Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (I)

16 Tháng Ba 201810:54 CH(Xem: 8440)
GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (I)
Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (I)

Lời thưa của người viết − Tôi có viết bài Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định trước. Tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến phản biện. Và dư luận đồn. Tôi ghi nhận đó là một dấu hiệu tốt. 

Nhưng điều khốn khổ nhất của một người cầm bút hiện nay là trở thành nạn nhân của những lời phê bình ngoài văn bản (out of context). Lẫn lộn lãnh vực này sang lãnh vực kia như dùng chiêu bài chính trị, đạo đức hay tôn giáo để phê bình người viết. Điều mà nhà phê bình văn học Tam Ích, cách đây gần 70 năm đã viết trong bài Bút chiến và phê bình như sau:

Trở lên là tôi nói những việc nên làm. Bây giờ xin qua những việc nên tránh. Trong việc phê bình và bút chiến, có nhiều người phạm phải một sự sai lầm ngược hẳn với “văn phạm phê bình” - nếu có thể nói thế. Đó là việc không trọng văn mạch (contexte) của tác giả. Nên nhắm tác phẩm mà phê bình, đừng nhắm người của tác giả. Đừng có thánh thán hay Mao tôn cương mà đọc, như thế, anh sẽ chỉ thấy cái vạn hoa kính (kadéidoscope) của người duy tâm”.


Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật. Sự thật ấy sẽ giết chúng ta và tất cả những ai nói khác chúng ta.

Vì thế, mặc dù có nhiều ý kiến phản biện về cái chết của Nhất Linh, tôi vẫn bị ám ảnh về cái chết chọn lựa, định sẵn của Nhất Linh. 

Đã biết bao nhiều nhà văn cách này cách khác đã chọn giải phải tự tử hay tự huỷ dần đời sống của họ như giải pháp cuối cùng đời họ. Nào có gì là xấu đâu? Đôi khi, chúng ta đòi hỏi những điều mà họ không có và họ chết vì những đam mê tuyệt vọng ấy?

Họ là nhà văn, chúng ta đã không cho phép họ làm người bình thường. Đó là nỗi khốn khổ đời họ.

F. Sagan mà cuộc đời đã chiều chuộng quá để cuối cùng cô dẫm đạp lên tất cả những thứ đó như một phá phách. Cô viết:

“Je porte ma légende comme une voilette, assure-t-elle, mais ce qu’on a dit n’était pas tellement faux... sauf qu’une voie humaine n’est pas uniquement cà, mais c’est comme une apparence.”

Tạm dịch: Tôi trót khoác vào mình cái áo thần tượng thêu dệt chỉ là bề ngoài như bức màn mỏng. Đã hẳn không phải là sai hết, nhưng về mặt con người thì đã hẳn không phải như vậy, đôi khi chỉ là cái bề ngoài mà thôi.”

Hay như một Tam Ích. Tôi có một số thư từ của Tam ích, xin dẫn chứng vài thư: Tôi già rồi anh ạ: (Chưa quá 60). Tôi sống vì phải sống như vạn vật vậy thôi, không tha thiết đến nhân sinh lắm.” Thư đề ngày Sài gòn 16 avril 1968:

“ À, cháu cưng của tôi là Phạm thị Ngọc Hoa, đậu Master of Arts, học về Linguistique, hiện dạy ở Vạn Hạnh và đại học Sài Gòn. vậy xin có lời gửi gắm cháu.


(Xin nhắn bà Ngọc Hoa, nếu muốn lấy lại thư từ của nhà văn Tam Ích, xin liên lạc với người viết.)

Còn tôi, càng ngày, tôi càng chán đời và trốn đời, phải nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ai là một điều khổ … Tôi già rồi, còn bao thì giờ để mà tranh đấu, biết đâu mai chết, mốt chết.. Nhưng thật ra càng già càng chán đời... (Thư đề ngày 17 avril, 1971. Điạ chỉ 12, Sương Nguyệt Ánh, Sài gòn.)

Ngựa là để chạy, nhà văn là để viết: nghiệp. Thì ra là thế. Có điều lạ là không đau liệt giường, liệt chiếu, chỉ đau đủ để khổ cái thân. Có lúc chả muốn sống. Không lẽ không viết thì buồn. Viết cho nó đỡ buồn thôi anh ạ. (Thư đề ngày 29 Juin 1971, địa chỉ viết, Tạp chí Văn học. 61 Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.)
Và lá thư chót nhận được coi như dứt khoát để giã từ

“Riêng về rôi, tôi coi như dứt nghiệp văn chương, tôi đã ngán quá. Còn viết đôi bài là để lấy tiền tiêu vặt thôi. Và tôi rình rình, có dịp là dứt. Chưa bao giờ ngán quá như bây giờ”

(Thư đề ngày 14/10/1971.) 

Một E. Hemingway, một Truman Capote, và mới đây nhất J.K. Rowling, người kiến ra được hàng tỷ bạc đã thú nhận cô bị depressed và muốn tự tử.

Vì thế, trên hết tất cả, ý muốn tự hủy cuộc đời của một nhà văn nằm trong chính họ và người đã muốn tự huỷ thì còn có giá trị nào hơn chính cái chết của họ?
Họ phải tìm đến cái chết như một giải thoát khỏi những ràng buộc họ. 

Về Nhất Linh, xin đưa thêm một dẫn cứ khá quan trọng của học giả Hoàng Xuân Hãn nhận xét về tình trạng tâm thần của Nhất Linh ở Hội nghị Đà lạt như sau:

“Cái cay đắng của người quốc gia, của các đảng phái qua câu hỏi này của Nhất Linh. Vì thế Nhất Linh thường buồn, thất vọng và chán đời. Từ đó không thiết sống nữa”



Một nhận xét của nhà văn Nguyễn Vỹ trong bài Kỷ vật đầu tay và cuối cùng về Nhất Linh:

“Một vài tiểu thuyết ông khởi đăng trong Tạp chí văn hóa ngày nay của ông không được độc giả hoan nghênh. Văn Hóa ngày nay phải tự đình bản. Tinh thần và thể xác Nhất Linh bị suy sút rất nhiều. Mấy năm sau cùng của đời ông hoàn toàn kém vui. Với một giọng thiểu não ông nói với tôi rằng: “ không tin tưởng nơi đời sống nữa”.



Tình trạng không thiết sống nữa của Nhất Linh là có thật và đã kéo dài trên nhiều năm, Và do đó quyết định tự tử vì chán sống cũng là những yếu tố không thể bỏ qua về cái chết của Nhất Linh.

Thay cho những lời phê bình ngoài văn bản, gửi bạn đọc một bài viết mói về Nhất Linh và nhóm Tự Lự Văn Đoàn (TLVĐ). 

Tự bài viết nói đủ Nhất Linh được trân trọng đúng mức như thế nào?


 

blank

Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng thời trong Tự Lực Văn Đoàn
Nguồn: vi.wikipedia.org


Muốn tìm hiểu đến nơi đến chốn nhóm TLVĐ, thiết nghĩ không thể không tìm hiểu những nhóm văn học đi trước TLVĐ như nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và sau TLVĐ như nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo ở miền Nam trước 1975. Trong việc đối chiếu tìm hiểu 3 nhóm đó, chúng ta sẽ hiểu chỗ đứng cũng như vai trò của TLVĐ đối với Văn Học như thế nào? Hướng tìm hiểu như thế kể là cần thiết và không thể không có những nhận xét đủ loại, khen chê cũng có. Nhưng điều chính yếu là cần công bằng với lịch sử, nhất là lịch sử văn học.
Và điều đó không thể không làm.

Nhưng cũng nhờ đó nêu bật được đặc điểm của mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ văn học và cuối cùng nhìn rõ được hướng đi của cả một dòng văn học Việt Nam trải dài từ 1914 đến 1975 và sau 1975.

Trong hướng tìm hiểu đó, tôi chọn lựa lối phân chia thế hệ văn học dựa trên những biến cố lớn của lịch sử chính trị VN của Linh mục Thanh Lãng. 

Sự phân chia thế hệ văn học của Thanh Lãng giúp nhận ra những dấu mốc văn học như điểm nhìn ngược và xuôi của mỗi thời kỳ văn học, nhận ra sự khác biệt của mỗi thời kỳ, sự tiến triển của từng thời kỳ cũng như tính đa dạng của mỗi thời kỳ.

Theo sự phân chia như thế, chúng ta có dấu mốc thế hệ văn học thứ ba 1913-1932, thế hệ văn học thứ tư với nhóm tiêu biểu là Nam Phong của Phạm Quỳnh. Bên cạnh Nam Phong dĩ nhiên có những nhóm khác trước đó hay đồng thời với Nam Phong, nhưng không có tầm mức quan trọng cũng như ảnh hưởng nên chỉ là nhóm phụ, hay gọi là nhóm vệ tinh như Đông Dương tạp chí.

Tiếp theo là thế hệ Tự Lực Văn Đoàn, năm 1932-1945, còn gọi là thế hệ các nhà văn tiền chiến. 

Nhưng từ 1945 đến 1954 là thế hệ gì? Thời gian 1945 trở đi là thời kỳ chiến tranh Việt Pháp nên tạo ra một khoảng trống văn học đối với người phía Quốc Gia.

Phải đợi đến 1955 khi có cuộc di cư chia đôi bờ Bến Hải, lúc ấy trong Nam tiếp tục với nhóm Sáng tạo của Mai Thảo và nhiều nhóm khác cho đến 1975.

A. Bối cảnh chính trị − Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện. 

Sự thay đổi trong làng báo với tờ Phong Hóa số 11 có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó không thể bỏ qua yếu tố chính trị.

Thứ nhất là cuộc nổi dạy ở Yên Báy đêm 9 tháng 10, năm 1930 do các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học đã thất bại. Họ đã bị Pháp đàn áp, tiêu diệt nặng nề vì thiếu tổ chức, thiếu kinh nghiệm. Sự thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng coi như là thất bại chung của các cao trào chống Pháp. Thứ hai, năm 1930 cũng là năm Đông Dương Cộng sản ra đời. Thứ ba, việc Bảo Đại hồi hương. có thể là biến cố quan trọng nhất mở ra một viễn cảnh chính trị mới như lời trần tình của vua Bảo Đại : Chí tôi là muốn trừ bỏ những cách chính trị quá cũ không thích hợp với thời đại này .

Sau đó, vua Bảo Đại đã có ý hướng cải cách chính trị và xã hội với việc thành lập nội các gồm thành phần trí thức trẻ như Ngô Đình Diệm 31 tuổi, Phạm Quỳnh 40 tuổi, Hồ Đắc Khải 38 tuổi, Bùi Bằng Đoàn 46 tuổi, Thái Văn Toàn, 47 tuổi. Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã đưa ra nhận xét đối với nội các mới: Cái chế độ cũ trong nước, đả động đến phải cho thận trọng lắm, nhưng mà nếu xét ra thời thế phong tục khiến cho phải thay đổi thì cũng không nên ngần ngại mà sửa đổi. Vì thế, những Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu đã rút lui nhường chỗ cho những người trẻ như Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh.

Bảo Đại chẳng những có ý hướng canh tân bằng cách cải tổ nội các trẻ, cá nhân nhà vua còn quyết định bãi bỏ tất cả những hủ tục trong Triều với những lễ nghi phiền phức. Và nhất là việc vua Bảo Đại chủ trương tự do kết hôn khi quyết định lấy một người con gái thứ dân, thuộc công giáo, chấp nhận chế độ một vợ một chồng thay vì đa thê như hủ tục.

Quyết định như thế, ở vào thời điểm đó là lớn lắm - như một cuộc cách mạng - vì đụng chạm tới tập tục của cả một truyền thống triều đình, rất khó được chấp nhận.

Vậy mà Bảo Đại đã làm và làm được.

Phải chăng tất cả những yếu tố trên đã khơi nguồn và mở đường cho những người trí thức trẻ như Nhất Linh, Khái Hưng khi chủ trương đả phá cái cũ và cổ suý theo mới, thổi một luồng gió mới vào xã hội Việt Nam đương thời?

Thứ tư, việc Phạm Quỳnh bỏ báo Nam Phong đi làm chính trị vào năm 1932. khiến báo này phải đình bản kéo theo sự ra đi thầm lặng của những cây viết thế hệ 1913-1932 như Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Tương Phố, Hoàng Ngọc Phách. Khoảng trống ấy đã mở đường và nhường văn đàn một cách gián tiếp cho những cây viết trẻ như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam. Chẳng khác gì vào năm 1916 khi Đông Dương tạp chí đình bản thì xuất hiện ngay Nam Phong tạp chí với Phạm Quỳnh. Lúc đó Phạm Quỳnh mới 25 tuổi.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

27 Tháng Mười Một 20206:56 CH(Xem: 13871)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
27 Tháng Mười Một 20203:09 SA(Xem: 10361)
MÙA LỄ TẠ ƠN đến nữa rồi Dù còn Covid cố nương vui Gà Tây ế ẩm chưng vàng kệ Bánh bí dư thừa chất đỏ cơi Bởi nhớ thịnh tình người thuở trước Nên thương nghĩa cử kẻ cùng thời
27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 7911)
Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .
26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 9028)
Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.
26 Tháng Mười Một 20201:52 SA(Xem: 8301)
Trong ánh nến lung linh của buổi tiệc Thanksgiving khác thường trong thời đại dịch vào tối thứ năm 26 tháng 11 năm nay, xin cùng góp phần cầu nguyện cho nhân loại sớm khống chế được Coronavirus,
26 Tháng Mười Một 20201:24 SA(Xem: 8730)
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận Những yêu thương, những thương mến ngọt ngào Vì ngày mai nào ai biết ra sao? Thì hiện tại, hãy yêu thương, vui sống
25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8595)
Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến.
24 Tháng Mười Một 202012:52 SA(Xem: 9449)
Tạ ơn nòi giống Lạc Hồng Bốn ngàn năm máu Tiên Long quật cường Đánh tan lũ giặc bắc phương Ngàn năm bờ cõi biên cương vững vàng. Mang dòng máu đỏ hiên ngang Tạ ơn vương đế Nam bang mạnh hùng
21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10554)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 20208:41 CH(Xem: 13132)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 20208:31 CH(Xem: 14072)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.
15 Tháng Mười Một 202011:44 CH(Xem: 11310)
Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.
15 Tháng Mười Một 202010:43 CH(Xem: 12911)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm hàng cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa....
14 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 11047)
Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.
14 Tháng Mười Một 20206:44 CH(Xem: 13110)
Từ ấy đông Biên Hòa trở lạnh Trăm năm sông vẫn mịt mờ sương Lối quen sao đường về lạc hướng Người ơi người quanh quất buồn tênh.
14 Tháng Mười Một 20206:36 CH(Xem: 13375)
Năm nay bầu bán thật là buồn Virus giờ này chẳng chịu buông Xã hội hô hào binh với chống Gia đình tranh chấp ghét và thương
13 Tháng Mười Một 202011:26 CH(Xem: 3834)
Các bạn bị đau vai đau cổ kinh niên đi trị liệu mà vẫn không hết xin theo dõi clip nầy nhé. Những thứ cần thiết ở nhà để hỗ trợ cho quá trình trị liệu của các bạn. Chúc các bạn thành công.
13 Tháng Mười Một 202012:42 CH(Xem: 9493)
Còn trông thấy ánh mặt trời Trái tim còn đập tình phơi nhịp đầy Làm sao biết được ngày mai? Tình Xưa Bạn Cũ vui vầy vẫn hơn...
13 Tháng Mười Một 202012:27 SA(Xem: 10500)
Từ trong tấm ảnh nhớ tụi mày Ngày Xưa Thân Ái trọn vòng tay Trường xưa lớp cũ giờ còn đó Nửa vòng trái đất lại phân hai. Bốn lăm năm gặp gỡ đôi lần Có thằng còn nặng nợ bước chân Bên đời cơm áo chân chưa mỏi Sờ tay tóc trắng bụi phong trần.
08 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 10607)
Anthony và chủ các nhà hàng khác vẫn cầu nguyện và hy vọng ở một mùa xuân năm tới khí hậu ấm lên, và sẽ có thuốc ngừa đại dịch. Người ta có nghị lực tranh đấu để tồn tại nhờ hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng...
07 Tháng Mười Một 202012:58 SA(Xem: 11571)
Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!
02 Tháng Mười Một 20208:37 SA(Xem: 10806)
Người ta đang đi đâu mà ngược về hai phía? Không ai đi về phía dưới gốc cây bồ đề * ghé ngồi sau lưng Phật để nghe sự tĩnh lặng trong vạt áo từ bi để thấy mình thức tỉnh
02 Tháng Mười Một 20204:46 SA(Xem: 10882)
Xin mời thưởng thức 1 tác phẩm tuyệt đẹp và mang ý nghĩa trào phúng, mới nhất của Duyên
02 Tháng Mười Một 202012:05 SA(Xem: 9865)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu. Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.
01 Tháng Mười Một 202011:13 CH(Xem: 11476)
Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình với thế giới của riêng họ.
01 Tháng Mười Một 20206:54 CH(Xem: 11894)
Hóa mã... cô cười vui tợn nhỉ? Thành ngưu... cậu nhảy thích ghê mà! Bù cho thuở nọ... ta còn bé Chỉ chộ hình ma đã khóc òa!
01 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 13649)
Đêm Halloween đốt hương em thủ thỉ Ma năm nay không xin kẹo "Trick or Treat Ba ngày tới bầu Tổng Thống định kỳ Mà kết quả sao lần này đáng sợ.
01 Tháng Mười Một 202012:33 SA(Xem: 9618)
Ơn đời mưa móc gửi trao Tháng Mười Một Đến nghẹn ngào mưa thâm Bước theo ngày tháng lặng thầm Em cười ta khóc mỗi năm đông về. Vui buồn trên mảnh đất quê Bảy mươi năm ấm êm lề áo cơm
31 Tháng Mười 202011:42 CH(Xem: 8931)
Qua câu chuyện này tôi xin nhắn gởi tới những bạn đang khó khăn hoặc chưa thành công: - Hãy cố gắng hết sức và luôn sống đúng lương tâm, đạo đức. Trời không phụ người tốt.
31 Tháng Mười 202010:54 CH(Xem: 8557)
Cũng như tất cả mọi thứ, lễ hội ma quỷ trong mùa đại dịch sẽ khác thường, không được tổ chức rầm rộ như thường lệ. Người buồn nhất có lẽ là các em bé mất dịp hóa trang đi xin kẹo
29 Tháng Mười 20204:16 CH(Xem: 12458)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ GIẤC MƠ HOA – Nhạc & Hòa âm: Phạm Chinh Đông Văn Vĩnh Trình bày
25 Tháng Mười 20201:46 SA(Xem: 9113)
Tôi chạy đi tìm chỗ thang máy, mới lúc nãy thang máy ở đây mà bây giờ kiếm không ra, chẳng lẽ cái thang máy cũng ma quái như bà già biến mất để trêu ngươi tôi?
25 Tháng Mười 20201:31 SA(Xem: 9148)
Tấm lòng nhân hậu của một gia đình Đà Lạt xưa kia cũng đã lan tỏa đến anh, và giúp anh tự biết cần phải làm gì trong quãng đời còn lại của mình,
25 Tháng Mười 20201:07 SA(Xem: 8401)
Nhật ký ngày thứ bảy xin dành tặng cho các họa sĩ nghiệp dư của Ngô Quyền: BT Duyên (Mỹ), PT Hạnh (Úc), PK Luân (Hòa Lan), và NM Dũng (Việt Nam)
25 Tháng Mười 202012:41 SA(Xem: 10019)
Chắp tay khấn nguyện hư vô Trời quang mưa tạnh nam mô niệm từ Miền Trung Khúc Ruột đau nhừ Nghe còn bão dữ gầm gừ khơi xa...
25 Tháng Mười 202012:17 SA(Xem: 11463)
Không Còn Mùa Thu - NS Việt Anh - Pianist Hữu Quang - Thanh Lam Live Cover
24 Tháng Mười 20208:38 CH(Xem: 10764)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?
24 Tháng Mười 20208:30 CH(Xem: 12694)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
24 Tháng Mười 20202:52 CH(Xem: 5857)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
24 Tháng Mười 20202:31 CH(Xem: 8310)
tưởng như ngồi bên một người bạn cũ rất thân từ thời trung học, và đang nghe nàng tâm sự mối tình đầu của nàng với ai đó... của thuở học trò đã xa thật là xa.
24 Tháng Mười 202012:30 CH(Xem: 8465)
Tôi vốn có lòng thương cà cuống, ít nhất chúng là một phần tuổi thơ của tôi, nên rất bất mãn với cổ nhân. Cà cuống đâu có cay như ớt, như gừng để gừng càng già càng cay.
18 Tháng Mười 202011:00 CH(Xem: 13312)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 202010:45 CH(Xem: 12634)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 202010:45 CH(Xem: 13620)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
18 Tháng Mười 202010:17 CH(Xem: 8111)
Cuộc đời rất ngắn ngủi của Chad sẽ nhắc nhở các bạn trẻ luôn đeo khẩu trang để tự cứu mình, giúp người chung quanh; cùng nhận ra cuộc đời khá mong manh trong, và cả sau đại dịch.
18 Tháng Mười 202010:05 CH(Xem: 10071)
Có nghe muối mặn bờ mi Sông dài uốn lượn khúc bi ca buồn Bão chồng lũ lụt bi thương Tháng Mười Mưa Lũ suối nguồn nước dâng...
11 Tháng Mười 20201:07 SA(Xem: 10960)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÓNG CŨ CHIỀU MƯA - Lê Tín Hương sáng tác Thái Hiền trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
10 Tháng Mười 20209:37 CH(Xem: 11165)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 20205:57 CH(Xem: 13605)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
10 Tháng Mười 202012:19 SA(Xem: 8611)
Bạn có thể mất thu nhập, tạm thời mất tự do, nhưng nếu bạn bị mất mạng, tất cả mọi thứ đều kết thúc!
10 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 12605)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức Mùa Thu Cho Em - Nhạc Ngô Thụy Miên - Thanh Lam trình bày
09 Tháng Mười 20206:02 CH(Xem: 13388)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
05 Tháng Mười 20201:13 SA(Xem: 12893)
Giã từ đời, mong anh đừng vướng bận, - Hãy thong dong, bước tiếp cuộc lữ hành
05 Tháng Mười 20201:05 SA(Xem: 13012)
Kết thúc năm đệ nhị B3, bạn lãnh thưởng hạng nhất. Phạm Thanh Thừa, đứa bạn chí thân cùng bạn, được phần thưởng hạng nhì. Tôi, Đỗ Công Luận, được phần thưởng hạng ba. Tam kiệt của lớp nhị B3.
05 Tháng Mười 20201:01 SA(Xem: 10991)
Nhưng không thấy Phúc trả lời, có ngờ đâu thời gian cuối tháng 7 là lúc Phúc HÔN MÊ 2 tuần ở bệnh viện!!!
04 Tháng Mười 202012:05 SA(Xem: 12576)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
03 Tháng Mười 202012:44 SA(Xem: 5895)
Có những điều rất bình thường trong tầm tay bỗng dưng trở thành một ước mơ trong thời đại dịch.
30 Tháng Chín 20208:21 CH(Xem: 14718)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 202012:43 SA(Xem: 13615)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
29 Tháng Chín 20201:16 SA(Xem: 4475)
Chương trình Sức Khỏe và Đời Sống do Tiến sĩ Trị Phạm và Tiến Sĩ Vi Hồ phụ trách hằng tuần trên hệ thống TNT Media Live.
29 Tháng Chín 202012:59 SA(Xem: 5894)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
28 Tháng Chín 202012:47 SA(Xem: 12333)
... Rồi theo anh theo chị vào Saigòn và được học trường tỉnh với giờ giấc đầy đủ và nay tôi bước vào trường trung học Pétrus Ký với một niềm tự hào.
28 Tháng Chín 202012:37 SA(Xem: 10563)
Vũ Hán cuồng xoay miền hỏa ngục Hoàn cầu chìm đắm cảnh thê lương Non sông một dãy đang mê ngủ Công lý bao thu vẫn lạc đường
27 Tháng Chín 202011:37 CH(Xem: 8627)
Hình như sự đoàn kết, và tinh thần trách nhiệm của các em trước tình huống không lường trước cũng là một bài học cho rất nhiều người lớn trong thời đại dịch.
27 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 13040)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ GIẤC MƠ HOA – Nhạc Phạm Chinh Đông Tác giả Hòa âm & Trình bày
27 Tháng Chín 20201:25 SA(Xem: 10842)
Em nằm hát khúc ru nôi Võng đưa kẻo kẹt như lời thở than Mùa Thu Nhặt Lá úa vàng Hong tình ấm lại đốt tan thu sầu
24 Tháng Chín 20203:10 CH(Xem: 15160)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 20203:06 CH(Xem: 13079)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
20 Tháng Chín 202012:18 SA(Xem: 11247)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NHƯ NGỌ BUỒN RƠI". Sáng Tác: Từ Công Phụng Tiếng Hát: Thùy Dương Kiều Oanh thực hiện youtube
19 Tháng Chín 20202:34 CH(Xem: 12604)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 20202:27 CH(Xem: 14451)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
19 Tháng Chín 202012:29 SA(Xem: 8668)
Các trang mạng xã hội nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, đúng mục đích, đúng lúc thì sẽ mang về niềm vui bất tận,
16 Tháng Chín 20209:13 SA(Xem: 9718)
Đường lên cung quảng xa xăm Thương cho chú Cuội buồn nằm gốc đa Trăng bao năm tuổi chẳng già!! Chị Hằng đứng ngóng Thu Ca bao mùa...
15 Tháng Chín 202011:41 CH(Xem: 7964)
Thứ Sáu ngày 21 Tháng 08, 2020 4:00 pm - 6:00 pm: Lễ tưởng niệm với phần phát biểu của Tang quyến và Thầy trò Ngô Quyền
15 Tháng Chín 202011:39 CH(Xem: 7767)
Thứ Bảy ngày 22 tháng 08, 2020 9:00am - 10:00 am: Tụng kinh, cầu siêu 11:00 am: Lễ Di quan và Hỏa táng
15 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 7761)
Thứ Bảy ngày 22 tháng 08, 2020 9:00am - 10:00 am: Tụng kinh, cầu siêu 11:00 am: Lễ Di quan và Hỏa táng
14 Tháng Chín 202011:20 CH(Xem: 6129)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
14 Tháng Chín 202010:16 CH(Xem: 3878)
Dù sao, bây giờ, đã là Tháng Chín, lúc tốt nhất để chích ngừa, và thuốc cúm đang có sẵn ở nhiều phòng mạch và tiệm thuốc tây. Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt.
14 Tháng Chín 202010:09 CH(Xem: 10930)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GẶP LẠI TIẾNG NƯỚC TÔI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
14 Tháng Chín 20209:46 CH(Xem: 10322)
Khoảnh khắc giao mùa kỳ diệu ơi, Tôi cảm trong mơ, cảm ngoài đời, Tìm đâu xao xuyến mùa năm cũ, Mùa tiễn mùa đi mấy nẻo trời.
13 Tháng Chín 202012:05 CH(Xem: 9077)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ‘ Bầu bí một giàn’ của anh Hy nói ngày xua.”
12 Tháng Chín 202010:04 CH(Xem: 11758)
Mưa giống lòng ta cũng rối bời Còn đâu ngày tháng thuở vui chơi Nhìn con cuối phố càng rơi lệ Ngó cháu ngoài song mãi nghẹn lời Mấy vạn người già vừa tạ thế?
12 Tháng Chín 202012:16 SA(Xem: 12904)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
11 Tháng Chín 202011:34 CH(Xem: 9208)
Niềm vui lớn nhiều khi chỉ đơn giản tạo thành từ tấm lòng và sự quan tâm hàng ngày dành cho người khác.
11 Tháng Chín 202011:14 CH(Xem: 9738)
Chiều vàng Thu, chập chờn đôi cánh én, Triền National Parks lá ửng Thu hồng! Có phải Thu, ngoài song cửa đó không? Ta mong chờ, làn gió Thu dịu mát!
10 Tháng Chín 202012:51 SA(Xem: 11140)
Hầu như người Mỹ nào ít nhất cũng một lần nghe hay nói đến tên ông, Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ nổi tiếng đoạt giải Nobel văn chương năm 1954.
08 Tháng Chín 202010:31 CH(Xem: 6147)
Chẳng phải là ngày phụ nữ, chẳng lễ mẹ chi, tự nhiên tôi muốn nhắc tới những bậc anh thư Việt Nam lỗi lạc này bởi vì tôi ngợp với những con cháu bà Trưng bà Triệu nơi xứ người.
05 Tháng Chín 202011:33 CH(Xem: 10480)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
05 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 9118)
Ngày cùng má đi dạo phố cũng là ngày cuối cùng tôi được hạnh phúc bên má, cũng là chuyến xe cuối cùng tôi được cùng má ngắm hoa.
05 Tháng Chín 202011:24 CH(Xem: 13337)
Vu Lan báo hiếu d8e61n rồi. Người cài hoa đỏ tiếng cười ngát thơm Bở vì mẹ vẫn đang còn Tai vương tiếng mẹ ru con dịu dàng
05 Tháng Chín 202011:10 CH(Xem: 8500)
Tôi chắc mẹ tôi sẽ nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn hại.
05 Tháng Chín 202011:00 CH(Xem: 15764)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 202011:22 SA(Xem: 12187)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 20209:34 SA(Xem: 13067)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 202011:21 CH(Xem: 12227)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ - Ca khúc Mộc Thiêng phổ thơ PhamPhanLang Ca sĩ: Đông Nguyễn
04 Tháng Chín 202011:04 CH(Xem: 9014)
Người Mỹ thì sắp khép lại mùa hè rất buồn với ngày Lễ Lao Động (thứ hai đầu tháng 9 hàng năm) không đem lại niềm vui cho hầu hết mọi người.
04 Tháng Chín 202010:33 CH(Xem: 11466)
Youtube này xin để làm lưu niệm với gia đình và bằng hữu tri âm. Ước mong các bạn tha lỗi cho tiếng hát không ra gì của tác giả. Trân trọng.
29 Tháng Tám 202010:42 CH(Xem: 8055)
Đang mùa dịch Covid 19 phải giãn cách, hạn chế đi lại gặp nhau, mà các Thầy Cô và các em hs Ngô Quyền đã đến viếng tang lễ rất đông, gia đình chúng tôi rất cảm kích!!
29 Tháng Tám 20209:36 SA(Xem: 12060)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 202011:37 CH(Xem: 10585)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VU LAN NHỚ MẸ Thơ: Kiều Oanh - Phổ nhạc: NS LMST Tiếng hát: Tâm Thư Hòa âm: Cao Ngọc Dũng Kiều Oanh thực hiện youtube