH(Xem: 10055)
Phụ nữ Việt Nam luôn luôn tự hào là hậu duệ con cháu của nhị nữ Trưng Vương, làm tốt mọi vai trò được giao phó.
20 Tháng Ba 20217:25 CH(Xem: 14600)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 20217:20 CH(Xem: 14807)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.
18 Tháng Ba 202110:16 CH(Xem: 12000)
Nền độc lập hoàn toàn tự chủ Sau gần hai thế kỷ gông xiềng Vẻ vang chiến thắng đầu tiên Nữ anh hùng kiệt lưu truyền ngàn sau
15 Tháng Ba 20218:11 CH(Xem: 9361)
Kiều Oanh cảm tác qua nhạc phẩm “Đừng Bao Giờ Hứa” Sáng tác: Lê Tín Hương Mời Quý Vị thưởng thức qua tiếng hát Kim Phụng
15 Tháng Ba 20211:27 SA(Xem: 11857)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức THU VỀ ĐÂU - Thơ: Tưởng Dung - Nhạc: Phạm Trung Trình bày: KaNa Ngọc Thúy
14 Tháng Ba 202112:43 SA(Xem: 5443)
Bốn mươi năm thủa đầu Công Nguyên Tô Định nhà Đông Hán tập quyền Áp bức Giao Châu, trăm họ Việt Hai bà Trưng Trắc, Nhị vùng lên
13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 8042)
Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu. Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão.
13 Tháng Ba 20219:35 CH(Xem: 7130)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
13 Tháng Ba 20214:11 CH(Xem: 16403)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.