Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Vũ Thị Quý, Nguyễn Hồng Đức, và Võ Quách Thị Tường Vi - XIN CÁM ƠN ĐỜI

04 Tháng Ba 20181:41 SA(Xem: 15430)
Vũ Thị Quý, Nguyễn Hồng Đức, và Võ Quách Thị Tường Vi - XIN CÁM ƠN ĐỜI

XIN CM ƠN ĐỜI

Vũ Thị Quý, Nguyễn Hồng Đức, và Võ Quách Thị Tường Vi


xincamondoi

Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện Biên Hòa (1963-1965)

 


Chuyện của V

Tiếng người chiêu đãi viên hàng không Việt Nam qua hệ thống loa trên máy bay báo tin máy bay sắp sửa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất làm tôi choàng tỉnh. Qua cửa sổ nhỏ của máy bay, tôi thấy những tòa nhà cao ốc nằm chi chít lẫn với căn nhà nhỏ hẹp ở hai bên dòng sông Sài Gòn màu nâu đục, uốn lượn quanh co.  Đây là sông Đồng Nai Biên Hòa? Đây là sông Sài Gòn? Sao lại có màu nâu? Hình ảnh này hoàn toàn khác với những hình ảnh mà tôi đã mường tượng ra ở trong đầu mình từ mấy tuần nay. Nắm hai bàn tay nhau thật chặt tôi vẫn không ngờ là mình đang sắp sửa đặt chân lại trên quê hương của mình. Thật là bất ngờ!!!

 

Cách đây 3 tuần, tôi có nhận được điện thoại của người bạn bên Việt Nam báo tin là có bạn Q đang đi tìm mình. Tin này làm tôi bồi hồi cả mấy đêm không ngủ được. Đầu óc tôi lại quay trở về với thời còn thơ dại năm xưa.

 Tôi làm người “di cư” tất cả hai lần trong cuộc đời của mình. Một lần từ Bình Định vào Biên Hòa và một lần rời Biên Hòa qua Mỹ. Mỗi lần ra đi là mỗi lần mất mát và phần lớn là phải làm lại từ đầu.

Lần di cư vào Biên Hòa thì tôi còn nhỏ không nhớ gì cho lắm. Lâu lâu trong ký ức tôi có hiện lên những hình ảnh lờ mờ của một căn nhà tranh ba gian, chung quanh có khu vườn rộng với nhiều cây ăn trái. Thỉnh thoảng tôi đã cùng cô Dư rình bắt những tên trộm chui qua hàng rào ăn cắp những trái xoài ươm vàng đang trĩu nặng trên cành. Nói là bắt trộm nhưng thật sự bà Cô của tôi cũng thả những người này ra sau khi khuyên họ đừng ăn trộm nữa. “Ai cũng nghèo hết thôi thì mình có gì thì chia sẻ với người ta một chút”.  Hình ảnh của bà cô cao gầy, đầy lòng nhân ái đó lúc nào cũng ở trong trí nhớ non nớt của tôi. Tên của cô là Dư là vì ông bà nội đã có nhiều con nhưng lại có thêm cô khi tuổi cũng khá cao. Họ đặt tên cô là Dư vì muốn có một chút dư, dư cả tình thương gia đình và dư một chút phần vật chất trong cuộc sống gập ghềnh hằng ngày.

Sau khi lần trốn chui, trốn nhủi đi vào miền Nam vào một đêm khuya, bỏ lại đằng sau ngôi nhà thân yêu cùng bà con láng giềng, gia đình tôi định cư ở vùng Phước Hải tỉnh lỵ Biên Hòa. Biên Hòa có dòng sông hiền hòa với lục bình bông tím trôi lặng lẽ dưới chiếc cầu 5 nhịp mà tôi đã nhiều lần theo bạn bè đi bắt hến và tắm sông.

Biên Hòa cũng là nơi mà tôi đã trải qua một thời thơ ấu từ lớp Nhì đến khi xong Trung học, nơi ghi lại trong đời những niềm vui cùng với những nỗi buồn. Những kỷ niệm buồn vui thời thơ ấu này vẫn không bao giờ phai mờ trong trí óc của tôi. Phải nói Biên Hòa là quê hương chính của tôi dù rằng giọng nói của tôi vẫn không bao giờ phai hết những âm hưởng trọ trẹ rất đặc thù của Bình Định và những lời chọc ghẹo của bạn bè, chẳng hạn như: 

"Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền… "

Tôi cũng nhân dịp này thêm mắm thêm muối vào cho oai:

“Coi chừng tui, tui có võ đó, lên đến đai tím rồi!!"

Nào ai biết là võ Bình Định có đai tím hay không?  Nhưng tôi vẫn thấy các bạn có thêm vẻ e dè không ăn hiếp mình như lúc trước.


Khi tôi về Biên Hòa thì đi học lớp Nhì ở trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện Biên Hòa. (Trường Tiểu học này được xây lên cho những người con của các nhân viên làm việc trong bệnh viện có chỗ để đi học.).

Tôi ngồi kế bên cô bạn tên Q, tóc dài, tánh tình dịu dàng và hay dễ khóc. Q có cặp mắt một mí rất hay, lúc nào như cũng đang cười. Q nói tiếng Bắc rặc và cũng đã di cư từ Bắc vào nên thường hay bị lũ bạn vô tình theo chọc ghẹo. Không biết sao mà lúc ấy tôi lại cảm thấy mình rất mạnh mẽ và hay bênh vực Q để chống chọi lại những người bạn tinh nghịch kia. Hai đứa rất thân nhau, lúc nào cũng khắng khít. Có lẽ là cùng thân phận “di cư” với nhau nên thông cảm và dễ thân thiện hơn.

Sau trường tiểu học Dưỡng Trí Viện có một con suối nhỏ, nước rất mát và trong. Nước trên thượng nguồn về, chảy vào một hồ lớn rồi được xả xuống một cái đập, để rồi cuộn quanh co trở lại hình con suối nhỏ chảy qua cây cầu Đúc và uốn cong bao bọc mặt Bắc và mặt Tây của trung tâm Cải Huấn Biên Hòa. 

Thỉnh thoảng tôi hay rủ bạn trốn học đi tắm suối, đào ao thả cá lìm kìm, đùa nghịch cả ngày đến chiều tối mới về nhà. Cả hai vẫn nhớ mãi trận đòn ngày hôm đấy vì tội trốn học đi chơi!!

Rồi những ngày tháng êm đềm lặng lẽ trôi. Cuối năm lớp Nhất, tôi may mắn thi đậu vào lớp đệ thất trường Trung học Ngô Quyền, còn Q thì phải đi học trường trung học tư thục Khiết Tâm. Hai đứa ít gặp được nhau từ dạo đó. Tôi vẫn hay đến thăm Q vào những dịp lễ hay ngày cuối tuần. Mỗi lần đến thăm bạn, tôi hay được bạn đãi nước chè xanh tươi, những bữa cơm nấu theo kiểu Bắc thật ngon. Tôi vẫn nhớ mãi những buổi chiều ngồi bên Q, kế bên lò lửa đỏ, vừa phụ bạn nấu cơm vừa kể chuyện cho nhau nghe. Sau đó vài năm thì Q lập gia đình. “Con gái thì học bao nhiêu đó đủ rồi, bây giờ phải lo chuyện gia đình nữa”, mẹ của Q hay bảo Q như vậy. Hôm đám cưới Q tôi có về, nhìn cô dâu mới xinh đẹp thẹn thùng trong màu áo trắng, đứng bên người chồng lịch duyệt oai nghiêm, tôi rất mừng cho bạn. Khi Q có thai đứa con đầu lòng thì tôi có về thăm. Đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.

Lần “di cư” thứ nhì đến với tôi vào tháng Tư năm 1975. Tôi may mắn được di cư qua Mỹ. Dù hành trang vẫn với hai bàn trắng nhưng trong lòng lại nặng trĩu những kỷ niệm thời ấu thơ với hình ảnh gia đình, thầy cô, bạn bè, và làng xóm. Cuộc ra đi thình lình, tức tưởi làm tôi không kịp giã từ gia đình, không lên viếng được mộ mẹ, hay nói lời tạm biệt với những người thân.

Thời gian như thoi đưa, mới đó mà đã hơn 50 mươi năm rồi. Những thăng trầm của cuộc sống nơi đất mới làm tôi lúc nào cũng bận rộn. Nhưng có nhiều đêm chợt thức giấc lúc nửa khuya tôi lại nhớ đến những kỷ niệm thời ấu thơ và lòng tự hỏi những  người bạn nhỏ năm xưa bây giờ đã trôi dạt về đâu?

Chuyện của Q

Tôi có thể nhớ và tóm tắt lại những gì mình còn giữ lại trong ký ức về thời thơ ấu.

Hồi đó lâu lắm rồi thỉnh thoảng nghe mẹ kể lại là gia đình tôi di cư vào Nam năm 1954, lúc tôi chưa đầy một  tuổi, còn bồng trên tay. Sau mấy lần thay đổi chỗ ở, gia đình tôi sống tại Saigon. Cho đến năm 1958, bố tôi giãi ngũ và cuối cùng chọn đất Biên Hòa nầy để dừng chân sinh sống cho đến ngày nay.

Sau khi dọn về Biên Hòa bố mẹ tôi thuê nhà để gia đình nương náu. Bố tôi may mắn xin được một việc làm ở trong Dưỡng Trí Viện. Năm sau đến tuổi đi học, bố xin cho tôi được học ở trường Tiểu Học trong khuôn viên của nhà thương điên. Những ngày đi học đầu đời, tôi đã trãi qua nhiều vui buồn, bị chế diễu và kỳ thị là dân Bắc Kỳ di cư - "Bắc kỳ ăn cá rô cây…".  Tôi chưa hiểu được câu này nghĩa là gì nhưng mỗi khi nghe vậy là nước mắt tôi chảy đầm đìa. Nhưng lâu rồi cũng quen, tôi bắt đầu học nói tiếng Nam và hòa đồng với cuộc sống bên cạnh những người bạn mới.

Sau ba năm học đến năm lên lớp Nhì (bây giờ là lớp 4), tôi quen được một bạn mới. Bạn này được chuyển từ trường khác đến. Vẻ nhút nhát bỡ ngỡ của bạn ấy làm tôi  nhớ đến mình lúc mới đi học ở ngôi trường này. Một sự ngẫu nhiên là thầy xếp chỗ cho hai đứa ngồi chung một bàn. Từ khi có V, cô bạn học mới, tôi vui vô cùng. Hai đứa chẳng mấy chốc lại thân nhau. Một sự tình cờ nữa là nhà của V lại nằm trên đường đi học của tôi. Tôi hay đến chơi và rủ V đi học. Tánh tình của V hiền nhưng có chút cương quyết đem lại cho tôi một cảm giác vui và thật bình yên khi ở cạnh bạn.

Trong lớp hai đứa rất thân và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bạn học rất giỏi và được thầy cưng nhiều. Các bạn trong lớp cho là V và một bạn nam khác là "hai con cưng của thầy". Tôi biết V và bạn này hay luôn ngầm ganh đua để cố đạt được danh hiệu học giỏi nhất lớp. Anh bạn kia thì ít nói, hay mắc cở với nụ cười mỉm chi, và lúc nào thì quần áo cũng chỉnh tề ngay ngắn.

Rồi thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Lên lớp Nhất hai đứa lại càng thân nhau hơn. Giờ ra chơi hai đứa chia nhau ly đá nhận xi rô, hay cây cà rem đậu đen, đậu đỏ. Mỗi khi đến giờ tan học, hai đứa thường chui "lỗ chó" ở sau trường để đi "ngỏ tắt" về nhà cho nhanh. Nhiều khi áo bị dây kẻm gai móc rách, lại bị mẹ cho ăn đòn. V học giỏi nhưng nghịch ngầm cũng không kém, hay chọc phá bạn bè. Tôi nể V ở chỗ đó!

Hôm nào đi học tôi đều đến nhà V sớm hơn để chơi rồi rủ V đi học. Tôi gần như là một thành viên ở nhà V. Ba mẹ V hiền lắm, nhất là mẹ V. Bà rất thương tôi. Có lần bà nói: “Chắc kiếp trước hai đứa là chị em nên bây giờ lại thương yêu nhau như vậy”. Tất cả những tình cảm Bác dành cho tôi, tình bạn thắm thiết của tôi và V lúc bé thơ làm sao tôi kể ra đây cho hết. Những kỷ niệm này tôi sẽ giữ mãi trong ký ức của mình. Dù bây giờ mỗi đứa một nơi, một chí hướng riêng, nhưng V ơi! Dù thời gian sẽ làm thay đổi tất cả nhưng lúc nào tôi cũng vẫn thương mến người bạn nhỏ năm xưa đã cho tôi một cảm xúc thật tuyệt vời của tình bạn bè thời thơ ấu.

Có hôm tôi có việc đi lên ngả tư gần bệnh viện 7B, lúc trở về trời đã tối. Không hiểu sao tôi lại muốn đi bộ thế là tôi rảo bước, con đường dài khoảng hơn 2km mà tôi cứ liên tục bước đều... và khoảng cách dần dần thu ngắn lại.

Khi đi ngang khu dân cư ở đối diện với Trung Tâm Cải Huấn cũ, tự dưng bước chân tôi chậm lại, và tôi quan sát như cố tìm một chút hình ảnh thân thương dù thời gian đã thay đổi rất nhiều, hầu như đã xóa nhòa đi tất cả... Nhưng tôi đã nhận ra rồi, bắt đầu là con đường đi dẫn vào xóm trong, nằm bên hông nhà của V. Tôi đứng nhìn căn nhà ngày xưa của gia đình V nằm ngay mặt đường. Trước cửa nhà V tôi nhớ có 1 cái sân thật rộng, nhưng bây giờ đã thay đổi hết. Họ đã đập đi để xây lại tất cả. Nhà họ xây sát đường và mở cửa hàng buôn bán đồ nội thất: bàn ghế, tủ  kệ... chưng bày chật cả gian phòng lớn.

Thấy tôi tần ngần đứng nhìn, chủ cửa hàng ra đon đả mời  “Cô vào mà xem trong này có nhiều mẫu mới đẹp lắm”. Lời nói của ông chủ cửa hàng làm tôi như tỉnh dậy. Tôi ngập ngừng nói "thôi để bữa khác ban ngày tôi sẽ coi". Tuy nói thế nhưng tôi vẫn không muốn bước đi, thật chậm rãi tôi đi từng bước, trong lòng ngổn ngang những suy nghĩ... như muốn tìm một cái gì đó thật yêu thương mà đã từ lâu rồi tôi đã mất.

Mãi chìm đắm trong giòng suy nghĩ tôi đã đi đến chiếc cầu mà hồi đó người ta thường gọi là cầu Đúc vì nó đã được đúc bằng xi măng cốt sắt. Đứng trên cầu ngó xuống căn nhà sát chân cầu nay là một cửa hàng. Chắc V còn nhớ cầu Đúc nầy và cả căn nhà sát chân cầu?  Đó là nhà cũ của V đó. Hồi V mới học ở trường tiểu học Dưỡng Trí Viện thì gia đình V ở căn nhà này, thời gian đó chúng tôi mới chơi thân với nhau.

Trước cửa nhà V có cây mít thật sai quả, nhưng hai đứa chúng tôi chỉ thích ăn trái cám mít thôi. Món cám mít ngâm nước mắm ớt V làm cho tôi ăn chẳng bao giờ tôi  quên được!!! Tôi chợt nhớ V vô cùng, nhớ những kỷ niệm ngày thơ ấu của hai đứa. Tôi đang đứng đây còn V, bạn đang ở nơi nao? Tôi chợt nghe mắt mình cay cay, vội bước nhanh đi về mà trong lòng buồn không thể nào tả nổi. Hồi nhỏ tánh tôi hay mau nước mắt, bây giờ cũng vậy... V ơi!

Thời gian đã thay đổi đi rất nhiều, có những cái mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ còn tìm lại được, nhưng tình cảm, tình bạn và những kỷ niệm tuổi thơ của chúng mình chắc chắn sẽ không bao giờ quên được phải không V? Giá gì mình gặp lại… Đã biết bao nhiêu năm qua tôi đã đi tìm V.

Chuyện của Đ

Tôi là “sản phẩm” của miền Nam một trăm phần trăm sau kỳ di cư 1954!

Gia đình tôi định cư ở Biên Hòa sau khi ba tôi có việc làm ở nhà thương Dưỡng Trí Viện. Là con của công chức làm việc cho nhà thương này nên tôi được đi học ở trường tiểu học ở ngay trong khuôn viên của bệnh viện. Trường làng tuy nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ lớp và nam nữ học chung. Ngoài con công chức làm trong nhà thương, trường còn dành cho trẻ em trong vùng lân cận vào học. Trường công nên miễn phí. May mắn là chúng tôi được học chung chương trình như tất cả các trường trên toàn cõi Việt Nam lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ lớp Năm bây giờ là lớp Một. Chúng tôi học cuốn Văn Việt Nam do nhà xuất bản Việt Hương ấn hành. Cuối cuốn sách có bài tập đọc “Ông Thầy Đầu Tiên” với câu mở đầu “Trẻ con ngu dại biết chi, Nhờ Thầy răn dạy khắc ghi trong lòng” mà học trò chúng tôi phải học thuộc ngay từ lúc đầu. Năm lớp Tư, chúng tôi học Sử Ký, Địa Lý, Công Dân Giáo Dục, Đức Dục…, với mỗi bài đều có phần Quyết Định ghi thông điệp bài giảng cần nhớ chẳng hạn như tiên học lễ hậu học văn.

Suốt hai năm lớp Nhì và lớp Nhất tôi được vinh dự kéo cờ mỗi sáng khi chào cờ trong sân trường. Phải kéo sao cho khi đến câu “xứng danh nòi giống Lạc Hồng'' là cờ phải lên đến đỉnh cột cờ. Ban đầu cũng hơi run nhưng sau đó thì tôi kéo cờ rất rành và ăn rơ với bài quốc kỳ không sai lệch một chút gì cả.

Học trò trong lớp đa số là nhà quê, đi học có bạn đi chân không. Từ năm 1961 học sinh chúng tôi mặc đồng phục. Trai áo sơ mi trắng bỏ trong quần sọt màu xanh. Học trò lại ở nhà quê nên chúng tôi vui chơi rất đơn giản như quê hương ruộng đồng, mùa nào thứ đó. Bắn đạn, dích hình, chọi đáo, đánh khăng, bắn chim, thả diều, bắt dế, câu cá, tắm suối, và không thể thiếu mục ăn cắp trái cây người ta trồng trong bệnh viện. Mỗi học trò đều có một cá tính riêng. Có người nghịch ngợm lí lắc, có người thâm trầm, có bạn từ thành phố về hay chải chuốt, có bạn từ làng ruộng chung quanh thật thà chất phác, mỗi người một vẻ làm cho lớp học tôi lúc nào cũng vui nhộn và đầy đủ sắc thái.

Ba tôi rất thương con nhưng đối với việc học ông rất nghiêm khắc. Khi đi học tôi phải áo quần thẳng tắp và về nhà thì phải học bài cho xong rồi mới được đi chơi. Tôi còn nhớ năm lớp Tư, viết chữ xấu, ba tôi bắt tập viết lại nhiều lần. Nhờ thế sau này chữ viết được rõ ràng và tôi được các bạn gán cho cái danh từ là học giỏi và là con cưng của thầy!

Mấy mươi  năm đã trôi qua, cuộc đời nhiều gập ghềnh thay đổi, như người xưa vẫn nói "thương hải biến vi tang điền", biển sâu nay đã thành nương dâu. Trường xưa nay đã trở thành một trạm xăng bên lề đường đông đúc, nhưng dư hương và âm hưởng của thiên đàng ngày xưa lúc nào cũng vẫn sống mãi trong lòng tôi.

 Người ta thường nhớ về quá khứ, nhất là khi quá khứ đó vàng son. Những năm học tiểu học là những năm quá khứ thần tiên nhất trong đời mà thiên đàng thu nhỏ của  tôi ngày ấy chính là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Tôi cũng cố tìm kiếm lại những người bạn nhỏ năm xưa như đi tìm lại thiên đàng dã mất của mình. Thật may, qua trang nhà của Trường Ngô Quyền tôi tìm lại được cô bạn học hồi lớp Nhì lớp Nhất. Tôi nhắn tin, và 48 giờ sau sóng điện từ đã cho chúng tôi nối lại nhịp cầu. Bạn này giờ ở đầu bên kia trái đất, xa lắc xa lơ!

Tôi cũng được biết nhiều bạn chung lớp sau này đã sớm về lòng đất mẹ, hiến dâng mạng sống của mình. Những người còn lại hôm nay, trong đó có tôi đang viết những dòng này, nhớ về các bạn với tất cả ngậm ngùi và sự mang ơn. Cũng có người bay lạc mãi trời Tây. Hồi đó mà nói sau này mình sống bên Tây hay bên Mỹ, chắc không ai tin được chuyện lại xảy ra như thế.  Có bạn vẫn còn phải vất vả trả nợ cho đời. Và còn nhiều bạn khác, giờ biết nơi đâu. Tôi vẫn hằng mong có một ngày nào được gặp lại những người bạn thời thơ ấu đó và sống lại những ngày xưa thân ái. Xin trả tôi về ngày xưa thơ mộng đó, ... mong bài hát này trở thành sự thật như một lời tiên tri. 


Đôi khi tôi bất chợt nghe những tiếng thở dài trong đêm khuya, như nuối tiếc thở than cho một thời ấu thơ không còn nữa. Ngoảnh mặt lại đi tìm thì bạn ơi, đó chính là tiếng của lòng tôi. Donna, Donna, hay chính đó là tiếng lòng của chúng ta?

Rồi một chiều, sau tiếng chuông điện thoại, giọng một người đàn bà bên kia đầu dây mà sau 50 năm, chỉ với câu chào xã giao thì tôi đã hình dung ngay đây đúng là một người bạn nhỏ năm xưa. Bạn nhỏ thời thơ ấu này có đôi mắt một mí như lúc nào cũng cười và một nốt ruồi trên mặt rất đẹp.

 Kết

Ra khỏi hải quan tôi kéo vali ra ngoài khu địa phận quốc tế. Hơi nóng hừng hực của khí trời Sài gòn vào tháng 8 như lò lửa hất vào mặt tôi. Tiếng người chào đón, tiếng máy xe giòn giã, thiên hạ tấp nập chuyện trò, mùi nồng nặc của khói xăng…

Chợt tôi thấy không gian như dừng lại. Ở một góc nơi cổng ra vào, một hình dáng quen thuộc ngày nào hiện ra. Vẫn Q của ngày xưa với chiếc mũi cao và đôi mắt một mí lúc nào cũng như đang mỉm cười nhìn tôi. Kế bên Q tôi lại thấy một người nữa. Người này dáng dấp cao gầy, nét mặt đầy nét phong sương thăng trầm, và trên môi đang điểm một nụ cười mỉm chi.

Tôi thấy như mình đang ngược dòng thời gian, cùng các bạn hạnh phúc tung tăng vui đùa trong con suối mát trong ở sau trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện Biên Hòa của hơn 50 năm về trước.

Hạnh phúc này thật đơn giản mà đến bây giờ chúng tôi mới tìm lại được. Xin cảm ơn đời.

Lập Đông 2017

Vũ Thị Quý, Nguyễn Hồng Đức và Võ Quách Thị Tường Vi


 

14 Tháng Giêng 20242:15 SA(Xem: 2856)
Lần đầu tiên, sau 52 năm, hai người bạn gặp gỡ, tay bắt mặt mừng. Tôi sẽ giới thiệu cho vợ chồng bạn thành phố BH, và Chợ Đồn quê hương tôi.
13 Tháng Giêng 20242:18 SA(Xem: 3433)
Cuối năm trở lại Sài Gòn Những gì chứng kiến hết còn thiết tha! Sài Gòn đổi thịt thay da Xuyên qua đường phố nhận ra sự tình “Khôn hồn ngậm miệng làm thinh
11 Tháng Giêng 20241:53 SA(Xem: 1430)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
09 Tháng Giêng 202410:53 CH(Xem: 3000)
Xuân sắp sang với tươi xanh Đông này một thoáng qua nhanh đâu ngờ? Quê hương xa cách đôi bờ . Tuổi vàng còn lại đâu chờ riêng ai ?
02 Tháng Giêng 20249:27 CH(Xem: 2891)
Đêm nay là đêm cuối Năm hai không hai ba Ta ngồi nhìn tờ lịch Một tuổi đã rời xa Cuốn lịch của một năm Từng tờ ta xé phăng Như vất đi cuộc sống Tiếc nuối ta buồn thầm.
02 Tháng Giêng 20248:28 CH(Xem: 2032)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
01 Tháng Giêng 20241:42 SA(Xem: 996)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: HAPPY NEW YEAR - AULD LANG SCYNE Kiều Oanh thực hiện Youtube
01 Tháng Giêng 202412:55 SA(Xem: 1015)
Cuối năm khui rượu tự mời Uống thay cho bạn, đồng thời riêng Ta! 76 năm cõi Ta-Bà Đảo điên thế sự, thực thà mình ên! Tiếp ly tiễn biệt tất niên
31 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 3268)
Năm mới và những ước mong 2024 xuôi dòng thời gian Êm trôi nước chảy đầy tràn Bến đời thôi bớt lang thang sông dài.
31 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 1705)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
31 Tháng Mười Hai 20232:31 SA(Xem: 2910)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: QUÊ HƯƠNG ƠI! - Thơ Phạm Gia Hưng -
31 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3721)
Ngày đi tương tự ngày về Sóng to gió lớn tứ bề mông mênh Sài-Gòn, thành phố mất tên 49 năm trở lại Tôi quên rất nhiều
31 Tháng Mười Hai 20231:07 SA(Xem: 760)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KHÔNG TÊN CHO TẾT Thơ Miên Vũ Thanh, Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Văn Vĩnh.
29 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3201)
ĐÓN mùa xuân mới niên lai CHÀO tân niên đáo bướm bay lượn vòng NĂM dài tháng rộng duổi dong MỚI thêm chút nắng tưới hồng ngày xuân.
28 Tháng Mười Hai 20232:09 SA(Xem: 2855)
Đêm Thánh Vô Cùng vang khắp chốn Sông Ngân bát ngát rọi bên mành Giáo đường hực hỡ đèn giăng mắc Khắp chốn vui mừng Chúa Giáng Sanh
25 Tháng Mười Hai 20231:59 SA(Xem: 2713)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 202310:48 CH(Xem: 3309)
Hôm nay giữa ánh đèn Giáng Sinh Chúa rước chồng em về nước mình Tang trắng em quỳ Chúa đã thấy Vòng hoa khen tặng chữ Trung Trinh
24 Tháng Mười Hai 20232:51 SA(Xem: 1312)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
24 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2448)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 20233:00 SA(Xem: 2134)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
23 Tháng Mười Hai 20232:39 SA(Xem: 1084)
Merry Christmas & Happy New Year to all of you from Kiều Oanh and famiy Gia đình Kiều Oanh Chúc Mừng 2023 Noel & Năm Mới 2024
23 Tháng Mười Hai 20232:24 SA(Xem: 1239)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
22 Tháng Mười Hai 20233:58 SA(Xem: 2902)
Noel về có ngày Sinh Nhật Chị Đúng đêm Đông, Mẹ đem chị vào đời Mừng Giáng Sinh mọi năm đều ăn bánh Mà năm nay thì bánh vẫn còn đây!
22 Tháng Mười Hai 20231:04 SA(Xem: 1291)
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
19 Tháng Mười Hai 20231:32 SA(Xem: 2463)
Chó chết có nghĩa trang chôn cất Hòm, hoa quả, nhang đèn tươm-tất Tiễn đưa lệ đổ kém chi người! Tôi tham dự mới tin là thật!
18 Tháng Mười Hai 20231:02 SA(Xem: 1206)
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
17 Tháng Mười Hai 202311:15 CH(Xem: 1343)
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
17 Tháng Mười Hai 202310:18 CH(Xem: 931)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ: Lưu Trọng Lư Ngâm thơ: Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Mười Hai 20233:26 SA(Xem: 2181)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 20232:34 SA(Xem: 2006)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
16 Tháng Mười Hai 20231:19 SA(Xem: 3018)
Tuổi già lắm nỗi đa-đoan Thất thường ngủ ngáy lan bang tâm thần Nửa đêm thức giấc băn khoăn Lăn qua lộn lại nhiều lần không yên Viễn vông nghĩ ngợi liên miên Nhớ về quá khứ sống miền đất xưa
12 Tháng Mười Hai 202312:53 SA(Xem: 2147)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
12 Tháng Mười Hai 202312:43 SA(Xem: 11598)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
12 Tháng Mười Hai 202312:26 SA(Xem: 2901)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức LÀM SAO CHO EM QUÊN - Nhạc LÊ HỮU NGHĨA Lời THY LỆ TRANG - Tiếng hát LÊ THU HÀ
12 Tháng Mười Hai 202312:16 SA(Xem: 3299)
Xin tạ ơn ai xin tạ ơn đời Cho mùa đông tôi còn bập bùng ánh lửa. Chờ mong. Chờ mong. Sẽ vẫn mãi chờ mong Chờ người một ngày cùng mở cửa đêm đông.
12 Tháng Mười Hai 202312:03 SA(Xem: 3581)
Tháng 12 giá lạnh căm Ngày sinh nhật Chúa đến gần nhân sinh Bước chân thiên địa vô hình Hai ngàn năm đã thấm tình chúa tôi.
02 Tháng Mười Hai 20239:54 SA(Xem: 2577)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 20239:20 SA(Xem: 2846)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2326)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 202310:11 CH(Xem: 1392)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
01 Tháng Mười Hai 20237:51 CH(Xem: 2307)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 20231:52 SA(Xem: 12440)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
01 Tháng Mười Hai 20231:41 SA(Xem: 3591)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng ... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
01 Tháng Mười Hai 202312:54 SA(Xem: 2378)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
01 Tháng Mười Hai 202312:38 SA(Xem: 3667)
Yêu người như thế yêu thân! Hư vô mộng ảo phù Vân kiếp người? Thương nhau xin tặng nụ cười! Sẻ chia may mắn với người bơ vơ.
01 Tháng Mười Hai 202312:11 SA(Xem: 3821)
Đừng lâm hoàn cảnh éo le Luôn luôn lành mạnh khỏe re cuộc đời “Cám Ơn Ân-Nghĩa Xứ Người Sống đành để bụng chết thời mang theo”
23 Tháng Mười Một 20231:49 SA(Xem: 3030)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
23 Tháng Mười Một 20231:32 SA(Xem: 7395)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
22 Tháng Mười Một 20233:49 SA(Xem: 2827)
Tạ Ơn năm nay không ở nhà Thương con mẹ hứa sẽ đi qua Laptop không mang tay bị trói Chữ nghĩa vô tình cũng đi xa.
22 Tháng Mười Một 20233:24 SA(Xem: 1894)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
22 Tháng Mười Một 20232:49 SA(Xem: 2317)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 20232:40 SA(Xem: 2424)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
22 Tháng Mười Một 20232:14 SA(Xem: 3714)
Đón Đông sợ tuyết đầy sân? Mùa Thu quét lá tay chân rã rời! Đông sang nhiều lễ hội mời? Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu? Dù cho băng tuyết chẳng nhiều! Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
22 Tháng Mười Một 20232:05 SA(Xem: 3627)
Tạ Ơn Trời Đất tâng tiu Nhân sinh thoát kiếp phập phều gian nan Nhẹ cơn đói khổ vai quàng Trái tim bồ tát nặng mang ân thừa...
22 Tháng Mười Một 20231:52 SA(Xem: 3507)
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó. Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng. Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ. Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
22 Tháng Mười Một 20231:14 SA(Xem: 3006)
Nên Người do bởi Mẹ+Cha Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim Thôi đành cất giữ trong tim Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình “Tôi không chọn chỗ khai sinh Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
19 Tháng Mười Một 20232:46 SA(Xem: 2024)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
18 Tháng Mười Một 20231:56 SA(Xem: 2053)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
18 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 3570)
.Mỗi ngày cõng chữ đến trường Cô Thầy ân điển đạo dường phước lai Ngọc trong đá phải dũa mài Không Thầy Cô dạy đố mày làm nên...
17 Tháng Mười Một 20232:47 SA(Xem: 2966)
Đêm dài giấc ngủ hụt hao Có khi thức trắng đảo chao tinh thần “Hữu Sinh Hữu Tữ” Cõi-Trần “Thân Tôi Tứ-Đại” cũng lần-lửa thôi! RỒI!
17 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 5997)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 20231:27 SA(Xem: 3326)
Thân tặng các bạn khối 9 Ngô Quyền Và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong những chuyến rong chơi thật thú vị, thật đẹp.
13 Tháng Mười Một 20231:16 SA(Xem: 3159)
Nhìn hình ảnh bạn thực tươi! Nhớ thời dạy học đôi mươi thủa nào? Tình xưa lưu luyến dạt dào. Aloha mừng đón mời chào bạn thân!
13 Tháng Mười Một 20231:03 SA(Xem: 6333)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 20237:08 SA(Xem: 2515)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
12 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 3138)
“Lâm Chung Vui Vẻ Sẵn-Sàng” Dứt hơi tắt tiếng nhẹ nhàng Đời-Tôi! Chỉ vài năm, lẹ làng thôi Tương lai viễn-ảnh nổi trôi khó lường
04 Tháng Mười Một 20232:24 SA(Xem: 5664)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 20232:02 SA(Xem: 4311)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 2811)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 2777)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 20231:17 SA(Xem: 3184)
Hôm nay nghe Thu về lòng tê tái Lữ khách buồn, nhìn chiều thắm dâng hương Bụi cúc vàng nở rộ bên cánh hiên Tim trĩu nặng, lại … “Thu Vàng” nhung nhớ
04 Tháng Mười Một 20231:06 SA(Xem: 1808)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
04 Tháng Mười Một 202312:48 SA(Xem: 3120)
Đây đang đêm. Đó đang ngày Lang thang thế giới giãi khuây lúc già Gặp người đủ mọi quốc gia Màu da, ngôn ngữ thực là khác nhau
04 Tháng Mười Một 202312:42 SA(Xem: 3838)
Ngồi đây, tim con héo mòn Nhớ Mẹ, nhớ chị, lòng con sụt sùi Tháng Mười buồn lắm Mẹ ơi! Tháng Mười giỗ Mẹ, tháng Mười nhớ nhung
04 Tháng Mười Một 202312:26 SA(Xem: 3262)
Ở bên đó – Nhà em xa bên đó Đến thăm em, anh lạc lối đường về Thôi hãy đợi xuân sang trời sẽ đẹp Nắng sẽ hồng trên từng bước anh đi.
03 Tháng Mười Một 20232:52 SA(Xem: 1437)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
24 Tháng Mười 202312:49 SA(Xem: 3685)
Thoạt nghe tưởng chuyện chiến trường “Mỡ-Đường-Máu” tự tìm đường thoát thân Mạng mình, mấy kẻ bất cần? Không lo sống chết phước phần do thiên!
23 Tháng Mười 20233:25 SA(Xem: 3131)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
23 Tháng Mười 20231:53 SA(Xem: 3880)
Cũng đành, nói giã từ em Nào đâu Cõi Mộng vô biên...vô cùng Đảo điên một kiếp hồng trần Nhân sinh hữu hạn, phù vân nghĩa gì !
23 Tháng Mười 202312:03 SA(Xem: 3909)
Đắm chìm trong cõi nhân luân Lại về Lễ Halloween hạn kỳ Oan hồn khóc nghẹn tử qui Chỉ là hư ảnh chút gì vấn vương Theo chân các thánh chỉ đường...
21 Tháng Mười 20232:22 SA(Xem: 3088)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 20232:21 SA(Xem: 3899)
Trăng thu trăng viễn xứ kìa Một mình ngắm ánh trăng khuya… một mình Trăng vàng tỏa sáng lung linh Bỗng nghe thu nhạc khúc tình duyên thơ
21 Tháng Mười 20232:08 SA(Xem: 3251)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
21 Tháng Mười 20231:59 SA(Xem: 3733)
Thôi thì trao đổi số phone Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời Giã từ chóng vánh nghẹn lời Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây “Tao+Mày” tiếp tục qua đây Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
21 Tháng Mười 20231:37 SA(Xem: 4117)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Thu Hát Cho Người “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Aug 26th - 2023. Do chị Kiều Oanh chuyển
20 Tháng Mười 202312:28 SA(Xem: 4087)
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
06 Tháng Mười 20231:08 SA(Xem: 3121)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
06 Tháng Mười 202312:35 SA(Xem: 4479)
Mắt là cửa sổ linh hồn Người Đời gọi CỤ khiến bồn chồn lo Tưởng rằng nhỏ hóa ra to Hai con mắt lão lệ rò rỉ rơi
05 Tháng Mười 20234:06 SA(Xem: 5294)
NGÔ QUYỀN HÀNH KHÚC này cũng chỉ là một Quyết tâm, một Ý chí, một ước mơ của Học sinh Trung Học NGÔ QUYỀN hôm nay và mai sau
24 Tháng Chín 202310:55 CH(Xem: 4581)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Trình bày: Quý Hương
23 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3393)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 20231:22 SA(Xem: 3560)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 20231:20 SA(Xem: 4866)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
23 Tháng Chín 20231:05 SA(Xem: 3442)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3268)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
22 Tháng Chín 202311:09 CH(Xem: 4121)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
12 Tháng Chín 202311:42 CH(Xem: 3357)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3137)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
11 Tháng Chín 202311:35 CH(Xem: 4852)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
11 Tháng Chín 202311:25 CH(Xem: 2067)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...