Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG

01 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 14053)
GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
MÙA XUÂN LẠI TỚI,
 NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
 
Phạm Cao Dương
          
blank

          Nói chuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hải ngoại cách đây nhiều năm.  Tháng Giêng ở đây không phải là Tháng Giêng Cỏ Non của Nhà Văn Mai Thảo hay với cỏ non của Thi Hào Nguyễn Du với “Cỏ non xanh dợn chân trời” mà chỉ đơn giản là tháng Giêng như là một từ ngữ dùng trong tiếng Việt như là tháng đầu của mười hai tháng trong một năm.

          Chuyện bị mất tên, hay nhẹ hơn, bị đổi tên ngay từ ngày Việt Nam Tự Do không còn nữa ngày nay đã trở thành chuyện cũ.  Nhưng tất cả đã không biến mất mà đã trở thành trong hồi tưởng để bất chợt từ một cõi nào đó của tiềm thức trở về và sống động hơn bao giờ hết.  Có điều cần được để ý ở đây là bị đổi, bị mất hay bị bắt buộc đổi là do một thế lực từ bên ngoài tạo nên.  Người trong cuộc thì không bao giờ chấp nhận hay chỉ miễn cưỡng chấp nhận. Chuyện Tháng Giêng ở đây không nằm trong trường hợp này.  Sự mất tên hay đang trên đà bị mất tên của nó không do một kẻ thù nào hết mà do chính những người coi nó là thân thương tạo ra.

          Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế.  Trong số đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm.  Thay vì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một.  Lý do có lẽ vì khi viết thay vì viết chữ Giêng người ta dùng số 1 cho nhanh, gọn và tiện dụng.  Từ đó, tháng Chạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên không còn là tháng Mười Một nữa mà không rõ là tháng nào trong hai tháng, Giêng hay Mười Một.  Nhớ lại những bài học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Đình Phúc và Đỗ Thận soạn, xuất bản từ lâu dưới thời Pháp thuộc mà người thuộc thế hệ tôi hay lớn hơn tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:

                   Tháng Giêng ăn tết ở nhà….
hay:
 
                   Tháng Giêng là tháng ăn chơi
 
để kết thúc bằng: 
           
                        Tháng Một, Tháng Chạp nên công hoàn toàn.
 
mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra.  Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ, dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi.  Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngữ mình sử dụng.  Một thí dụ điển hình là người Mỹ, nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy.  Khi viết để cho tiện và không chính thức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai ... liên tục cho đến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ.  Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January, February ... December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số để thay thế.

          Thoáng đó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dõi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, tôi và quý bạn đọc, chúng ta đang ở  vào tháng Giêng của năm mới tây 2019, còn tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả, mà tôi nghĩ phần lớn là do lười biếng mà ra, như vậy nữa hay không.  Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này muốn dành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch mang nhiều ý nghĩa liên hệ tới truyền thống Việt Nam xưa hơn. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một “nỗi buồn tiếng Việt”.  Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị lu mờ, thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã.  Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gì thuộc một thời xưa cũ.

          Bây giờ nói tới chuyện mới.  Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từ hơn hơn hai chục năm trước.  Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Nam không còn nữa.  Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất chẳng có gì đáng hãnh diện, trái lại đầy bi thương này.  Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.  Tôi không nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xét của mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam.  Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng tế nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về một câu nói của đồng bào Miền Nam là vậy mà không phải vậy.   Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã không giải thích thêm.  Người nghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạo lực xâm chiến Miền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó.  Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên” khác với chữ “phải” ở Miền Bắc.  Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng đó là “tiếng của cán bộ”.  Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng, giờ này đã qua đời, và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần “ra vô thong thả” của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.  Nhân dịp nói tới tiếng của các cán bộ, tôi lại nhớ tới hai tiếng đội ngũ được dùng để gọi chung một tập thể nào đó như đội ngũ thanh niên, đội ngũ cán bộ, đội ngũ y tá, đội ngũ ký giả... và luôn cả đội ngũ trí thức.  Điều tôi cho là bất ổn ở đây là trí thức mà được xếp thành đội ngũ thì làm sao làm trí thức được.  Cũng vậy, người ta thường dùng hai tiếng “chức năng” cho mọi trường hợp mà không dùng hai  tiếng hữu trách: cơ quan chức năng, giới chức năng, thay vì cơ quan hữu trách, giới hữu trách..., từ đó các cán bộ của chế độ khi được trao nhiệm vụ chỉ lo cho chức năng, quyền hạn và nhất là quyền lợi của cá nhân và gia đình mình... mà không còn trách nhiệm nữa nên tha hồ lạm dụng địa vị, quyền thế của mình, vì có làm lỗi thì chỉ bị “điều” sang chỗ khác, có khi còn tốt hơn chỗ cũ nữa.  Còn biết bao nhiêu những từ ngữ khác như thành viên, tham quan, đăng ký, sâu sắc, tuyến đường, thập kỷ...Cái gì cũng thành viên dù còn có bao nhiêu từ ngữ khác như hội viên, đoàn viên, ủy viên, nhân viên.., rồi lúc nào cũng đăng ký thay vì nôm na ghi tên, ghi danh, để dành đăng ký cho những gì liên quan tới các sổ sách, sổ bộ của cơ quan công quyền nhằm lưu trữ lâu dài như đăng bộ...; đã đường lại còn tuyến, đường bộ, đường sắt, đường thủy là đủ rồi cần gì phải tuyến với tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, chưa kể tuyến và đường hoàn toàn khác nghĩa nhau.  Chưa hết, đã tuyến, đã đường lại còn trục: tuyến đường trục bắc nam, chưa kể tới sâu xa và sâu sắc, chất lượng và phẩm chất...

          Trở lại chuyện mùa xuân và tháng giêng.  Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câu thứ hai của bài này là:
                   Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...

          Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng.  Người ta đã mở hội  để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
                   Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
                   Đón tôi về xem hội ở làng bên...
                                  Đoàn Văn Cừ (Đám Hội)
 
          Những hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở ra với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta “trẩy” để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ “lễ” do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đám cho cả trăm hội ở khắp trong nước ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, ... hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, ... hội phủ như Hội Phủ Giầy... đến các hội làng. Tất cả đều là “hội”.  Không hề có hội lễ hay “lễ hội”.  Lý do rất đơn giản.  Đó là vì hội là mục đích chính và lễ là phụ. Người ta “trẩy hội” là để vui chơi, để xem hội. Còn lễ chỉ là cái cớ.  Có thì càng tốt mà không lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc.  Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng.  Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua cả thi ca, sau này là tiểu thuyết ....người ta cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này.  Nhưng đó là chuyện của quá khứ.  Sau một thời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị..., đã được mở lại.  Đây là một cố gắng đáng khích lệ.  Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần truyền thống Việt Nam của những biến cố đặc trưng cho  một nếp sống đã tồn tại từ  nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người ta đã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt.

          Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.  Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gì liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày.  Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn và ở một trình độ cao hơn, trong sinh hoạt trí thức, tâm linh..., người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng, êm tai và phong phú, của ngôn ngữ mà mình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễ chút nào trong khi chờ đợi một cơ quan có thẩm quyền vừa về chuyên môn, vừa có tính cách đại diên cho toàn thể dân tộc, một Hàn Lâm Viện Quốc Gia chẳng hạn.  Điều này ở Miền Nam thời trước năm 1975 người ta đã từng bắt đầu thực hiện với sự tồn tại của một ủy ban soạn thảo quy chế  cho viện này trong Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa do Linh Mục Cao Văn Luận, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế làm chủ tịch.  Buổi họp đầu tiên của ủy ban này rơi đúng vào một ngày sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và Linh Mục Luận, thay vì tuyên bố khai mạc buổi họp, đã buồn rầu thông báo tin không vui này cho mọi người hiện diện, trong đó có người viết bài này.  Tưởng cũng nên viết thêm là ngoài dự án thành lập Hàn Lâm Viện, ở Miền Nam còn có Ủy Ban Điển Chế Văn Tự thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà người viết cũng có chân trong ủy ban này.  Cách làm việc của ủy ban này gồm có hai phần.  Một phần do các nhà chuyên môn của các ngành học đảm trách, phần kia thuộc các vị túc nho lão thành tinh thông chữ Hán, chữ Việt và ngôn ngữ học như các giáo sư Nghiêm Toản, Lê Ngọc Trụ...  Hai bên hợp tác với nhau.  Một bên vì hiểu rõ về chuyên môn của mình nên có trách nhiệm tìm kiếm những chữ thích hợp trong tiếng Việt.  Bên kia có nhiệm vụ duyệt lại chữ Hán, chữ Việt và trên bình diện ngôn ngữ học có chính xác và hợp lý hay không.  Cũng vậy với các tiếng mượn từ tiếng Tầu hay tiếng Nhật, không phải tiếng nào cũng mượn đại cho nhanh việc, cho đỡ tốn tâm sức, thì giờ.  Bên cạnh Ủy Ban Điển Chế Văn Tự còn có các đại học lo phần riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu Việt hóa và hiện đại hóa chuyển ngữ ở bậc đại học thay thế cho tiếng Pháp.  Nên biết thêm là do thận trọng, ngay từ đầu qua tập Danh Từ Khoa Học của Học Giả Hoàng Xuân Hãn, người ta đã không dùng danh từ thuật ngữ để gọi các từ ngữ chuyên môn vì qua chữ thuật người ta nghĩ ngay đến xảo thuật, ma thuật, quỷ thuật, đến sự khéo léo để nhất thời đánh lừa tai, mắt mọi người, những gì thuộc phạm vi hữu hình bên ngoài mà người ta có thể thấy qua giác quan thay vì trí tuệ, tư duy, trừu tượng nằm sâu trong đầu óc, trong nội tâm con người; nói cách khác liên quan tới tôn giáo, triết học, khoa học... Một thí dụ là chữ “cảng” trong các danh từ nhập cảng và xuất cảng.  Chữ cảng không chỉ có nghĩa là cửa sông, cửa biển hay vũng biển nơi tàu bè có thể ra vào ẩn náu được mà còn có nghĩa là nơi đó phải được trang bị cho tầu bè có thể cập bến, có thể rỡ hàng, có kho chứa hàng, có cầu lên xuống cho hành khách, có cơ quan kiểm soát hàng hóa, hành khách và thu thuế... mà chữ khẩu không bao hàm những ý nghĩa cần phải có nếu ta muốn đối chiếu chữ này với chữ “port” trong tiếng Anh hay tiếng Pháp mà chữ “khẩu” không có.  Chính vì vậy mà chữ “cảng” còn được dùng để gọi những phi trường quốc tế như Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Tôi viết “Nhứt” với chữ “ư” chứ không với chữ “â” như ở thời Việt Nam Cộng Hòa và trước đó, mà ngay sau Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, do sự cao ngạo của những kẻ chiến thắng từ Miền Bắc vô.  Điều này người ta có thể phối kiểm được bằng cách so sánh tên chính của phi trường này trên các hình ảnh còn giữ được với tên hiện tại.  Nên nhớ tiếng “Nhứt” này có một thời được dùng để nhận diện người Bắc khi có phong trào phân biệt Nam, Bắc hồi giữa thập niên 1940, từ đó đã gây khó khăn cho những “người Bắc cũ”, những người đã vô Nam từ lâu, từ trước năm 1954.  Phi Cảng Tân Sơn Nhứt vì vậy đã được dùng thêm thay vì chỉ dùng Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Những người đã làm công việc đổi tên này vì phải chăng vì quá say mê chiến thắng đã không quan tâm đến hậu quả tâm lý của người Miền Nam, đã quên lời người xưa dạy là “Chửi cha không bằng pha tiếng”.  Vấn đề tuy nhiên còn cần phải được bàn thảo nhiều hơn nữa.  Chính vì vậy, như đã nói ở trên, trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, người ta không chỉ mới nghĩ tới mà đã bắt đầu thực hiện việc thành lập Hàn Lâm Viện qua một ủy ban thuộc Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục với Linh Mục Cao Văn Luận làm chủ tịch mà người viết có dịp tham gia.  Cái dễ thương của Miền Nam nằm ở đó.  Người ta vẫn chiến đấu và người ta vẫn xây dựng; người nào việc đó nghiêm chỉnh làm việc trong phạm vi riêng của mình.  Người lính làm việc của người lính, thày cô giáo làm việc của thày cô giáo; nhà văn, nhà thơ, người làm nhạc vẫn tha hồ sáng tạo. Miền  Nam nhờ đó vẫn đứng vững và vẫn phát triển về mọi phương diện, dù chỉ có hai mươi năm với những thành tích hiện tại ít ai có thể phủ nhận được.  Giáo dục và âm nhạc là hai thí dụ.  Điển hình là cho đến nay nói tới nhạc xuân, người ta vẫn không thấy một bài nào có thể sánh được chứ chưa nói  thay thế cho bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương và biết bao nhiêu ca khúc khác mà người ta gọi chung là Nhạc Vàng của một thời không còn nữa.  Cuộc sống vừa tôn trọng vai trò và những nguyên tắc cơ bản của lý trí vừa phong phú về tình cảm của Miền Nam, được thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt của con người, khiến cho vùng đất của tự do sau này, dù không còn nữa nhưng vẫn luôn luôn giữ được những giá trị riêng của nó, giống như những giá trị của văn minh Hy Lạp, La Mã của thế giới Tây Phương trước sự xâm nhập của các Rợ Phương Bắc.  Làn Gió Nam hiền hòa, mát mẻ vẫn phần nào đem lại những giờ phút thoải mái cho mọi người, thay thế cho những đợt gió bấc với những ngày mưa dầm ẩm ướt và lạnh lẽo, buốt tận xương mà cổ nhân ta, nếu người viết không nhớ lầm, Vua Lê Thánh Tông, đã một thời diễn tả:

                   May được nồm nam cơn gió thổi,
                   Đàn ta, ta gẩy khúc nam nghe.
 
hay sau này, dưới thời Trịnh Nguyễn, Tây Sơn:
 
                   Lậy trời cho cả gió nồm,
                   Cho thuyền Chúa Nguyễn căng buồm thẳng ra.
 
                            Phạm Cao Dương
                        (Quận Cam, những ngày gió lạnh cuối năm 2018)


Nguồn: https://vietbao.com/a289125/mua-xuan-lai-toi-noi-chuyen-thang-gieng
27 Tháng Mười 201712:32 CH(Xem: 26743)
Nghe Thu mưa đổ tiếng buồn, Niềm thương, nỗi nhớ cội nguồn biết bao? Muốn về chẳng được, làm sao? Nhớ Thu Hà Nội ngày nào tuổi xanh.
27 Tháng Mười 201712:24 CH(Xem: 10407)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
21 Tháng Mười 201712:09 CH(Xem: 20619)
Hãy yên lòng nghe anh. Hãy trở về nơi mình sẽ đến với một tâm hồn tự tại, thanh thản. Em chấp tay cầu nguyện. Em nhắm mắt lại và gọi tên anh. Lạy đức A Di Đà hãy tiếp dẫn hương linh anh về nơi an bình nhất.
21 Tháng Mười 201711:48 SA(Xem: 22760)
Trong chiều thu lạnh và mưa. Buồn vui chia sẻ với "người trò xưa". Lời naò diễn tả cho vừa. Đôi dòng lệ nhỏ tiễn đưa Trai về.
20 Tháng Mười 201710:42 CH(Xem: 16222)
Nhân 49 ngày cùa NQK14 Phạm Kim Phi Hùng (OCT 24 2017), và NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân (OCT 29 2017) xin mượn bài này kèm theo lời thành tâm cầu nguyện đưa hai ông anh NQ về hư không)
20 Tháng Mười 201710:24 CH(Xem: 20137)
Từ em bỏ xứ ra đi Phố buồn ngả ánh trăng khuya rã rời Em đi bỏ lại nụ cười Đỏ lòng hoa phượng nắng rơi bên đường
20 Tháng Mười 20176:54 CH(Xem: 42451)
Ta sẽ theo mây về với gió ngàn. Chút tro thân xác gửi thế gian. Biển rộng, trời xanh bay khắp chốn Hồn ta theo Phật. Ánh đạo vàng.
20 Tháng Mười 201712:34 CH(Xem: 19782)
Hôm nay đón mùa Thu hoan hỉ Trời tháng Mười, hoa cúc đầy sân Thu nơi đây, xinh đẹp lạ thường Rừng xanh ngát, ngả màu vàng thắm
20 Tháng Mười 201712:29 CH(Xem: 18665)
Làm sao gom hết lá vàng Đem về sưởi ấm cho Nàng được vui Đêm thâu Nàng mãi bùi ngùi Mai cây trụi lá cành xui hững hờ Còn gì đâu để mộng mơ?!
20 Tháng Mười 201712:15 CH(Xem: 20295)
Mùa Thu trở lại rộn ràng, Một năm xa cách vắng Nàng đã lâu. Đợi Nàng thức suốt canh thâu, Chim bay cá lặn, Thu đâu hỡi Trời?
20 Tháng Mười 201712:01 CH(Xem: 8762)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
19 Tháng Mười 201712:28 SA(Xem: 17353)
Mùa về gió bão mưa tuôn Nổi đau chồng chất nỗi buồn bám đeo Thương thay họa kiếp dân nghèo Mỗi Mùa Mưa Bão gieo neo phận người...
14 Tháng Mười 201711:50 CH(Xem: 10449)
Dù thành đạt, danh vọng hay bình thường yên ả, dù ở trong nước hay nước ngoài đều nhớ về mái ấm Ngô Quyền với bao hoài niệm đẹp -
14 Tháng Mười 201712:01 SA(Xem: 17455)
Chẳng duyên sao vẫn nợ nhau! Để em nhớ mãi những câu giao tình Dệt vần thơ mộng hương trinh Đắm say trong giấc mơ tình ái ân
13 Tháng Mười 201711:33 CH(Xem: 13082)
Vì vậy tôi tin dù Nai Bạch Mã đã lìa rừng trước, nhưng Sói Trầm Lặng còn ở lại chắc chắn không cô đơn…
13 Tháng Mười 20171:54 CH(Xem: 20870)
Đôi khi ta thoáng gặp nhau Mà như đã gặp ở đâu xa rồi Như là sóng vỗ trùng khơi Cát vàng đã ngấm những lời yêu thương
13 Tháng Mười 20171:45 CH(Xem: 30491)
Em qua phố vắng ngùi trông Mưa Chiều Thứ Bảy lạnh nồng gió reo Buồn ơi, lá chết bay theo Hôn tình mưa đổ vòng vèo lá rơi.
13 Tháng Mười 20171:35 CH(Xem: 21487)
Không thấy Nàng Thu nở nụ cười, Mắt buồn rười rượi nét đăm chiêu. Có phải sầu tình muôn thuở trước? Hay nặng lòng ai? Mãi ưu tư!
13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8300)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
10 Tháng Mười 20176:45 CH(Xem: 22118)
Hạnh phúc biết bao nhiêu, khi lớp đàn em của tôi tiếp tục nối dài truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của gia đình trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa,
10 Tháng Mười 20176:38 CH(Xem: 18111)
Dặn lòng đừng nghĩ chi chi!!! Cô đơn cũng mặc, mắc gì nhớ em...Lang thang ngược chuyến tàu đêm, Ôm hai tai chặt, chẳng thèm lắng nghe.
09 Tháng Mười 201711:23 SA(Xem: 23242)
Chiều Thu hiu hắt mưa mù, Giỗ đầu tưởng nhớ mặc dù ở đâu! Tình yêu sẽ chẳng chìm sâu, Bạn xưa, trò cũ bạc đầu nhớ nhau…
08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19482)
Nhân ngày giỗ đầu_Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo: Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !
07 Tháng Mười 201711:46 CH(Xem: 9731)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 201711:38 CH(Xem: 17588)
Nhưng những người bạn cũ, bạn cùng khóa, cùng lớp của chúng tôi tình bạn sẽ không thay đổi và luôn nhớ đến nhau.
06 Tháng Mười 201710:39 CH(Xem: 22061)
Trung Thu Trăng Sáng Rạng Ngời Đèn đêm dạ hội lã lơi Cung Hằng Chú Cuội ngủ giấc mơ trăng Trăng thu tháng tám mỗi năm lần về...
06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16050)
Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ sự, từ bỏ của tất cả...
06 Tháng Mười 20175:41 CH(Xem: 15180)
ánh trăng Thu năm nay đẹp quá. Trời trong xanh, trăng trên cao vằng vặc tỏa sáng góc vườn sau, chiếu lung linh trên những chậu cúc nở hoa vàng rực rỡ.
06 Tháng Mười 201712:54 CH(Xem: 22164)
Hôm nay Thu, lành lạnh heo may về, Chạnh lòng, thương nhớ những tình quê. Những người năm ấy, còn hay mất?! Cảm xúc nào dâng? Buồn lê thê...!
06 Tháng Mười 201712:49 CH(Xem: 24838)
Người lính của tôi đã nằm xuống Bỏ lại trần gian xác thân này Không đớn đau, không u uất mỗi ngày Và lặng lẽ trở về cát bụi.
06 Tháng Mười 201712:43 CH(Xem: 24758)
Buồn nào hơn được buồn này? Bài thơ Ta viết đêm nay u tình. Đời người ai cũng tử sinh, Nghe tin Em mất sao mình lệ rơi.
05 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11345)
Trung thu ngồi nhớ ngày xưa Chiếc lồng đèn cũ cũng vừa lướt qua Ngẩn ngơ ngồi ước giá mà Ta đừng khôn lớn chỉ là trẻ con...
01 Tháng Mười 20173:48 SA(Xem: 20130)
Thôi, em không chờ anh nữa Vì sợ nắng thắp chưa đầy Những sợi nắng thu vàng thiếu phụ vội vàng qua Ai sẽ ru em níu kéo xuân thì...
01 Tháng Mười 20173:27 SA(Xem: 15261)
Để ba mươi sáu năm sau gặp lại – trong hai hoàn cảnh cũng xa lắc xa lơ – nhưng tình bạn tôi và Thanh Châu vẫn không có khoảng cách.
01 Tháng Mười 20173:07 SA(Xem: 16802)
Cuộc đời như một sân khấu rộng lớn, mà ai cũng đều có một vai tham dự, và vào vai nào thì có ai được chọn? Như người đàn ông gục chết chẳng ngờ kia, sao chọn vai chi cho ông mà buồn đến vậy?
01 Tháng Mười 20172:56 SA(Xem: 17767)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Ngô Thụy Miên & CHIỀU VÀNG --Nguyễn Văn Khánh Lê Dung & Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Mười 20172:30 SA(Xem: 15401)
Hãy gắng lên ông xã. Mọi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục. Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã.
29 Tháng Chín 20172:26 CH(Xem: 21574)
Thùng thình trống hội múa lân Thùng thùng trống nhịp gõ lần hội vui Con lân say trống thậm thùi Đưa tay phá cổ ngọt bùi trung thu...
29 Tháng Chín 20171:57 CH(Xem: 24222)
Hè đi Hè đến cũng mau, Hết mưa trời nắng trước sau hai mùa. Cười lên, ca hát vui đùa, Đón Thu vàng tới, tiễn mùa Hè qua.
29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19668)
Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông. Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG. Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.
29 Tháng Chín 201710:00 SA(Xem: 22533)
Ngày về, cứ ngỡ rồi sẽ sang, Lời hứa, ngờ đâu đã lỡ làng! Thu về lạnh lẽo, đông càng buốt! Lẻo đẻo một mình... mãi lang thang!
28 Tháng Chín 201710:06 SA(Xem: 37617)
Trong lòng tôi đẹp nhất những đêm trăng. Ánh sáng lung linh tuyệt vời tạo hóa Những huyền thoại bị lột tàn phá, Chỉ làm cuộc đời thêm trần trụi, xấu xa.
23 Tháng Chín 20177:20 CH(Xem: 24026)
Thấy không anh mùa thu nên thơ quá Mau trở về kịp ngắm lá trở vàng Kịp đi giữa đường trăng lai láng đổ Kẻo suốt cuộc đời cứ mãi hoang mang.
23 Tháng Chín 201712:45 SA(Xem: 19459)
Trái đất này tròn (?!) và thế giới này thật nhỏ bé – Nếu hữu “duyên” sẽ có một ngày, gia đình tôi được trùng phùng cùng anh Dũng…
22 Tháng Chín 201711:47 CH(Xem: 18712)
Lòng rộn ràng hôm nay đón Thu sang Nhìn bầy trẻ hân hoan vào lớp học Hồi tưởng lại thời vàng son thơ mộng Mà giờ đây đã vời vợi xa bay
22 Tháng Chín 201710:37 CH(Xem: 21997)
Nếu, nếu thực sự có kiếp nầy và kiếp sau, tôi cầu nguyện cho anh tôi mãn nguyện tất cả hoài bão anh có từ kiếp anh mới vừa buông tay sang kiếp mới nhẹ nhàng sáng sủa.
22 Tháng Chín 20173:11 CH(Xem: 18708)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 20172:51 CH(Xem: 38356)
Sinh ra trong cỏi người ta May nhờ rủi chịu cũng là phước căn Ai ai cũng có duyên phần Do thiên tạo định lượt lần nghiệp duyên.
22 Tháng Chín 20172:30 CH(Xem: 23425)
Nhớ thương khóc để vơi sầu, Đôi mình xa cách theo màu thời gian. Bạn vàng vĩnh biệt thế gian, Tiếc thương khôn tả, ly tan đâu ngờ.
22 Tháng Chín 20171:46 CH(Xem: 24373)
Con đường nào? dừng lại bước đi! Bịn rịn chia tay, chẳng nói gì! Nàng đã khuất dần...trong tuyết mỏng... Thức giấc, mãi còn luống bận suy...!
22 Tháng Chín 20171:40 CH(Xem: 24160)
Con đường dài tấp nập. Sao mình lại trống không. Thương một người ở lại. Đêm chắc dài mênh mông.
17 Tháng Chín 20177:48 SA(Xem: 18374)
tất cả rồi sẽ qua, rồi sẽ quên chỉ còn chút hình ảnh và chử viết được thu góp về 1 nơi dành cho những ai muốn tìm https://sites.google.com/site/nguyengocxuan/
17 Tháng Chín 20177:43 SA(Xem: 18024)
đây là bài viết trên FB Mai Chu về NNX trước ngày bạn qua đời https://www.facebook.com/1948MaichU/posts/1463654173727773
16 Tháng Chín 20177:31 SA(Xem: 17088)
Chỉ vài năm ngắn ngủi quen biết anh qua những cánh điện thư. Dù sống cách nhau nửa vòng trái đất nhưng anh đã để lại trong lòng tôi tình anh em đồng môn thật gắn bó.
16 Tháng Chín 20173:56 SA(Xem: 11531)
Tưởng Nhớ NGUYỄN NGỌC XUÂN 1 tấm lòng, 1 cây viết tích cực trên trang nhà NGÔ QUYỀN
16 Tháng Chín 20173:36 SA(Xem: 19334)
Anh Xuân ơi, Không ai chọn được nơi ta sinh và chọn nơi ta ở, cũng không ai đếm được ta sống được bao năm và ta cười khóc bao lần?
15 Tháng Chín 201710:51 CH(Xem: 18051)
Tưởng niệm tám lần Thu vắng anh Tám năm Ngày Giỗ thoáng qua nhanh Âm, dương cách biệt lòng đau thắt Anh đã đơn thân bước độc hành
15 Tháng Chín 20178:01 CH(Xem: 14888)
Như một lời từ giã, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi trôi mãi... như những người bạn đã ra đi ...bỏ lại con đò...
15 Tháng Chín 20173:41 CH(Xem: 16128)
Từ California, xin chân thành thắp nén hương lòng hướng về Toronto và Đà Nẵng, cầu mong hai anh được thanh thản ở thế giới bên kia.
15 Tháng Chín 20171:01 CH(Xem: 22569)
Vi vu tiếng sáo đêm trường, Trăng Thu sáng tỏ phố phường lặng im. Kỷ niệm xưa mãi trong tim, Bốn mươi năm lẻ im lìm qua mau.
15 Tháng Chín 20176:58 SA(Xem: 21187)
Em cười đôi má hây hây Gót sen nhí nhảnh, cỏ cây giật mình Người về bến vắng buồn tênh Tre buồn rũ xuống cho mềm nhớ nhung.
14 Tháng Chín 20171:12 CH(Xem: 20338)
Nhớ thương lại gọi 'Mình ơi' Xin gió hãy chuyển đến người tôi yêu Tháng chín đến nhớ thương nhiều Một trời kỷ niệm nghìn điều bâng khuâng...
14 Tháng Chín 20171:09 CH(Xem: 27628)
Gối đầu tường đá xanh rêu Mơ trăng cổ độ phập phều hồn đau Xa em từ độ Thu nào Gác tay đỉnh nhớ gió trao tình buồn.
09 Tháng Chín 201710:59 CH(Xem: 16438)
Thu lại sắp về! Tôi nghe lòng mình lăng lắng rơi theo con nắng ngoài kia đang nhạt dần, lòng chợt im như một nốt lặng trầm,
09 Tháng Chín 20178:29 SA(Xem: 22243)
Vu Lan hoa trắng muốt lòng Trắng như lòng mẹ sáng trong một đời Dãi dầm mưa nắng sương rơi Gian nan vất vả dưỡng nuôi con mình
09 Tháng Chín 201712:08 SA(Xem: 19534)
Để rồi Phạm Kim Phi Hùng cũng chọn một ngày đầu thu ngủ giấc thiên thu, đặt dấu chấm hết cho hành trình xuôi ngược đời người…
08 Tháng Chín 201711:38 CH(Xem: 15126)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Cánh Hoa Duyên Kiếp" - Nhạc Đoàn Chuẩn-Từ Linh - Ca sĩ: Lan Ngọc Kiều Oanh thực hiện youtube
08 Tháng Chín 201710:42 CH(Xem: 25506)
Hai hàng hoa ngọt ngào lời mẹ gọi Xanh xanh màu cây lá ấm tình cha Thiên đường ấy rất gần không xa lạ Thuở nồng nàn chan chứa những niềm yêu.
08 Tháng Chín 201710:38 CH(Xem: 21541)
Mỗi năm tháng bảy mùa chay Báo ân hiếu đạo ơn dày Mẹ Cha Phổ hiền Phật tự di đà Vắng Cha mất Mẹ bông hoa trắng cài...
08 Tháng Chín 20179:27 CH(Xem: 22753)
Hoa đỏ , mang về tặng Mẹ yêu , Hạnh phúc bên nhau, thật mỹ miều Hoa trắng, mang đi ...buồn lặng lẽ.! Mộ chí Mẹ nằm, quá quạnh hiu !
08 Tháng Chín 20178:43 CH(Xem: 19281)
Vĩnh biệt má yêu kính nhân từ của con. Con không khóc được dù con thương và yêu kính má vô cùng.
08 Tháng Chín 20178:37 CH(Xem: 19619)
... Con sẽ về bên cạnh má và sẽ có cây phương vĩ, nơi hai mẹ con mình sẽ gặp lại. Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau.
08 Tháng Chín 20171:17 CH(Xem: 19832)
Em là đốm lửa đêm đông, Đem yêu thương để tô hồng ước ao. Chiều đang dần tối buồn sao? Từng giờ ngóng đợi khát khao gặp người.
08 Tháng Chín 20171:00 CH(Xem: 9567)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 20179:01 SA(Xem: 36671)
Nhìn đóa hoa hồng trắng ngậm ngùi Con nhớ Ngoại đã lâu rồi khuất bóng Tháng bảy về với nỗi niềm lắng đọng Vần thơ buồn nhớ Ngoại khóc rưng rưng
03 Tháng Chín 20178:32 SA(Xem: 17665)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
03 Tháng Chín 201712:21 SA(Xem: 18938)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Đại Lễ Vu Lan (2017) Bên Thềm Trăng Sáng & Lá Thư Gửi Mẹ (Hà Thanh & Lệ Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Chín 20174:34 CH(Xem: 25594)
Vu Lan năm nay, hoa trắng cài lên áo. Mẹ mất rồi. Tôi thành kẻ mồ côi. Lần đầu tiên đi chùa, chỉ một mình thôi Con cầu nguyện. Mẹ vãng sinh Cực Lạc Quốc.
01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16319)
Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ
01 Tháng Chín 201710:23 CH(Xem: 20316)
Em xưa xinh đẹp như hoa Buông làn tóc xõa mượt mà dễ thương Bước chân tha thướt con đường Gió bay ngan ngát mùi hương dịu dàng
01 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 24002)
Chuyện xưa kể lại rằng: Một đêm buồn... không gió trăng. Hai mẹ con trong căn lều nhỏ, Con tuổi còn thơ, mẹ già đang bịnh trầm kha.
01 Tháng Chín 20171:51 CH(Xem: 21892)
Ngày rằm tháng Bảy lễ Vu Lan Báo hiếu tứ ân đến đạo tràng Nghĩa Mẹ ơn Cha còn tại thế Nguyện cầu chư Phật độ bình an
01 Tháng Chín 20171:45 CH(Xem: 17436)
Làm con đạo hiếu trầm tư Mục Liên cứu Mẹ ngục tù cỏi xa Vô vi giữa chốn ta bà Nam Mô cứu khổ hằng sa vong hồn...
01 Tháng Chín 20171:38 CH(Xem: 22944)
Bà ru Ta ngủ ngày thơ, Mẹ Ta mất sớm bơ vơ một mình. Trẻ mồ côi thật tội tình, Đầu đường xó chợ, sân đình lang thang.
01 Tháng Chín 20171:31 CH(Xem: 8315)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
26 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 17323)
Cám ơn tác giả Dương Quân đã cho tôi và những đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng đọc qua, cùng thưởng thức bài thơ hay, chứa chan tình cảm.
26 Tháng Tám 201711:04 SA(Xem: 26614)
Vì sao Ta ở nơi đây? Lạ người lạ cảnh sao khuây nhớ nhà. Nhớ về Quê Mẹ thiết tha, Xóm làng, phố cũ giờ Ta xa vời.
25 Tháng Tám 201711:20 CH(Xem: 22542)
Con đường em đi nhiều gai góc quanh co. Nhưng đứng vững nhờ các con hiếu thảo. Em chấp tay. Xin trời ngừng giông bão. Vì tuổi đã già không chịu nỗi nữa anh ơi!
25 Tháng Tám 201710:58 CH(Xem: 20975)
Sinh mạng và cuộc sống mỗi người đã được ơn trên sắp đặt. Mong tất cả khó khăn sẽ được giải quyết và đi đến những điều tốt đẹp nhất. Hy vọng vẫn là điểm tựa cho con người, để mình còn có chút niềm vui.
25 Tháng Tám 201712:25 CH(Xem: 14047)
Đời người ngắn ngủi vô thường Nói năng cẩn trọng, nhúng nhường mọi khi Đường trần khúc khuỷu, thịnh suy Không ganh đua chớ so bì thiệt hơn
25 Tháng Tám 201712:22 CH(Xem: 26420)
Hoa nào nở cũng héo tàn thôi Rực rỡ hoa xuân ngát đất trời Xuân đi hạ đến mai đào rụng Phượng đỏ hạ đi cũng úa rơi
25 Tháng Tám 201712:17 CH(Xem: 18699)
Mưa... Có lạ gì đâu! Cớ sao ru mãi điệu cung sầu! Đánh thức bao lòng thêm tê tái, Lạnh lùng, rét mướt những đêm thâu.
25 Tháng Tám 201712:15 SA(Xem: 9815)
Sáng nay mặt trời dậy muộn Hơi sương đồi núi mơ màng Heo may vờn qua kẽ lá Mi cong, dường như thu sang Ngọn núi Châu Thới, Bửu Long Lơi lơi…một khúc chuông đồng
24 Tháng Tám 201711:03 CH(Xem: 20970)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc Tình Mẹ (Mùa Vu Lan, 2017) MẸ TÔI - Nhị Hà - Hoàng Oanh Trình bày, TÌNH MẸ - Lam Phương - Thanh Thúy trình bày
24 Tháng Tám 201710:49 CH(Xem: 19666)
Ba mươi năm, có lần sau!! Tám năm nắng hạn mưa rào đủ không? Nhìn lên tóc trắng phiêu bồng Cuộc đời dâu bể, tình không đổi dời.
19 Tháng Tám 201710:31 CH(Xem: 22762)
Năm mươi năm trước, chừng như cũ Chuyện những ngày đầu mới gặp nhau Đọc lại bài thơ, thương quá đỗi Bậu ơi! Giờ bậu ở phương nào?
19 Tháng Tám 201710:20 CH(Xem: 25309)
Câu thơ thắp nến lung linh Soi ngôi trường cũ nghĩa tình sáng trong Qua sông nhớ nhịp cầu sông Qua trường là ngọn gió lồng lộng thương
19 Tháng Tám 201710:15 CH(Xem: 19410)
Hoa lá cười trên đường ta gặp gỡ Câu chuyện vui theo đến cả mọi người Nắng vàng chan trên ngọn chuối xanh tươi Tự hỏi Bạn là người từ đâu đến?
19 Tháng Tám 20178:25 CH(Xem: 16762)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?
19 Tháng Tám 20172:12 SA(Xem: 22711)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức. Liên khúc nhạc Trần Thiện Thanh: "Chuyện Tình TT Kh. - Hai Sắc Hoa Ti Gôn. Ca sĩ: Như Mai-Ngọc Lan & Trung Chỉnh.... Kiều Oanh thực hiện youtube