Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

29 Tháng Mười Hai 20179:39 CH(Xem: 8931)
GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)


blankLê Phụng đã nằm xuống. Sự ra đi của ông làm tôi trăn trở tới số phận một con người làm văn học. Một con người hầu như để cả nửa cuộc đời từ sau 1975 đọc và nghiên cứu, rồi cầm bút để nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mọi người.

Nghĩ xa hơn thay vì chỉ nghĩ tới cá nhân Lê Phụng. Tôi đang phải đối mặt với một cái chết — không phải của chế độ miền Nam — mà nghĩ tới một sự chấm dứt một dòng văn học đã có một thời làm cho người miền Nam nói chung thấy hãnh diện.

Sự hãnh diện ấy thật chính đáng mà không có gì phải lấy làm hổ thẹn. Sự hãnh diện ấy tôi đã nhiều lần bày tỏ công khai trên các diễn đàn báo chí hải ngoại trong nhiều năm nay. Nhưng nay đến lúc phải nhìn ra sự thực

Trước đây, có lúc tôi còn vương vấn và còn gọi gián tiếp là một dòng văn học bị “nghẽn mạch”. Nhưng nghẽn là tạm thời rồi vẫn có cơ hội thông suốt.

Nhưng nay phải gọi cho đúng tên của nó. Một dòng văn học đã chấm dứt.

Thật vậy. Nay mất một người là mất một người. Chiếc ghế trống để lại không ai thay thế. Mai Thảo mất thì không có Mai Thảo thứ hai. Đơn giản như vậy bởi vì không có kế thừa. Chỉ vài năm nữa một vài người còn sống sót trong bóng tối lẻ loi như một Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ cũng sẽ không còn nữa.

Hoàn cảnh nào đã đấy người cầm bút đến chỗ như thế? Tất cả là do thay đổi hoàn cảnh xã hội; họ như bị bứng gốc đi trồng ở một nơi khác. Nhãn Hưng Yên, Bưởi Biên Hòa trồng ở California hẳn có điều gì khác, huống chi một con người?

Phải chăng, nếu còn VNCH thì chỗ đứng của Lê Phụng cho một người cầm bút có tầm vóc như ông sẽ như thế nào? Thật ra, suy cho cùng, số phận người cầm bút như Lê Phụng cũng là số phận dành cho đa số người cầm bút trước 1975 và cả sau 1975.

Câu trả lời của tôi là cách đây đã lâu — khoảng hơn 20 năm — tôi có viết một bài nhan đề như một lời cảnh báo về tương lai Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Nhan đề bài viết của tôi là “Hiện trạng lão hóa trong văn học Việt Nam Hải ngoại”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “Lão hóa kép” chẳng những về phía tác giả như về đề tài, về sức viết, về khả năng sáng tạo, v.v.. Và “lão hóa” cả về phía người đọc như tính trì trệ, tính thờ ơ “tính không đọc sách”, hay thiếu một vốn văn hóa đọc.

Nói như thế chẳng có ý trách ai hoặc nhắm vào người nào. Trách ai cũng là một cách gián tiếp trách chính mình.

Một xã hội người di tản vốn là thiểu số, lại thiếu một gốc gác văn hóa “truyền thống”, thường chỉ có một thứ văn hóa vay mượn từ nước Tàu mà tưởng là của mình. Hãy chỉ cho tôi có cái gì thuộc di sản thuần túy Việt Nam? 20 năm văn học miền Nam là một thành tựu đáng nể, nhưng chưa đủ cắm sào ở bất cứ bến Văn Học nào thì quy luật của đa số sẽ “ nuốt trửng” cái thiểu số đó và ngày một ngày hai sẽ nó sẽ bị tan loãng trong cái đa số theo luật “melting pot”.

Cuộc di cư năm 1954 là một bài học khác hẳn về môi trường xã hội, văn học cũng như chính trị. Thay vì nó bị “hóa lỏng, hòa tan” thì nó trở thành một dòng chảy văn học từ một dòng sông nhỏ biến thành dòng sông lớn. Dòng chảy này đẹp biết là bao vì nó bao gồm được tính nhân bản, khai phá, sáng tạo và đa dạng, tính kế thừa. Mà mỗi chữ tôi dùng là một nét đẹp và nói mãi không hết. Mà nhắc đến nó là nước mắt lưng tròng. Mà nó nhỏ hay nó lớn thì chưa chắc đã quan trọng bằng cái nó là của người dân miền Nam đã nuôi dưỡng và tạo ra nó.

Nó mất đi và nay nó không còn nữa chỉ vì có cuộc đổi đời. Một cuộc đổi đời thô bạo nhất mà chỉ người trong cuộc mới thấm đẫm cái đau của nó.

Vẫn biết rằng sự hội nhập và công việc giữ gìn bản sắc luôn là một thử thách, một cái không dễ gì, mà vẫn cố trì kéo, cố níu nó lại, giữ gìn bản sắc để cái “tôi là” trước áp lực của cái “tôi sẽ là”. Một quy luật xã hội cho mọi cộng đồng, mọi sắc dân, một va chạm cọ sát với đầy những huyền thoại và thực tế.

Sụ biến chất do cọ sát hàng ngày làm ta thay đổi đến chính ta cũng không nhận ra những thay đổi ấy. Nhưng nếu có dịp về lại Việt Nam hôm nay, ta sẽ ngỡ ngàng về sự “biến chất” từ cái văn hóa vật thể thấy được bề ngoài như cách ăn mặc, cử chỉ , điệu bộ, ngôn ngữ đến cả cái văn hóa phi vật thể là tinh thần, tâm linh, cách suy nghĩ, nền tảng đạo đức đến cả tôn giáo nữa.

Đối với mọi người, ta chỉ còn có cái tên gọi, hai chữ Việt Nam và mầu da vàng đối với người ngoại quốc. Còn thực sự ta không thể chính thức là người Việt Nam hoặc người bản xứ dù đã hơn nửa đời người sống ở xứ người. Ta là “nửa người nửa ngợm” chăng? Và này dân số trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chiếm phân nửa, ít nói tiếng Việt, làm sao bắt chúng chia sẻ cái phần gia tài văn hóa, cái căn cước Việt như tiếng nói, bài ca, tình tự đất nước, hay nỗi vinh nhục của một lá cờ hay những hội chứng sau một cuộc chiến? Bình Giả hay Pleime, Đức Cơ là nghĩa quái gì cơ chứ?

Sự mâu thuẫn có tính nội tại, phi thực nằm ngay trong chính chúng ta, sống phi thực, sống giữa một huyền thoại quá khứ đã sói mòn và áp đặt một cách “xuẩn ngốc” lên người khác, lên giới trẻ.

Đến lúc nào cho phép chúng ta nói lên được câu: Giã từ quá khứ?

Mặc dầu lý lẽ thì như vậy, người Việt di tản vẫn cố gắng tìm cho mình một căn cước Việt tính như một lẽ sống còn, như một chỗ trú ẩn. Căn cước Việt tính ấy không cần tìm đâu xa xôi như trong truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v..

Nó rất gần, còn như sôi sục. Đó là cuộc chiến tranh và sự thua cuộc còn như vết thương nhức nhối. Nó trở thành một cái “trung tâm văn hóa và kỷ niệm” phi vật thể như một trục xoay mà người ta chỉ nhận thấy và nhận ra nhau trong các buổi hội họp, trong các buổi văn nghệ hay trong lúc trà dư tửu hậu.

Hơn lúc nào hết, cái ta hiện hữu được phô trương rõ rệt và muốn được mọi người nhìn nhận. Phô trương là một trong những nét cá tính của người Việt di tản.

Không lạ gì, nếu vứt bỏ cái quá khứ đó đi thì còn lại gì?

Nhiều người sẽ buồn chán đến phát điên. Theo nghĩa xã hội học, người ta gọi cái đó là Hội chứng sau 1975, hội chứng thua cuộc. Hội chứng di tản hay còn bi kịch hơn, “Hội chứng lưu vong”.

Tất cả mọi người có mặt trong đám đông đó chỉ muốn vực dậy, làm sống lại quá khứ đó mà nay nhiều khi nó chỉ còn là sự tô hồng quá khứ, như một huyền thoại. Nó mắc sinh một sự quá đà là căn bệnh nói phét.

Ở một mặt khác, người ta nhận ra rằng, càng có một truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo truyền thống ăn sâu vào tâm thức người dân thì sự hội nhập vào một xã hội càng trở nên khó khăn. Hành lý càng nặng nề thì sự hội nhập càng khó khăn theo tỉ lệ thuận.

Trong nhiều sắc dân như Do Thái, người da đen, dân Hồi giáo, dân Palestine với một truyền thống lâu đời và một nền văn minh cố cựu bám rễ cho thấy sự đụng chạm giữa các nền văn minh càng trở thành một bi kịch của xã hội trong việc hội nhập. Như ta thấy hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Trong một cuốn sách nhan đề: “Juifs&Noirs, Du Mythe à la réalité”, nxb In Presse, dưới sự điều hợp của Shmuel Trigano, do nhiều tác giả cộng tác cho thấy sự mất còn của căn cước người tỵ nạn là những nhan đề gây những mối căng thẳng, đi đến kết quả là sự kỳ thị chủng tộc, sự căng thẳng đối đầu, sự cưỡng chế và khuất phục hầu như không tránh khỏi.

Nghĩ như thế, để nhìn lại căn cước người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại là một cuộc hội nhập tương đối êm dịu và có thể chưa hề bùng nổ một cuộc va chạm “nảy lửa và sắt máu” nào với dân bản địa.

Cho nên, không lạ gì, người Việt sinh sống tại Pháp thì dễ dàng ăn mừng lễ Noel và thói quen uống rượu vang. Trong khi người Việt tại Mỹ thì nay lại ăn mừng trọng thể ngày lễ Tạ ơn. Đây không còn là giai đọan thích ứng, hội nhập mà là đồng hóa rồi.

Ngay các đồng hương ở Ba Lan, mặc dầu chính phủ hiện nay có khuynh hướng siết chặt cánh cửa cho tỵ nạn, vậy mà người Việt ở đây xem ra vẫn ung dung, thoải mái. (Vẫn xả thịt chó ngay trong “ấp” với tiết canh, rựa mận và dồi chó.)

Bởi vì họ biết thích ứng tương đối dễ dàng, bởi vì.. bởi vì thiếu vốn “văn hóa…truyền thống” mặc dầu giữa người Việt với nhau thì “ăn thua đủ”. Ăn thịt chó, chửi tục, “ăn thua đủ” là “nếp sống” văn hóa chứ không phải truyền thống văn hóa.

Như thế thì chúng ta nên mừng hay nên lo?

Nghĩ thế, có lẽ chỉ có một nhà văn Việt Nam ở Hải ngoại là Mai Thảo xem ra có bản sắc, có “căn cước Việt tính” rõ nét và ông không dễ dàng chịu hội nhập vào xã hội mới là Hoa Kỳ. Xin trích dẫn bài viết của Nguyễn Mộng Giác về Mai Thảo:

“Anh là hiện thân trọn vẹn hai tiếng “lưu vong”, hơn thế nữa, trong khi những bạn văn khác tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới, Mai Thảo khăng khăng sống y như cũ, từ chối tất cả những thay đổi cần thiết để hội nhập. Anh không học Anh Văn, không lái xe, chữ viết nắn nót trang trọng trên trang giấy kẻ hàng, thậm chí hàng tháng cứ dùng viết Big viết từng địa chỉ và họ tên của 700 độc giả dài hạn của tạp chí Văn lên phong bì chứ không dùng phương tiện điện toán hiện đại. Tinh thần anh đề kháng với những gì đang đổi thay trước mắt.”

(Thư quán bản thảo, số đặc biệt tạp chí Sáng Tạo, số 60 tháng 7-2014, trang 37 Nguyễn Mộng Giác, “Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo”. Nguồn chính:tạp chí Văn Học, số 143, tháng 3 năm 1998.)

Nhìn lại các cộng đồng người di dân khác trên khắp thế giới hiện nay, sự có mặt của các sắc dân đa tạp chủng tộc trở thành mối lo cho các chính quyền đã tiếp nhận họ như tại Pháp, tại Mỹ và nhiều Quốc gia khác. Và họ tạo thành những ghettos.

Theo Vincent Viet, trong cuốn “Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours” ông đã viết:

“Chẳng hạn ở trung tâm thành phố Marseille, có những khu như: Auvergnats trên đường Roquette, ở khu 11, dân Bretons thì tụ tập chung quanh nhà ga Montparnasse, dân Alsaciens thì quần tụ chung quanh vùng Villette, ở phía Đông Bắc thành phố, ở khu 19.

Đặc biệt những nhân công di dân làm phu thợ, phu đập đá, phu lợp mái nhà, sống theo lề thói của họ từ nếp sống bản địa. Họ cùng đi làm một nơi, cùng về một khu nhà chung cư, ăn chung cùng một món súp do người chủ nhà trọ nấu, nói chung một thứ tiếng hay nói chung một thổ ngữ.”

(Vincent Viet, Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours, nxb Perrin, 2004 trang 22)

Bài viết này chú trọng nhiều đến vấn đề văn học với các nhà văn của cộng đồng người Việt mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của cộng đồng người Việt.

Thoạt đầu, sau 1975, nhất là sau đợt Boat people, 1979, số lượng các nhà văn, các tác giả cầm bút trước 1975 vượt biển tìm tự do khá đông, rộ lên một đợt di dân đã từng có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Họ hừng hực khí thế đấu tranh và thề sẽ có ngày trở về giải phóng quê hương. Trong một bài phỏng vấn ông bà Võ Kỳ Điền, do báo Sóng ở Montréal thực hiện, qua đó nó cũng phản ảnh cái tâm tình của người tỵ nạn Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1992), tôi đọc được phát biểu của chị Diên như sau:

“Tội nghiệp, vì trong khi ai ai cũng đang nghĩ đến công tác “dọn đường về nước”, mọi người chúng ta cũng đang hướng lòng về quê hương Việt Nam khốn khó, về đồng bào ruột thịt của mình.”

(Trích Phỏng vấn của Võ Bá Điền, báo Sống phỏng vấn nhà văn Võ Kỳ Điền, nạn nhân của chiến dịch thư nặc danh. Tháng 9-92, Tài liệu riêng của Võ Kỳ Điền)

Cho đến bây giờ, nhiều người trong cộng đồng vẫn có tham vọng chống Tàu và cộng sản cùng lúc. Nhưng thực tế, tôi vẫn thấy họ tổ chức các bữa tiệc tại các Restaurants Tàu, vẫn du lịch sang Trung Quốc và vẫn ra vào tiệm 1$ (Un Dolllar).

Ở thập niên 90, họ đã đem lại niềm phấn khởi, một không khí đấu tranh và một tin tưởng về một tương lai Văn Học hải ngoại? Thế giá người cầm bút lúc ấy vì thế còn cao lắm.

Tôi còn nhớ, trong số báo Hợp Lưu đặc biệt có chủ đề để tưởng niệm học giả Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp. Bài vở đã tạm đầy đủ với nhiều cây bút có thế giá, chờ lên khuôn. Chỉ còn thiếu có bài của Nguyễn Văn Trung ở Montréal. Tòa soạn quyết định tạm chưa in, chờ bài viết của Nguyễn Văn Trung. Bài viết của Nguyễn Văn Trung viết tay, phải gửi bằng bưu điện sang Mỹ, thời gian chờ đợi trong 10 ngày. Báo đành ra trễ.

Xin ghi lại nguyên văn lời tòa soạn, số 34 tháng 4&5, 1997 như sau ở Lời tòa soạn:

“Lẽ ra số báo này không đến tay bạn đọc trễ nải như đã. Chỉ vì tòa soạn đã cố gắng – ngót mười ngày – chờ đợi bài viết dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Những vị nào đã từng đọc bản thảo của giáo sư Nguyễn Văn Trung , đều hiểu là rất khó đọc (hình như khó nhất trong các tác giả viết tay), các chuyên viên đánh máy đều “chạy”, nên tòa soạn đã phải vừa đọc (đoán) vừa thực hiện công việc này.”

(Hợp Lưu, số 34, năm 1997. Bài Nguyễn Văn Trung: Tạ Trọng Hiệp, Ông Đồ gàn thời nay, trang 26)

Đó là 1997; nào có xa xôi gì!

Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng! Phải chăng sự bỏ rơi này chỉ là luật cung cầu? Và nếu cần trách cái gì và trách ai bây giờ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
12 Tháng Ba 20181:33 SA(Xem: 16798)
Anh thả hồn mình về với dĩ vãng của một năm nào đó khoảng đầu thâp niên năm 7O. Năm đó Hoàng vừa được thuyên chuyển từ một nhiệm sở ở miền Tây về trường Ngô Quyền, Biên Hòa.
11 Tháng Ba 20188:59 CH(Xem: 11471)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
11 Tháng Ba 20188:38 CH(Xem: 18741)
Tôi xin trân trọng tri ân, Tôi xin cố gắng giữ gìn sức khỏe của mình để được vui với gia đình và bạn bè dài lâu. Tôi sẽ sống tốt hơn để xứng đáng với tình yêu thương ấy.
11 Tháng Ba 20188:29 CH(Xem: 34177)
Tám tháng ba vừa đến. Những món quà muôn phương. Tuy ảo nhưng dễ thương. Bạn bè cùng chúc tụng. Xin cám ơn nhiều lắm. Cuộc đời này thật vui. Sẽ giữ mãi nụ cười. Đón mừng ngày sinh nhật.
10 Tháng Ba 20182:58 CH(Xem: 22389)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Đẹp Giấc Mơ Hoa" -- Hoàng Trọng (Khánh Ly) "Hoa Rụng Ven Sông" -- Thơ Lưu T. Lư - Phạm Duy phổ nhạc Tiếng hát Vũ Khanh & Ngọc Lan Kiều Oanh thực hiện youtube
10 Tháng Ba 20182:53 CH(Xem: 32245)
Những vòng xe quạnh vắng Hoàng hôn xuống nhạt nhòa. Hoàng hôn buông màu tối Xóm nhỏ hắt hiu đèn Một mình và một cõi Rồi cũng sẽ dần quen.
09 Tháng Ba 201810:08 CH(Xem: 17359)
Nếu còn có duyên hội ngộ thì thật may mắn và là niềm vui của tuổi xế chiều khi có cơ hội nhắc nhớ những kỷ niệm xưa và kể cho nhau nghe những dâu bể của cuộc đời.
09 Tháng Ba 201810:03 CH(Xem: 20301)
Nam mô thọ lượng vô cương Tìm vui trong cõi tịnh nhường hạnh thông Gác tay đỉnh nhớ xuân hồng Nghe chiều xuống chậm Phiêu Bồng Gió Mây...
09 Tháng Ba 20189:58 CH(Xem: 20919)
Tiễn Anh về với Đất Trời, Chúng tôi đồng đội cuối đời nhớ Anh. "Chiều mưa biên giới" đứng canh, Tiếng ca đồng vọng: "Hà Thanh" vẫn còn?
09 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 9115)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
04 Tháng Ba 20181:41 SA(Xem: 15427)
Tôi thấy như mình đang ngược dòng thời gian, cùng các bạn hạnh phúc tung tăng vui đùa trong con suối mát trong ở sau trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện Biên Hòa của hơn 50 năm về trước.
04 Tháng Ba 20181:25 SA(Xem: 17728)
Mùa xuân này chắc chắn hoa không nở nơi vườn nhà mình. Chị mãi còn trong nỗi nhớ của những người thân thương và đặc biệt trong nỗi nhớ em”
03 Tháng Ba 201810:26 CH(Xem: 22239)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Nhớ Một Chiều Xuân" & "Sắc Hoa Màu Nhớ"-Tiếng hát Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Ba 201810:39 CH(Xem: 22602)
Tôi ở đây gom hương nồng quê cũ Giọt yêu thương cùng nắng lụa ngọt ngào Mây trời bay theo gió xuân phủ dụ Gửi cho người phương ấy chút xôn xao.
02 Tháng Ba 201810:33 CH(Xem: 20489)
Hai tuần lễ Tết trôi qua Tháng giêng nằm ngủ lượt là trên tay Tết nguyên tiêu đến ngày mai Tháng giêng lễ hội theo dài với Xuân.
02 Tháng Ba 201810:28 CH(Xem: 19550)
Ngẩn ngơ nhớ nước, nhớ nhà, Bao năm viễn xứ biết là về đâu? Đón Xuân nô nức vẫn sầu, Biển Đông dậy sóng vì Tầu mà ra.
02 Tháng Ba 201810:18 CH(Xem: 8577)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
02 Tháng Ba 20188:31 CH(Xem: 23068)
Một ngày hành hương nhiều lợi ích cho bản thân tôi. Ý nghĩa HÀNH HƯƠNG TU TẬP đã làm chuyến đi mang một sắc thái đúng nghĩa nhất mà tôi đã có duyên được thực hành
02 Tháng Ba 20187:10 CH(Xem: 26442)
Em hỡi em, Cô thiếu nữ Việt Nam Hãy yêu mến, bảo tồn văn hóa Việt Bài thơ này gửi đến em tha thiết Xin hãy mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
01 Tháng Ba 201810:54 CH(Xem: 24169)
Từ dạo phân ly... tôi cũng đi, Khung trời kỷ niệm, thương nhớ gì? Phương xa vẫn nghĩ rằng Em đã... Mãi mãi... Em là em của tôi.
25 Tháng Hai 201810:41 CH(Xem: 16104)
Thực ra rất dễ dàng nếu nắm vững 1 điểm căn bản là trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956 và khóa 1 bắt đầu từ thời điểm đó để "tính lần mò" ngược lại ra khoá của mình.
24 Tháng Hai 20182:10 CH(Xem: 16390)
Cô giáo tên Nhứt, dạy lớp Nhứt năm 1967, lúc trước nhà cô ở gần ga Biên Hòa… Lần này trở lại quê xưa, Hiếu rất ước ao thăm cô giáo Nhứt.
23 Tháng Hai 201810:56 CH(Xem: 22475)
Dù Xuân có đi nhưng tuổi Xuân vẫn nằm trong trái tim mỗi người. Nếu chúng ta biết giữ lấy cho mình và mang đến cho những người xung quanh thì hạnh phúc biết mấy.
23 Tháng Hai 201810:11 CH(Xem: 22750)
Mấy ngày Tết lại qua nhanh Như là trái đất vờn quanh mặt trời Xuân cười rạng rỡ nghiêng trôi Quay lưng đã thấy một đời gió sương.
23 Tháng Hai 201810:01 CH(Xem: 20235)
Chẳng còn chia cách đôi nơi, Gia đình đoàn tụ thảnh thơi tuổi vàng. Các con thành đạt rỡ ràng, Quãng đời còn lại Thiên Đàng hoan ca...
22 Tháng Hai 20189:34 CH(Xem: 25867)
Tết đến rộn ràng quê hương ta Tết vui cùng khắp nẻo gần xa. Từ Âu sang Á. Người dân Việt Đón Tết hân hoan khắp mọi nhà
22 Tháng Hai 20188:07 CH(Xem: 29908)
Nắng lên cao, bao người về lần lượt, WESTERN INSURANCE, pháo vang đón Xuân nồng. Bai ca Xuân... gợi nhớ mênh mông, Tình ca ấy, làm sao quên được
21 Tháng Hai 201812:44 SA(Xem: 12577)
Đầu Xuân Mậu Tuất 2018 Sơn Ca phiêu lưu Nguyễn Quang Minh lặng lẽ lìa rừng, đặt dấu chấm hết cho một quãng đời tang bồng hồ hải…
20 Tháng Hai 20183:18 CH(Xem: 8752)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Sáng tác: NGÔ CÀN CHIẾU Hòa âm: QUANG ĐẠT Trình bày: DUY LINH
19 Tháng Hai 201810:57 CH(Xem: 18335)
Xin trả lại tôi thời thơ dại Chẳng biết yêu thương, chẳng biết buồn Mùa Đông xứ lạnh cay nghiệt quá Xuân đến nhưng lòng vẫn không tươi.
18 Tháng Hai 201812:27 SA(Xem: 19697)
Bài hát “Anh Đến Thăm Em Đêm 30” của NS Vũ Thành An (VTA) phổ thơ của Nguyễn Đình Toàn đã được nhiều người, nhiều thế hệ viết và phân tích về nó
17 Tháng Hai 201810:13 SA(Xem: 20198)
Tự dưng trong đầu tôi hiện lên hình ảnh ông Phật thật hiền với một nụ cười. Tâm tôi cũng vang lên những câu tụng niệm hàng ngày của các vị tăng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
17 Tháng Hai 201810:08 SA(Xem: 26004)
Hôm nay là ngày lễ tình nhân. Chẳng hoa, quà cáp như mọi lần. Sao em lại nhớ anh nhiều thế Hương linh anh hỡi. Biết hay không?!
17 Tháng Hai 20189:18 SA(Xem: 21034)
Ta ngồi nhớ lại câu ca Ngày mùng một tết, tết Cha dưỡng từ Mùng hai ngày tết Mẹ ru Ngày mùng ba tết Thầy Cô cao dầy.
16 Tháng Hai 20189:29 CH(Xem: 23597)
Đầu năm sớm đón mừng người bạn quý, Chén Trường Xuân chưa nhắp đã say rồ Chúc thân thương, bằng hữu một tâm vui, Một Năm Mới An Khang tràn Hạnh Phúc.
16 Tháng Hai 20189:05 CH(Xem: 28768)
Cho Thi nhân, thả vần tơ vướng, Trách người đi, sao quá hững hờ! Mấy Xuân rồi, đất khách bơ vơ! Bao lâu nữa? Xuân về đoàn tụ.
16 Tháng Hai 20189:00 CH(Xem: 27544)
Đón Xuân Ăn Tết Vui Mừng, Mong rằng dân Việt ta đừng có quên. Giầu ,nghèo cả nước cũng nên, Lưu truyền con, cháu Rồng Tiên giữ gìn.
16 Tháng Hai 20187:17 CH(Xem: 21422)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới "LY RƯỢI MỪNG" Phạm Đ. Chương & ''XUÂN VÀ TUỔI TRẺ " La Hối Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Hai 20187:00 CH(Xem: 15377)
Người Mỹ có ngày “Lễ Tình Nhân” thật lãng mạn và rất ý nghĩa, đã có rất nhiều cuộc tình gắn bó keo sơn cũng vào mùa “Lễ Tình Nhân” này.
15 Tháng Hai 20182:38 SA(Xem: 15798)
Chúng tôi cầu mong cho bạn có hạnh phúc, một hạnh phúc muộn màng ở tuổi hơn nửa đời người.
13 Tháng Hai 201812:06 SA(Xem: 19842)
Lại về Ngày Lễ Tình Nhân Tháng hai mười bốn lượt lần đến đây Valentine đỏ tình say Bên nhau tháng rộng năm dài yêu đương.
11 Tháng Hai 201812:39 SA(Xem: 21432)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Sáng tác & trình bày: NGÔ CÀN CHIẾU Hòa âm : QUANG ĐẠT
10 Tháng Hai 20182:42 CH(Xem: 25886)
Tờ trình đã hết Ta cho Táo lui Gửi lời chúc vui Toàn dân thiên hạ Ngô Quyền, Biên Hòa Đồng hương gần xa An vui, sức khỏe.
09 Tháng Hai 201811:53 CH(Xem: 16395)
Thân chúc các cựu đồng nghiệp cùng các em một mùa xuân mới Mậu Tuất 2018 nhiều an vui, sức khỏe và hạnh phúc.
09 Tháng Hai 20189:51 CH(Xem: 18000)
Xuân lại về đây, nơi đất khách Trong tiết Đông hàn, lạnh buốt căm Tuyết đọng, đong đưa, cành trụi lá Ngóng về quê Mẹ, mịt mù tăm…
09 Tháng Hai 20189:44 CH(Xem: 23885)
Xuân ơi Em hỡi ở đâu? Trời cao đất rộng biển sâu sao tìm? Hình Em ghi dấu trong tim, Hương Xuân bát ngát đã chìm nơi nao?
09 Tháng Hai 20188:22 CH(Xem: 16388)
Xem vậy không phải cứ lớn mạnh là có quyền hà hiếp kẻ yếu. Phần kẻ yếu, nếu biết đoàn kết, mưu trí vẫn tạo được sức mạnh để chống trả hữu hiệu
09 Tháng Hai 20187:16 CH(Xem: 19448)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta. Đang lắng nghe ta tâm sự và cùng ta vui Xuân đoàn tụ.
09 Tháng Hai 20185:30 CH(Xem: 27914)
Tiếng chim én gọi nhau tìm nắng ấm Tiếng chiều rơi trên sân cỏ hiền hòa Tiếng hoàng hôn nhẹ nhàng buông thăm thẳm Tiếng chuông chùa xa vắng cuối trời xa.
09 Tháng Hai 20183:52 CH(Xem: 32583)
Một vòng qua chợ... Anh thấy gì ? Ghé quán cả phê để nhâm nhi... Những bài ca Xuân, còn vang vọng... Lan trong nỗi nhớ, nhẹ nhàng đi...
03 Tháng Hai 20188:34 CH(Xem: 23736)
Tình đôi ta đẹp như mơ, Xuân này sẽ hết bơ vơ một mình. Thầy,Cô chứng kiến mối tình Bạn bè, quyến thuộc chúc mình Trăm năm.
03 Tháng Hai 201812:52 CH(Xem: 17730)
Một mình giữa đồi thông Nghe hương xuân nồng ấm Nghiêng tóc cỏ bềnh bồng Quanh dốc đồi thăm thẳm.
03 Tháng Hai 201812:21 SA(Xem: 10282)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
03 Tháng Hai 201812:04 SA(Xem: 15284)
Ngày tháng đang dần trôi về phía cuối năm, nghe như có một chút giật mình thảng thốt, thời gian kia chẳng bao giờ dừng bước!
02 Tháng Hai 201810:33 CH(Xem: 22593)
Người ta không tin vào tình yêu. Nhưng theo tui. Quả có một tình yêu hiến dâng, tha thứ và hy sinh như vậy.
02 Tháng Hai 201810:28 CH(Xem: 28279)
Ai lại không có cội nguồn, Đêm thầm nhung nhớ... đẫm lệ tuôn! XUÂN, thiếu quê hương, không đoàn tụ, Cảnh nào buồn hơn? Luống đoạn trường!
02 Tháng Hai 201810:23 CH(Xem: 29409)
Ngày Xuân đoàn tụ lạy ông bà. Áo quần trịnh trọng lễ mẹ cha Chúc nhau sức khỏe nhiều tài lộc. Giữ gìn truyền thống Việt Nam ta.
02 Tháng Hai 20189:43 CH(Xem: 18247)
CUNG kính nghiêng mình đón chúa Xuân CHÚC phúc gieo an lạc tâm thần TÂN niên bách lão giai trường thọ XUÂN vui đầu ngõ, pháo vờn lân.
02 Tháng Hai 20189:34 CH(Xem: 18530)
Ở bên nầy đầu sắp sửa pha sương Nghĩ bên đó tóc ai còn óng mượt Rồi ngày qua tóc trổ màu hoa tuyết Như màu mỡ gà áo mỏng tối hẹn nhau!
02 Tháng Hai 20189:28 CH(Xem: 28595)
Đón Xuân vui, bớt ưu phiền, Mở lòng hỷ xả tăng niềm yêu thương. Xuân về gợi nhớ quê hương, Việt Nam yêu dấu bốn phương một nhà.
02 Tháng Hai 20189:20 CH(Xem: 9390)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
28 Tháng Giêng 20184:52 CH(Xem: 18742)
Tưởng chừng như cổ tích - Chuyện không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra.
28 Tháng Giêng 20181:10 SA(Xem: 18597)
cuộc chiến vô hình vô tình cướp mất anh khi tháng ngày đau cũ. đã xa... anh ra đi... hay đã trở về bình an bên nước Chúa... Rest in peace anh HĐK.
26 Tháng Giêng 201810:36 CH(Xem: 34874)
Cho anh mượn nhé nụ cười Cho lòng đông lạnh đâm chồi nụ xuân Gọi về ngọn gió lâng lâng Xua tan phiền muộn gót trần đa đoan
26 Tháng Giêng 201810:22 CH(Xem: 19952)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT CHỀU ĐÔNG & MÙA ĐÔNG CHIẾN SĨ - Nhạc Tuấn Khanh & Phan H Điểu Sĩ Phú & Khánh Ly trình bày
26 Tháng Giêng 201810:17 CH(Xem: 19932)
Xuân Yêu Thương ấm tình trao Cầu mong gia đạo ngọt ngào hạnh yêu Xuân tươi khắp ngõ sớm chiều Mọi người vui vẻ nâng niu lộc tồn...
26 Tháng Giêng 201810:11 CH(Xem: 30306)
Không gian cách trở sơn khê, Đông, Tây đôi ngả tình quê nhớ nhiều. Chiều đi đêm tới cô liêu, Nhớ thương xin gởi đôi điều thăm nhau.
26 Tháng Giêng 20181:34 CH(Xem: 21042)
Ngoài kia những giọt mưa vẫn rơi đều đặn. Buổi sáng mùa Xuân Cali đẹp hơn với những cơn mưa. Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
26 Tháng Giêng 20181:23 CH(Xem: 27080)
Quê nghèo mái lá đơn sơ Người ơi! Biết đến bao giờ về thăm Hai phương trời...quá xa xăm Mà đời thì: "Bến trăm năm" gần kề
26 Tháng Giêng 20181:19 CH(Xem: 25141)
Chợ Tết Cali, đêm nay thật rộn ràng, Đường phố đông người, nô nức hân hoan. Bắt mắt đèn giăng, trưng bày mọi thứ, Chỉ thiếu tình quê, nỗi nhớ thôn làng.
26 Tháng Giêng 20181:12 CH(Xem: 26712)
Gửi anh lời chào cuối Sót lại tuổi xế chiều Như một câu từ tạ. Xin “Vĩnh Biệt Tình Yêu”
20 Tháng Giêng 201810:42 CH(Xem: 19975)
Mẹ hái lá trầu vàng trên nọc Buồng cau xanh bố trẩy trong vườn Vôi hồng châm vào đầy bình ngọc Chùm hoàng lan ngào ngạt mùi hương.
20 Tháng Giêng 20182:38 CH(Xem: 19998)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Miền Đông Bắc Hoa Kỳ vào Đông---Washington, DC Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Giêng 20182:18 CH(Xem: 17322)
Hy vọng lần này thời gian "trâu bò húc nhau" ngắn hơn để con số "ruồi muỗi" bị thiệt hại ít hơn 17 năm trước,
20 Tháng Giêng 20183:53 SA(Xem: 13850)
tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ, và đã bao lần rồi, tôi vẫn không về kịp... Về, để chia tay cho một chuyến trở về!
19 Tháng Giêng 201811:39 CH(Xem: 21890)
Nắng lên, nắng cháy quanh vòng ngực Nắng rớt phù sa trong mắt em Nắng đậu, trên bờ môi đỏ rực Em cười tan biến những ưu phiền
19 Tháng Giêng 201811:31 CH(Xem: 29841)
Vượt qua đi em. Nỗi buồn hiện tại Tuyết sẽ tan dần vào sáng ngày mai Chị cũng như em. Một người ở lại. Đơn chiếc một mình ở tuổi tàn phai.
19 Tháng Giêng 201811:26 CH(Xem: 32613)
Một chút riêng tư, tận đáy lòng, Một chút buồn, gợi nhớ mênh mông. Một chút tâm tình, chưa muốn tỏ, Một chút quà, trao mãi chưa xong.
19 Tháng Giêng 201810:14 CH(Xem: 18506)
Về đây Tháng Chạp Giao Mùa Huyền vi con tạo nắng mưa giả từ Vần xoay mầu nhiệm thiên thư Mùa Xuân nắng ấm tiếng cười rộn vang...
19 Tháng Giêng 201810:09 CH(Xem: 17883)
Bâng khuâng gặp lại không ngờ, Gió hiu hiu lạnh sương mờ vây quanh. Thời gian trôi thực là nhanh, Giã từ, Em bỏ mặc Anh, ra về.
18 Tháng Giêng 201811:53 CH(Xem: 13611)
Trưởng tham gia sinh hoạt Hướng Đạo liên tục từ năm 1936, cho đến lúc lìa rừng ngày 16 tháng 01 năm 2018, hưởng đại thọ 100 tuổi chẵn…
18 Tháng Giêng 201810:26 CH(Xem: 19542)
Tháng Giêng nghe sóng thét gào Khói bay đạn réo bạc đầu biển Đông Bầu trời lóe lửa thinh không Hờn căm bốc cháy đỏ lòng Hoàng Sa
13 Tháng Giêng 20182:13 SA(Xem: 9473)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 201810:56 CH(Xem: 22249)
Cảm ơn em, Tánh Không hoài biến dịch Đã sinh ra muôn loài và biểu tượng thế gian Được sống cùng em, anh sẽ chẳng cần gì Ngoài niệm Biết rõ ràng tĩnh lặng miên man!
12 Tháng Giêng 201810:47 CH(Xem: 24678)
Khi phải rời xa một thời thơ trẻ Để muộn phiền chạm mặt với hoàng hôn Nhớ nao lòng những điều dù thật bé Bước trở về nhìn nắng ngủ chơi vơi.
12 Tháng Giêng 201810:42 CH(Xem: 33751)
Gặp nhau do một chữ duyên Bởi là kiếp trước nợ tiền oan nhau Ông trời thấy trước thấy sau Để mà trả nợ nghĩa trao tình đầy.
12 Tháng Giêng 201810:34 CH(Xem: 21233)
Để nhìn Xuân thắm Mai vàng, Với bầy chim hót rộn ràng sớm mai. Hai ta sánh bước kề vai, Tay trong tay nắm cùng ai vui cười…
12 Tháng Giêng 201810:27 CH(Xem: 8868)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
12 Tháng Giêng 20186:48 CH(Xem: 22322)
Khói lam chiều quyện theo mây la đà... Đèn khuya, bóng lẻ, mình ta Ngồi ôn kỷ niệm - Lệ nhoà mắt cay! Người buồn tóc cũng buồn lây!...
12 Tháng Giêng 20186:38 CH(Xem: 23061)
Nâng ly sum họp, mừng Xuân đến Cầm đặc san Xuân, chúc Tết này Gặp thầy gặp bạn vui năm mới Tái ngộ đồng hương ngây ngất say.
12 Tháng Giêng 20186:28 CH(Xem: 25084)
Chắc mai, Trăng về đến quê nhà? Mang lời nhắn gởi, kẻ phương xa. Vẫn còn ấp ủ: “tình xưa nghĩa cũ”, Dẫu biệt ly rồi, luôn thiết tha.
11 Tháng Giêng 201810:52 CH(Xem: 15652)
Ta gặp gỡ, nơi miền quê êm ả, Bên bờ rào, sóng lúa vẫn tươi xanh. Ngày trong trẻo như tiếng ca năm tháng, Hãy vui đi, tiếng đàn réo rắt vang.
07 Tháng Giêng 20183:40 SA(Xem: 18380)
dấu chân ai. có mờ dần theo ngày tháng… bụi thời gian. vây phủ đời người lá vàng. theo thu về. phủ ngập lối đi quen. ấp ủ vết chân người mưa. những cơn mưa tiếp nối
06 Tháng Giêng 201810:56 CH(Xem: 12529)
Quán café Tip Top ở Garden Grove, hôm nay đông đúc lạ hơn không như mọi ngày thứ Ba vì hôm nay Hội Biên Hòa và Ngô Quyền có một cuộc họp mặt bất ngờ để gặp gỡ lại người em gái tên Duyên,
06 Tháng Giêng 20189:15 CH(Xem: 19712)
Dẫu thời gian thầm lặng trôi xuôi mãi Ơn Thầy Cô vẫn đọng lại trong tôi Chưa một lần, chưa tỏ nỗi thành lời Kỷ niệm dễ chi quên trong tiềm thức
06 Tháng Giêng 20182:57 CH(Xem: 26086)
Theo dòng đời, vận nước nổi trôi... Còn gặp nhau đây, quý lắm rồi. Tình bạn mãi còn, không phai nhạt, Dẩu mai xa rồi... mỗi kẻ một nơi.
06 Tháng Giêng 20181:48 CH(Xem: 20768)
Đây là mùa Xuân đầu tiên của tôi nơi xứ người. Đêm nay tôi sẽ cùng mẹ lisa coundown mừng xuân mới. Mùa Xuân nơi đây, xứ sở hoa Anh Đào sẽ là mùa Xuân thần thoại của tôi.
06 Tháng Giêng 20187:04 SA(Xem: 18326)
NĂM vừa mới nhú lộc non MỚI thêm giọt nắng gió luồn thênh thang MẾN thương xòe cánh hoa vàng CHÚC thầy trò bạn hân hoan nụ cười
05 Tháng Giêng 20189:53 CH(Xem: 17345)
Này bạn trẻ Hãy cầm lên cung kiếm Dân mình đang chờ đợi kẻ Hiếu- Trung. Lớp cháu con của nòi giống Tiên Rồng
05 Tháng Giêng 20189:47 CH(Xem: 21503)
Mùa Xuân nắng ngập phố phường Tháng giêng hoa cỏ đậm hương say tình Một mình góc phố lặng thinh Nghe chừng lạc lõng đôi hình bóng nhau...