Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG

01 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 14028)
GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
MÙA XUÂN LẠI TỚI,
 NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
 
Phạm Cao Dương
          
blank

          Nói chuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hải ngoại cách đây nhiều năm.  Tháng Giêng ở đây không phải là Tháng Giêng Cỏ Non của Nhà Văn Mai Thảo hay với cỏ non của Thi Hào Nguyễn Du với “Cỏ non xanh dợn chân trời” mà chỉ đơn giản là tháng Giêng như là một từ ngữ dùng trong tiếng Việt như là tháng đầu của mười hai tháng trong một năm.

          Chuyện bị mất tên, hay nhẹ hơn, bị đổi tên ngay từ ngày Việt Nam Tự Do không còn nữa ngày nay đã trở thành chuyện cũ.  Nhưng tất cả đã không biến mất mà đã trở thành trong hồi tưởng để bất chợt từ một cõi nào đó của tiềm thức trở về và sống động hơn bao giờ hết.  Có điều cần được để ý ở đây là bị đổi, bị mất hay bị bắt buộc đổi là do một thế lực từ bên ngoài tạo nên.  Người trong cuộc thì không bao giờ chấp nhận hay chỉ miễn cưỡng chấp nhận. Chuyện Tháng Giêng ở đây không nằm trong trường hợp này.  Sự mất tên hay đang trên đà bị mất tên của nó không do một kẻ thù nào hết mà do chính những người coi nó là thân thương tạo ra.

          Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế.  Trong số đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm.  Thay vì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một.  Lý do có lẽ vì khi viết thay vì viết chữ Giêng người ta dùng số 1 cho nhanh, gọn và tiện dụng.  Từ đó, tháng Chạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên không còn là tháng Mười Một nữa mà không rõ là tháng nào trong hai tháng, Giêng hay Mười Một.  Nhớ lại những bài học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Đình Phúc và Đỗ Thận soạn, xuất bản từ lâu dưới thời Pháp thuộc mà người thuộc thế hệ tôi hay lớn hơn tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:

                   Tháng Giêng ăn tết ở nhà….
hay:
 
                   Tháng Giêng là tháng ăn chơi
 
để kết thúc bằng: 
           
                        Tháng Một, Tháng Chạp nên công hoàn toàn.
 
mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra.  Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ, dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi.  Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngữ mình sử dụng.  Một thí dụ điển hình là người Mỹ, nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy.  Khi viết để cho tiện và không chính thức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai ... liên tục cho đến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ.  Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January, February ... December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số để thay thế.

          Thoáng đó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dõi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, tôi và quý bạn đọc, chúng ta đang ở  vào tháng Giêng của năm mới tây 2019, còn tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả, mà tôi nghĩ phần lớn là do lười biếng mà ra, như vậy nữa hay không.  Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này muốn dành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch mang nhiều ý nghĩa liên hệ tới truyền thống Việt Nam xưa hơn. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một “nỗi buồn tiếng Việt”.  Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị lu mờ, thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã.  Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gì thuộc một thời xưa cũ.

          Bây giờ nói tới chuyện mới.  Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từ hơn hơn hai chục năm trước.  Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Nam không còn nữa.  Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất chẳng có gì đáng hãnh diện, trái lại đầy bi thương này.  Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.  Tôi không nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xét của mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam.  Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng tế nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về một câu nói của đồng bào Miền Nam là vậy mà không phải vậy.   Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã không giải thích thêm.  Người nghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạo lực xâm chiến Miền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó.  Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên” khác với chữ “phải” ở Miền Bắc.  Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng đó là “tiếng của cán bộ”.  Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng, giờ này đã qua đời, và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần “ra vô thong thả” của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.  Nhân dịp nói tới tiếng của các cán bộ, tôi lại nhớ tới hai tiếng đội ngũ được dùng để gọi chung một tập thể nào đó như đội ngũ thanh niên, đội ngũ cán bộ, đội ngũ y tá, đội ngũ ký giả... và luôn cả đội ngũ trí thức.  Điều tôi cho là bất ổn ở đây là trí thức mà được xếp thành đội ngũ thì làm sao làm trí thức được.  Cũng vậy, người ta thường dùng hai tiếng “chức năng” cho mọi trường hợp mà không dùng hai  tiếng hữu trách: cơ quan chức năng, giới chức năng, thay vì cơ quan hữu trách, giới hữu trách..., từ đó các cán bộ của chế độ khi được trao nhiệm vụ chỉ lo cho chức năng, quyền hạn và nhất là quyền lợi của cá nhân và gia đình mình... mà không còn trách nhiệm nữa nên tha hồ lạm dụng địa vị, quyền thế của mình, vì có làm lỗi thì chỉ bị “điều” sang chỗ khác, có khi còn tốt hơn chỗ cũ nữa.  Còn biết bao nhiêu những từ ngữ khác như thành viên, tham quan, đăng ký, sâu sắc, tuyến đường, thập kỷ...Cái gì cũng thành viên dù còn có bao nhiêu từ ngữ khác như hội viên, đoàn viên, ủy viên, nhân viên.., rồi lúc nào cũng đăng ký thay vì nôm na ghi tên, ghi danh, để dành đăng ký cho những gì liên quan tới các sổ sách, sổ bộ của cơ quan công quyền nhằm lưu trữ lâu dài như đăng bộ...; đã đường lại còn tuyến, đường bộ, đường sắt, đường thủy là đủ rồi cần gì phải tuyến với tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, chưa kể tuyến và đường hoàn toàn khác nghĩa nhau.  Chưa hết, đã tuyến, đã đường lại còn trục: tuyến đường trục bắc nam, chưa kể tới sâu xa và sâu sắc, chất lượng và phẩm chất...

          Trở lại chuyện mùa xuân và tháng giêng.  Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câu thứ hai của bài này là:
                   Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...

          Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng.  Người ta đã mở hội  để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
                   Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
                   Đón tôi về xem hội ở làng bên...
                                  Đoàn Văn Cừ (Đám Hội)
 
          Những hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở ra với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta “trẩy” để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ “lễ” do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đám cho cả trăm hội ở khắp trong nước ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, ... hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, ... hội phủ như Hội Phủ Giầy... đến các hội làng. Tất cả đều là “hội”.  Không hề có hội lễ hay “lễ hội”.  Lý do rất đơn giản.  Đó là vì hội là mục đích chính và lễ là phụ. Người ta “trẩy hội” là để vui chơi, để xem hội. Còn lễ chỉ là cái cớ.  Có thì càng tốt mà không lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc.  Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng.  Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua cả thi ca, sau này là tiểu thuyết ....người ta cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này.  Nhưng đó là chuyện của quá khứ.  Sau một thời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị..., đã được mở lại.  Đây là một cố gắng đáng khích lệ.  Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần truyền thống Việt Nam của những biến cố đặc trưng cho  một nếp sống đã tồn tại từ  nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người ta đã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt.

          Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.  Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gì liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày.  Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn và ở một trình độ cao hơn, trong sinh hoạt trí thức, tâm linh..., người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng, êm tai và phong phú, của ngôn ngữ mà mình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễ chút nào trong khi chờ đợi một cơ quan có thẩm quyền vừa về chuyên môn, vừa có tính cách đại diên cho toàn thể dân tộc, một Hàn Lâm Viện Quốc Gia chẳng hạn.  Điều này ở Miền Nam thời trước năm 1975 người ta đã từng bắt đầu thực hiện với sự tồn tại của một ủy ban soạn thảo quy chế  cho viện này trong Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa do Linh Mục Cao Văn Luận, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế làm chủ tịch.  Buổi họp đầu tiên của ủy ban này rơi đúng vào một ngày sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và Linh Mục Luận, thay vì tuyên bố khai mạc buổi họp, đã buồn rầu thông báo tin không vui này cho mọi người hiện diện, trong đó có người viết bài này.  Tưởng cũng nên viết thêm là ngoài dự án thành lập Hàn Lâm Viện, ở Miền Nam còn có Ủy Ban Điển Chế Văn Tự thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà người viết cũng có chân trong ủy ban này.  Cách làm việc của ủy ban này gồm có hai phần.  Một phần do các nhà chuyên môn của các ngành học đảm trách, phần kia thuộc các vị túc nho lão thành tinh thông chữ Hán, chữ Việt và ngôn ngữ học như các giáo sư Nghiêm Toản, Lê Ngọc Trụ...  Hai bên hợp tác với nhau.  Một bên vì hiểu rõ về chuyên môn của mình nên có trách nhiệm tìm kiếm những chữ thích hợp trong tiếng Việt.  Bên kia có nhiệm vụ duyệt lại chữ Hán, chữ Việt và trên bình diện ngôn ngữ học có chính xác và hợp lý hay không.  Cũng vậy với các tiếng mượn từ tiếng Tầu hay tiếng Nhật, không phải tiếng nào cũng mượn đại cho nhanh việc, cho đỡ tốn tâm sức, thì giờ.  Bên cạnh Ủy Ban Điển Chế Văn Tự còn có các đại học lo phần riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu Việt hóa và hiện đại hóa chuyển ngữ ở bậc đại học thay thế cho tiếng Pháp.  Nên biết thêm là do thận trọng, ngay từ đầu qua tập Danh Từ Khoa Học của Học Giả Hoàng Xuân Hãn, người ta đã không dùng danh từ thuật ngữ để gọi các từ ngữ chuyên môn vì qua chữ thuật người ta nghĩ ngay đến xảo thuật, ma thuật, quỷ thuật, đến sự khéo léo để nhất thời đánh lừa tai, mắt mọi người, những gì thuộc phạm vi hữu hình bên ngoài mà người ta có thể thấy qua giác quan thay vì trí tuệ, tư duy, trừu tượng nằm sâu trong đầu óc, trong nội tâm con người; nói cách khác liên quan tới tôn giáo, triết học, khoa học... Một thí dụ là chữ “cảng” trong các danh từ nhập cảng và xuất cảng.  Chữ cảng không chỉ có nghĩa là cửa sông, cửa biển hay vũng biển nơi tàu bè có thể ra vào ẩn náu được mà còn có nghĩa là nơi đó phải được trang bị cho tầu bè có thể cập bến, có thể rỡ hàng, có kho chứa hàng, có cầu lên xuống cho hành khách, có cơ quan kiểm soát hàng hóa, hành khách và thu thuế... mà chữ khẩu không bao hàm những ý nghĩa cần phải có nếu ta muốn đối chiếu chữ này với chữ “port” trong tiếng Anh hay tiếng Pháp mà chữ “khẩu” không có.  Chính vì vậy mà chữ “cảng” còn được dùng để gọi những phi trường quốc tế như Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Tôi viết “Nhứt” với chữ “ư” chứ không với chữ “â” như ở thời Việt Nam Cộng Hòa và trước đó, mà ngay sau Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, do sự cao ngạo của những kẻ chiến thắng từ Miền Bắc vô.  Điều này người ta có thể phối kiểm được bằng cách so sánh tên chính của phi trường này trên các hình ảnh còn giữ được với tên hiện tại.  Nên nhớ tiếng “Nhứt” này có một thời được dùng để nhận diện người Bắc khi có phong trào phân biệt Nam, Bắc hồi giữa thập niên 1940, từ đó đã gây khó khăn cho những “người Bắc cũ”, những người đã vô Nam từ lâu, từ trước năm 1954.  Phi Cảng Tân Sơn Nhứt vì vậy đã được dùng thêm thay vì chỉ dùng Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Những người đã làm công việc đổi tên này vì phải chăng vì quá say mê chiến thắng đã không quan tâm đến hậu quả tâm lý của người Miền Nam, đã quên lời người xưa dạy là “Chửi cha không bằng pha tiếng”.  Vấn đề tuy nhiên còn cần phải được bàn thảo nhiều hơn nữa.  Chính vì vậy, như đã nói ở trên, trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, người ta không chỉ mới nghĩ tới mà đã bắt đầu thực hiện việc thành lập Hàn Lâm Viện qua một ủy ban thuộc Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục với Linh Mục Cao Văn Luận làm chủ tịch mà người viết có dịp tham gia.  Cái dễ thương của Miền Nam nằm ở đó.  Người ta vẫn chiến đấu và người ta vẫn xây dựng; người nào việc đó nghiêm chỉnh làm việc trong phạm vi riêng của mình.  Người lính làm việc của người lính, thày cô giáo làm việc của thày cô giáo; nhà văn, nhà thơ, người làm nhạc vẫn tha hồ sáng tạo. Miền  Nam nhờ đó vẫn đứng vững và vẫn phát triển về mọi phương diện, dù chỉ có hai mươi năm với những thành tích hiện tại ít ai có thể phủ nhận được.  Giáo dục và âm nhạc là hai thí dụ.  Điển hình là cho đến nay nói tới nhạc xuân, người ta vẫn không thấy một bài nào có thể sánh được chứ chưa nói  thay thế cho bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương và biết bao nhiêu ca khúc khác mà người ta gọi chung là Nhạc Vàng của một thời không còn nữa.  Cuộc sống vừa tôn trọng vai trò và những nguyên tắc cơ bản của lý trí vừa phong phú về tình cảm của Miền Nam, được thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt của con người, khiến cho vùng đất của tự do sau này, dù không còn nữa nhưng vẫn luôn luôn giữ được những giá trị riêng của nó, giống như những giá trị của văn minh Hy Lạp, La Mã của thế giới Tây Phương trước sự xâm nhập của các Rợ Phương Bắc.  Làn Gió Nam hiền hòa, mát mẻ vẫn phần nào đem lại những giờ phút thoải mái cho mọi người, thay thế cho những đợt gió bấc với những ngày mưa dầm ẩm ướt và lạnh lẽo, buốt tận xương mà cổ nhân ta, nếu người viết không nhớ lầm, Vua Lê Thánh Tông, đã một thời diễn tả:

                   May được nồm nam cơn gió thổi,
                   Đàn ta, ta gẩy khúc nam nghe.
 
hay sau này, dưới thời Trịnh Nguyễn, Tây Sơn:
 
                   Lậy trời cho cả gió nồm,
                   Cho thuyền Chúa Nguyễn căng buồm thẳng ra.
 
                            Phạm Cao Dương
                        (Quận Cam, những ngày gió lạnh cuối năm 2018)


Nguồn: https://vietbao.com/a289125/mua-xuan-lai-toi-noi-chuyen-thang-gieng
25 Tháng Năm 20189:49 CH(Xem: 29971)
Phượng Hồng như đợi tình quân Thấy hoa Phượng Tím buâng khuâng nhớ người. Phượng Vàng đẹp tựa giáng trời, Ta yêu hoa Phượng nhớ thời vui chơi.
25 Tháng Năm 20184:06 CH(Xem: 26520)
70 năm, kiếp má hồng Người xưa khuất núi, hết mong tương phùng Nắng chiều mờ nhạt mông lung Tóc pha màu muối, tình chung một đời.
25 Tháng Năm 20183:26 CH(Xem: 23637)
Bóng chiều đã ngả, cuối trời xa, Đêm ru thật êm, ánh trăng ngà. Tắm mát lòng người, về đất Phật, Quên nỗi nhọc nhằn, những ngày qua.
24 Tháng Năm 20186:05 CH(Xem: 20753)
Tôi vẫn nghe, lòng muốn say Lời yêu chưa nói đã chia tay Chiều nay nhớ quá người em nhỏ Chỉ thấy sân trường cánh phượng bay
19 Tháng Năm 201811:26 CH(Xem: 15804)
Thầy đang mong mỏi từng ngày để được hưởng niềm vui tương ngộ vào tháng 7 sắp tới. Đó là niềm hạnh phúc của một người Thầy đã giã từ bục giảng ...
19 Tháng Năm 201810:15 CH(Xem: 19681)
.... lòng nhân đạo và tri ân của con người. Thật là đáng quý. Cuộc sống vẫn rất đẹp nếu ta biết mở rộng tâm hồn để nhìn về mọi phía với sự lạc quan.
19 Tháng Năm 20181:33 CH(Xem: 20415)
Cảm ơn thi sĩ về Ánh sáng Ngôn ngữ một lần trong “xứ sở chiêm bao”, qua đó con đường cổ tích đi đến xứ chiêm bao ấy được khơi mở ra cho những ai có tâm và có sự chuẩn bị trước để bước vào.
19 Tháng Năm 201812:25 SA(Xem: 14183)
Tôi chỉ đơn thuần viết những cảm nghĩ chân thật của mình về cơ hội được biết anh và cám ơn anh đã gửi cho tôi những bài thơ tuyệt vời
18 Tháng Năm 201810:49 CH(Xem: 35649)
Ngoài trời mưa gió đã qua, Nắng Hè rực rỡ sắc Hoa học trò. Tung tăng đây đó hẹn hò, Vui cùng bè bạn mừng cho "tuổi vàng".
18 Tháng Năm 201810:37 CH(Xem: 9733)
Đợi nhau mưa gió bao mùa Em đi từ độ nắng thưa gọi hè Tháng Năm Rời Rã Tiếng Ve Đỏ màu mắt phượng nghiêng che tình sầu...
18 Tháng Năm 201810:27 CH(Xem: 28067)
Thoảng xưa tiếng mẹ ru buồn Nghẹn lòng con thắp nén hương nguyện cầu Mẹ ơi giờ ở trời cao Xin an vui với trăng sao Vĩnh Hằng Điệp vàng trổ rực tháng Năm Vàng lòng nhớ mẹ lệ thầm lặng rơi.
18 Tháng Năm 20182:11 CH(Xem: 22485)
Rời cung điện, trăng cũng vừa lên, Chuyện xưa còn đó, nhớ hay quên? Một ngày đông vui, rồi tan biến?! Để dòng sông kia, mãi buồn tênh.
13 Tháng Năm 20181:54 SA(Xem: 24058)
Làm sao quên được nghĩa cao dày Mẫu tử tình thâm đâu dễ phai Lặng lẽ Mẹ đi về cõi tịnh Trần gian huyễn cảnh có riêng ai?
13 Tháng Năm 20181:52 SA(Xem: 19352)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ"--Nguyễn Linh Diệu & Nguyễn Đinh Toàn "Mẹ Yêu" Nhạc Ngoại Quốc Tiếng hát Lưu Bích & Trịnh Lam Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201812:31 SA(Xem: 19479)
"Lễ Mẹ" tháng năm đã về rồi Con buồn nhớ Má lệ thầm rơi Ví dầu con có bao nhiêu tuổi. "Mồ côi" con má vẫn ngậm ngùi.
12 Tháng Năm 20189:46 CH(Xem: 17634)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ Yêu Con"-- Nhạc Nguyễn V. Tý -- ca sĩ Hương Lan -- Mừng ngày "Lễ Mẹ May 13, 2018" Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Năm 20189:29 CH(Xem: 16772)
Đời trai chiến sĩ... đau hồn nước Phận gái thuyền quyên... tủi má đào Dẫu tiếc, dù thương đành phải chịu Ân tình gửi lại bến ngàn sau!
12 Tháng Năm 20189:19 CH(Xem: 28117)
Ta bất mãn chung thân. Rồi tự hỏi: Giá khi xưa, ta đừng có trên đời Để khỏi vướng nhọc nhằn, mang phiền lụy Thế gian này đỡ ô nhiễm. Lôi thôi !
11 Tháng Năm 201811:32 CH(Xem: 26173)
Vẫn còn đó hoa dầu xoay trong gió Mà một thời tuổi nhỏ nhặt đầy tay Hoa xoay xoay vào không gian lộng gió Đường Hàm Nghi vàng nắng mật ong chiều.
11 Tháng Năm 201811:28 CH(Xem: 25964)
Yêu thơ thích nhạc cơ nguyên, Gặp nhau do bởi nhân duyên trong đời. Nay xin đáp lại lời mời, Niềm vui hội ngộ đôi lời cám ơn.
11 Tháng Năm 201811:22 CH(Xem: 22039)
Mẹ về cõi hạc xa xăm Phù kiều quá độ định thần lạc an Siêu thăng tiên cảnh tịnh nhàn Ca Dao Cho Mẹ giữa ngàn nhớ thương...
11 Tháng Năm 20186:30 CH(Xem: 24943)
Nào ai biết ai... đang nguyện gì? Đăm chiêu, trầm lặng... Đấng Vô Vi. Mong được an lành, Phước lộc cả, Thế giới hoà bình, mọi nhà an vui.
07 Tháng Năm 201811:30 CH(Xem: 18431)
Năm nay, ngày Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền kỳ thứ 17 sẽ được tổ chức tại thành phố Anaheim, CA vào trưa Chủ Nhât ngày 1 tháng 7, 2018.
07 Tháng Năm 20182:49 SA(Xem: 16481)
Xin cùng về để cùng thấy lại trường xưa trong mắt nhau, trên tuyển tập Ngô Quyền 2018. Phải về vì "Lỡ… ngày mai ta không còn thấy nhau" …
07 Tháng Năm 20182:41 SA(Xem: 18405)
Tạm biệt Hawaii với những kỷ niệm êm đềm bên người Thầy kính yêu. Những ngày nghỉ hè tuy ngắn ngủi nhưng chắc hẳn để lại trong lòng chúng tôi tình cảm Thầy trò sâu đậm.
07 Tháng Năm 20181:40 SA(Xem: 19256)
Khuya này mơ thấy mẹ Lòng mừng! Đâu? Mẹ đâu? Tiếng gọi con rất khẽ Vọng về từ thiên thu... Lại nằm mơ thầy Mẹ Lòng buồn! Đâu, Mẹ đâu???
07 Tháng Năm 20181:05 SA(Xem: 19433)
Thuở ấy lá còn bay mênh mang Áo trắng qua sông cũng ngỡ ngàng Nón lá chợt nghiêng tươi màu mắt Phượng hồng sắp nở hạ sắp sang
04 Tháng Năm 201810:36 CH(Xem: 20574)
Tháng năm mưa gió hẹn hò Ngọt tình cây lúa ấm no dân nghèo Sông đời nước có trong veo? Ao sâu cá lội bọt bèo áo cơm.
04 Tháng Năm 201810:30 CH(Xem: 20552)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TƯƠNG TƯ 3 & BÀI KHÔNG TÊN SỐ 8" Ca sĩ: Họa Mi & Sĩ Phú Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Năm 20185:14 CH(Xem: 26919)
Hương linh mẹ có về chứng giám Mỗi tháng Tư tang trắng Việt Nam Con quỳ, bàng bạc khói nhang Cúng cơm cho mẹ, cúng ngàn sanh linh.
03 Tháng Năm 201811:12 CH(Xem: 25417)
Hồn đi... Hoa trôi... sẽ về đâu?! Chìm trong bóng đêm, chắc u sầu! TRO, cũng không còn lơ lửng nữa, Nửa mảnh trăng gầy, chìm đáy sâu!
29 Tháng Tư 20182:53 CH(Xem: 20916)
Bốn mươi năm lẻ vẫn chưa nguôi Giận kẻ cuồng nô, hận ngút trời Áp bức dân lành gieo thống khổ Bởi quân cướp nước, lũ đười ươi.
29 Tháng Tư 20182:48 CH(Xem: 21507)
Chiều nay gặp lại nơi đây, Vào đêm thứ sáu trời mây, sương mù. Quên đi công việc lu bù, Họp nơi thư viện mặc dù trời mưa.
28 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 28324)
Gửi đến em một chút tình riêng lẻ Những người con nước Việt dã xa quê Cô Gái Việt Nam vẫn ước muốn quay về Tô điểm lại bức tranh quê giờ tan nát.
28 Tháng Tư 201811:31 CH(Xem: 23528)
Tàu rít xa... đêm buồn trăn trở, Nghe côn trùng... rời rã tâm can! Đêm K3, đẫm ướt lệ từng hàng! Ngàn giấc mộng, đang mơ về một hướng . Tháng tư buồn, nhớ về K3 càng buồn hơn!
28 Tháng Tư 20187:58 SA(Xem: 27381)
Nửa đêm thức giấc mơ màng Thấy em về giữa hai hàng nến chong Dáng buồn như liễu mùa đông Chập chờn hư ảo, lạnh lùng ngẩn ngơ
28 Tháng Tư 20187:34 SA(Xem: 27663)
Đi và về qua hàng cây phượng vỹ Nắng đổ chan hòa nhuộm lá hanh hao Từng cánh phượng rơi rơi đầy trên cỏ Nhắc nhớ thời xa lắm tuổi học trò.
28 Tháng Tư 20187:28 SA(Xem: 22653)
Thương hoài mảnh đất hình cong Trường Sơn chắn sóng gió đông sinh tồn Việt Nam tổ quốc mến thương Nhớ công dựng nước Hùng Vương cao dầy...
28 Tháng Tư 20186:37 SA(Xem: 11571)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
27 Tháng Tư 201811:26 CH(Xem: 16618)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LIÊN KHÚC SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN - Tưởng Niệm 30-4-1975 Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20181:43 SA(Xem: 19010)
Giai thoại Thơ Đường Trung Quốc có kể chuyện “Bốn Câu Là Đủ Ý”...“Bốn Câu Là Đủ Ý”, tôi suy nghĩ hoài! Vâng, thì không cần nhiều, chỉ cần bốn câu thôi!
21 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 13588)
"Cuộc vui nào cũng phải tàn. Nhưng tình vẫn sẽ mãi không tan". Tất đại diện mời Thầy Cô năm sau lên Biên hòa họp mặt, do bạn Hồ văn Hòa Bình làm ''chủ xị''.
21 Tháng Tư 20189:24 CH(Xem: 19591)
“Có một tháng Tư”! Buồn rơi nước mắt Ngày ngậm ngùi, ngày cách biệt chia ly Người chiến binh tả tơi, rơi áo trận Làn sóng người, cuồn cuộn bước chân đi
21 Tháng Tư 20186:39 CH(Xem: 10031)
Ngậm ngùi nhớ tháng tư đen Lìa quê yêu dấu, bon chen xứ người Mong sao con cháu nhớ lời Chuyên cần học tập nên người, giúp dân
21 Tháng Tư 20183:03 CH(Xem: 22151)
Rưng rưng, nước mắt lưng tròng. Hương trầm em đốt, thinh không anh về Chứng cho phu phụ trọn thề, Hương linh siêu thoát. đường về Tây Phương.
21 Tháng Tư 20182:25 CH(Xem: 26262)
THẦY GHÉ BẾN, thả thuyền theo dòng chảy, Mặc nhân gian: cay đắng, ưu phiền, Đã hết rồi, tục lụy nhân duyên, Cõi Vĩnh Hằng kính chúc Thầy vui miền Cực Lạc.
20 Tháng Tư 201810:19 CH(Xem: 23559)
Xin một lần trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Sung sướng thay thuở còn nhiều vụng dại Có thiên đàng quanh gót ngọc thênh thang.
20 Tháng Tư 201810:16 CH(Xem: 18843)
Viết Tâm Sự Tháng Tư buồn Một thời tuổi trẻ rung chuông khóc cười Bây chừ sắp xỉ bảy mươi Niềm vui góp nhặt tiếng cười vọng lâng...
20 Tháng Tư 201810:11 CH(Xem: 20676)
Chùa chiền, mồ mả ông, cha, Cũng đừng đập phá dân ca thán buồn. Đừng quên uống nước nhớ nguồn, Dân giầu nước mạnh đời luôn huy hoàng.
20 Tháng Tư 201810:04 CH(Xem: 10463)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
15 Tháng Tư 20185:17 SA(Xem: 18343)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Họp mặt đón Mùa Hoa Anh Đào--Tư gia chị Hillary Hạnh Dzương (4/7/18) Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Tư 20181:37 SA(Xem: 29621)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THÁNG TƯ NẮNG - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ : Thúy An
14 Tháng Tư 201810:37 CH(Xem: 18518)
Bao năm lưu lạc xứ nguời, tôi đã có lần cuối cùng thăm lại xóm Lò Lu của Xã Hóa an, nhìn lại con đường từ ngã tư xuống bên đò, lòng tôi như se lại.
14 Tháng Tư 201812:45 CH(Xem: 12875)
Niềm vui hạnh phúc dâng trào, Lòng luôn hỷ xả, dạt dào tình thương. Đem về Tổ Quốc quê hương, Mùa Xuân tươi thắm dân đương mong chờ…
14 Tháng Tư 201811:43 SA(Xem: 27650)
Một viễn ảnh rất gần và kinh khủng. Khiến người có tâm, thao thức, đắng lòng. Tháng tư về. Núi cao, biển cả mênh mông Có hồn thiêng sông núi. Xin soi đường dẫn lối.
14 Tháng Tư 201810:57 SA(Xem: 19203)
tha phương lưu lạc đến chốn nầy cõi lòng sống lại nỗi riêng tây dang tay ôm lấy mùi hoa ấy ngỡ ngàng... tiên nữ nào có đây!
14 Tháng Tư 20189:02 SA(Xem: 27119)
Những con đường xưa, bây giờ bỡ ngỡ? Thiếu đá để tô, thiếu nhựa để mềm. Bao tháng ngày, cát bụi phủ mờ im, Biết bao giờ? Nâu về thăm nó được.
14 Tháng Tư 20188:57 SA(Xem: 20429)
Ngồi trông tưởng nhớ người xa Bốn vòng kẽm thép bụi lòa mắt thương Tay che anh dấu nỗi buồn Tháng Tư Đỏ Mắt em còn đợi anh...
14 Tháng Tư 20182:29 SA(Xem: 21758)
Tháng tư là tháng tư nào? Đạn bay, bom nổ, máu đào tuôn rơi Rền vang pháo kích tơi bời Bình yên bỗng chốc ngập trời hiểm nguy
14 Tháng Tư 20181:33 SA(Xem: 10115)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
08 Tháng Tư 201811:21 CH(Xem: 16991)
Tôi thầm cám ơn các nhà thơ đã trang trải tâm tình về quê hương xứ Bưởi và được anh Bằng Giang chấp cánh bằng những dòng nhạc dịu êm,
08 Tháng Tư 201811:00 CH(Xem: 11780)
Năm nay, 2018, cũng là kỷ niệm 55 năm khóa 8 nhập trường. Mốc thời gian đó cũng bằng tuổi đời người. Thầy Cô cũng lần vào tuổi hạc.
08 Tháng Tư 201810:51 CH(Xem: 26852)
Em về nắng lại rỡ ràng Bàn tay mở cửa thiên đàng tình yêu Lòng anh rối tiếng chim reo Bao giờ tình lại thả diều rong chơi?
07 Tháng Tư 201811:54 CH(Xem: 21637)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XA QUÊ HƯƠNG -- Nhạc Đan Thọ & Xuân Tiên- Tiếng hát Thái Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Tư 20189:17 CH(Xem: 28553)
Đã thấy Nàng Xuân về trước cửa Xuân nhìn đời ánh mắt trong veo Tưởng rằng có điều chi vui vẻ Nào biết em đang buồn hắt hiu
06 Tháng Tư 201810:20 CH(Xem: 28562)
Em bảo tôi: ghi dòng Nhật ký cuối cùng, Nghe, bỗng thấy buồn, đôi mắt rưng! Bao năm, Em, Tôi, cùng chung lớp, Chưa lần gặp nào, lòng thấy buâng khuâng.
06 Tháng Tư 201810:07 CH(Xem: 25448)
Có mặt trời có rạng đông, Tuyết tan, nắng ấm nở bông Anh Đào. Niềm vui trở lại dạt dào, Cùng đi trẩy hội vui nào vui hơn?
06 Tháng Tư 20189:58 CH(Xem: 10189)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
01 Tháng Tư 20183:17 CH(Xem: 24691)
Hạt mưa thánh thót rơi đều, Mái tôn vách ván túp lều nổi trôi. Trời mưa không dứt buồn ôi, Đầu Xuân Mậu Tuất sao Tôi nặng sầu? Gió mưa làm bạc mái đầu, Ải Nam Quan mất, giặc Tầu xâm lăng.
01 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 12101)
Vậy, qua những dòng thông tin như đã viết, người viết mong người đọc có dịp gửi đến nơi đặt tấm bia "Tri Ân" chút nhắc nhớ hoàn tất cho dù "Trăm năm bia đá - vạn vật vô thường".
31 Tháng Ba 20189:50 CH(Xem: 19990)
Chim hót ca, hân hoan chào Xuân tới Nắng thanh bình, rộn rã đón mùa sang Trời Thủ Đô tưng bừng mừng Lễ Hội Én mê say, bay lượn tắm nắng vàng *Xin bấm vào phần Youtube bên dướiđễ thưởng thức: VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát Thái Thanh
31 Tháng Ba 20188:00 SA(Xem: 29198)
Chưa về thăm được, CÙ LAO ơi! Nhớ lắm, ngổn ngang, nỗi bời bời. Rạch Cát, cầu Gành, sương mai phủ, Đồng Nai lững lờ, thả lụa trôi. Những đám mưa chiều, đẹp làm sao! Nhuộm cả không gian, trắng một màu.
30 Tháng Ba 201811:34 CH(Xem: 34817)
Ngày tháng âm thầm trong nỗi nhớ Giòng đời cuồn cuộn hững hờ trôi Người đi biền biệt vào Vô Định Còn đâu? ngẫm thật, đời vô nghĩa Mới đó, mà nay mất hẵn rồi Kẻ ở hắt hiu cuối đoạn đời
30 Tháng Ba 201811:30 CH(Xem: 22026)
Tự ta thương lấy ta thôi. Ngước trông bản ngã hồn rời rã đau. Ngậm đường tưởng lắm ngọt ngào. Hay đâu muối mặn pha vào đường ngon...
30 Tháng Ba 201811:24 CH(Xem: 9364)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
30 Tháng Ba 20185:13 CH(Xem: 19485)
Ân tình cao cả Chúa tôi Trên cao nẻo bước rạng ngời thánh kinh Soi đường sáng ngã u minh Tâm thành Thánh Lễ Phục Sinh vọng từ...
30 Tháng Ba 20183:39 CH(Xem: 22380)
Đường Xưa cây ngã rêu phong Mưa chiều hôn nhẹ mùa Đông chợt về Người đi chưa tỉnh cơn mê Người về ngơ ngác bốn bề quạnh hiu
28 Tháng Ba 20187:54 CH(Xem: 26419)
Em sẽ vào quán, gọi món sushi anh thích. Một tô udon thêm một tách trà xanh, Để thấy anh cười, trong mỗi muỗng canh Và ấm áp thấy rằng mình hạnh phúc.
24 Tháng Ba 20186:18 CH(Xem: 13147)
mong rằng tất cả các cựu học sinh Ngô Quyền cùng đến với nhau bằng sự thiện tâm, thiện ý, để gia đình Ngô Quyền “không bao giờ ngăn cách”
24 Tháng Ba 20184:39 CH(Xem: 21177)
Hoa bán mọi nơi trong ngày nhà giáo. Có bông hoa nào bằng tất cả tấm lòng. Trân trọng, tri ân Kính dâng lên thầy cô mình không? Hỡi những người học trò. Mầm non đất nước.
24 Tháng Ba 20181:55 CH(Xem: 27925)
Một chuỗi dài... như mới đây thôi, Hãy gắng mà vui, tiếc chi đời. Cuộc sống vô thường, rồi tan biến, Cầm bằng như: gió thoảng, mây trôi.
24 Tháng Ba 201810:57 SA(Xem: 29051)
Tạo hoá gieo chi số phận người Sao dời, vật đổi mãi không vui Lắm phen ôm nỗi buồn sâu kín Chua xót riêng mang chẳng trách ai
24 Tháng Ba 201810:52 SA(Xem: 23240)
Gió trên cao vội vàng nghiêng xuống thấp Lay đồng hoa như sóng gợn rực hồng Nắng gió cao nguyên cùng về ôm ấp Cả đồng hoa sao nháy hát mênh mông.
24 Tháng Ba 20181:54 SA(Xem: 16820)
Một kỷ niệm nhỏ của nhà thơ Trần Mộng Tú thời còn là một “nữ sinh Lớp Tám” cho chúng ta thấy tư cách của một thầy giáo và lòng tôn kính của phụ huynh học sinh đối với thầy,
23 Tháng Ba 201810:32 CH(Xem: 22549)
Có gì đó đỏ như son Nụ hôn gió lá chưa mòn dấu yêu Con đường rối tiếng chim reo Dòng sông sóng lượn bao chiều nhớ trôi Có gì đó rất bồi hồi Ngày xưa hò hẹn bờ môi đỏ hồng
23 Tháng Ba 201810:23 CH(Xem: 29842)
Đi tìm hạnh phúc hôm nay Nâng niu gìn giữ để mai hạnh tồn Ở đời ai dại ai khôn Hạnh là lành tốt, phúc dồn phước may...
23 Tháng Ba 201810:18 CH(Xem: 25943)
Ngày đầu Xuân tuyết khắp nơi, Khung trời hoa mộng đang rơi giọt sầu. Khách du Xuân lỡ chuyến tầu, Đi, về chẳng đặng cơ cầu tính sao?
23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8740)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
22 Tháng Ba 20184:44 CH(Xem: 8899)
Sáng nhận tin Ni sư Thích Nữ Như Thủy mới viên tịch ở Massachusetts, chiều tối lại biết thêm tin buồn giáo sư Việt văn Bạch Thị Bê vừa qua đời tại Georgia. Đời vô thường có khác.
18 Tháng Ba 201811:44 CH(Xem: 16391)
...nơi những vị Bồ Tát như Ngài chắc chắn biết rõ mình sẽ đi đâu, sẽ làm gì, như Phật đã và sẽ tiếp tục làm để cứu độ chúng sanh ở cõi trần còn nhiều khổ đau và phiền lụy này.
18 Tháng Ba 201811:38 CH(Xem: 18965)
Tưởng chừng lạc bước u hồn Nghe tin Sư Nữ hoàng hôn đỏ màu Một đời Huệ Hạnh đạo cao Sư Cô Như Thủy bay vào tịnh không...
17 Tháng Ba 201812:00 CH(Xem: 12666)
Tường trình từ Texas: Diệu Hương, Tường Vi Hình ảnh edited từ California: Lê Minh Tâm
17 Tháng Ba 20182:09 SA(Xem: 19529)
TThời gian, giống như những giọt mưa trời kia, không biết từ đâu? Thời gian còn làm tôi buồn hơn cả những giọt mưa trời, tôi muốn níu giữ,
16 Tháng Ba 201811:23 CH(Xem: 21743)
Bỏ phố vô rừng tìm cảnh lạ Bạt ngàn nắng gió trải miên man Cầu lặng im mặt hồ xanh lá Cây vẫn chờ mây trắng thênh thang.
16 Tháng Ba 201811:18 CH(Xem: 35119)
Em ngồi nơi bến sông quê. Nhìn dòng nước chảy nhớ về chiều xa Con đò đưa đón ngày qua Chỉ là kỹ niệm nhạt nhòa trong em.
16 Tháng Ba 201811:11 CH(Xem: 21286)
Đợi chờ bao tháng khát khao, Về đây trẩy hôi với bao ân tình. Xuân về Tết đến quê mình, Mong sao hạnh phúc, an bình bên nhau.
16 Tháng Ba 201810:54 CH(Xem: 8384)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
15 Tháng Ba 201811:34 CH(Xem: 16576)
Vì nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.
15 Tháng Ba 201810:11 CH(Xem: 24219)
VIÊN QUANG mờ xa... thấy nữa đâu? Chênh chếch đầu non, mảnh trăng sầu! Chỉ thấy bụi trần, chen nắng, gió, Dòng đời mòn mõi... mãi chìm sâu!
12 Tháng Ba 20181:33 SA(Xem: 16789)
Anh thả hồn mình về với dĩ vãng của một năm nào đó khoảng đầu thâp niên năm 7O. Năm đó Hoàng vừa được thuyên chuyển từ một nhiệm sở ở miền Tây về trường Ngô Quyền, Biên Hòa.