Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

29 Tháng Mười Hai 20179:39 CH(Xem: 8989)
GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)


blankLê Phụng đã nằm xuống. Sự ra đi của ông làm tôi trăn trở tới số phận một con người làm văn học. Một con người hầu như để cả nửa cuộc đời từ sau 1975 đọc và nghiên cứu, rồi cầm bút để nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mọi người.

Nghĩ xa hơn thay vì chỉ nghĩ tới cá nhân Lê Phụng. Tôi đang phải đối mặt với một cái chết — không phải của chế độ miền Nam — mà nghĩ tới một sự chấm dứt một dòng văn học đã có một thời làm cho người miền Nam nói chung thấy hãnh diện.

Sự hãnh diện ấy thật chính đáng mà không có gì phải lấy làm hổ thẹn. Sự hãnh diện ấy tôi đã nhiều lần bày tỏ công khai trên các diễn đàn báo chí hải ngoại trong nhiều năm nay. Nhưng nay đến lúc phải nhìn ra sự thực

Trước đây, có lúc tôi còn vương vấn và còn gọi gián tiếp là một dòng văn học bị “nghẽn mạch”. Nhưng nghẽn là tạm thời rồi vẫn có cơ hội thông suốt.

Nhưng nay phải gọi cho đúng tên của nó. Một dòng văn học đã chấm dứt.

Thật vậy. Nay mất một người là mất một người. Chiếc ghế trống để lại không ai thay thế. Mai Thảo mất thì không có Mai Thảo thứ hai. Đơn giản như vậy bởi vì không có kế thừa. Chỉ vài năm nữa một vài người còn sống sót trong bóng tối lẻ loi như một Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ cũng sẽ không còn nữa.

Hoàn cảnh nào đã đấy người cầm bút đến chỗ như thế? Tất cả là do thay đổi hoàn cảnh xã hội; họ như bị bứng gốc đi trồng ở một nơi khác. Nhãn Hưng Yên, Bưởi Biên Hòa trồng ở California hẳn có điều gì khác, huống chi một con người?

Phải chăng, nếu còn VNCH thì chỗ đứng của Lê Phụng cho một người cầm bút có tầm vóc như ông sẽ như thế nào? Thật ra, suy cho cùng, số phận người cầm bút như Lê Phụng cũng là số phận dành cho đa số người cầm bút trước 1975 và cả sau 1975.

Câu trả lời của tôi là cách đây đã lâu — khoảng hơn 20 năm — tôi có viết một bài nhan đề như một lời cảnh báo về tương lai Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Nhan đề bài viết của tôi là “Hiện trạng lão hóa trong văn học Việt Nam Hải ngoại”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “Lão hóa kép” chẳng những về phía tác giả như về đề tài, về sức viết, về khả năng sáng tạo, v.v.. Và “lão hóa” cả về phía người đọc như tính trì trệ, tính thờ ơ “tính không đọc sách”, hay thiếu một vốn văn hóa đọc.

Nói như thế chẳng có ý trách ai hoặc nhắm vào người nào. Trách ai cũng là một cách gián tiếp trách chính mình.

Một xã hội người di tản vốn là thiểu số, lại thiếu một gốc gác văn hóa “truyền thống”, thường chỉ có một thứ văn hóa vay mượn từ nước Tàu mà tưởng là của mình. Hãy chỉ cho tôi có cái gì thuộc di sản thuần túy Việt Nam? 20 năm văn học miền Nam là một thành tựu đáng nể, nhưng chưa đủ cắm sào ở bất cứ bến Văn Học nào thì quy luật của đa số sẽ “ nuốt trửng” cái thiểu số đó và ngày một ngày hai sẽ nó sẽ bị tan loãng trong cái đa số theo luật “melting pot”.

Cuộc di cư năm 1954 là một bài học khác hẳn về môi trường xã hội, văn học cũng như chính trị. Thay vì nó bị “hóa lỏng, hòa tan” thì nó trở thành một dòng chảy văn học từ một dòng sông nhỏ biến thành dòng sông lớn. Dòng chảy này đẹp biết là bao vì nó bao gồm được tính nhân bản, khai phá, sáng tạo và đa dạng, tính kế thừa. Mà mỗi chữ tôi dùng là một nét đẹp và nói mãi không hết. Mà nhắc đến nó là nước mắt lưng tròng. Mà nó nhỏ hay nó lớn thì chưa chắc đã quan trọng bằng cái nó là của người dân miền Nam đã nuôi dưỡng và tạo ra nó.

Nó mất đi và nay nó không còn nữa chỉ vì có cuộc đổi đời. Một cuộc đổi đời thô bạo nhất mà chỉ người trong cuộc mới thấm đẫm cái đau của nó.

Vẫn biết rằng sự hội nhập và công việc giữ gìn bản sắc luôn là một thử thách, một cái không dễ gì, mà vẫn cố trì kéo, cố níu nó lại, giữ gìn bản sắc để cái “tôi là” trước áp lực của cái “tôi sẽ là”. Một quy luật xã hội cho mọi cộng đồng, mọi sắc dân, một va chạm cọ sát với đầy những huyền thoại và thực tế.

Sụ biến chất do cọ sát hàng ngày làm ta thay đổi đến chính ta cũng không nhận ra những thay đổi ấy. Nhưng nếu có dịp về lại Việt Nam hôm nay, ta sẽ ngỡ ngàng về sự “biến chất” từ cái văn hóa vật thể thấy được bề ngoài như cách ăn mặc, cử chỉ , điệu bộ, ngôn ngữ đến cả cái văn hóa phi vật thể là tinh thần, tâm linh, cách suy nghĩ, nền tảng đạo đức đến cả tôn giáo nữa.

Đối với mọi người, ta chỉ còn có cái tên gọi, hai chữ Việt Nam và mầu da vàng đối với người ngoại quốc. Còn thực sự ta không thể chính thức là người Việt Nam hoặc người bản xứ dù đã hơn nửa đời người sống ở xứ người. Ta là “nửa người nửa ngợm” chăng? Và này dân số trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chiếm phân nửa, ít nói tiếng Việt, làm sao bắt chúng chia sẻ cái phần gia tài văn hóa, cái căn cước Việt như tiếng nói, bài ca, tình tự đất nước, hay nỗi vinh nhục của một lá cờ hay những hội chứng sau một cuộc chiến? Bình Giả hay Pleime, Đức Cơ là nghĩa quái gì cơ chứ?

Sự mâu thuẫn có tính nội tại, phi thực nằm ngay trong chính chúng ta, sống phi thực, sống giữa một huyền thoại quá khứ đã sói mòn và áp đặt một cách “xuẩn ngốc” lên người khác, lên giới trẻ.

Đến lúc nào cho phép chúng ta nói lên được câu: Giã từ quá khứ?

Mặc dầu lý lẽ thì như vậy, người Việt di tản vẫn cố gắng tìm cho mình một căn cước Việt tính như một lẽ sống còn, như một chỗ trú ẩn. Căn cước Việt tính ấy không cần tìm đâu xa xôi như trong truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v..

Nó rất gần, còn như sôi sục. Đó là cuộc chiến tranh và sự thua cuộc còn như vết thương nhức nhối. Nó trở thành một cái “trung tâm văn hóa và kỷ niệm” phi vật thể như một trục xoay mà người ta chỉ nhận thấy và nhận ra nhau trong các buổi hội họp, trong các buổi văn nghệ hay trong lúc trà dư tửu hậu.

Hơn lúc nào hết, cái ta hiện hữu được phô trương rõ rệt và muốn được mọi người nhìn nhận. Phô trương là một trong những nét cá tính của người Việt di tản.

Không lạ gì, nếu vứt bỏ cái quá khứ đó đi thì còn lại gì?

Nhiều người sẽ buồn chán đến phát điên. Theo nghĩa xã hội học, người ta gọi cái đó là Hội chứng sau 1975, hội chứng thua cuộc. Hội chứng di tản hay còn bi kịch hơn, “Hội chứng lưu vong”.

Tất cả mọi người có mặt trong đám đông đó chỉ muốn vực dậy, làm sống lại quá khứ đó mà nay nhiều khi nó chỉ còn là sự tô hồng quá khứ, như một huyền thoại. Nó mắc sinh một sự quá đà là căn bệnh nói phét.

Ở một mặt khác, người ta nhận ra rằng, càng có một truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo truyền thống ăn sâu vào tâm thức người dân thì sự hội nhập vào một xã hội càng trở nên khó khăn. Hành lý càng nặng nề thì sự hội nhập càng khó khăn theo tỉ lệ thuận.

Trong nhiều sắc dân như Do Thái, người da đen, dân Hồi giáo, dân Palestine với một truyền thống lâu đời và một nền văn minh cố cựu bám rễ cho thấy sự đụng chạm giữa các nền văn minh càng trở thành một bi kịch của xã hội trong việc hội nhập. Như ta thấy hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Trong một cuốn sách nhan đề: “Juifs&Noirs, Du Mythe à la réalité”, nxb In Presse, dưới sự điều hợp của Shmuel Trigano, do nhiều tác giả cộng tác cho thấy sự mất còn của căn cước người tỵ nạn là những nhan đề gây những mối căng thẳng, đi đến kết quả là sự kỳ thị chủng tộc, sự căng thẳng đối đầu, sự cưỡng chế và khuất phục hầu như không tránh khỏi.

Nghĩ như thế, để nhìn lại căn cước người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại là một cuộc hội nhập tương đối êm dịu và có thể chưa hề bùng nổ một cuộc va chạm “nảy lửa và sắt máu” nào với dân bản địa.

Cho nên, không lạ gì, người Việt sinh sống tại Pháp thì dễ dàng ăn mừng lễ Noel và thói quen uống rượu vang. Trong khi người Việt tại Mỹ thì nay lại ăn mừng trọng thể ngày lễ Tạ ơn. Đây không còn là giai đọan thích ứng, hội nhập mà là đồng hóa rồi.

Ngay các đồng hương ở Ba Lan, mặc dầu chính phủ hiện nay có khuynh hướng siết chặt cánh cửa cho tỵ nạn, vậy mà người Việt ở đây xem ra vẫn ung dung, thoải mái. (Vẫn xả thịt chó ngay trong “ấp” với tiết canh, rựa mận và dồi chó.)

Bởi vì họ biết thích ứng tương đối dễ dàng, bởi vì.. bởi vì thiếu vốn “văn hóa…truyền thống” mặc dầu giữa người Việt với nhau thì “ăn thua đủ”. Ăn thịt chó, chửi tục, “ăn thua đủ” là “nếp sống” văn hóa chứ không phải truyền thống văn hóa.

Như thế thì chúng ta nên mừng hay nên lo?

Nghĩ thế, có lẽ chỉ có một nhà văn Việt Nam ở Hải ngoại là Mai Thảo xem ra có bản sắc, có “căn cước Việt tính” rõ nét và ông không dễ dàng chịu hội nhập vào xã hội mới là Hoa Kỳ. Xin trích dẫn bài viết của Nguyễn Mộng Giác về Mai Thảo:

“Anh là hiện thân trọn vẹn hai tiếng “lưu vong”, hơn thế nữa, trong khi những bạn văn khác tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới, Mai Thảo khăng khăng sống y như cũ, từ chối tất cả những thay đổi cần thiết để hội nhập. Anh không học Anh Văn, không lái xe, chữ viết nắn nót trang trọng trên trang giấy kẻ hàng, thậm chí hàng tháng cứ dùng viết Big viết từng địa chỉ và họ tên của 700 độc giả dài hạn của tạp chí Văn lên phong bì chứ không dùng phương tiện điện toán hiện đại. Tinh thần anh đề kháng với những gì đang đổi thay trước mắt.”

(Thư quán bản thảo, số đặc biệt tạp chí Sáng Tạo, số 60 tháng 7-2014, trang 37 Nguyễn Mộng Giác, “Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo”. Nguồn chính:tạp chí Văn Học, số 143, tháng 3 năm 1998.)

Nhìn lại các cộng đồng người di dân khác trên khắp thế giới hiện nay, sự có mặt của các sắc dân đa tạp chủng tộc trở thành mối lo cho các chính quyền đã tiếp nhận họ như tại Pháp, tại Mỹ và nhiều Quốc gia khác. Và họ tạo thành những ghettos.

Theo Vincent Viet, trong cuốn “Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours” ông đã viết:

“Chẳng hạn ở trung tâm thành phố Marseille, có những khu như: Auvergnats trên đường Roquette, ở khu 11, dân Bretons thì tụ tập chung quanh nhà ga Montparnasse, dân Alsaciens thì quần tụ chung quanh vùng Villette, ở phía Đông Bắc thành phố, ở khu 19.

Đặc biệt những nhân công di dân làm phu thợ, phu đập đá, phu lợp mái nhà, sống theo lề thói của họ từ nếp sống bản địa. Họ cùng đi làm một nơi, cùng về một khu nhà chung cư, ăn chung cùng một món súp do người chủ nhà trọ nấu, nói chung một thứ tiếng hay nói chung một thổ ngữ.”

(Vincent Viet, Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours, nxb Perrin, 2004 trang 22)

Bài viết này chú trọng nhiều đến vấn đề văn học với các nhà văn của cộng đồng người Việt mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của cộng đồng người Việt.

Thoạt đầu, sau 1975, nhất là sau đợt Boat people, 1979, số lượng các nhà văn, các tác giả cầm bút trước 1975 vượt biển tìm tự do khá đông, rộ lên một đợt di dân đã từng có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Họ hừng hực khí thế đấu tranh và thề sẽ có ngày trở về giải phóng quê hương. Trong một bài phỏng vấn ông bà Võ Kỳ Điền, do báo Sóng ở Montréal thực hiện, qua đó nó cũng phản ảnh cái tâm tình của người tỵ nạn Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1992), tôi đọc được phát biểu của chị Diên như sau:

“Tội nghiệp, vì trong khi ai ai cũng đang nghĩ đến công tác “dọn đường về nước”, mọi người chúng ta cũng đang hướng lòng về quê hương Việt Nam khốn khó, về đồng bào ruột thịt của mình.”

(Trích Phỏng vấn của Võ Bá Điền, báo Sống phỏng vấn nhà văn Võ Kỳ Điền, nạn nhân của chiến dịch thư nặc danh. Tháng 9-92, Tài liệu riêng của Võ Kỳ Điền)

Cho đến bây giờ, nhiều người trong cộng đồng vẫn có tham vọng chống Tàu và cộng sản cùng lúc. Nhưng thực tế, tôi vẫn thấy họ tổ chức các bữa tiệc tại các Restaurants Tàu, vẫn du lịch sang Trung Quốc và vẫn ra vào tiệm 1$ (Un Dolllar).

Ở thập niên 90, họ đã đem lại niềm phấn khởi, một không khí đấu tranh và một tin tưởng về một tương lai Văn Học hải ngoại? Thế giá người cầm bút lúc ấy vì thế còn cao lắm.

Tôi còn nhớ, trong số báo Hợp Lưu đặc biệt có chủ đề để tưởng niệm học giả Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp. Bài vở đã tạm đầy đủ với nhiều cây bút có thế giá, chờ lên khuôn. Chỉ còn thiếu có bài của Nguyễn Văn Trung ở Montréal. Tòa soạn quyết định tạm chưa in, chờ bài viết của Nguyễn Văn Trung. Bài viết của Nguyễn Văn Trung viết tay, phải gửi bằng bưu điện sang Mỹ, thời gian chờ đợi trong 10 ngày. Báo đành ra trễ.

Xin ghi lại nguyên văn lời tòa soạn, số 34 tháng 4&5, 1997 như sau ở Lời tòa soạn:

“Lẽ ra số báo này không đến tay bạn đọc trễ nải như đã. Chỉ vì tòa soạn đã cố gắng – ngót mười ngày – chờ đợi bài viết dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Những vị nào đã từng đọc bản thảo của giáo sư Nguyễn Văn Trung , đều hiểu là rất khó đọc (hình như khó nhất trong các tác giả viết tay), các chuyên viên đánh máy đều “chạy”, nên tòa soạn đã phải vừa đọc (đoán) vừa thực hiện công việc này.”

(Hợp Lưu, số 34, năm 1997. Bài Nguyễn Văn Trung: Tạ Trọng Hiệp, Ông Đồ gàn thời nay, trang 26)

Đó là 1997; nào có xa xôi gì!

Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng! Phải chăng sự bỏ rơi này chỉ là luật cung cầu? Và nếu cần trách cái gì và trách ai bây giờ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
01 Tháng Sáu 201811:06 CH(Xem: 15853)
Bà ơi! Từ ngày Bà bỏ đi xa Hè đi. Hè đến... nữa là hai năm Bảy trăm đêm, đã khóc thầm Còn đâu giòng lệ chứa chan tuổi này Nhớ Bà, ngày lẫn đêm dài Chập chờn giấc ngủ, loay quay thẫn thờ
01 Tháng Sáu 201811:00 CH(Xem: 10985)
Đứng nghiêm tay nâng cúi chào Nhớ thương bè bạn đi vào gió sương Cà phê đắng bỏ thêm đường Điểm Danh Đồng Đội cuối đường đợi mong...
01 Tháng Sáu 201810:52 CH(Xem: 14537)
Con đường trước mặt đầy hoa Lá xanh, hoa đỏ, chim ca rộn ràng. Đường Hoa Phượng nở huy hoàng, Hè về tô thắm thiên đàng tuổi thơ.
01 Tháng Sáu 20181:11 CH(Xem: 10494)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
30 Tháng Năm 201811:48 CH(Xem: 17041)
Cảnh nghèo đâu đâu... cũng giống nhau! Cũng xơ xác, cũng những niềm đau! Cũng cùng quần quật, qua năm tháng Chén cơm, manh áo... đủ không nào?!
27 Tháng Năm 201812:50 SA(Xem: 17050)
Một mình gom nhặt niềm đau Gom buồn khắc khoải lao đao vô thường Gom bao cay đắng đoạn trường Gom đời trôi nổi sầu thương quay vòng Gom niềm Vô, Hữu, long đong Chôn theo năm tháng, Có, Không, Tình đời!
26 Tháng Năm 20182:48 CH(Xem: 7518)
Liệu trận chung kết này có kết quả bất ngờ "lội ngược dòng" như các fans của Liverpool từng mong đợi từ 13 năm qua? Hãy chờ xem!
26 Tháng Năm 20182:36 SA(Xem: 10161)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
25 Tháng Năm 201810:12 CH(Xem: 19971)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Tình Khúc Tưởng Niệm "Memorial Day"--"Anh & Anh Trước Tôi Sau" (Nguyễn V. Đông) Kiều Oanh thực hiện youtube
25 Tháng Năm 201810:07 CH(Xem: 23419)
Hoa tím nở nhắc nhớ thời thơ dại Hái chùm hoa cài lên tóc đung đưa Nắm tay đi trên đường ray nắng trải Dọc con đường hoa tím gió lưa thưa.
25 Tháng Năm 201810:02 CH(Xem: 20543)
Vòng tròn thiên địa vần xoay Bạn bè mấy chục năm dài cách xa Tưởng chừng ngày cũ hôm qua Theo về kỷ niệm ánh tà dương rơi.
25 Tháng Năm 20189:49 CH(Xem: 30137)
Phượng Hồng như đợi tình quân Thấy hoa Phượng Tím buâng khuâng nhớ người. Phượng Vàng đẹp tựa giáng trời, Ta yêu hoa Phượng nhớ thời vui chơi.
25 Tháng Năm 20184:06 CH(Xem: 26825)
70 năm, kiếp má hồng Người xưa khuất núi, hết mong tương phùng Nắng chiều mờ nhạt mông lung Tóc pha màu muối, tình chung một đời.
25 Tháng Năm 20183:26 CH(Xem: 24270)
Bóng chiều đã ngả, cuối trời xa, Đêm ru thật êm, ánh trăng ngà. Tắm mát lòng người, về đất Phật, Quên nỗi nhọc nhằn, những ngày qua.
24 Tháng Năm 20186:05 CH(Xem: 21319)
Tôi vẫn nghe, lòng muốn say Lời yêu chưa nói đã chia tay Chiều nay nhớ quá người em nhỏ Chỉ thấy sân trường cánh phượng bay
19 Tháng Năm 201811:26 CH(Xem: 15969)
Thầy đang mong mỏi từng ngày để được hưởng niềm vui tương ngộ vào tháng 7 sắp tới. Đó là niềm hạnh phúc của một người Thầy đã giã từ bục giảng ...
19 Tháng Năm 201810:15 CH(Xem: 19802)
.... lòng nhân đạo và tri ân của con người. Thật là đáng quý. Cuộc sống vẫn rất đẹp nếu ta biết mở rộng tâm hồn để nhìn về mọi phía với sự lạc quan.
19 Tháng Năm 20181:33 CH(Xem: 20568)
Cảm ơn thi sĩ về Ánh sáng Ngôn ngữ một lần trong “xứ sở chiêm bao”, qua đó con đường cổ tích đi đến xứ chiêm bao ấy được khơi mở ra cho những ai có tâm và có sự chuẩn bị trước để bước vào.
19 Tháng Năm 201812:25 SA(Xem: 14310)
Tôi chỉ đơn thuần viết những cảm nghĩ chân thật của mình về cơ hội được biết anh và cám ơn anh đã gửi cho tôi những bài thơ tuyệt vời
18 Tháng Năm 201810:49 CH(Xem: 35911)
Ngoài trời mưa gió đã qua, Nắng Hè rực rỡ sắc Hoa học trò. Tung tăng đây đó hẹn hò, Vui cùng bè bạn mừng cho "tuổi vàng".
18 Tháng Năm 201810:37 CH(Xem: 9816)
Đợi nhau mưa gió bao mùa Em đi từ độ nắng thưa gọi hè Tháng Năm Rời Rã Tiếng Ve Đỏ màu mắt phượng nghiêng che tình sầu...
18 Tháng Năm 201810:27 CH(Xem: 28314)
Thoảng xưa tiếng mẹ ru buồn Nghẹn lòng con thắp nén hương nguyện cầu Mẹ ơi giờ ở trời cao Xin an vui với trăng sao Vĩnh Hằng Điệp vàng trổ rực tháng Năm Vàng lòng nhớ mẹ lệ thầm lặng rơi.
18 Tháng Năm 20182:11 CH(Xem: 22666)
Rời cung điện, trăng cũng vừa lên, Chuyện xưa còn đó, nhớ hay quên? Một ngày đông vui, rồi tan biến?! Để dòng sông kia, mãi buồn tênh.
13 Tháng Năm 20181:54 SA(Xem: 24291)
Làm sao quên được nghĩa cao dày Mẫu tử tình thâm đâu dễ phai Lặng lẽ Mẹ đi về cõi tịnh Trần gian huyễn cảnh có riêng ai?
13 Tháng Năm 20181:52 SA(Xem: 19605)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ"--Nguyễn Linh Diệu & Nguyễn Đinh Toàn "Mẹ Yêu" Nhạc Ngoại Quốc Tiếng hát Lưu Bích & Trịnh Lam Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201812:31 SA(Xem: 19625)
"Lễ Mẹ" tháng năm đã về rồi Con buồn nhớ Má lệ thầm rơi Ví dầu con có bao nhiêu tuổi. "Mồ côi" con má vẫn ngậm ngùi.
12 Tháng Năm 20189:46 CH(Xem: 17785)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mẹ Yêu Con"-- Nhạc Nguyễn V. Tý -- ca sĩ Hương Lan -- Mừng ngày "Lễ Mẹ May 13, 2018" Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Năm 20189:29 CH(Xem: 16903)
Đời trai chiến sĩ... đau hồn nước Phận gái thuyền quyên... tủi má đào Dẫu tiếc, dù thương đành phải chịu Ân tình gửi lại bến ngàn sau!
12 Tháng Năm 20189:19 CH(Xem: 28362)
Ta bất mãn chung thân. Rồi tự hỏi: Giá khi xưa, ta đừng có trên đời Để khỏi vướng nhọc nhằn, mang phiền lụy Thế gian này đỡ ô nhiễm. Lôi thôi !
11 Tháng Năm 201811:32 CH(Xem: 26355)
Vẫn còn đó hoa dầu xoay trong gió Mà một thời tuổi nhỏ nhặt đầy tay Hoa xoay xoay vào không gian lộng gió Đường Hàm Nghi vàng nắng mật ong chiều.
11 Tháng Năm 201811:28 CH(Xem: 26081)
Yêu thơ thích nhạc cơ nguyên, Gặp nhau do bởi nhân duyên trong đời. Nay xin đáp lại lời mời, Niềm vui hội ngộ đôi lời cám ơn.
11 Tháng Năm 201811:22 CH(Xem: 22176)
Mẹ về cõi hạc xa xăm Phù kiều quá độ định thần lạc an Siêu thăng tiên cảnh tịnh nhàn Ca Dao Cho Mẹ giữa ngàn nhớ thương...
11 Tháng Năm 20186:30 CH(Xem: 25271)
Nào ai biết ai... đang nguyện gì? Đăm chiêu, trầm lặng... Đấng Vô Vi. Mong được an lành, Phước lộc cả, Thế giới hoà bình, mọi nhà an vui.
07 Tháng Năm 201811:30 CH(Xem: 18501)
Năm nay, ngày Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền kỳ thứ 17 sẽ được tổ chức tại thành phố Anaheim, CA vào trưa Chủ Nhât ngày 1 tháng 7, 2018.
07 Tháng Năm 20182:49 SA(Xem: 16551)
Xin cùng về để cùng thấy lại trường xưa trong mắt nhau, trên tuyển tập Ngô Quyền 2018. Phải về vì "Lỡ… ngày mai ta không còn thấy nhau" …
07 Tháng Năm 20182:41 SA(Xem: 18517)
Tạm biệt Hawaii với những kỷ niệm êm đềm bên người Thầy kính yêu. Những ngày nghỉ hè tuy ngắn ngủi nhưng chắc hẳn để lại trong lòng chúng tôi tình cảm Thầy trò sâu đậm.
07 Tháng Năm 20181:40 SA(Xem: 19378)
Khuya này mơ thấy mẹ Lòng mừng! Đâu? Mẹ đâu? Tiếng gọi con rất khẽ Vọng về từ thiên thu... Lại nằm mơ thầy Mẹ Lòng buồn! Đâu, Mẹ đâu???
07 Tháng Năm 20181:05 SA(Xem: 19589)
Thuở ấy lá còn bay mênh mang Áo trắng qua sông cũng ngỡ ngàng Nón lá chợt nghiêng tươi màu mắt Phượng hồng sắp nở hạ sắp sang
04 Tháng Năm 201810:36 CH(Xem: 20726)
Tháng năm mưa gió hẹn hò Ngọt tình cây lúa ấm no dân nghèo Sông đời nước có trong veo? Ao sâu cá lội bọt bèo áo cơm.
04 Tháng Năm 201810:30 CH(Xem: 20777)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TƯƠNG TƯ 3 & BÀI KHÔNG TÊN SỐ 8" Ca sĩ: Họa Mi & Sĩ Phú Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Năm 20185:14 CH(Xem: 27466)
Hương linh mẹ có về chứng giám Mỗi tháng Tư tang trắng Việt Nam Con quỳ, bàng bạc khói nhang Cúng cơm cho mẹ, cúng ngàn sanh linh.
03 Tháng Năm 201811:12 CH(Xem: 25662)
Hồn đi... Hoa trôi... sẽ về đâu?! Chìm trong bóng đêm, chắc u sầu! TRO, cũng không còn lơ lửng nữa, Nửa mảnh trăng gầy, chìm đáy sâu!
29 Tháng Tư 20182:53 CH(Xem: 21084)
Bốn mươi năm lẻ vẫn chưa nguôi Giận kẻ cuồng nô, hận ngút trời Áp bức dân lành gieo thống khổ Bởi quân cướp nước, lũ đười ươi.
29 Tháng Tư 20182:48 CH(Xem: 21668)
Chiều nay gặp lại nơi đây, Vào đêm thứ sáu trời mây, sương mù. Quên đi công việc lu bù, Họp nơi thư viện mặc dù trời mưa.
28 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 28657)
Gửi đến em một chút tình riêng lẻ Những người con nước Việt dã xa quê Cô Gái Việt Nam vẫn ước muốn quay về Tô điểm lại bức tranh quê giờ tan nát.
28 Tháng Tư 201811:31 CH(Xem: 23754)
Tàu rít xa... đêm buồn trăn trở, Nghe côn trùng... rời rã tâm can! Đêm K3, đẫm ướt lệ từng hàng! Ngàn giấc mộng, đang mơ về một hướng . Tháng tư buồn, nhớ về K3 càng buồn hơn!
28 Tháng Tư 20187:58 SA(Xem: 27582)
Nửa đêm thức giấc mơ màng Thấy em về giữa hai hàng nến chong Dáng buồn như liễu mùa đông Chập chờn hư ảo, lạnh lùng ngẩn ngơ
28 Tháng Tư 20187:34 SA(Xem: 27954)
Đi và về qua hàng cây phượng vỹ Nắng đổ chan hòa nhuộm lá hanh hao Từng cánh phượng rơi rơi đầy trên cỏ Nhắc nhớ thời xa lắm tuổi học trò.
28 Tháng Tư 20187:28 SA(Xem: 23039)
Thương hoài mảnh đất hình cong Trường Sơn chắn sóng gió đông sinh tồn Việt Nam tổ quốc mến thương Nhớ công dựng nước Hùng Vương cao dầy...
28 Tháng Tư 20186:37 SA(Xem: 11735)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
27 Tháng Tư 201811:26 CH(Xem: 16810)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LIÊN KHÚC SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN - Tưởng Niệm 30-4-1975 Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20181:43 SA(Xem: 19190)
Giai thoại Thơ Đường Trung Quốc có kể chuyện “Bốn Câu Là Đủ Ý”...“Bốn Câu Là Đủ Ý”, tôi suy nghĩ hoài! Vâng, thì không cần nhiều, chỉ cần bốn câu thôi!
21 Tháng Tư 201811:36 CH(Xem: 13655)
"Cuộc vui nào cũng phải tàn. Nhưng tình vẫn sẽ mãi không tan". Tất đại diện mời Thầy Cô năm sau lên Biên hòa họp mặt, do bạn Hồ văn Hòa Bình làm ''chủ xị''.
21 Tháng Tư 20189:24 CH(Xem: 19971)
“Có một tháng Tư”! Buồn rơi nước mắt Ngày ngậm ngùi, ngày cách biệt chia ly Người chiến binh tả tơi, rơi áo trận Làn sóng người, cuồn cuộn bước chân đi
21 Tháng Tư 20186:39 CH(Xem: 10145)
Ngậm ngùi nhớ tháng tư đen Lìa quê yêu dấu, bon chen xứ người Mong sao con cháu nhớ lời Chuyên cần học tập nên người, giúp dân
21 Tháng Tư 20183:03 CH(Xem: 22758)
Rưng rưng, nước mắt lưng tròng. Hương trầm em đốt, thinh không anh về Chứng cho phu phụ trọn thề, Hương linh siêu thoát. đường về Tây Phương.
21 Tháng Tư 20182:25 CH(Xem: 26611)
THẦY GHÉ BẾN, thả thuyền theo dòng chảy, Mặc nhân gian: cay đắng, ưu phiền, Đã hết rồi, tục lụy nhân duyên, Cõi Vĩnh Hằng kính chúc Thầy vui miền Cực Lạc.
20 Tháng Tư 201810:19 CH(Xem: 23751)
Xin một lần trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Sung sướng thay thuở còn nhiều vụng dại Có thiên đàng quanh gót ngọc thênh thang.
20 Tháng Tư 201810:16 CH(Xem: 19043)
Viết Tâm Sự Tháng Tư buồn Một thời tuổi trẻ rung chuông khóc cười Bây chừ sắp xỉ bảy mươi Niềm vui góp nhặt tiếng cười vọng lâng...
20 Tháng Tư 201810:11 CH(Xem: 21049)
Chùa chiền, mồ mả ông, cha, Cũng đừng đập phá dân ca thán buồn. Đừng quên uống nước nhớ nguồn, Dân giầu nước mạnh đời luôn huy hoàng.
20 Tháng Tư 201810:04 CH(Xem: 10575)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
15 Tháng Tư 20185:17 SA(Xem: 18652)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Họp mặt đón Mùa Hoa Anh Đào--Tư gia chị Hillary Hạnh Dzương (4/7/18) Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Tư 20181:37 SA(Xem: 30021)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THÁNG TƯ NẮNG - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ : Thúy An
14 Tháng Tư 201810:37 CH(Xem: 18695)
Bao năm lưu lạc xứ nguời, tôi đã có lần cuối cùng thăm lại xóm Lò Lu của Xã Hóa an, nhìn lại con đường từ ngã tư xuống bên đò, lòng tôi như se lại.
14 Tháng Tư 201812:45 CH(Xem: 12970)
Niềm vui hạnh phúc dâng trào, Lòng luôn hỷ xả, dạt dào tình thương. Đem về Tổ Quốc quê hương, Mùa Xuân tươi thắm dân đương mong chờ…
14 Tháng Tư 201811:43 SA(Xem: 28007)
Một viễn ảnh rất gần và kinh khủng. Khiến người có tâm, thao thức, đắng lòng. Tháng tư về. Núi cao, biển cả mênh mông Có hồn thiêng sông núi. Xin soi đường dẫn lối.
14 Tháng Tư 201810:57 SA(Xem: 19429)
tha phương lưu lạc đến chốn nầy cõi lòng sống lại nỗi riêng tây dang tay ôm lấy mùi hoa ấy ngỡ ngàng... tiên nữ nào có đây!
14 Tháng Tư 20189:02 SA(Xem: 27310)
Những con đường xưa, bây giờ bỡ ngỡ? Thiếu đá để tô, thiếu nhựa để mềm. Bao tháng ngày, cát bụi phủ mờ im, Biết bao giờ? Nâu về thăm nó được.
14 Tháng Tư 20188:57 SA(Xem: 20622)
Ngồi trông tưởng nhớ người xa Bốn vòng kẽm thép bụi lòa mắt thương Tay che anh dấu nỗi buồn Tháng Tư Đỏ Mắt em còn đợi anh...
14 Tháng Tư 20182:29 SA(Xem: 21964)
Tháng tư là tháng tư nào? Đạn bay, bom nổ, máu đào tuôn rơi Rền vang pháo kích tơi bời Bình yên bỗng chốc ngập trời hiểm nguy
14 Tháng Tư 20181:33 SA(Xem: 10212)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
08 Tháng Tư 201811:21 CH(Xem: 17109)
Tôi thầm cám ơn các nhà thơ đã trang trải tâm tình về quê hương xứ Bưởi và được anh Bằng Giang chấp cánh bằng những dòng nhạc dịu êm,
08 Tháng Tư 201811:00 CH(Xem: 11872)
Năm nay, 2018, cũng là kỷ niệm 55 năm khóa 8 nhập trường. Mốc thời gian đó cũng bằng tuổi đời người. Thầy Cô cũng lần vào tuổi hạc.
08 Tháng Tư 201810:51 CH(Xem: 26974)
Em về nắng lại rỡ ràng Bàn tay mở cửa thiên đàng tình yêu Lòng anh rối tiếng chim reo Bao giờ tình lại thả diều rong chơi?
07 Tháng Tư 201811:54 CH(Xem: 21822)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XA QUÊ HƯƠNG -- Nhạc Đan Thọ & Xuân Tiên- Tiếng hát Thái Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Tư 20189:17 CH(Xem: 28734)
Đã thấy Nàng Xuân về trước cửa Xuân nhìn đời ánh mắt trong veo Tưởng rằng có điều chi vui vẻ Nào biết em đang buồn hắt hiu
06 Tháng Tư 201810:20 CH(Xem: 28709)
Em bảo tôi: ghi dòng Nhật ký cuối cùng, Nghe, bỗng thấy buồn, đôi mắt rưng! Bao năm, Em, Tôi, cùng chung lớp, Chưa lần gặp nào, lòng thấy buâng khuâng.
06 Tháng Tư 201810:07 CH(Xem: 25617)
Có mặt trời có rạng đông, Tuyết tan, nắng ấm nở bông Anh Đào. Niềm vui trở lại dạt dào, Cùng đi trẩy hội vui nào vui hơn?
06 Tháng Tư 20189:58 CH(Xem: 10252)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
01 Tháng Tư 20183:17 CH(Xem: 24800)
Hạt mưa thánh thót rơi đều, Mái tôn vách ván túp lều nổi trôi. Trời mưa không dứt buồn ôi, Đầu Xuân Mậu Tuất sao Tôi nặng sầu? Gió mưa làm bạc mái đầu, Ải Nam Quan mất, giặc Tầu xâm lăng.
01 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 12171)
Vậy, qua những dòng thông tin như đã viết, người viết mong người đọc có dịp gửi đến nơi đặt tấm bia "Tri Ân" chút nhắc nhớ hoàn tất cho dù "Trăm năm bia đá - vạn vật vô thường".
31 Tháng Ba 20189:50 CH(Xem: 20261)
Chim hót ca, hân hoan chào Xuân tới Nắng thanh bình, rộn rã đón mùa sang Trời Thủ Đô tưng bừng mừng Lễ Hội Én mê say, bay lượn tắm nắng vàng *Xin bấm vào phần Youtube bên dướiđễ thưởng thức: VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát Thái Thanh
31 Tháng Ba 20188:00 SA(Xem: 29355)
Chưa về thăm được, CÙ LAO ơi! Nhớ lắm, ngổn ngang, nỗi bời bời. Rạch Cát, cầu Gành, sương mai phủ, Đồng Nai lững lờ, thả lụa trôi. Những đám mưa chiều, đẹp làm sao! Nhuộm cả không gian, trắng một màu.
30 Tháng Ba 201811:34 CH(Xem: 34989)
Ngày tháng âm thầm trong nỗi nhớ Giòng đời cuồn cuộn hững hờ trôi Người đi biền biệt vào Vô Định Còn đâu? ngẫm thật, đời vô nghĩa Mới đó, mà nay mất hẵn rồi Kẻ ở hắt hiu cuối đoạn đời
30 Tháng Ba 201811:30 CH(Xem: 22150)
Tự ta thương lấy ta thôi. Ngước trông bản ngã hồn rời rã đau. Ngậm đường tưởng lắm ngọt ngào. Hay đâu muối mặn pha vào đường ngon...
30 Tháng Ba 201811:24 CH(Xem: 9418)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
30 Tháng Ba 20185:13 CH(Xem: 19654)
Ân tình cao cả Chúa tôi Trên cao nẻo bước rạng ngời thánh kinh Soi đường sáng ngã u minh Tâm thành Thánh Lễ Phục Sinh vọng từ...
30 Tháng Ba 20183:39 CH(Xem: 22510)
Đường Xưa cây ngã rêu phong Mưa chiều hôn nhẹ mùa Đông chợt về Người đi chưa tỉnh cơn mê Người về ngơ ngác bốn bề quạnh hiu
28 Tháng Ba 20187:54 CH(Xem: 26703)
Em sẽ vào quán, gọi món sushi anh thích. Một tô udon thêm một tách trà xanh, Để thấy anh cười, trong mỗi muỗng canh Và ấm áp thấy rằng mình hạnh phúc.
24 Tháng Ba 20186:18 CH(Xem: 13240)
mong rằng tất cả các cựu học sinh Ngô Quyền cùng đến với nhau bằng sự thiện tâm, thiện ý, để gia đình Ngô Quyền “không bao giờ ngăn cách”
24 Tháng Ba 20184:39 CH(Xem: 21538)
Hoa bán mọi nơi trong ngày nhà giáo. Có bông hoa nào bằng tất cả tấm lòng. Trân trọng, tri ân Kính dâng lên thầy cô mình không? Hỡi những người học trò. Mầm non đất nước.
24 Tháng Ba 20181:55 CH(Xem: 28325)
Một chuỗi dài... như mới đây thôi, Hãy gắng mà vui, tiếc chi đời. Cuộc sống vô thường, rồi tan biến, Cầm bằng như: gió thoảng, mây trôi.
24 Tháng Ba 201810:57 SA(Xem: 29184)
Tạo hoá gieo chi số phận người Sao dời, vật đổi mãi không vui Lắm phen ôm nỗi buồn sâu kín Chua xót riêng mang chẳng trách ai
24 Tháng Ba 201810:52 SA(Xem: 23425)
Gió trên cao vội vàng nghiêng xuống thấp Lay đồng hoa như sóng gợn rực hồng Nắng gió cao nguyên cùng về ôm ấp Cả đồng hoa sao nháy hát mênh mông.
24 Tháng Ba 20181:54 SA(Xem: 16959)
Một kỷ niệm nhỏ của nhà thơ Trần Mộng Tú thời còn là một “nữ sinh Lớp Tám” cho chúng ta thấy tư cách của một thầy giáo và lòng tôn kính của phụ huynh học sinh đối với thầy,
23 Tháng Ba 201810:32 CH(Xem: 22668)
Có gì đó đỏ như son Nụ hôn gió lá chưa mòn dấu yêu Con đường rối tiếng chim reo Dòng sông sóng lượn bao chiều nhớ trôi Có gì đó rất bồi hồi Ngày xưa hò hẹn bờ môi đỏ hồng
23 Tháng Ba 201810:23 CH(Xem: 29999)
Đi tìm hạnh phúc hôm nay Nâng niu gìn giữ để mai hạnh tồn Ở đời ai dại ai khôn Hạnh là lành tốt, phúc dồn phước may...
23 Tháng Ba 201810:18 CH(Xem: 26195)
Ngày đầu Xuân tuyết khắp nơi, Khung trời hoa mộng đang rơi giọt sầu. Khách du Xuân lỡ chuyến tầu, Đi, về chẳng đặng cơ cầu tính sao?
23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8816)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
22 Tháng Ba 20184:44 CH(Xem: 8955)
Sáng nhận tin Ni sư Thích Nữ Như Thủy mới viên tịch ở Massachusetts, chiều tối lại biết thêm tin buồn giáo sư Việt văn Bạch Thị Bê vừa qua đời tại Georgia. Đời vô thường có khác.